Cho Chó Ăn Xương / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Ăn Xương Được Không? Các Loại Xương Gặm An Toàn Cho Chó?

Bạn thường nghe nói là chó cảnh thích gặm xương. Nhưng cũng có người cho rằng xương không an toàn đối với cún cưng.

Vậy sự thật đằng sau những thông tin gây nhiễu về việc cho chó gặm xương là gì. Cho chó ăn xương có nguy hiểm không, hay là gặm xương lại rất an toàn và tốt cho sức khỏe của chó.

Bạn cần phải trao đổi, nhận tư vấn chuyên môn của bác sĩ thú y trước khi quyết định thức ăn mới cho chó để đảm bảo an toàn nhất có thể.

Không cho chó ăn xương đã nấu chin

Tuyệt đối không cho chó ăn xương nấu chin bất kể là xương vụn hay xương ống. Xương có thể dễ bị vỡ và gây các tổn thương sau cho chó. Cụ thể:

Gãy răng.

Chảy máu vùng lưỡi và miệng.

Tổn thương vùng xương hàm dưới.

Gây tắc đường tiêu hóa, chảy máu khí và thực quản.

Gây bệnh táo bón.

Bị chảy máu trực tràng.

Gây nhiễm khuẩn trên các vết thương bị thủng dạ dày và ruột non.

Xương mua tại Pet Shop có tốt cho chó không?

Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, xương công nghiệp được bán tại các cửa hàng thú cưng thường đã được xử lý an toàn theo phương pháp khác so với xương mua tại hàng thịt gây nguy hiểm như ở trên.

Năm 2015, tổ chức này đã nhận được hơn 30 báo cáo về một số loại bệnh mà cún cưng thường mắc phải của nhiều thương hiệu thức ăn cho chó bán trên thị trường Mỹ. Cụ thể:

Các nhà sản xuất thường làm khô xương công nghiệp bằng thuốc hoặc nướng. Sau đó bổ sung thêm chất bảo quản, phụ gia và hương liệu.

Các triệu chứng nguy hiểm thường gặp khi chó sử dụng xương công nghiệp là:

Hóc xương, ngạt thở.

Bị rách ở miệng hoặc a min đan.

Nôn, ói.

Tắc đường tiêu hóa.

Chảy máu trực tràng.

Tiêu chảy.

Tử vong (8 trường hợp).

Nếu bạn muốn mua xương ở cửa hàng cho cún cưng của bạn. Bạn nên tham khảo trước ý kiến của chuyên gia và bác sĩ thú y để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Xương da (rawhides) có an toàn không?

Đôi khi, xương da cũng gây ra các nguy hiểm như xương công nghiệp mua ở Petshop. Trong quá trình sản xuất, các loại xương da này có thể bị tồn dư một lượng hóa chất độc hại. Chó có thể bị nhiễm Salmonella hay khuẩn E.coli.

Các loại xương da này có thể gây ngẹn cổ, và các rủi ro về đường tiêu hóa. Trong thành phần xương nhân tạo có thể có chất gelatin, chất làm ngọt nhân tạo hay các loại phụ da bảo quản. Các hóa chất này có thể dẫn đến bị ngộ độc hoặc ung thư cho chó.

Vậy loại xương nào tốt cho cún cưng của bạn?

Chó có thể ăn được cả xương sống và chín. Các loại xương thích hợp là xương gà, bò, heo loại mềm dễ nhai găm cho chó.

Thực ra dùng loại xương nào cũng đều có nguy cơ bị hóc, nghẹn nếu cún cưng của bạn nhai không kỹ. Hoặc gãy răng, chảy máu miệng nếu xương quá sắc và cứng.

Vì vậy, bạn nên tham khảo các hướng dẫn an toàn sau đây của Dogily Kennel, các loại xương trên đều dùng được.

Xương gặm chơi là loại không phải để ăn mà chủ yếu cho chó gặm xả stress. Chủ yếu được làm từ xương đùi, hương hông lớn của trâu bò vẫn còn tủy bên trong. Trong xương vấn có thịt, sụn vẫn còn dính cùng. Bạn có thể dễ dàng mua được ở siêu thị hoặc hàng thịt ngoài chợ.

Trong xương có tủy có rất nhiều chất béo. Vì vậy, bạn cần cân đối lượng chất béo ở bữa chính. Để đảm bảo chó không bị béo phì do chế độ ăn dư thừa chất béo.

Với loại xương vẫn còn thịt sống nguy cơ nhiễm khuẩn khá cao. Bạn nên lựa chọn nguồn an toàn hoặc xử lý một các phù hợp. Tham khảo người bán hoặc bác sĩ thú y để nhận được tư vấn tốt nhất về cách bảo quản và cho chó ăn.

Về cơ bản, mỗi loại xương trên đều có thể dùng được nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn. Cún cưng của bạn có thể thưởng thức tương đối an toàn.

Hướng dẫn sử dụng xương an toàn cho chó.

Nếu bạn muốn chó cưng được gặm xương, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm cho cún ăn xương an toàn sau đây:

Luôn giám sát chặt chẽ: Không cho chó gặm xương một mình. Chó có thể tham ăn và nuốt nhiều có thể bị hóc hoặc chảy máu do cạnh xương sắc nhọn.

Lọc bỏ các phần xương giòn: Nếu cún cưng của bạn nhai phải phần xương giòn, dễ vỡ là cả một vấn đề lớn. Bên cạnh đó, nếu chó nhai kỹ quá nhiều xương, chó dễ bị ngạt thở.

Không cho chó răng yếu, sứt mẻ gặm xương. Chó có nguy cơ bị gãy răng và các vấn đề nảy sinh các vấn đề về răng miệng.

Không cho chó ăn xương có tủy đối với các bé bị viêm tụy. Trong thành phần tủy có nhiều chất béo có thể dẫn đến bệnh bùng phát. Hay nhẹ hơn là bị tiêu chảy cấp.

Không đưa các khúc xương ống cho chó có hàm răng chắc khỏe như Pitbull, Rottweiler, Doberman. Chúng có thể cắn khúc xương làm đôi. Với tính tham ăn, chúng sẽ nuốt nhanh hơn là nhai kỹ. Và khúc xương vỡ sắc nhọn là rủi ro rất lớn.

Không cho chó ăn xương sau bữa ăn. Khi no chó sẽ lười nhai và có thể nuốt xương nhanh chóng.

Không cho chó ăn xương mà chúng có thể nuốt chửng cả khúc. Đặc biệt với chó lớn, xương ống chân gà như một mũi dao nhọn có thể chọc thủng dạ dày chó.

Không cho chó cắn xương theo chiều dọc. Ví dụ: xương ống chân bị cắn theo chiều này có thể bị vỡ tung tóe.

Không cho cún ăn thịt heo và xương sườn có khả năng vỡ vụn cao.

Chỉ cho chó gặm xương trong khoảng 10-15 phút. Thời gian ngắn cũng giảm khả năng rủi ro bị tổn thương.

Bỏ xương sau khi sử dụng: Khi chó gặm xong, bạn có thể bỏ đi không tái sử dụng nữa. Do khả năng nhiễm khuẩn rất cao.

Ích lợi của xương với sức khỏe của chó.

Nhai và gặm là bản năng tự nhiên của loài chó. Đồ chơi xương có tác dụng như một cái bàn chải (hoặc chỉ nha khoa) làm sạch răng chó. Xương hàm được làm sạch cao răng sẽ giảm bệnh nướu răng.

Khi chó nhai, gặm cơ thể sẽ kích thích tiết enzyme nước bọt để gỡ bỏ mảng bám. Chó được nhai xương cũng hạn chế gãi hay liếm chân mất vệ sinh của chó.

Xương tươi sống cung cấp canxi, phốt pho và nhiều khoáng chất vi lượng. Thức ăn này cũng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Nâng cao khả năng co bóp của cơ bao tử, giảm đầy hơn. Hỗ trợ cho nhu động ruột khỏe mạnh cũng như phòng tránh các vấn đề về tuyến hậu môn.

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, chó gặm xương sẽ giảm stress và tăng hung phấn. Giúp cho chó luôn vui vẻ, ít lo sợ dẫn đến bệnh tim mạch và huyết áp.

Vậy có nên cho chó của bạn gặm xương hay không?

Cho đến nay chưa có kết luận khoa học chính thức nào về việc gặm xương đến sức khỏe của chó. Ngay trong giới bác sĩ thú y hay nhà nhân giống cũng không thông nhất với nhau. Quyết định cuối cùng thuộc về bạn.

Thông qua các phân tích về ưu và nhược điểm trên. Chúng tôi khuyên bạn nên xem xét kỹ từng hoàn cảnh cụ thể. Hoặc xin ý kiến của bác sĩ thú y trước khi cho chú chó cảnh của bạn gặm xương.

Xương Tươi Sống Hay Xương Chín Tốt Cho Chó

Ăn xương có an toàn cho chó?

Sau khi thưởng thức bữa tối ngon lành, hãy chú ý đến đôi mắt của chú cún hướng về đống xương bị bỏ lại phía sau, nhiều người tự hỏi, “Liệu chó có thể ăn xương?” Như thường lệ, câu trả lời như sau.

Bạn nên bỏ phần xương đã nấu. Chúng sẽ giòn và dễ vỡ thành những mảnh sắc nhọn, có thể làm tổn thương khi đi qua đường dạ dày. Hãy nhớ đừng bao giờ cho cún con ăn xương đã nấu. Xương này có thể ở có sẵn trong bếp hoặc được mua từ bên ngoài.

Thông thường xương sống an toàn hơn xương được nấu chín, tuy nhiên, sự nguy hiểm lại nằm ở những chi tiết nhỏ. Nếu bạn muốn cho cún con gặm xương vì hành động gặm nhấm giúp kích thích tinh thần và làm sạch răng, bạn nên chọn cục xương sống có kích thước xấp xỉ với đầu của chú cún. Kích thước này giúp chú cún gặm nhấm và giảm nguy cơ chú cún làm vỡ và nuốt những đoạn xương nhỏ vốn gây hại cho sức khỏe.

Tất cả những chú chó này cần 4 ngày điều trị trong bệnh viện, gây mê và giảm đau, rửa ruột nhiều lần, dịch tĩnh mạch, điều trị, thuốc kháng sinh và chụp thêm X-Quang. Nếu phương pháp điều trị này không thành công thì cần phải thực hiện cuộc phẫu thuật quan trọng để cứu sống chú chó.

Việc nhận ra xương “tròn” lớn cũng không hoàn toàn an toàn cũng rất quan trọng. Gặm nhấm loại xương này có thể dẫn đến gãy răng, nhiễm trùng chân răng, áp xe và các vấn đề về sức khỏe khác. Ngoài ra, xương sống cũng là tác nhân gây nên các bệnh về thực phẩm như khuẩn Salmonella trong gia đình bạn, đặc biệt là xương đã bị bỏ đi một thời gian dài. Điều này đặc biệt nguy hiểm với bất kì ai trong nhà (con người hoặc động vật) bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật hoặc họ đang dùng một số loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để quyết định việc cho cún gặm xương có lợi hơn hay những rủi ro kia nguy hiểm hơn.

Xương có lợi về mặt dinh dưỡng hay không?

Khi một chú cún gặm cục xương sống, xét cho cùng bất kì chất dinh dưỡng nào cũng đều xuất phát từ các mô mềm như thịt, sụn, chất béo và các mô liên kết, chứ không xuất phát từ chính cục xương đó, do đó không nên nuốt xương vào bụng.

Tuy nhiên xương lại là nguồn cung cấp canxi và phốt pho tuyệt vời, và cũng là một phần của chế độ ăn được nấu tại nhà với thành phần dinh dưỡng hoàn hảo. Thực hiện một vài hướng dẫn đơn giản sau sẽ giúp tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu được rủi ro cho chú cún khi gặm xương:

Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bảo đảm bạn cho cún cưng ăn một lượng xương phù hợp. Nhiều quá hay ít quá cũng nguy hiểm.

Xương có nguồn gốc rõ ràng và tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra.

Xay xương trước khi cho chó ăn. Tốt nhất là bạn nên chọn những phần mềm như cổ gà cho thú cưng.

Có những lựa chọn nào khi cho chó ăn xương?

Nếu sau khi đọc những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho chó ăn xương, bạn thấy rằng thực tế quá phũ phàng thì đừng lo, bạn còn có các sự lựa chọn khác. Có nhiều cách để đáp ứng nhu cầu nhai của chú chó. Đồ chơi làm từ sợi dây thừng xoắn hay cao su đặc là lựa chọn an toàn. Bạn có thể làm sạch răng cho chúng bằng cách đánh răng cho chúng hàng ngày hoặc cho chúng ăn chế độ ăn tốt cho răng, giữ vệ sinh răng. Những phương pháp này do Hội đồng sức khỏe răng miệng thú y (VOHC) đề xuất và đã được chứng minh khoa học là an toàn và tốt cho sức khỏe. Khi đề cập đến vấn đề thực phẩm, chế độ ăn sẵn thương mại hóa được làm từ các công ty uy tín sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng cân bằng và hoàn thiện cho cún cưng.

“Có Nên Cho Chó Ăn Xương Không?” Câu Hỏi Nhiều Người Thắc Mắc

Điều có thể xảy ra khi cho chó ăn xương

Tổn thương răng

Bộ phận đầu tiên của chó tiếp xúc khi ăn xương đó chính là răng của chúng. Răng chó chắc khỏe và hàm mạnh mẽ tuy nhiên nếu chó ăn xương quá cứng như các xương ống chân heo, bò có thể khiến răng hàm của chúng bị tổn thương hoặc nặng hơn là gãy.

Ngoài ra, xương còn có thể mắc vào hàm khiến chúng bị đau, một số trường hợp khiến chó bị hoảng loạn.

Tổn thương miệng

Miệng nói chung cho các bộ như lợi, lưỡi… Khi chó ăn các loại xương cứng như xương đùi gà có thể vỡ ra và đâm vào lợi hoặc lưỡi khiến chúng bị đau, chảy máu…

Nguy hiểm cho thực quản – khí quản

Thực quản và khí quản là bộ phận quan trọng cho sự sống, việc xương bị mắc kẹt vào bộ phận này trong cơ thể chó có thể nguy hiểm cho đến rất nguy hiểm đối với mạng sống của chú chó.

Xương không tiêu hóa được

Chó nuốt trọn được xương qua miệng và thực quản êm xuôi và bạn tưởng rằng đã hết mối lo; tuy nhiên đây mới thực sự là mối lo lớn! Khi mà xương vào được dạ dày và chúng quá khó để tiêu hóa sẽ mắc kẹt trong dạ dày và gây ra đau bụng cho chó là điều không tránh khỏi. Tùy vào kích thước của mảnh xương mắc kẹt mà các bác sĩ có thể phải phẫu thuật để lấy chúng ra.

Xương gây tắc ruột

Tương tự, xương mắc lại ở ruột chó và gây ra tắc đường ruột, chó có thể đau dữ dội; trường hợp này chỉ còn cách phẫu thuật để lấy xương ra.

Nguy cơ viêm nhiễm đường ruột

Xương mắc ở ruột có thể đâm vào thành ruột gây ra các tổn thương; vi khuẩn có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó, nếu không may có thể tử vong.

Làm gì khi chó mắc xương

Nếu chó của bạn vô tình ăn xương và may mắn không có chuyện gì xảy ra thì thật yên tâm. Tuy nhiên, nếu lần nào đó thần may mắn không “mỉm cười” thì biết xử lý thế nào?

Xử lý tại nhà

Đầu tiên chó có biểu hiện mắc xương bạn cần lại gần và xem xem chó bị mắc xương ở đâu. Có thể nhận biết khi chó đang ăn xương và đột nhiên kêu ăng ẳng hoặc rít rít tiếng chó.

Nếu chó mắc xương ở hàm thì nhẹ nhàng vừa dỗ nhẹ để chó ngồi im vừa dùng tay gỡ nhẹ nhàng miếng xương ra, lưu ý gỡ đúng chiều tránh làm chó thêm đau.

Trường hợp chó bị xương đâm vào miệng, cần lấy xương bỏ đi tránh chó tiếp tục ăn gây tổn thương nghiêm trọng. Chó chảy máu ở miệng rất nhanh lành nên bạn yên tâm, nếu tình trạng quá tệ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

Đưa đi thú y

Những trường hợp nặng hơn như mắc kẹt ở thực quản, ruột… Bạn không nên tự giải quyết ở nhà bởi nó chẳng giúp ít được bao nhiêu; lúc này bạn cần nhanh chóng đưa chó đến cơ sở thú y để được các bác sĩ sử dụng thủ thuật để cứu chữa kịp thời.

Có nên cho chó ăn xương không?

Từ xưa nay người ta vẫn hay cho chó ăn xương và nghĩ rằng đó là bình thường. Và theo những gì nãy giờ mình chia sẻ, thì hãy ngừng ngay việc đó lại nếu bạn đang nuôi chó.

Xương về cơ bản chủ yếu là canxi và rất khó để tiêu hóa và hấp thu, vì vậy chó ăn vào thì cũng không giúp ít được bao nhiêu trong quá trình phát triển của chúng mà trái lại còn có thể gây ra các tác hại khủng khiếp đối với hệ tiêu hóa của chúng.

KHÔNG NÊN CHO CHÓ ĂN XƯƠNG là đang bảo vệ chúng!

Khắc phục chó ăn xương

Chó ăn xương nhiều lúc không phải do đói mà do chúng ngứa răng và muốn gặm phá 1 thứ gì đó. Và tất nhiên, xương vừa ngon lại gặm “sướng” răng thì ngại gì mà không gặm. Để khắc phục bạn nên mua đồ chơi cho chúng gặm để bớt ngứa răng và “cách ly” chúng khỏi xương.

Lý do nữa đã nhắc ở trên là do chúng đói, tìm tòi lục lọi được 1 khúc xương và thế là ăn luôn. Cho chúng ăn đầy đủ để chúng không đi tha xương ở nơi khác về là cách tối ưu nhất.

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết, sau bài viết mình chắc chắn các bạn đã biết có nên cho chó ăn xương hay không rồi đúng không nào! Chúc chú chó của bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Chữa Trị Khi Chó Ăn Xương Bị Thủng Ruột

Không may nếu chó nhà bạn ăn phải xương hoặc các đồ cứng và có khả năng bị thủng ruột. Nếu bạn không đưa chó đến bác sĩ thì nó sẽ chết đấy bạn ạ.

Chó có đặc tính là ăn nhanh nhiều khi ăn không kịp nhai mà nuốt luôn thức ăn. Chính vì vậy khi cho chó ăn xương thường hay bị hóc.

Chó bị hóc xương rất nguy hiểm, có thể xương đâm vào thực quản , vào hầu, ..hoặc thủng ruột Triệu chứng của chó hóc xương – Chó khạc liên tục – chảy dãi nhiều – không ăn uống được – sau vài giờ mồm có mùi rất hôi thối do xương phân hủy Cần chú ý phân biệt với chó bị viêm đường hô hấp và một số bệnh khác cũng có dấu hiệu ho khạc.

Vậy cần làm gì khi chó bị hóc xương?

Cách 1: Theo kinh nghiệm bản thân, trong trường hợp này, bạn nên đeo bao tay, nhờ một người thân nữa giúp. Bạn nhờ người thân giữ chặt tay chân chó ( mèo) vì chúng sẽ giãy rất là dữ. Dùng tay khéo léo bóp miệng mèo (tránh chỗ răng nanh) rồi dùng cây gắp/nhíp loại lớn để gắp ra là xong.

 Lưu ý: Xương to thường hay hóc ở sâu trong cuống học và ghim vào nướu, thực hiện nhẹ nhàng, từ từ rút xương ra.

Cách 2: Bạn cũng có thể chữa hóc xương cho chó bằng cách cho chúng ngậm vỏ cam, vì vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm. Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. ( Lưu ý, chỉ có tác dụng với trường hợp chó bị hóc xương cá nhỏ).

Cách 3: Khi đã áp dụng những cách chữa chó bị hóc xương nêu trên mà không hiệu quả, tốt nhất bạn nên cho cho đến bác sỹ thú y để điều trị càng sớm càng tốt.