Chó Cảnh Cho Bé / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Nhím Cảnh Ăn Gì? Thức Ăn Dinh Dưỡng Cho Các Bé

Rất nhiều bạn khi mới bắt đầu nuôi nhím cảnh (nhím kiểng) thường thắc mắc không biết các bé nhím con ăn gì? Và chế độ ăn như thế nào? Hay làm sao nuôi cho các bé luôn khỏe mạnh. Để giúp các bạn giải đáp vấn đề này, hôm nay Cửa hàng thú cưng Nobipet Shop xin chia sẽ những loại thức ăn dinh dưỡng thường dùng khi nuôi các bé. Đây là những thức ăn thông dụng dễ tìm mà các bạn có thể tìm mua được và cửa hàng của mình cũng đang cung cấp.

– Thức ăn hàng đầu trong việc nuôi nhím cảnh (nhím kiểng) không xa lạ gì đó chính là . Đây là loại thức ăn dành cho mèo và được bán ở hầu hết tại các cửa hàng thú cưng tại Việt Nam. Trong Me-O có đầy đủ hàng lượng chất dinh dưỡng bao gồm: Taurine – Là Acid Amino cần thiết cho chức năng của mắt và cải thiện thị giác của Nhím kiểng, Vitamin C – Tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm tác động của stress lên sức khỏe của các bé nhím. Canxi,Photpho, Vitamin D, công thức Flutd giúp ngăn ngừa bệnh đường tiết niệu trên nhím và sỏi bàng quang, Omega 3&6 và Kẽm… giúp các bé nhà mình mau ăn, chóng lớn và khỏe mạnh.

– Bạn chỉ cần dùng Me – O là cũng đã đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi bé nhím của bạn rồi.

– Xếp hạng thứ 2 trả lời câu hỏi “nhím cảnh (nhím kiểng) ăn gì?” đó là gồm 3 loại: sâu worm rang bơ, sâu worm nhỏ và supper worm . Sâu worm cung cấp 1 lượng dưỡng chất dồi dào các chất béo, muối, vitamin và khoán vi lượng giúp nhím của bạn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thay đổi khẩu vị kích thích thèm ăn. Các loại sâu được sử dụng hiệu quả khi các bé bị đâu cần hồi phục sức khỏe và giúp bé mau ú ù.

– Bạn nên cho ăn Sâu worm một lượng vừa phải, 1 tuần khoảng 2 – 3 lần là đủ. Đừng cho ăn quá nhiều nếu không bé “ghiền” sẽ không chịu ăn các loại thức ăn khác đâu đấy.

– Là loại thức ăn được chế biến từ nhiều loại hạt và ngũ cốc như: hạt hướng dương, gạo, Me-O, bắp bung … Thức ăn tổng hợp được sử dụng làm thay đổi khẩu vị của nhím giúp các bé còi xương, kém ăn có thể chọn lựa được món ăn mình yêu thích từ đó cải thiện thể trạng cơ thể.

– Thức ăn tổng hợp là giải pháp bổ sung dinh dưỡng thêm, là loại thức ăn dặm bạn nên thay đổi để nhím không bị ngán khi ăn đi ăn lại 1 loại và kích thích bé phát triển.

– là một trải nghiệm dinh dưỡng tuyệt vời mà shop áp dụng thường xuyên trong khẩu phần ăn của các bé nhím. Trong sữa tươi thành phần chất dinh dưỡng khá nhiều ai cũng biết, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé. Các loại sữa tươi có thể sử dụng cho nhím cảnh (nhím kiểng) là: và (nhưng nhớ là sữa không đường nha các bạn). Sữa bò dùng cho các bé nhím trưởng thành và sinh sản. Sữa dê sử dụng khi nhím mẹ không chịu chăm sóc nhím con và bạn cần cho nhím con ăn 1 cái gì đó thì đó chính là sữa dê. Cách cho uống sữa bạn bỏ 1 ít vào bình nước deluxe để cho nhím uống.

– Bạn cũng nên cho nhím mẹ uống sữa tươi để nuôi nhím con tốt hơn sau khi sinh. Đó cũng là cách hạn chế được tình trạng mất sức của nhím mẹ dẫn đến việc “xơi” nhím con.

– Đôi khi bạn có thể cho nhím cảnh (nhím kiểng) ăn thêm các loại thức ăn sâu: Mối, châu chấu, giun đất, thịt nấu chín, trứng luộc… để thay đổi khẩu vị cho bé, kích thích phát triển cho những bé bị còi xương.

– Nhím cảnh còn có thể ăn râu xà lách, dưa leo, dưa hấu, bắp nấu, táo tây, cà rốt và nhiều loại rau củ quả khác…

Chọn Thú Nhồi Bông Cho Bé

Những món đồ chơi nhồi bông lúc nào cũng thật dễ thương và ấm áp. Bạn nên chọn thú nhồi bông như thế nào cho bé? đó là điều các ông bố bà mẹ quan tâm nhất.

Thứ hai, đồ chơi thú nhồi bông đủ lớn để bé không bao giờ cho vào miệng đến nỗi bị hóc khi người lớn không để ý. Khi bé lỡ cắn thú bông thì cũng không có vấn đề gì, nếu như cha mẹ đã giặt sạch món đồ cho bé. Khi mua đồ chơi bằng bông, vải, cha mẹ chú ý không chọn những món đồ có nhiều bụi, lông có thể ảnh hưởng tới hô hấp của bé.

Với các bé dưới một tuổi, con thú nhồi bông phù hợp là những con to bằng cái chai nhỏ. Như thế bé có thể cẩm và ôm được, điều mà bé sẽ rất thích khi chơi. Những con thú bông to quá không chỉ khiến bé sợ mà còn rất cồng kềnh khi bé muốn mang vác. Ngoài ra, việc mua con thú vừa phải giúp bạn có thể tiết kiệm được một số tiền so với việc mua những con thú to, điều rất có ý nghĩa trong thời kỳ kính tế khó khăn như hiện nay.

Với những con gấu bông nhỏ nhỏ thế này, bạn dễ dàng cho vào máy giặt, để đồi chơi của bé luôn sạch sẽ, vô khuẩn. Giặt sạch thường xuyên cho bé

Không nên chọn móc khóa

Chọn gấu bông nhỏ vừa tay bé , nhẹ , không có kim loại, và tốt nhất không dễ rách.Bạn nên chọn những con thú nhiều màu sắc và có mô hình gần gũi. Bạn nên chơi cùng bé, dạy bé về màu sắc và nói chuyện với bé về đồ chơi đó.

Ví dụ khi mua cho bé một con cún bông, bạn có thể kể cho bé nghe rằng, nó có nhiều tên gọi như cún, chó, con chó hay sủa gâu gâu, con chó thích gặm xương… Nếu cho bé một con voi bằng bông, bạn có thể vừa đọc bài thơ “Con vỏi con voi/Cài vòi đi trước/Hai chân trước đi trước/Hai chân sau đi sau/Còn cái đuôi đi sau rốt” vừa chỉ cho bé đâu là vòi, đâu là chân voi…

Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng mua thú nhồi bông cho bé tại rất nhiều cửa hàng, siêu thị, các trang bán hàng qua internet. Bạn nên mua những sản phẩm có thương hiệu, để sau nhiều lần giặt thì nó vẫn nguyên vẹn như mới.

Giải Pháp Cho Bé Quấy Khóc Đêm

Ban đầu là một tiếng khóc chậm, to, sau đó tiếng khóc này gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc bé khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen lẫn với những động tác mút tay có thể là dấu hiệu cho mẹ biết bé đang đói, đặc biệt nếu 2 tiếng đồng hồ trôi qua kể từ lần bú trước. Bé cũng có thể khóc vì đói ngay sau 1 thời gian ngắn khi đã được cho bú, vì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bé bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá. Bé cũng có thể khóc do khát, với biểu hiện là tiếng khóc không to như khi đói.

“Mẹ ơi, con sợ”…

Môi trường bên ngoài hoàn toàn lạ lẫm so với môi trường ấm áp trong bụng mẹ trước đây, nên bé mới ra đời rất hay “giật mình” và khóc thét lên. Khi khóc toàn thân bé có thể giãy giụa lung tung.

Giải pháp: Để bé không quấy khóc, bố mẹ nên ôm chặt bé, âm yếm, vỗ về bé để bé chắc chắn rằng không chỉ có một mình và không cô đơn. Sự vỗ về kịp thời sẽ giúp bé ý thức được chuyện gì xảy ra xung quanh, sự hoảng sợ sẽ dần thay đổi bằng sự tìm hiểu “tại sao lại thế”.

Bé quấy khóc do buồn ngủ

Để báo cho mẹ biết cơn buồn ngủ đang đến gần, bé có thể sẽ khóc, ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được bé sẽ khóc to hơn, và khóc liên tục.

Giải pháp: Các mẹ ôm ấp, vỗ về hay đu đưa bé, bé sẽ ngừng khóc và ngủ.

Bé quấy khóc do khó chịu

Một số triệu chứng hay bệnh lý khiến bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Hay đơn giản là tã ướt, bé bị hăm, thời tiết quá nóng hay quá lạnh, phòng ngủ quá bí…đều khiến bé khó ngủ. Để thông báo cho mẹ biết bé chỉ có thể khóc. Tiếng khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi bé thét to lên, nước mắt giàn giụa.

Giải pháp: Nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, không thoải mái. Chẳng hạn tã ướt mẹ nên nhanh chóng thay tã cho bé, nếu bé thấy nóng nên cho bé mặc quần áo rộng và mềm mại…

Bé quấy khóc do bị đau

Khi bị đau bé sẽ báo cho bạn biết bé bị đau do côn trùng cắn, do dây vải len trong bao tay đang xiết chặt ngón tay nhỏ bé của bé v.v… bằng một tiếng khóc nghe như tiếng thét thất thanh, sau đó là sự im lặng và những tiếng thở ngắn, hổn hển.

Bé khóc do bị ngạt mũi, đau đầu

Bé sẽ khóc với âm điệu bình thường, đồng thời bé ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín. Tiếng khóc này sẽ khác với khi bé khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, kèm theo khó thở, sốt bỏ bú là khả năng bé bị viêm amidan cấp; hay khi bé khóc xong lại thở khò khè thì có khả năng là bé bị viêm phổi. Nếu bé bị viêm phổi biến chứng nặng dẫn đến suy tim thì tiếng khóc sẽ yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng

Giải pháp: Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị phù hợp cho bé

Bé quấy khóc đêm do thiếu canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé quấy khóc đêm. Đi kèm với quấy khóc đêm có thể là các hiện tượng khác như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, giật mình…

Cho Bé Ăn Trứng Có Tốt Không? Các Món Ngon Từ Trứng Cho Bé Dưới 1 Tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi Cách làm bắp chiên trứng muối giòn ngon cho bé ăn vặt Cách làm món trứng hấp kiểu Nhật cực ngon cho trẻ biếng ăn Cách nấu 30 món cháo ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi Thành phần dinh dưỡng của trứng: Bất kể trứng nào thì vỏ trứng cũng chiếm khoảng 10% trọng lượng, lòng trắng chiếm khoảng 6% và lòng đỏ chiếm 30%. Thành phần chủ yếu…

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Cách làm bắp chiên trứng muối giòn ngon cho bé ăn vặt

Cách làm món trứng hấp kiểu Nhật cực ngon cho trẻ biếng ăn

Cách nấu 30 món cháo ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi

Bất kể trứng nào thì vỏ trứng cũng chiếm khoảng 10% trọng lượng, lòng trắng chiếm khoảng 6% và lòng đỏ chiếm 30%. Thành phần chủ yếu trong lòng trắng trứng là protein nhưng vì nước chiếm tương đối nhiều nên hàm lượng protein thực trong đó chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi.

Trong khi đó protein trong lòng đỏ lại chiếm khoảng 14%. Riêng hàm hượng lipit lại chiếm khoảng 11 – 15%, trong đó 60% là axit béo không bão hòa và nó nằm toàn bộ trong lòng đỏ trứng, còn lòng trắng thì hầu như không chứa lipit.

Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan; Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Nên cho bé ăn trứng gà, trứng vịt hay trứng chim cút?

Thành phần dinh dưỡng trong trứng luôn bao gồm protein, lipit, gluxit, nhiệt năng, canxi và sắt. Nhiều cha mẹ phân vân và cho rằng trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà, vịt, thậm chí là trứng ngỗng, tuy nhiên sự thật là cả 3 loại trứng này có hàm lượng dinh dưỡng và nhiệt năng tương đương nhau.

Trứng gà: So với các loại trứng khác, trứng gà quen thuộc và phổ biến hơn cả. Ngoài những dưỡng chất chung, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin A trong trứng gà thuộc dạng cao nhất. Đặc biệt, trứng gà cũng là một trong số ít những loại thực phẩm có chứa vitamin D.

Trứng vịt: Chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự trứng gà, nhưng trứng vịt không bổ sung vitamin D, và cũng khó tiêu hơn trứng gà. Vì vậy, trứng vịt không thích hợp để bé ăn nhiều lần, nhất là ăn vào buổi tối.

Trứng cút: Nhỏ nhắn, nhưng không kém phần “lợi hại”. Không chỉ hàm lượng dinh dưỡng tương đương với trứng gà và trứng vịt, hàm lượng mỡ phốt phát có trong trứng cút còn đặc biệt có ích cho sự phát triển não của bé.

Trứng bách thảo: Trung bình, mỗi một quả trứng bách thảo 50 gr sẽ chứa khoảng 50 mg chì, vượt quá lượng chì có trẻ có thể hấp thu trong một ngày. Cho bé ăn trứng bách thảo có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như chậm phát triển, thiếu máu, thiếu tập trung, cản trở quá trình trao đổi chất…

Trứng vịt lộn: Tuy chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, protein, canxi, phốt pho… nhưng hàm lượng dinh dưỡng của trứng vịt lộn vượt quá nhu cầu cần thiết của một đứa trẻ dưới 5 tuổi. Thậm chí, nếu cho bé ăn trứng vịt lộn, bé có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Trẻ 6 đến 7 tháng tuổi: Bé chỉ có thể ăn lòng đỏ trứng, và không thể ăn quá 2-3 lần một tuần, mỗi tuần không được ăn quá 1/2 lòng đỏ trứng.

Trên 1 tuổi: 3-4 trái trứng mỗi tuần đã không còn là vấn đề lớn với trẻ. Tất nhiên, giờ thì cả lòng trắng bé cũng có thể “chén” một cách ngon lành rồi.

Trong khi lòng đỏ trứng có nhiều dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ như cholin, vitamin B12, vitamin A…, thì lòng trắng trứng cũng “không chịu thua kém” với hàm lượng protein khá cao và nhiều dưỡng chất lòng đỏ bị thiếu như vitamin B2, B6, B9… Nếu nhiều người xem lòng đỏ là thức ăn cho não của trẻ thì lòng trắng là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng tế bào và phát triển hệ xương, răng của bé. Vì vậy, khi bé đủ tuổi, mẹ nên cho bé ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trứng không nên nấu chung với thực phẩm nào?

Câu trả lời là sữa bò, sữa đậu nành. Lý do là khi cho vào nấu chung, bao giờ hai loại sữa này cũng sôi trước trong khi trứng chưa kịp chín. Lúc này các loại khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Salmonello – trực khuẩn đại tràng – sẽ thâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh dạ dày và ruột cấp tính.

Hơn nữa, lòng trắng trứng chưa chín có chứa chất aridin và antityptase. Aridin kết hợp với chất biotin khiến cơ thể không thể hấp thu được biotin. Trong khi đó antityptase có thể phá hoại chất trypsin của đường ruột, cản trở phân giải protein và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nếu đun quá lâu thì protein trong sữa sẽ bị trào ra, đóng cặn rất phí. Cho nên cách tốt nhất là nên đun riêng 2 thứ. Và cha mẹ cần lưu ý là nên cho bé ăn trứng đã nấu chín kỹ vì lúc này protein, một chất vốn có kết cấu chặt chẽ trong trứng trở nên xốp lại, dễ tiêu hóa hơn.