Chó Cảnh Béo / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Béo Phì Ở Chó Mèo

Bệnh béo phì – một căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở chó mèo – đang trở thành “đại dịch” và có diễn biến tệ hơn. Các nhà khoa học và nhà nhân giống trên thế giới đã nghiên cứu tác động của chế độ dinh dưỡng và lối sống của vật nuôi và sau đó kết quả cho thấy hơn một nửa số lượng chó mèo bị thừa cân hoặc béo phì.

Tác động lâu dài của việc tăng cân quá mức có thể bắt đầu xuất hiện ngay cả khi vật nuôi của bạn vẫn còn là chó con và mèo con. Và sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hậu quả của chứng béo phì có thể gây hại cho chó mèo cũng như đối với chủ nhân của chúng.

Theo nghiên cứu từ năm 2014 của Hiệp hội Phòng chống béo phì, gần 58% số lượng mèo và 53% số lượng chó bị thừa cân/béo phì. Và những con số này không ngừng tăng lên.

Một vấn đề chung của các chủ vật nuôi khi được Hiệp hội Phòng chống béo phì mời đến cuộc nghiên cứu đó là: đa số đều nghĩ rằng vật nuôi của mình đều ở mức trọng lượng trung bình. Điều đó cho thấy các chủ vật nuôi không quan trọng việc chó mèo của mình đạt trọng lượng bao nhiêu.

Ở chó, việc tăng quá trọng lượng cho phép ở mức 5%, chúng đã có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh tiểu đường: bệnh này ảnh hưởng đến khả năng xử lý glucose dưới dạng đường có trong máu. Dấu hiệu của bệnh này là khát quá mức, không thèm ăn, đi tiểu thường xuyên.

Viêm xương/khớp: do phải chịu đựng sức nặng quá tải của cơ thể dẫn đến việc gây khó khăn trong vấn đề đứng, leo cầu thang, giảm sức trong quá trình tập thể dục.

Vận động thường xuyên chính là những gì mà vật nuôi của bạn cần trong giai đoạn này.

Ở ROYAL CANIN, chúng tôi luôn mong muốn chó mèo có được cuộc sống tốt nhất, việc duy trì cân nặng ổn định và khỏe mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của thú cưng.

Giảm thiểu rủi ro về sức khỏe bằng cách duy trì trọng lượng lý tưởng cho chó và mèo thông qua việc kiểm soát lượng calo và tập thể dục thường xuyên.

Thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên nhằm có được những lời khuyên tốt nhất cho việc kiểm soát cân nặng.

Video: 4 dấu hiệu cho thấy mèo đang tăng cân quá đà

Cẩm Nang Bệnh Béo Phì Ở Chó

Tổng quan về bệnh béo phì ở chó

Hầu hết chủ nuôi không nhận ra chó béo phì tới khi đưa chó đi khám vì nguyên nhân khác. Chó thường bắt đầu tăng cân từ từ và phải đánh giá trọng lượng chúng chi tiết mới nhận ra được sự hiện diện dần dần của béo phì.

Chó béo phì có thể bị khó thở hoặc khó khăn khi di chuyển, hơn nữa còn chịu nhiệt kém và ít vận động, khiến chó luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Bạn biết không! Đối với các cún cưng ăn nhiều và dễ mập thì bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn cho chó có khả năng kiểm soát cân nặng. Đây là loại hạt giúp cho cún cưng ăn nhiều nhưng lại cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho hoạt đồng cần thiết hằng ngày. Khi chọn các loại hạt này, bạn nên quan tâm đến thương hiệu, xuất xứ và thông tin dinh dưỡng có trên bao bì để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của cún cưng nhé.

Chăm sóc thú y nên bao gồm những chẩn đoán xét nghiệm để đánh giá tổng quan sức khỏe và đưa ra một số lời khuyên giúp chó giảm cân.

Những xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:

Thực hiện xét nghiệm máu bao gồm công thức máu hoàn chỉnh, xét nghiệm huyết thanh và phân tích nước tiểu xem có bệnh lý nền hay không. Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện ra vấn đề, những xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện để xác định tình trạng cụ thể trước khi bắt đầu lập phác đồ giảm cân.

Đánh giá hoạt động tiêu hóa hằng ngày của chó từ tất cả loại thực phẩm: bao gồm thức ăn chính, đồ ăn vặt, đồ ăn thưởng và những bài tập thể dục – chúng rất quan trọng trong việc thiết lập một kế hoạch giảm cân thành công.

Tính toán kỹ lưỡng lượng calo tiêu thụ: nếu chúng vượt quá năng lượng cần thiết hằng ngày, thì thừa năng lượng là nguyên nhân gây ra béo phì.

Ngoài ra, nếu chó bị béo phì nặng thì việc chẩn đoán cần thực hiện kỹ lưỡng hơn bao gồm các bước sau:

Đo nồng độ glucose (đường) trong máu và nước tiểu. Bệnh đái tháo đường có thể được chẩn đoán dựa trên việc phát hiện mức đường huyết cao và dương tính với glucose trong nước tiểu bằng cách dùng một loạt các phép đo đường huyết.

Đo nồng độ cortisol trong nước tiểu: Tính tỷ lệ . Nếu tỉ lệ cao, chó có khả năng mắc .

Kích thích hormon vỏ thượng thận (ACTH). Đây là một xét nghiệm hiệu quả được sử dụng để chẩn đoán hội chứng Cushing.

Xét nghiệm liều thấp. Xét nghiệm này được sử dụng để kết hợp với cortisol trong nước tiểu: dùng tỷ lệ creatinin và xét nghiệm ACTH để chẩn đoán hội chứng Cushing.

Cách điều trị bệnh béo phì ở chó

Bác sĩ khuyến cáo người nuôi nên chủ động thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt của chó với 3 gợi ý sau:

Giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày của chó bằng cách thay đổi thức ăn (có một số chế độ ăn kiêng giảm cân) hoặc lượng cho ăn hằng ngày.

Tăng lượng chất xơ hoặc nước để làm chó no hơn.

Tăng cường hoạt động thể chất như vui chơi hoặc huấn luyện.

Từ 3 gợi ý trên, bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho người nuôi một số lời khuyên cụ thể để tính toán dinh dưỡng hợp lý và cách nâng cao vận động cho cún cưng, bao gồm:

Giảm lượng calo tiêu thụ xuống một nửa để chó đạt được cân nặng lý tưởng.

Cho chó ăn theo chế độ ăn kiêng: mỗi 0.1kg đồ ăn khô phải ít hơn 340 calo bao gồm:

Cho chó ăn theo chế độ nghiêm ngặt nhiều lần mỗi ngày.

Chỉ cho bánh thưởng khi có chỉ dẫn. Dùng loại bánh đặc biệt ít calo hoặc cho ăn rau (có thể nấu chín hoặc để sống).

Khuyến khích tập thể dục thường xuyên.

Cho chó đi bơi. Bơi là bài tập có hiệu quả tuyệt vời để cải thiện vóc dáng.

Tới chỗ Bác sĩ thú y mỗi tháng một lần để kiểm tra cân nặng và điều chỉnh chế độ ăn. Khuyến nghị cho chó béo phì vì đái tháo đường như sau:

Thông thường trong việc điều trị bệnh tiểu đường, cần thay đổi chế độ ăn uống sang chế độ điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm nên chứa một lượng chất xơ vừa phải (5 đến 10%) và ít tinh bột hơn.

Tiến hành phương pháp điều trị cá thể hóa với insulin.

Trong một số trường hợp mắc bệnh tiểu đường, khi chó giảm cân, các dấu hiệu lâm sàng của bệnh sẽ tự hết và đôi khi không cần điều trị bằng nữa.

Khuyến cáo cho bệnh béo phì do tăng năng vỏ tuyến thượng thận như sau:

Việc điều trị bao gồm những phương pháp điều trị ban đầu và duy trì uống Lysodren® (mitotane). Sau 3 tới 4 tháng nên xét nghiệm ACTH.

Trong hầu hết các trường hợp, giảm cân không nhất thiết là phải trở về trọng lượng lý tưởng mà là để đẩy lùi các loại bệnh lý nguy hiểm.

Cách chăm sóc chó béo phì ở nhà

Béo phì ở chó hoàn toàn có thể được kiểm soát ngay tại nhà. Cụ thể hơn, việc giảm cân và kiểm soát dinh dưỡng cần nỗ lực của cả gia đình. Tất cả thành viên trong nhà phải nhận thức được chó đang thực sự béo phì và cam kết đồng hành với chế độ giảm cân của chúng. Hãy ghi chú lượng tiêu thụ thức ăn (trong bữa chính và bữa ăn vặt) và trọng lượng cơ thể chó để theo dõi. Nếu gia đình có nhiều người, hiệu quả nhất là một người chịu trách nhiệm cho ăn và những thành viên khác cho chó tập thể dục.

Để đạt được hiệu quả giảm cân đáng kể, chế độ ăn uống phải được thay đổi thành chế độ trị liệu đặc biệt được vạch ra để giảm cân. Giảm lượng ăn hằng ngày thường không hiệu quả. Chủ nuôi nên kiểm soát chính xác lượng thức ăn tiêu thụ và giảm thiểu đồ ăn vặt. Nếu cần cho ăn vặt, cho chó ăn loại ít calo như bỏng ngô hoặc rau củ (như cà rốt).

Tái khám sau 4 tới 6 tuần để theo dõi quá trình giảm cân vì kế hoạch cho ăn cần được điều chỉnh. Khi chó của bạn gần đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng, lượng calo phải ít hơn nữa để duy trì việc giảm cân.

Hầu hết các chú chó đều cần một kế hoạch giảm cân từ 8 tới 12 tháng để đạt được cân nặng chuẩn. Nhiều con chó đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng hoặc gần lý tưởng khi chủ nuôi hoặc cả gia đình đồng lòng cùng kế hoạch nâng cao sức khỏe cho chúng. Hầu hết các chủ nuôi tiếp tục cho ăn chế độ ăn kiêng giảm cân với liều lượng thức ăn cao hơn để duy trì trọng lượng lý tưởng cho thú cưng của họ.

Tiêu thụ calo quá mức: Một khi đã đạt được cân nặng lý tưởng, nên tiếp tục sử dụng thực phẩm có lượng calo thấp, các món ăn và đồ ăn nhẹ nên được giảm thiểu và phải tập thể dục đều đặn.

Đái tháo đường: Thăm khám lại thường xuyên để theo dõi liều và hiệu quả của insulin. Cũng nên kiểm tra trọng lượng cơ thể thường xuyên.

Suy giáp: Cần thăm khám thường xuyên để theo dõi liều và hiệu quả của điều trị suy giáp. Trọng lượng cơ thể cũng cần được kiểm tra liên tục.

Nồng độ tuyến giáp trong máu cao/thấp: cũng nên được kiểm tra thường xuyên đặc biệt nếu chó đang giảm cân.

Bệnh cường giáp: Cần khám lại thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Cũng nên kiểm tra trọng lượng cơ thể thường xuyên.

Những khuyến nghị giảm cân cụ thể phụ thuộc nhiều vào các bệnh lý khác mà chó đang gặp phải, bao gồm:

THÔNG TIN CHUYÊN SÂU VỀ BỆNH BÉO PHÌ Ở CHÓ

▪ Đái tháo đường: Điểm chung giữa béo phì và tiểu đường là thừa cân. Béo phì sẽ làm cơ thể kháng insulin, từ đó dẫn đến các triệu chứng của tiểu đường. Các dấu hiệu sớm của đái tháo đường bao gồm uống nhiều, tiểu nhiều và đói thường xuyên. Hơn nữa, khi bệnh tiến triển, chó sẽ sụt cân liên tục.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

▪ Tăng năng vỏ tuyến thượng thận (hội chứng Cushing): Tình trạng này xảy ra khi tuyến thượng thận chó chó sản xuất quá nhiều hormone cortisol. Chó bị ảnh hưởng bởi loại bệnh này thường không tăng cân, nhưng chất béo lại khiến bụng to lên giống như béo phì.

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Dấu Hiệu Bệnh Béo Phì Ở Mèo

Kích cỡ cơ thể của mèo rất đa dạng tùy thuộc vào giống mèo. Một vài giống, như Maine Coon, bản chất có hình dáng to và cân nặng hơn bình thường. Cân nặng trung bình của mèo khỏe mạnh dao động từ khoảng 3 tới 5 kilogram. Vì vậy, tùy theo giống mèo mà tiêu chuẩn bệnh “thừa cân” hay “béo phì” cũng trở nên khác nhau.

Bệnh béo phì được định nghĩa là khi số cân nặng vượt quá 20% so với tiêu chuẩn, theo đó, 1.8 hay 2 kilogram cân nặng có thể tạo nên sự khác biệt lớn tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của mèo.

Dấu hiệu 1: Ngáy, khó thở

Lượng chất béo dư thừa trong cơ thể có tác động tới toàn bộ hệ thống sức khỏe của mèo. Mèo mắc béo phì thường gặp khó khăn trong việc thở đều đặn và chúng ta hoàn toàn có thể nghe thấy và nhận ra điều này. Hoạt động của phổi mèo khi phồng lên hấp thụ khí oxy và xẹp xuống khi mèo hít vào, thở ra đã tạo nên âm thanh mà chúng ta nghe được.

Sự thiếu hụt oxy ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống sinh sống thiết yếu của mèo và có thể dẫn tới những vấn đề tích lũy như nhồi máu cơ tim, gan mãn tính hay bệnh về thận.

Dấu hiệu 2: Mèo giảm ham thích chơi đùa, kém lanh lợi

Hiển nhiên, khi mèo bắt đầu có tuổi, chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn. Tuy nhiên, chúng ta đang nhắc tới những con mèo còn đang trong giai đoạn sung sức của cuộc đời, những con mèo một thời từng có bước nhảy vọt lên bàn mà giờ lại hụt chân khi nhảy lên ghế đệm. Mèo thừa cân or béo phì đối mặt với hiểm họa sức khỏe lâu dài tới xương, khớp và dây chằng.

Cũng giống như việc tổn thương dây chằng trong khớp chân, viêm xương khớp là bệnh thường thấy ở mèo béo phì. Mèo bị hụt chân khi đi lại có thể đang trong giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp hay vấn đề về xương sống.

Dấu hiệu 3: Da bóng dầu và lông bám gàu

Mèo bị thừa cân khó có thể tự chải chuốt hàng ngày, đối với mèo bị béo phì thì điều này hầu như là không thể. Vấn đề trên diễn ra càng lâu thì tình trạng của da và lông của chúng càng trở nên xấu hơn. Lượng dầu dư thừa và gàu có thể phát triển tới bệnh viêm da. Mèo để lại dấu vết cơ thể trên ga trải giường trong thời gian dài có thể đang mắc chứng béo phì.

Chưa hết, việc mèo tự chải chuốt, vệ sinh bộ phận đào thải phân và nước tiểu đã dẫn đến dấu hiệu thứ 4.

Dấu hiệu 4: Táo bón và viêm đường tiết niệu

Đi ngoài là việc khó khăn và căng thẳng đối với mèo thừa cân hay béo phì. Ngồi xổm làm cho xương sống và khớp nối của chúng chịu áp lực không ngừng nghỉ. Những con mèo không thể tự vệ sinh cho chính mình phải chịu đựng sự ảnh hưởng tới tuyến hậu môn hay bệnh viêm đường tiết niệu.

Dấu hiệu 5: Bài kiểm tra hướng nhìn từ trên đầu trở xuống

Khi quan sát từ phía trên đầu, thân mèo thường có xu hướng gập vào ở giữa đoạn xương sườn và hông. Quan sát từ phía bên, bụng một con mèo có cân nặng bình thường hình thành đường khá thẳng nối từ xương sườn tới hông. Nếu bụng mèo bị sa thấp xuống khi bạn đưa mắt tiến gần vào phần hông thì rất có thể lúc đó mèo của bạn đã bị thừa cân hay béo phì.

Thân mèo có cân nặng bình thường nhìn từ trên đầu và phía bên

Chủ nuôi mèo có thể làm gì trong trường hợp này?

Đầu tiên, đừng trở nên hoang mang. Mèo không nên bị bỏ đói hay cho ăn kiêng đột ngột. Việc giảm cân phải có tính hệ thống, nhất quán, và quan trọng hơn là phải được tiến hành dần dần . Béo phì là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng và bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ thú y. Mục tiêu giảm cân được khuyến cáo là khoảng 350 gram một tháng. Giảm cân đột ngột gây nguy hiểm cho bất cứ cá thể nào, đặc biệt là mèo.

Chó Con Bị Gầy Ăn Gì Cho Béo – Thức Ăn Chó Con

1. Trường hợp chó ăn tốt mà vẫn gầy thì xem đã sổ giun cho bé chưa

Giun cũng là nguyên nhân khiến các bé không béo được. Bạn có thể tự mua thuốc sổ giun ngoài các cửa hiệu thuốc thú y hoặc các cửa hàng phụ kiện chó mèo. Tốt nhất là mang cún đi khám bác sĩ thú y với các trường hợp bị nhiễm giun nặng, tình trạng gầy, bỏ bữa, ăn uống kém nguy cấp.

Hiện có rất nhiều các loại thuốc tẩy giun cho chó như thuốc trị giun tim, thuốc giun tổng hợp. Giá dao động từ vài chục ngàn đến hơn trăm ngàn/liều. chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Drontal – sản phẩm được đặc chế dành riêng cho chó con. Nó không gây ra bất kỳ tác dụng phụ cũng như nguy hại đối với sức khỏe của chó con.

2. Trường hợp chó con bị gầy do kén ăn thì cần phải xem lại thực đơn và khẩu vị của chúng

Xem thực đơn hàng ngày của cún đã đủ hàm lượng chất dinh dưỡng chưa. Dinh dưỡng cho chó gồm có 6 loại chủ yếu là: Nước, Carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin. Mỗi loại có 1 chức năng khác nhau trong cơ thể.

a. Trường hợp chó mới sinh

Chó mẹ ít sữa hoặc chó mẹ ăn uống không đầy đủ thì cần cho chó uống thêm sữa tươi hoặc sữa bột. (Sữa có chứa nhiều protein, chất béo, đạm, carbonhydrates, khoáng chất, vitamin A, D, B1, B2, B12,…, nước)

b. Với chó từ 2 tháng tuổi trở lên

Ngoài thức ăn gồm đạm và tinh bột thì nên bổ sung thêm nguồn sơ và vitamin từ rau củ quả như: Thịt, cá xay về nấu cháo đặc, có thể bằm nhuyễn thêm rau xanh, bí đỏ, cà rốt, sữa chua.

Ngoài ra, với chó con thì vitamin D và canxi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển cấu trúc cơ, xương, răng, móng, lông và da của chó. Vì thế, có thể bổ sung bằng cách:

– Cho chó vận động, tắm nắng sớm thường xuyên hoặc hàng ngày khoảng 30 phút.

– Bổ sung bằng các thực phẩm chức năng dinh dưỡng có chứa vitamin D, canxi, omega… dạng viên hoặc gel. Hiện có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bạn có thể tham khảo như:  Viên Canxi cho chó mèo Calxi Delice, Gel dưỡng da lông chó mèo Virbac Megaderm, Kem ăn dinh dưỡng chó mèo Nutri-plus Gel.

Đó đều là những loại yêu thích được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng hiện nay.

c. Với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Ngoài các loại thức ăn thông thường thì đã có thể ăn được các loại thức ăn khô, thức ăn hạt. Đây cũng là các sản phẩm thức ăn cho chó con bán rất chạy hiện nay. Được nghiên cứu và đầu tư sản xuất dựa trên tiêu chuẩn dinh dưỡng chuyên biệt dành cho chó con. Vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chúng.  Nó lại có khẩu vị đa dạng, hấp dẫn, kích thích chó con thèm ăn, hơn nữa nhiều loại dạng mềm, chó con rất dễ ăn.

Bảng thực đơn chuẩn chỉ là tham khảo. Còn nhu cầu của cún chính xác nhất là do người chủ quan sát và ghi nhận qua quá trình chăm sóc hàng ngày. Xem cún của mình đang cần gì, thiếu gì và từ đó bổ sung cho cún những chất thiếu một cách khoa học và đúng liều lượng phù hợp với từng giống loài và từng giai đoạn phát triển.

Hy vọng những chia sẻ về chó con bị gầy ăn gì cho béo sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc tốt cho cún nhà mình.

Mèo Cún Pet Shop chuyên cung cấp lẻ, sỉ toàn quốc thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, đồ cho thú cưng, phụ kiện chó mèo, chim cảnh uy tín, nhiều sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Với mong muốn được hợp tác với các đại lý, các trang trại trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu liên hệ: 094.686.5620.

Địa chỉ: kiot 6, 88 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.

website: https://meocun.com/

Facebook: https://www.facebook.com/meocunpetshop/

Copied