Chó Cảnh Ăn Những Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Cảnh Ăn Gì? Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Chó Cảnh Ở Vn

Bạn vẫn được nghe mọi người nói “các giống chó cảnh Tây rất kén ăn, chỉ ăn các loại thực phẩm thượng hạng, đắt tiền, ăn sướng hơn cả người, bla…bla…”. Những lời “chia sẻ” này khiến cho những người lần đầu nuôi cún cưng không khỏi hoang mang. Trên thực tế điều này không hoàn toàn đúng, hầu hết các giống chó cảnh không tốn quá nhiều chi phí ăn uống, không cần ăn “gan zời trứng trâu” hay “sơn hào hải vị”, quan trọng là phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho các em phát triển. Vậy bạn nên cho chó cảnh ăn gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý và thức ăn cho chó cảnh ở Việt Nam.

Chó cảnh và chó nhà, với tổ tiên là chó sói, là loài ăn thịt. Hệ tiêu hóa của chúng thích nghi với việc tiêu hóa chủ yếu thức ăn là protein và chất béo. Dù đã được thuần hóa và sống cùng con người hàng chục nghìn năm, chó nhà đã thích nghi với việc ăn rau củ quả và tinh bột nhưng chế độ dinh dưỡng của chó vẫn phải chứa lượng lớn 2 chất dinh dưỡng này. Tùy vào từng giống chó và mức độ hoạt động mà tỉ lệ protein và chất béo trong thức ăn hàng ngày sẽ khác nhau. Tỉ lệ protein dao động từ 20 – 30% khối lượng, chất béo từ 10 – 16% khối lượng. Khối lượng còn lại chủ yếu là tinh bôt, vitamin và chất xơ, một ít khoáng chất và các thực phẩm bổ sung khác.

Thông thường, những em cún ít tuổi sẽ cần tỉ lệ protein và chất béo cao hơn, tương tự những chú chó càng hoạt động nhiều, có cơ bắp càng phát triển thì càng cần tỉ lệ protein lớn hơn. Một trường hợp khác là những giống chó lông dài và dày sẽ cần lượng protein và chất béo cao hơn các giống chó lông ngắn, dù có thể chúng hoạt động rất ít. Nguyên nhân là do bộ lông cần rất nhiều protein để phát triển đầy đủ (lông cấu tạo từ protein), còn chất béo sẽ giúp lông bóng và mượt.

Cún dưới 8 tháng tuổi, + 3% protein và 2% béo. 8 – 12 tháng, +2% protein và +1% béo.

Chó lông dài, + 3% protein và 2% béo.

Chó tập thể dục nhiều và có cơ bắp phát triển, + 4% protein và 3% béo. Tập thể dục bình thường (đi dạo tầm nửa tiếng / ngày) + 2% protein và 1% béo.

Có vẻ hơi phức tạp, Mình sẽ lấy ví dụ 1 em phốc sóc (lông dài), 4 tháng tuổi, chơi đùa và tập thể dục bình thường thì se cần tỉ lệ protein là 20% (tối thiểu) + 3% (dưới 8 tháng) + 3% (lông dài) + 2% (tập thể dục bình thường) = 28% khối lượng protein trong tổng khối lượng thức ăn hàng ngày. Tương tự với chất béo, em phốc sóc này sẽ cần 15% khối lượng là chất béo. Tỉ lệ trên là tham chiếu chuẩn, tuy không cần phải đúng hoàn toàn nhưng nên đảm bảo dinh dưỡng xoay quanh con số này để đảm bảo sự phát triển tốt nhất.

Chó cảnh ăn gì? Thức ăn cho chó cảnh

Chó cảnh không cần ăn các loại thức ăn thưởng hạng, chỉ cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho các bé.

Protein và chất béo

Như đã phân tích ở trên, quan trọng nhất là Protein và chất béo. 2 chất này được cân bằng tự nhiên theo tỉ lện trên trong thịt và nội tạng động vật. Thịt thì tốt nhất là thịt bò, tiếp đến là thịt gà, cá (cá biển là tốt nhất), thịt lợn (nạc). Nội tạng thì có thể dùng gan, phổi, lòng phèo, sang hơn thì tim, bầu dục, óc. Cũng có thể cho ăn trứng thường và trứng vịt lộn, tuy nhiên trứng thường ít chất béo hơn yêu cầu nên bạn phải cho ăn bổ sung thêm chút mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật, trộn đều khi cho ăn.

Tránh cho ăn các loại thịt, trứng hoặc nội tạng chiên hoặc xào quá nhiều dầu mỡ vì cún sẽ dễ bị đi ngoài. Các loại thịt cũng nên được nấu chín hoặc ít nhất là trụng qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh. Hầu hết chó đều thích ăn thịt sống nhưng bạn cũng biết rõ là thịt mua ngoài chợ ở VN cũng không được đảm bảo vệ sinh, nên cứ nấu lên cho an toàn.

Chất xơ, tinh bột (carbonhydrate) và vitamin

Những chất này có trong rau củ quả, cơm, bánh. Các giống chó thường không thích ăn những thứ này, trừ khi chúng quá đói hoặc được tập ăn quen từ khi bắt đầu ăn dặm. Bạn nên thái nhỏ (hoặc xay nhuyễn nếu là cún con), trộn đều với thịt, trứng hoặc nội tạng để chúng phải ăn hết.

Ngoài ra, một số giống chó tuyết như Alaska, Samoyed, Husky,… rất thích ăn kem (xuất phát từ thói quen ăn tuyết của chúng ở xứ lạnh). Đây vừa là cách cung cấp thêm carbonhydrate, vừa là cách để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức ở Việt Nam.

Thức ăn sẵn cho chó

Thức ăn sẵn chỉ nên cho ăn chống chay thôi, còn nếu có thời gian bạn vẫn nên tự nấu để đảm bảo dinh dưỡng nhất, cũng là cách để tăng thêm sự gắn bó với em cún của mình. Nếu bận quá thì có thể cho ăn xen kẽ hàng ngày, 2 bữa thức ăn sẵn và 1 bữa tự nấu.

Khối lượng thứ ăn hàng ngày và cách cho ăn

Khối lượng thức ăn hàng ngày cho mỗi chú chó dao dộng từ 2.8 – 4% khối lượng cơ thể của chúng. Những chú cún con dưới 8 tháng sẽ cần từ 3.3 – 3.5%, chó 8 – 12 tháng sẽ cần 3 – 3.3%. Những chú chó đã già và ít hoạt động thì chỉ cần 2.8 – 3.1%.

Những chú chó có cơ bắp phát triển và thường xuyên tập luyện nặng, tiêu biểu nhất là Pitbull, Bully, Rottweiler, Doberman, Becgie, Phốc Hươu, Lạp Xưởng, Alaska, Husky, Samoyed,… thì sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3.7 – 4% khối lượng cơ thể, để đảm bảo năng lượng hoạt động và sự phát triển cơ bắp.

Ví dụ, một chú chó Pitbull nặng 10 cân, đang trong độ tuổi sung sức, phát triển nhanh (khoảng 5 – 8 tháng), tập luyện thường xuyên (gồm chạy, kéo tạ, nhảy, cắn lốp,…) thì sẽ cần khối lượng thức ăn bằng tới 4% khối lượng cơ thể, tức khoảng 400g / ngày. Trong 400g này thì phải có 30% protein và 15% béo, tức 45 – 50% khối lượng là thịt hoặc nội tạng (khoảng 200g / ngày), còn lại là các chất dinh dưỡng khác.

Mèo Thích Ăn Gì? Thức Ăn Tốt Cho Mèo Gồm Những Gì?

Ngày:10/05/2020 lúc 12:23PM

Mèo là thú cưng có “gu ẩm thực” đặc biệt, mang phong cách riêng. Dù là “hoàng thượng” con nhà giàu hay là “boss” nhà bình dân thì mèo đều giữ vững “style ăn uống” của mình.

Vậy những loại thức ăn mèo thích ăn nhất là gì? Những món nào cần nhất và phù hợp nhất cho hệ tiêu hoá của mèo?

9 thực phẩm tốt mèo thích ăn nhất

Những thực phẩm sau đây là món khoái khẩu của các hoàng thượng và cũng rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng lẫn hệ tiêu hoá của mèo:

Nếu hỏi mèo thích ăn gì nhất thì cầu trả lời chắc chắn là cá. Hầu như nhắc đến mèo, bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh mèo ngồi ăn cá. Trong đó, loại cá được ưa chuộng nhất chính là cá biển. 

Cá chứa hàm lượng protein rất cao và cũng dễ tiêu hoá. Trong cá còn có taurine – một thành phần thiết yếu của mèo. Đảm bảo lượng taurine đủ sẽ giúp mèo điều hoà nhịp tim, hỗ trợ tiêu hoá và sinh sản.

Bạn có thể mua cá sống về, ưu tiên loại cá nhỏ, làm sạch rồi bắt đầu chế biến. Mèo rất thích cá chiên hoặc hấp rồi xé nhỏ để trộn với cơm.

Hải sản

Chất chơi của hoàng thượng đúng là vô địch! Hải sản là món mèo rất thích ăn, vậy hải sản gồm những loại gì? 

Hoàng thượng rất ưng các loại hải sản đắt tiền như tôm, mực, trai, sò… Hầu như chẳng có boss nào có thể cưỡng lại mùi thơm mặn nồng từ hải sản.

Những thực phẩm này cung cấp rất đa dạng những loại khoáng chất quan trọng cho mèo. Trong đó, sắt là khoáng chất cần thiết nhất, giúp tạo hồng cầu cho máu.

Tôm, mực, trai, sò nên rửa sạch rồi hấp hoặc chưng cách thuỷ. Phần thịt bạn xé hoặc cắt nhỏ để vừa miệng mèo. Nếu chưng cách thuỷ, hải sản sẽ tiết ra một ít nước trong chèn. Bạn nên lấy nước này để trộn với cơm cho mèo ăn để tăng hương vị thơm ngon. 

Thịt

Mèo là động vật thuần ăn các loại thịt. Thịt chính là thực phẩm thiết yếu vì bổ sung protein, acid amin cho mèo.

Hầu hết các loại thịt mèo đều thích ăn và ăn được. Những loại thịt tốt nhất cho mèo có thịt heo, bò, gà… Trong đó, ức gà rất được mèo yêu thích. Ức gà thường được hấp để giữ nguyên vị thanh ngọt sau đó xé sợi nhỏ để mèo ăn.

Gan động vật

Mèo rất thích ăn gan vì có vị ngọt nhẹ, lại mềm. Hương vị của gan rất kích thích vị giác lẫn khứu giác của hoàng thượng. Vì thế, ngoài cá, hải sản, thịt thì mèo còn ưa thích ăn gan  – vậy đó là gan của động vật nào? Rất dễ trả lời vì hầu như gan động vật nào cũng là khoái khẩu của mèo. 

Để giữ nguyên hương vị hấp dẫn của gan, bạn nên chọn gan còn tươi. Cắt nhỏ xong rồi mới luộc hoặc hấp chín và để ra khay ăn cho mèo. Lưu ý, chỉ làm chín vừa đủ, không nên để gan chín quá. Bởi vì như vậy sẽ làm gan vị khô. 

Sữa

Bên cạnh việc hiểu mèo thích ăn gì, bạn cũng cần biết mèo cần uống những gì. Sữa rất cần thiết cho sự phát triển của mèo. Bởi vì sữa cho mèo chứa hầu hết những chất dinh dưỡng quan trọng, khoáng chất và cả chất đề kháng. 

Tuy nhiên, nếu mèo còn nhỏ thì bạn không nên cho uống sữa. Những loại sữa cần tránh cho mèo uống là sữa bò, sữa chứa đường lactose. Bạn nên chọn những sản phẩm sữa dành riêng cho mèo để phù hợp với hệ tiêu hoá của hàng thượng.

Hạt khô đóng gói

Thức ăn hạt cho mèo không là món ăn không thể thiếu khi bạn nuôi hoàng thượng, đặc biệt là nhà thành phố. Bởi vì việc cho mèo ăn hạt khô vô cùng đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng. Hoàng thượng cũng rất ưa chuộng hạt khô nhờ đa dạng hương vị như cá, cua, tôm, thịt bò, thịt cừu… 

Các chuyên gia khi chế biến hạt khô để tính toán rất cẩn thận về liều lượng, thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho mèo. Do đó, mèo nhà bạn sẽ được cung cấp dinh dưỡng toàn diện khi ăn hạt khô, hơn những món thịt cá khác. Bạn chỉ cần bổ sung thêm nước và rau củ nữa là đáp ứng tốt nhu cầu của mèo và giúp chúng không bị sỏi thận.

Tuy nhiên, thức ăn hạt khô khá mắc và mèo thường sẽ bỏ ăn đồ tươi một khi đã thích hạt khô. Do hạt khô nhiều hương vị hơn một món ăn tươi nào đó. Bạn không nên quá nuông chiều boss nếu chúng trở nên nghiện hạt khô.

Pate

Bên cạnh cá, pate cũng là một món mèo rất thích ăn, vậy bạn cần biết thêm những gì để mèo ăn pate đúng cách?

Pate cho mèo là một món đóng hộp, làm sẵn rất tiện dụng nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng. Khác với hạt khô, pate ướt và mềm hơn giúp mèo dễ nuốt. 

Hàm lượng protein mà pate cung cấp rất cao. Ngoài ra còn có các amino acid giúp mèo khoẻ mạnh và nuôi dưỡng một bộ lông óng mượt.

Tuy nhiên, pate chứa không ít chất béo làm cho mèo mau chóng tăng cân. Nếu boss nhà bạn đã khá “mũm mĩm” thì nên cân nhắc. Một hạn chế nữa, nếu mèo chỉ ăn pate và ăn liên tục thì chất thải sẽ có mùi nặng hơn bình thường. 

Rau củ

Rau củ không cung cấp dinh dưỡng nhưng lại là thức ăn giúp hỗ trợ tiêu hoá cho mèo. Rau củ chứa chất xơ và vitamin giúp kích thích quá trình hấp thụ dưỡng chất và hoạt động của đường ruột. 

Mỗi ngày, mèo chỉ nên ăn 1 – 25gr rau củ tuỳ theo khối lượng. Rau củ nên nấu chín nhừ rồi trộn vào cơm cho mèo.

Công thức cân bằng dinh dưỡng khẩu phần ăn trong một ngày của mèo 

Để tránh tình trạng mèo bị béo phì hay suy dinh dưỡng, bạn cần biết mèo thích ăn gì, nên ăn gì và liều lượng ra sao. 

Đầu tiên, bạn cần tính tổng lượng thức ăn trong một ngày cho mèo. Cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể mèo thì ứng với 40 – 50gr thức ăn. Ví dụ, mèo nặng 4kg thì cần ăn 160 – 200gr thức ăn/ngày.

Trong đó, tỉ lệ thịt động vật khoảng 50%, rau xanh chiếm 20% và 20% còn lại là cơm trắng. Đây là chế độ cân bằng dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo. Bạn không nên vì chiều theo sở thích của mèo mà làm khác tỉ lệ này. 

Những thông tin trên giúp bạn biết mèo thích ăn gì và cần ăn những chất nào, cách ăn ra sao để khoẻ mạnh. Nếu mèo của bạn gặp vấn đề về cân nặng, tiêu hoá hay bệnh tật thì nên áp dụng chế độ ăn đặc biệt theo lời khuyên của bác sĩ thú y.

Chó Pug Ăn Gì? Những Thức Ăn Khoái Khẩu Của Chó Pug

Dòng Chó Pug hay thường được gọi là chó mặt xệ. Với khuôn mặt dễ gây cười khiến chúng chiếm được cảm tình của nhiều người. Đây là giống chó thuộc nhóm chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng có một khuôn mặt xệ đáng yêu cùng vết nhăn, mõm ngắn, và đuôi xoăn. Cơ thể của Pug nhỏ gọn hình vuông với các cơ bắp rất phát triển. Và đặc biệt chú chó này rất dễ nuôi và tham ăn.

Chế độ dinh dưỡng của chó Pug

Chó Pug cũng giống như tất cả giống chó khác, chúng là động vật ăn thịt. Do hệ tiêu hóa của chúng được tạo ra chủ yếu để hấp thụ Protein nên chế độ ăn tất nhiên phải cần nhiều thịt. Chúng cũng có thể tiêu hóa tinh bột như cơm, cháo, bánh. Tuy nhiên, lượng lớn tinh bột với chúng là không cần thiết và dễ khiến chúng bị tích mỡ thừa gây béo phì.

Trong khí đó, chế độ ăn ở Việt Nam lại rất giàu tinh bột (từ cơm). Việc này khiến nguy cơ mắc bệnh béo phì ở chó Pug càng cao. Nếu bạn muốn chó cưng của bạn khỏe mạnh thì khẩu phần ăn cần tuân thủ những đặc điểm sau:

Protein, Chất Đạm

Protein là thành phần quan trọng nên dù thế nào thì khẩu phần ăn hàng ngày của cún phải chứa ít nhất 20 đến 25% Protein. Bằng cách bổ sung thêm thịt, nội tạng, trứng…

+ Thịt: Thịt được thích nhất là thịt bò bởi vì thịt bò ít mỡ và giàu Protein nhất. Tuy nhiên do giá thành cao bạn có thể thay thế bởi thịt lợn nạc, thịt gà hoặc cá…

+ Nội tạng: Các loại gan lợn, lòng hoặc phổi, có điều kiện thì có thể là bầu dục, tim, óc… Đây cũng là món ăn ưa thích hầu hết các giống chó mà giá thành cũng rẻ. Chính vì vậy, đôi lúc bạn có thể chế biến các loại nội tạng này. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt làm sạch để tránh những bệnh đường ruột nguy hiểm.

+ Trứng: tất cả các loại trứng như trứng gà, trứng cút, trứng vịt lộn đều là nguồn thức ăn rất tốt cho sức khỏe. Chúng không những giúp chó khỏe mạnh mà còn tăng cường protein và đạm rất tốt. Một em pug mỗi bữa chỉ cần 1 quả trứng vịt lộn, thêm chút cơm và rau quả là ok.

Chất béo

Chất béo cũng rất quan trọng. Chúng giúp lông em pug bóng mượt và tăng khả năng hấp thụ các vitamin. Tuy nhiên nó cũng cần một thành phần nhất định. Một chế độ ăn tốt cho chó Pug cần phải có từ 10 – 15% chất béo. Nếu bạn chọn thức ăn thực nhiên nhu thịt, cá, nội tạng,… thì thành phần chất béo đã được cân bằng tự nhiên. Khi đó bạn không nên cho thêm gì cả.

Tuy nhiên nếu bạn cho ăn thức ăn sẵn thì có chút lưu ý. Thức ăn sẵn cho chó thường ít chất béo hơn lượng cần thiết đối với Pug. Bởi vì các nhà sản xuất lo ngại một số giống chó bị tiêu chảy nếu ăn quá nhiều chất béo. Bạn cần xem thành phần dinh dưỡng, nếu không đủ 10 – 15% chất béo thì bạn có thể cho ăn bổ sung mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật (không nên cho mỡ lợn), có thể trộn với thức ăn sẵn khi cho ăn.

Tinh bột, chất xơ và vitamin

Các chất này có chủ yếu trong cơm và rau quả. Các giống chó không thích ăn những loại thực phẩm này, nhưng như đã nói, pug là ngoại lệ. Chúng rất tham ăn nên không khó để bắt chúng ăn rau quả (một em pug thậm chí có thể ăn ngấu nghiến 1 củ cà rốt khi đang đói). Mỗi bữa bạn nên cho chúng ăn thêm một chút cơm, rau và quả thái nhỏ trộn lẫn với thịt để dễ ăn.

Các loại rau củ mà chó Pug thích ăn đó là: các loại rau xanh, đậu hạt như đậu xanh, đậu hà lan, cà rốt, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh, bí xanh, bí đỏ, các loại trái cây… Các loại rau củ này đều chưa nhiều vitamin tốt.

https://famipet.vn/cho-an-gi-de-map-lam-sao-de-giup-cho-tang-can

Nên cho chó pug ăn như thế nào?

Những em Pug hầu như đều rất lười nên bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều để tránh béo phì. Với mỗi độ tuổi mà bạn nên phân chia khẩu phần ăn khác nhau.

+ Pug nhỏ từ sau cai sữa đến 2 tháng tuổi: Giai đoạn này do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bạn nên cho ăn 5 lần/ngày. Thời điểm này chú cún chưa hấp thụ được nhiều nên thức ăn cần được băm nhỏ, nhuyễn hoặc ngâm mềm. Như vậy sẽ tốt cho tiêu hóa của Pug.

+ Chó Pug từ 2 – 4 tháng tuổi: Khi Pug lớn hơn thì nên cho ăn 3 bữa / ngày. Bạn nên tập dần thói quen cho Pug ăn uống đúng giờ. Không nên để thừa thức ăn ở khay, bạn nên để ý và chỉ cho một lượng thức ăn vừa đủ mỗi bữa. Đó là một cách huấn luyện chó ăn uống điều độ rất khoa học.

+ Từ 4 tháng tuổi trở lên: Đây là độ tuổi trưởng thành, bạn chỉ cần cho cún ăn ngày 2 bữa là đủ. Và lưu ý tăng khẩu phần ăn lên phù hợp với cún.

Lượng thức ăn mỗi ngày còn tùy thuộc vào kích thước từng em pug và mức độ hoạt động của từng em. Theo như kinh nghiệm thì có 1 cách đơn giản để ước lượng là dựa vào cân nặng. Thông thường, lượng thức ăn mỗi ngày thường bằng 1/35 đến 1/25 (3 – 4%) khối lượng cơ thể (tùy vào mức độ hoạt động).

Ngoài thức ăn khô cho chó, bạn nên kết hợp thêm các dòng thức ăn ướt cho chó, pate để bổ sung dinh dưỡng giúp cún khỏe mạnh hơn và không bị kén ăn.

———————————————————————————

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Phải Kiêng Kỵ Những Gì Khi Ăn Thịt Chó?

Tuy có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau xoay quanh việc có nên buôn bán loại mặt hàng thực phẩm này nữa hay không. Nhưng không thể phủ nhận một sự thật là, văn hóa ăn thịt chó đã có từ lâu và rất thịnh hành tại đất nước của chúng ta. Và nếu sử dụng đúng cách, nó hoàn toàn có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Ở chiều ngược lại, thịt chó có thể gây ra các bệnh như béo phì, thừa cân, bệnh gout,…

Dinh dưỡng của thịt chó

Thịt chó là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Người ta tính ra, cứ 100g thịt chó cho ta 20g protein, 28g lipit, canxi, photpho và sắt, và nhiều loại muối khoáng, vitamin khác…

Theo y học cổ truyền, loại thịt này có tính nóng, vị mặn, khi dùng loại thực phẩm này bồi bổ cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sinh lý, tăng cường sức đề kháng, chữa bệnh phong thấp, tăng cường gân cốt, cơ bắp, bổ thận tráng dương,… Rất nhiều công dụng tăng cường sức khỏe, chữa các chứng bệnh mùa lạnh,…

Ngoài ra, do có tính truyền thống lâu đời, thịt chó cũng được người dân ta sáng tạo ra nhiều cách thức chế biến và tạo thành các món ăn ngon khoái khẩu trên bàn nhậu.

Tuy nhiên, do chủ quan hoặc thiếu hiểu biết tới những thực phẩm kiêng kỵ khác khi ăn cùng thịt chó, điều đó có thể gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng về sức khỏe cho bạn cùng người thân. Và có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn tới các bệnh hiểm nghèo như khối u, ung thư, thậm chí có thể tạo ra các chất độc hại gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Những thực phẩm kiêng kỵ với thịt chó

– Thịt chó kiêng kỵ thịt dê: Đây là 2 loại thực phẩm có tính nóng. Dê gây chứng tích thực, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch và khó thở, gây bệnh kiết lỵ. Ăn cùng nhau 2 loại thực phẩm này trong nhiều lần, dễ gây các chứng bệnh về tiêu hóa và có thể gây ung thư.

– Ăn thịt chó và tỏi: vì tỏi đại tân rất cay nóng, có tính đại nhiệt. Nên tất nhiên, 2 loại thực phẩm này không thể dành cho nhau được.

– Kiêng ăn thịt chó với lòng trâu: vì lòng trâu có vị ngọt, tính hàn sẽ gây đau bụng và đi ngoài. 2 loại thực phẩm này do thuộc tính tương phản với nhau lại cùng là loại thực phẩm khó tiêu. Chúng được xếp vào loại đại kỵ khi dùng chung cùng nhau.