Chó Cắn Trẻ / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Trẻ Bị Chó Cắn: Chớ Coi Thường!

Mối nguy đến từ chính vật nuôi trong nhà

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Hầu hết, các trẻ bị chó tấn công đều trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Tình trạng trẻ bị chó tấn công tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian qua đã khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng.

Ngày 21/3, Bệnh viện (BV) Xanh Pôn đã tiếp nhập một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn. BS. Nguyễn Nam Giang – Phụ trách Khoa Bỏng BV Xanh Pôn – cho biết: Bệnh nhi Nguyễn T.H.Y. 3 tuổi (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nhập viện với nhiều vết thương ở phần mềm đùi trái kèm theo gãy xương kín. Gia đình của bệnh nhi cho biết, bé Y. là con thứ 4 trong gia đình, ở nhà bé rất ngoan. Sự việc xảy ra khi bé đang đi xe đạp trẻ em ở ngoài cổng thì bất ngờ con chó của hàng xóm đứt xích xông ra tấn công bé. Các BS đã tiến hành điều trị và ghép da tự thân cho bé ở những phần da bị thiếu hụt.

Ngày 19/4, Khoa Cấp cứu BV Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận một bé trai 7 tuổi (xã Khôi Kỳ, Đại Từ) nhập viện trong tình trạng rối loạn hôn mê, rối loạn nhịp thở, có vết thương phức tạp ở vùng nách hai bên, dập nát vùng cánh tay trái và hậu môn vì bị chó cắn. Các BS chẩn đoán bé bị đa tổn thương ở nhiều vùng cơ thể nên khẩn trương cấp cứu và khâu gần 200 mũi. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, cháu bé đã không qua khỏi.

Trước đó, vào ngày 3/4, BV Việt Đức đã tiếp nhận trường hợp bé 7 tuổi (thị trấn Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đồng tử 2 bên giãn, không đo được huyết áp, đa vết thương do bị cả đàn chó dữ lao vào tấn công. Gia đình bé cho hay, cả chục con chó lao vào cùng lúc khiến cháu bé ngã xuống và cố gắng chạy thoát nhưng không được, đến khi người dân xung quanh phát hiện đưa bé đi cấp cứu tại BV Đa khoa Hưng Yên thì bé đã không qua khỏi vì vết thương quá nặng.

Tại Nghệ An, một bé gái 22 tháng tuổi cũng đã tử vong vì bị chó nhà hàng xóm tấn công vào ngày 11/7. Theo đó, ngày 10/7 khi bé đang chơi đùa với chị gái ở cổng nhà thì bị chó becgie của hàng xóm xổng chuồng tấn công gây thương tích nặng. Mặc dù đã được gia đình đưa vào BV Đa khoa Nghi Lộc để cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên bé đã tử vong. Các BS cho biết, bé vào viện trong tình trạng nguy kịch, đa chấn thương, bất tỉnh tại chỗ và có nhiều vết thương ở mạn sườn.

Gần đây nhất, ngày 18/7, một bé trai 10 tuổi (xã Hoà Phong, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đã tử vong vì bị chó dại cắn. Được biết, bé Ai Thơi bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân nhưng vì vết thương nhỏ, ít đau nhức nên gia đình không theo dõi và cũng không đưa bé đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Khi bé xuất hiện các triệu chứng sốt, mệt mỏi, không ăn uống, sợ gió, gia đình mới đưa bé đến BV Đa khoa huyện Krông Bông khám sau đó chuyển lên BV Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị. Các BS chẩn đoán bé bị bệnh dại lên cơn. Đến ngày hôm sau bé đã tử vong.

Có thể thấy, chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2023, vụ việc trẻ bị chó tấn công gây thương tích, thậm chí dẫn đến tử vong đã liên tiếp xảy ra tại các địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp trẻ đều bị tấn công bởi chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Nhưng đáng buồn hơn là trường hợp trẻ tử vong chỉ vì gia đình chủ quan, không quan tâm, chú ý đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, cho rằng đó chỉ là một vết cắn nhỏ không đáng ngại.

Không chủ quan khi bị chó cắn

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh dại. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình sau khi có người thân bị chó cắn, nghĩ là chó nhà nên đã không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng. Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại và cách xử trí khi bị chó cắn mà nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè, thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số là vài ba tháng, có người đến vài năm. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Đặc biệt, chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn.

BS Nguyễn Trung Cấp – Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương – cho biết: Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên cơ thể người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa vào một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hoà với virus dại, còn vaccine là nhằm củng cố miễn dịch lâu dài về sau.

Biểu hiện của bệnh dại trên cơ thể người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như là 100% đối với cả người và động vật. Dấu hiệu nhận biết chó dại là chó sẽ có những thay đổi trong hành vi thông thường như cắm đầu chạy không có nguyên nhân, chui rúc vào chỗ tối, hoảng sợ, né tránh, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép. Vì đói nên chó có thể nhai mọi thứ, nhiều con bị liệt hai chân nên đi vòng tròn…

Trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc cắn xong một ngày thì chết cần phải đến ngay các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh, sau đó tiêm vaccine phòng bệnh dại. Nếu vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người con vật vẫn bình thường thì cần theo dõi chó trong vòng 10 đến 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu phát hiện chó có dấu hiệu bỏ ăn, chết, mất tích… cần phải tiêm vaccine phòng dại ngay. Tuy nhiên, nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi bị chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng. Các BS khuyến cáo, tốt hơn hết nên tiêm vaccine ngay sau khi bị chó cắn. Cùng với đó, phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hoà đặc dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý vết thương tại chỗ càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại sẽ càng có hiệu quả. Sau đó, người nghi bị chó dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Được biết, những người có nguy cơ cao mắc bệnh dại là những cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi hay thích chơi với chó mèo… nên tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Trước tình hình nhiều trường hợp bị chó cắn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng ngừa mới không bị bệnh dại. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.

Vì Sao Chó Hay Cắn Trẻ Em?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công đặc biệt của chó.

Mỗi năm nước ta xảy ra rất nhiều vụ con người bị chó tấn công, thậm chí có những vụ bị chó cắn rất thương tâm. Trong số đó đa số đối tượng bị chó cắn chủ yếu là trẻ em.

Trẻ em có nhiều khả năng bị thương nặng do vết cắn vì kích thước cơ thể nhỏ, không nhận thức được những hành động nên và không nên khi ở gần một chú chó. Hầu hết các nạn nhân bị chó cắn khi chơi đùa với những chú chó quen mặt, nên việc giáo dục ý thức phòng tránh bị chó cắn cho người dân và con em chúng ta là vô cùng cần thiết.

Mới đây nhất, tại thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên) xảy ra một vụ bé trai tên T (khoảng 7 tuổi) khi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ đã bị một đàn chó tấn công. Sau đó, cháu bé đã tử vong do vết thương quá nặng. Điều quan trọng mọi người cần chú ý là bất kì một chú chó nào cũng có khả năng cắn bậy và việc hiểu biết những lý do phổ biến tại sao chó cắn bậy có thể giúp chúng ta ngăn chặn chúng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao hiện nay phần lớn những vụ bị chó tấn công mà đối tượng chủ yếu là trẻ em.

Vì sao chó hay cắn trẻ?

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Danh Quang, Huấn luyện viên chó (Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ Tokio, Gò Vấp TP.HCM), cho biết, chó là loài động vật có tập tính bảo vệ những thứ thuộc sở hữu của nó (thức ăn, nước uống, chó con), bảo vệ chỗ nghỉ của mình và bảo vệ chủ, tài sản của chủ. Qua quá trình huấn luyện, anh nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công của chó. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

– Chó bị sợ hãi vì đứa trẻ vừa có hành động nào đó (ôm ghì lấy nó hoặc tiếp cận nó quá nhanh).

– Chó và đứa trẻ chơi đùa quá mạnh khiến chó bị phấn khích. Chó coi đứa trẻ như con mồi khi đứa trẻ chạy nhảy, la hét quanh nó.

– Chó không còn kiên nhẫn với những trò nghịch của trẻ, hay trẻ nô đùa với chó khi đang bị thương.

– Đứa trẻ làm chó bị đau hoặc giật mình khi dẫm lên người nó hoặc giật lông, tai, đuôi…

Biểu hiện của chó trước khi cắn

Cũng theo HLV Quang, thông thường, chó có những biểu hiện cảnh báo trước khi cắn, nhưng những biểu hiện tinh tế này bị nhiều người bỏ qua.

Một chú chó có thể tỏ ra rộng lượng với những trò nghịch lặp đi lặp lại của đứa trẻ, nhưng vào một ngày nào đó nó lại cắn đứa trẻ và làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Do đó, chúng ta nên chú ý quan sát những biểu hiện của chó để phòng khi bị tấn công, điển hình như:

– Chó tự nhiên đứng dậy và di chuyển ra khỏi đứa trẻ, chó quay mặt đi khỏi đứa trẻ.

– Trong mắt của chó xuất hiện những hình bán nguyệt màu trắng.

– Chó ngáp, liếm sườn khi đứa trẻ lại gần chơi.

– Chó đột nhiên cào hoặc tự liếm người nó.

– Chó sắp cắn có thể gầm gừ, nhe nanh, lông gáy dựng, tai hướng về phía trước.

Tai của chó thường ghìm chặt ra sau, lông trên lưng dựng đứng lên và trợn trắng mắt. Hành động ngoác miệng rộng và nhe răng là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất.

Những hành động cảnh giác của chó ví dụ như đứng bẩt động không phản ứng khi bạn sờ vào hoặc nhìn thẳng vào mắt bạn là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng có thể cắn người.

Cạnh đó, anh Quang cũng khuyến cáo, nếu thấy chó có những biểu hiện nêu trên có nghĩa là bạn đã được cảnh báo, chó có thể cắn nếu nó cảm thấy không còn cách nào khác để tự bảo vệ mình. Đồng thời cha mẹ phải luôn giám sát các tương tác giữa trẻ và chó, tránh để trẻ chơi một mình với chó, nhất là chó không phải nhà mình.

Cần làm gì sau khi bị chó cắn?

Sau khi bị chó cắn, các bạn cần sơ cứu ngay lập tức, sau đó thì phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị. Các bạn cần thực hiện theo các quy trình sau:

Bước đầu tiên cần xử lý khi bị chó cắn đó chính là tiến hành rửa vết thương trực tiếp bằng nước hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút. Càng tốt hơn nữa nếu có cồn 70% hoặc cồn iod. Các bạn tuyệt đối không được sử dụng bất cứ chất sát trùng, thuốc kháng sinh nào khác để băng bó vết thương.

Sau khi hoàn thành bước 1. Các bạn hãy đến với bước 2, đó là lập tức mang bệnh nhân tới các bệnh viện gần nhất để có thể chữa trị kịp thời.

Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Chó cắn bạn có thể là chó thường hay chó dại. Nếu là chó thường cắn thì ít nguy hiểm nhưng nếu là chó dại thì cực kỳ nguy hiểm. Khi bị chó dại cắn, các bạn cần xử lý kịp thời và chính xác để có thể tránh để lại hậu họa. Chính vì vậy, việc theo dõi tình trạng của chó cắn bạn để có thể xử lý đúng cách là điều hoàn toàn quan trọng.

Theo dõi để biết chó có bị dại không. Nếu bị dại thì các bạn lập tức phải đi tiêm vacxin, còn nếu không dại thì không nhất thiết phải đi tiêm vacxin. Nếu chó không bị dại mà bạn đi tiêm vacxin là một sai lầm rất lớn bởi tiêm vacxin sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi khá nhiều.

Theo nhiều chuyên gia y tế, các bệnh nhân nếu bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh là 1 đến 4 ngày là chó dại thì cơn dại sẽ phát tán trong khoảng thời gian từ 7 đến 40 ngày. Đáng chú ý, khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất để bệnh dại lên cơn. Một khi bị chó dại cắn thì các bạn nên theo dõi tình trạng của chó và các biểu hiện để có thể đưa ra những phương án xử lý hợp lý nhất.

Đối với những trường hợp bị cắn một cách khá nghiêm trọng, ở các vùng nhạy cảm như cổ, mặt, mắt hay bộ phận sinh dục thì cần tới ngay các cơ sở y tế để có thể kịp thời theo dõi. Đối với những trường hợp bị xây xước nhẹ, nằm ở xa các bộ phận nhạy cảm và không ra máu thì các bạn có thể về nhà và theo dõi trong vòng nửa tháng.

Theo dõi như thế nào sau khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn thì các bạn cần dõi theo tình trạng của con chó đã cắn, dõi theo tình hình diễn biến sức khỏe để xem bạn có thể bị dại không.

Theo dõi con chó:

Theo dõi con chó cắn bạn là điều rất quan trọng. Thông thường, con chó mắc bệnh dại cũng chỉ sống được trong 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Khi mổ bụng chúng ra thì sẽ thấy những vật cứng như thủy tinh, đá,… trong bụng nó.

Các con chó dại thường có những có những biểu hiện khác thường so với những chú chó bình thường. Chó dại sẽ hung dữ hơn, sủa nhiều hơn và giọng khàn hơn, nhiều nước dãi hơn. Khi sắp chết thì bộ phận của chó dại sẽ bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp mà không thể theo dõi tình trạng của chó thì bạn nên tiến hành tiêm vắc xin để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Theo dõi tình trạng bản thân:

Nếu bị chó dại cắn, các bệnh nhân sẽ nhiễm virus dại từ vết cắn. Từ đó, tế bào virus sẽ phát triển và lớn dần từ lớp mô dưới da, các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Sau đó, tế bào virus sẽ di chuyển vào tủy sống khiến não của các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện rối loạn thay đổi. Khi bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại của người bệnh sẽ hướng theo 2 giai đoạn cụ thể.

Trong khoảng 1 đến 5 ngày đầu tiên, các bạn sẽ bị chán ăn, chóng mặt và gây sốt.

Ở giai đoạn 2, các bệnh nhân sẽ bị nặng hơn giai đoạn 1. Lúc đó huyết áp người bệnh sẽ giảm hoặc tăng khá bất thường, người bệnh sẽ bị vã mồ hôi và rất ngại gió, ngại nước,… và đến giai đoạn nặng nhất, người bệnh sẽ bị tử vong. Các bạn phải đến ngay với cơ sở y tế nếu cảm thấy tình trạng xấu.

Làm sao để tránh bị chó cắn?

Ngăn chặn hành vi chó cắn người phải bắt đầu từ chó trong gia đình của bạn bằng cách hãy là một chủ nuôi có trách nhiệm.

Nếu bạn không có ý định nhân giống thì hãy triệt sản chó của mình để giảm nguy cơ xuất hiện hành vi cắn bậy.

Thường xuyên vận động và chơi đùa cùng chúng để củng cố mối liên kết giữa chủ nuôi và thú cưng, bên cạnh đó còn giúp tiêu hao hầu hết năng lượng dư thừa có thể chuyển hoá thành các năng lượng thần kinh xấu.

Tuy nhiên, cần tránh những trò chơi bạo lực như đấu vật hoặc kéo co có thể dẫn đến các vấn đề về bản tính chiếm hữu và thống trị của chó.

Huấn luyện cho chó của bạn biết những mệnh lệnh cơ bản như “đứng im, “ngồi xuống, “đến” và “thả ra”.

Tiêm ngừa đầy đủ và đúng hạn cho chó cưng của bạn phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ở một vài tiểu bang của Hoa Kì, một chú chó chưa được tiêm ngừa nếu cắn người có thể sẽ phải lãnh án tử. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn từ bác sĩ thú y nếu chó cưng của bạn có bất kì dấu hiệu nào của hành vi bạo lực. Hãy dành thời gian cho việc chỉ dạy con trẻ cách hành xử khi ở gần những chú chó, cần phải chú ý điều gì và phải làm gì khi bị chó tấn công.

Cách phòng tránh chó cắn người Hiểu tính chiếm hữu của chó

Bảo vệ tài sản là vấn đề thường gặp và “tài sản” của những chú chó trong trường hợp này có thể là bất cứ thứ gì từ đồ chơi, thức ăn, lãnh thổ hay thậm chí là chủ nuôi. Giống chó bảo vệ và giống chó chăn thường có xu hướng cắn người vì lý do bảo vệ tài sản, nhưng hành vi này có thể xuất hiện ở bất kì một chú chó nào.

Chủ nuôi nên huấn luyện những chú chó của mình từ nhỏ để hạn chế những hành vi bảo vệ thái quá này. Dạy chó lệnh “thả ra” (“bỏ xuống”, “bỏ ra”) rất hữu dụng trong việc giảm tính chiếm hữu đồ vật ở chó. Có thể loại bỏ tính chiếm hữu thức ăn ở chó bằng cách dạy chó phải đợi đến khi bát ăn của chúng được đặt xuống. Dạy chó ngồi hoặc nằm xuống và dạy chúng di chuyển thức ăn của mình sau đó trả về chỗ cũ. Hãy thử tiếp cận bát ăn của chó và làm một vài hành động đối với thức ăn trong đó để chúng hiểu rằng việc ai đó tiếp cận bát ăn không phải là điều xấu. Và quan trọng phải dạy con trẻ không được làm phiền những chú chó đang ăn hay đang chơi đùa với những thứ chúng yêu thích.

Hiểu: Khi sợ hãi chó sẽ cắn người

Chó thường cảm thấy sợ hãi đối với người lạ ví dụ như bác sỹ thú y và nhân viên giao hàng hoặc với những tình huống lạ lẫm. Không bao giờ được tiếp cận chó lạ và hãy đảm bảo con em của bạn cũng biết điều này. Chó bị giật mình có thể cắn người.

Hãy dạy trẻ em không bao giờ được hành động lén lút hoặc làm phiền một chú chó đang ngủ. Cho chó hoà nhập xã hội từ sớm rất quan trọng, việc này giúp những chú cho con tiếp xúc được với nhiều người lạ, những động vật khác và trải nghiệm các tình huống khác nhau, giảm thiểu sự hình thành nỗi sợ hãi ở chó.

Ví dụ, lần đầu tiên đưa chó của mình đi thú y, bạn hãy làm cho chuyến đi giống như một chuyến dã ngoại để tạo cho chó con cảm giác thân thiện ngay từ đầu đối với bệnh viện và các bác sĩ thú y. Để trong hộp thư một ít bánh thưởng và nhắn với nhân viên giao hàng hãy cho chú chó con của bạn ăn mỗi khi đến giao hàng.

Đề phòng: Chó bị đau có thể cắn bậy

Những cơn đau có thể khiến chú chó thân thiện nhất cắn bậy. Nếu chó của bạn mắc chứng loạn sản hông, viêm tai hay bất kì căn bệnh mãn tính nào, hãy hướng dẫn cho con trẻ tránh những vùng đau nhức của chó và đối xử nhẹ nhàng với chúng. Nếu chó của bạn cáu kỉnh không rõ lý do, có thể chúng đang bị đau, hãy mang chúng đến gặp bác sĩ thú y để phát hiện ra bệnh lý sớm nhất có thể.

Hiểu bản năng làm mẹ của chó đẻ

Chú chó được huấn luyện tốt nhất cũng có thể trở thành chú chó cắn người khi chúng có chó con. Hãy cẩn thận và tôn trọng thiên chức làm mẹ của chó cái mới sinh chó con. Dạy trẻ em không được tiếp cận chó con khi đang có chó mẹ ở cùng và bản thân bạn cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với chúng. Và đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho chó mẹ và chó con một nơi ở khiến chúng cảm thấy an toàn, thoải mái.

Cẩn trọng với bản năng đuổi theo con mồi của chó

Là một bản tính khác của chó bạn cần phải cẩn trọng, khi chạy hoặc đạp xe ngang qua một chú chó có thể khiến chúng đuổi theo bạn.

Hãy cẩn thận với khu vực bạn thường đạp xe hoặc chạy bộ, nếu thấy một chú chó lang thang hãy cố gắng tránh mặt chúng.

Nếu bạn bị chó rượt theo, việc tốt nhất cần làm là dừng lại và đứng thẳng người đối mặt với nó.

Hết sức cẩn trọng với những chú chó như vậy nhưng không được nhìn thẳng vào mắt chúng, điều này được xem là một sự thách thức.

Chúng có thể tiến đến, đánh hơi mùi của bạn nhưng sau cùng sẽ thấy bạn không thú vị và chuyển sang tìm thứ khác.

Nếu bạn bị đẩy ngã, hãy cuộn tròn cơ thể, bảo vệ mặt, ngực và cổ.

Hãy dạy con trẻ những điều tương tự và thực hành bằng những tình huống giả định.

Tamlinh.org (tổng hợp)

Nhiều Trẻ Em Bị Chó Cắn Nát Mặt

Mùa hè đến, thời tiết nóng nực làm gia tăng nguy cơ bệnh dại ở chó, mèo. Trẻ em là lứa tuổi hiếu động, thiếu kỹ năng phòng chống nên hay bị chó cắn.

Vụ việc xảy ra mới đây nhất là một bé trai 2 tuổi ở Ba Vì (Hà Nội) bị chó nhà cắn nát mặt. Sau khi cắn bé vài ngày thì con chó lăn ra chết, nhưng rất may trong lúc cấp cứu và điều trị cho bé, bác sĩ đã tiêm phòng dại. Năm 2023, cả nước có 63 người tử vong vì bệnh dại, các chuyên gia lo ngại khi bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở nước ta.

Ngày 16-5, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận ca cấp cứu là bé trai M.Đ. (2 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội) trong tình trạng mặt biến dạng và loang lổ vết máu. Mẹ cháu cho biết, cháu đang chơi với chó con thì chó mẹ lao vào cắn.

Nghe tiếng con khóc, chị chạy vào phải giằng mãi mới ra. Kết quả cháu bé bị cắn nát mặt, gia đình băng bó tạm thời để cầm máu và tức tốc đưa bé xuống bệnh viện. Do quãng đường quá xa nên tới nơi cháu bé đau đớn khóc vật vã, kích thích, hoảng sợ vì những tổn thương nghiêm trọng.

Ths.Bs Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, do cháu tổn thương vùng hàm mặt phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bé, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu. Kết quả cho thấy cháu bị tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt…

Sau khi hội chẩn về nguy cơ trong mổ, các bác sĩ Khoa Tạo hình – Sọ mặt đã tiến hành làm sạch vết thương, phẫu thuật tạo hình và tái tạo lại toàn bộ khuôn mặt cho cháu như tạo hình góc mắt, tạo hình mũi, tạo hình môi và khoang miệng, phục hồi ống sternon.

Cháu M.Đ. trước và sau khi được tạo hình.

Qua 3h phẫu thuật, khuôn mặt cháu được tái tạo lại, sau đó được chuyển lên Khoa Tạo hình – Sọ mặt để tiếp tục theo dõi và điều trị. Tại đây, cháu tiếp tục được tiêm kháng sinh, truyền dịch, tiêm thuốc chống phù nề và tiêm phòng dại. Chỉ 1 ngày sau khi phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, uống được sữa và ăn cháo loãng. Theo Bs Thơm cho biết thì sau mổ sức khỏe cháu bé tiến triển tốt và đã được xuất viện.

Cháu M.Đ. không phải là trường hợp đầu tiên bị chó cắn biến dạng khuôn mặt mà trước đó có rất nhiều trẻ bị chó cắn nát mặt, nghiêm trọng hơn có cháu còn bị chó cắn hỏng mắt, thậm chí là tử vong khi không kịp tiêm phòng dại.

Theo mẹ cháu M.Đ. thì đây là con chó nhà nuôi vừa mới đẻ, khi cháu chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. Dù đã được tiêm phòng bệnh dại nhưng sau khi cắn bé vài ngày, con chó đã chết. Rất may ngay sau khi phẫu thuật, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình cho trẻ tiêm phòng dại.

Trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khá phổ biến. Không chỉ biến dạng tay, chân mà chó cắn vào mặt trẻ cũng khá nhiều. Mỗi năm Khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mắt. Chó đẻ thường hung dữ hơn thường ngày, đặc biệt là loài có tính bảo vệ con cao, khi thấy trẻ chơi với chó con, theo bản năng, chó mẹ xông lên bảo vệ con và tấn công lại người.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, khi đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm vắc xin ngừa bệnh dại định kỳ.

Nhiều trường hợp cả người lớn và trẻ em do chủ quan khi bị chó cắn không tiêm vắc xin ngừa bệnh dại đã dẫn tới cái chết oan uổng. Nhiều người chết oan là do khi bị chó cắn không tiêm phòng mà lại đi chữa thuốc nam.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị chó cắn phải đi tiêm phòng dại ngay sau 24h, tuyệt đối không chữa thuốc nam. Bằng chứng là các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua theo dõi bệnh dại nhiều năm cho thấy, có tới 15-20% ca tử vong do dại là bệnh nhân tự ý điều trị bằng thuốc nam, chỉ đến khi phát bệnh mới đưa tới viện thì đều không cứu chữa được.

Người nhiễm virus dại lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần 100%. Do vậy các bậc cha mẹ phải hết sức cảnh giác phòng tránh cho con chơi xa chó, mèo, hướng dẫn con không trêu chó, không bỏ chạy khi gặp chó để tránh tai nạn thương tích xảy đến. Khi bị chó cắn phải tiêm ngay vắc xin phòng dại.

Theo Trần Hằng (Công an nhân dân)

Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

– Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút

– Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Việt An (theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng I)

Cách Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Chó Cắn

vananhdt

Phải làm gì khi trẻ bị chó cắn?

Khi trẻ bị chó cắn, điều quan trọng nhất là phụ huynh phải thật bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi vòng nguy hiểm và thực hiện những sơ cứu ban đầu trước khi chuyển trẻ đến bệnh viện, đồng thời phải bắt và nhốt chó lại để theo dõi (nếu bị chó nhà cắn).

Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn mang một lượng bệnh và mầm bệnh trong miệng.

– Thực hiện tốt việc xử lý vết thương bằng cách rửa sạch vết thương chó cắn dưới vòi nước chảy với xà phòng để làm sạch những vi khuẩn hoặc những bụi bẩn bám trên vết thương.

– Trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu, chỉ cầm máu khoảng 5 phút đến 10 phút sau khi đã làm sạch vết thương. Nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, cần tiến hành cầm máu trước bằng việc băng ép với cuộn băng thun hoặc miếng vải sạch mềm giúp phòng ngừa tình trạng mất máu. Luôn nâng chỗ vết thương cao hơn vị trí tim.

– Khi làm sạch vết thương tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể làm vết cắn tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch thông thường như cồn, nước muối loãng, oxy già, hoặc dung dịch Betadin… Tuyệt đối không khâu kín da hoặc băng kín vết thương.

– Sau khi kết thúc sơ cứu, lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn, và không quá 24h.

– Vết thương do chó cắn không phân biệt chó nhà hay chó dại cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

– Thời gian điều trị càng muộn, hiệu quả càng kém và thông thường sau 24h – 48h việc điều trị có lẽ không còn ý nghĩa nữa, do vi rút đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.

– Khi đến cơ sở y tế điều trị hoặc bệnh viện nên cho trẻ bị chó cắn tiêm phòng bệnh uốn ván và cho chỉ định tiêm phòng vắc xin dại sớm nếu thấy nghi ngờ hoặc xác định rõ trẻ bị chó dại cắn.

Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Người bệnh có thể đến viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng, đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để tiêm phòng dại. Tuy nhiên, riêng huyết thanh kháng dại chỉ viện Pasteur và bệnh viện Nhiệt đới mới có.

Nâng cao ý thức phòng tránh trẻ bị chó cắn

Trẻ nhỏ rất yêu thích vật nuôi trong nhà như chó, mèo, khỉ… nên sự gần gũi thân mật với thú nuôi là điều khó tránh. Điều quan trọng là phụ huynh nên để mắt tới trẻ trong mọi sinh hoạt và chơi đùa, tuyệt đối không nên để trẻ chơi một mình với thú nuôi và áp dụng những biện pháp phòng ngừa tai nạn trẻ bị thú nuôi tấn công như sau:

– Đừng để trẻ chơi với bất kỳ con chó nào khi chó đang ăn.

– Nên có nơi nhốt và nuôi chó an toàn, tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa trẻ với chó.

– Kiểm soát chặt chẽ thú nuôi tránh tình trạng chó bị đứt dây xích, xổng chuồng tấn công trẻ.

– Tạo cho trẻ khoảng không gian vui chơi an toàn và luôn có sự giám sát của cha mẹ.

– Thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng dại cho thú nuôi trong nhà nhất là chó, mèo. Giữ vệ sinh chuồng nuôi thú sạch sẽ phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể gây hại cho trẻ.

– Giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần, không chọc phá súc vật nhất là những loại thú hung dữ.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm dịp lễ 2/9 và cách sơ cứu

Nghỉ lễ nhiều gia đình sẽ tổ chức tiệc tùng, nhậu nhẹt. Khi ăn phải các thực phẩm bẩn, sau vài phút đến vài giờ …

Trong nhà có trẻ em, nhất định phải biết 11 cách sơ cứu này

Đã có nhiều trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em mà đáng ra hậu quả đã có thể khác đi nếu cha mẹ …