Chó Cắn Tiêm Gì / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Tiêm Thuốc Chó Dại Cắn Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Bệnh dại do chó dại cắn hết sức nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Nếu người bị chó dại cắn không tiêm vacxin thì 100% sẽ tử vong, tuy nhiên nó cũng tác động một phần đến sức khỏe người bệnh.

Chó dại là gì?

Chó là thú cưng nuôi trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Chó dại là những con chó bị nhiễm virut dại và thường tấn công người

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Khi chó dại tấn công người virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Khi nào cần tiêm phòng chó dại?

Ngay sau khi bị chó dại cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi của động vật bị nghi ngờ bị dại, nạn nhân ngay lập tức sơ cứu vết thương bằng phương pháp như sau: rửa vết thương dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn như xà phòng, iodine trong 15 phút để diệt virus.

Việc tiếp theo cần làm là tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh dại.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Khi bị chó dại cắn cần khử trùng vết thương và đến cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng dại

Bênh nhân nên được theo dõi và điều trị phòng bệnh dại trong khoảng 24 – 48 giờ sau khi bị chó dại cắn. Bởi đây là thời điểm vàng để tiêm chó dại cắn.

Thời gian sau khi bị cho dại cắn kéo dài càng lâu thì hiệu quả của việc điều trị sẽ càng giảm. Bệnh nhân khi không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động đời thường trong cuộc sống mai sau.

Tiêm vacxin bệnh dại có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Mọi người vẫn thường truyền tai nhau rằng tiêm phòng chó dại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và trí não của những người tiêm. Vậy thực hư tác dụng phụ của vacxin phòng dại là như thế nào? và chúng có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm.

Hiện nay ở Việt Nam có hai loại thuốc tiêm chó dại được sử dụng phổ biến nhất là Fuenzalida của Việt Nam và thuốc tiêm Verorab của Pháp. Giá của 2 loại vacxin phòng dại này là: Fuenzalida của Việt Nam là 12.000 – 15.000 đồng/mũi. Còn của Pháp đắt hơn lên tới 140.000 – 150.000 đồng/mũi. Sự chênh lệch mức giá của 2 vacxin cũng cho bạn thấy được mức độ an toàn cũng như hiệu quả của hai loại thuốc này.

Thực sự là khoảng nửa thế kỷ trước khi trình độ y học còn chưa phát triển thì tiêm vacxin chó dại có thể gây các biến chứng về thần kinh cũng như sự phát triển của não bộ. Những người từng tiêm vắc xin bệnh dại đều có thể mắc chứng suy giảm trí nhớ. Tuỳ theo liều lượng vắc xin được tiêm vào cơ thể càng nhiều mà mức độ tác dụng này càng cao.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vacxin phòng bệnh dại hiện nay đã khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn

Tuy nhiên, ngày nay các loại vacxin này đã được cải thiện rõ ràng và khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt là thuốc tiêm Verorab của Pháp hiện nay gần như đã không còn các biến chứng về thần kinh. Tuy nhiên, một khi người bệnh đã tiêm vắc xin vào người thì một chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể hợp lý vẫn hoàn toàn cần thiết để giảm ảnh hưởng của vắc xin lên hệ miễn dịch.

Đối với phụ nữ có thai thì việc sử dụng vacxin vẫn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và cần ở lại bệnh viện theo dõi sat sao tình trạng cơ thể sau khi tiêm phòng chó dại cắn.

Bạn nên lưu ý rằng, thuốc nam không thể trị khỏi bệnh dại. Do đó mà không sử dụng thuốc nam để thay cho tiêm phòng chó dại cắn tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Có nên tiêm phòng dại cho trẻ em?

Như chúng ta thấy bệnh dại là bệnh thường xuất hiện ở những loại động vật như chó, mèo… Khi các bé mắc bệnh dại phần lớn là do mèo, chó bị bệnh dại cắn hoặc cào dẫn tới xước da. Khi nước dãi của những con vật này mà tiếp xúc với các bé sẽ truyền virut dại sang cơ thể bé. Biện pháp suy nhất để hỗ trợ điều trị bệnh là tiêm phòng dại cho bé và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Trẻ em và phụ nữ có thai cũng có thể tiêm vacxin phòng dại

Đối với trẻ em, bác sĩ khuyên rằng trẻ có thể sử dụng được các loại vacxin tiêm phòng bình thường. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên làm theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi sát sao.

Tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp duy nhất cứu người khi bị động vật dại cắn. Khi trẻ bị chó cắn thì các mẹ cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt là khoonh nên điều trị cho trẻ bằng thuốc nam để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra với bé.

Tóm lại, tiêm phòng cho dại cắn tuy vẫn còn những ảnh hưởng nhưng nó không có nhiều biến chứng và các tác dụng phụ sau tiêm phòng nữa. Do đó mà bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm tiêm vacxin sau khi bị cho dại cắn.

Thắc Mắc Tiêm Phòng Chó Dại Cắn Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Trong nét văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, chó được xem là động vật thân thiết và gắn bó với người chủ nói riêng và con người nói chung. Nó có rất nhiều đặc tính được tôn vinh như trung thành, thông minh, nghe lời chủ. Không những thế, những chú chó thông minh sẽ được huấn luyện thành chó nghiệp vụ có thể giúp cảnh sát phá án.

by Nguyễn Năm176 Views

Tuy nhiên, không phải tất cả người nuôi chó đều có thể nuôi dưỡng thành những chú chó tốt. Gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp mất mạng do bị chó cắn và những biến chứng khi đi tiêm phòng dại để bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?

Thời gian thích hợp khi tiêm phòng chó dại cắn

Để trả lời câu hỏi tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Trước tiên, các bạn nên biết thời gian thích hợp khi tiêm phòng chó dại.

Ngay khi bạn bị chó dại cắn hay tiếp xúc với nước dãi động vật nghi là có dấu hiệu bị dại. Cách xử lý tốt nhất là bạn nên rửa vết thương ngay dưới vòi nước sạch hay với dung dịch sát khuẩn như xà phòng trong khoảng 20 phút để diệt hết virus.

Việc tiếp theo cần làm là đi tới ngay cơ sở y tế để được chỉ dẫn tiêm phòng và được điều trị dự phòng bằng phương pháp kháng huyết thanh dại. Thời gian vàng để điều trị dự phòng hợp lý là khoảng 24-48 giờ. Khi bạn càng kéo dài thời gian sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy cơ tổn thương đến tế bào thần kinh cao.

Vậy nên, khi bị chó dại cắn việc cần xử lý đầu tiên là đi tiêm phòng ngừa bệnh dại để nếu mắc bệnh dại thật sẽ trở nên vô phương cứu chữa.

Những lưu ý khi bị chó cắn

Vết chó cắn có tổn thương da hay có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng nên cần dùng kháng sinh. Ngoài ra, cần tuân thủ tiêm phòng theo đúng phác đồ và đúng theo những quy định của bác sĩ. Trong khoảng 6 tháng, bạn cần phải nghỉ ngơi thích hợp, không làm những việc quá sức và sử dụng những chất kích thích hay loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phụ nữ mang thai hay trẻ em nên tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ và nên được theo dõi sát sao. Các bạn nên nhớ rằng mặc dù thắc mắc tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Bạn cũng nên đi tiêm phòng đúng thời điểm.

Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?

Trước đây, nước ta thường sử dụng những loại vaccine sản xuất ở trong nước với ưu điểm rẻ tiền và phù hợp với kinh tế một số gia đình. Tuy nhiên, khi sử dụng vaccine này để tiêm phòng dại do chó cắn mà không tuân thủ những chỉ định hay không có sự theo sát của bác sĩ sẽ cho hiệu quả thấp.

Bên cạnh đó, nó sẽ để lại rất nhiều biến chứng nghiêm trọng khi bạn tiêm nhiều lần. Chính vì vậy, gây nên làn sóng băn khoăn về việc tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Bây giờ, mọi người có thể yên tâm vì nước ta đã sử dụng vaccine được nhập từ nước Pháp và họ sử dụng 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm dưới da.

Giá của vaccine này hơi cao so với nhiều gia đình nhưng công hiệu của nó mang lại thì không thể phủ nhận. Đây cũng chính là lý do, nhiều người yên tâm hơn khi tiêm vaccine phòng chống dại. Vaccine này có thể có thời gian bảo vệ lâu khoảng 1 năm và ít bị tai biến hơn khi bạn tiêm nhiều lần.

Công dụng của nó sẽ càng tăng nếu bạn tuân thủ những quy định của bác sĩ về số mũi tiêm, thời gian của mỗi lần tiêm và khoảng cách khi tiêm. Đây là vaccine phòng dại được bộ y tế khuyên dùng.

Vậy nên, tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Nhất là hệ thần kinh hay không? Theo một số công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, với sự phát triển của khoa học và công nghệ vaccine phòng chó dại cắn thế hệ mới được chiết suất từ tế bào của thận khỉ hay tế bào lưỡng bội của người.

Nhờ thế, virus dại đã được bất hoạt cùng với quy trình điều chế và sản xuất chặt chẽ. Vaccien tiêm phòng ngày càng có chất lượng tốt và hiệu quả ngày càng cao nên không có tác dung phụ lên hệ thần kinh như những vaccine cũ được sản xuất từ não chuột với độ tinh khiết không cao.

Các bạn nên yên tâm sử dụng vaccine vì công nghệ máy móc và sự phát triển y khoa ngày càng tăng cao. Chất lượng vaccine mang lại rất tuyệt vời nên không cần phải lo lắng về tác dụng phụ như những quan niệm trước. Việc tiêm vaccine là điều cần thiết và bắt buộc nên khi bị chó dại cắn cần đến cơ sở tiêm phòng.

Một số phản ứng khi tiêm vaccine

Một số phản ứng thường gặp như đau, sưng đỏ, phồng tại nơi tiêm, một số người sẽ cảm thấy đau đầu hay chóng măt. Những phản ứng này không nặng nên các bạn không cần phải lo lắng.

Tiêm Ngừa Bị Chó Dại Cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần theo dõi chó trong 10 ngày, nếu chó có biểu hiện bị bệnh thì mới tiêm ngừa dại, hay lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó? Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì có cần tiêm các mũi tiếp theo không ạ?

Chào bạn Tâm Đức,

Sau khi bị chó cắn, nếu có điều kiện thì tốt nhất là lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó. Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn phải tiêm các mũi vắc xin bệnh dại tiếp cho đúng liều vì hiện nay chỉ có thuốc phòng bệnh chứ không có thuốc điều trị bệnh.

Thân mến.

Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại:

– Đau đầu;– Choáng váng, khó chịu;– Đau bụng;– Buồn nôn;– Đau cơ;– Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.

Trước khi pha chế vắc xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 8oC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Bị Chó Cắn Chích Ngừa Ở Đâu? Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không?

Bạn không được chủ quan khi bị chó dại cắn, phải đi sơ cứu ngay. Việc sơ cứu khi bị chó cắn là điều hết sức quan trọng. Điều đầu tiên trong bước sơ cứu đó chính là phải loại bỏ phần áo/quần ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu cắn ở chân hay tay thì các bạn có thể xắn quần áo lên và cắt bỏ phần vải này ngay lập tức. Chính thao tác này sẽ giúp các bạn hạn chế nước bọt của con chó dại bám trên vết thương, vải quần của các bạn.

Sau đó, các bạn sẽ phải nhanh chóng rửa vết thương ngay dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn nên dùng nước ấm để có thể rửa và làm sạch vết thương. Các bạn có thể dùng nước muối, xà bông hay dung dịch sát trùng để có thể khử trùng vết thương bị chó dại cắn. Tuy nhiên, các bạn cần tránh chà xát mạnh, điều này sẽ khiến vết thương bị ảnh hưởng, vết thương sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bạn hãy kiểm tra lại tình trạng vết cắn nặng, nhẹ như thế nào sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong. Nếu chỉ là vết thương nhỏ hay là vết xước tại da thì các bạn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và nghe theo sự chỉ bảo của các bác sĩ. Ngoài ra, các bạn cần theo dõi sức khỏe của mình và tình trạng của chó dại đã cắn bạn để đưa ra các biện pháp xử lý hợp tình, hợp lý.

Nếu bị chó thường cắn thì có thể sẽ ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe các bạn nhưng chó dại thì lại khác. Bị chó dại cắn là rất nguy hiểm nên ngoài việc sơ cứu những bước đầu, các bạn phải tới trạm y tế hay bệnh viện gần nhất để có thể chích ngừa nhằm điều trị bệnh.

Bạn nên xử lý, chữa trị tại các cơ sở y tế nếu bị các dấu hiệu như sưng vết thương; vết thương ngày càng đau và trầm trọng hơn; đỏ, rát và nóng xung quanh các vết cắn. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như sốt hay hay chảy mủ khi bị chó cắn cũng rất nguy hiểm.

Một khi bị chó dại cắn, gặp những vấn đề sau đây thì các bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc và xử lý một cách tốt nhất: Đó là những vết cắn khá nguy hiểm ở vùng sinh dục, vùng cổ hay vùng đầu; vết cắn quá sâu trên 2cm; máy chảy liên tục, không ngừng sau 15 phút hay có quá nhiều vết cắn.

Bạn hãy theo dõi kỹ lưỡng những con chó đã cắn mình để có thể đưa ra những biện pháp xử lý một cách cụ thể và chính các nhất. Nếu bị tấn công bởi một con chó “vô danh”, lang thang ngoài đường và không biết con chó đã tiêm phòng dại chưa, các bạn sẽ phải tiêm vắc xin phòng dại ngay và luôn đi. Nếu không tiêm thì quả thực là rất nguy hiểm.

Đáng chú ý, các bạn cần chủ động theo dõi con chó đã cắn mình trong vòng 15 ngày. Nếu chú chó được xác nhận là đã tiêm phòng dại, chó vẫn ăn uống ngon tươi, vẫn khỏe mạnh bình thường thì các bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Đây là chó lành chứ không phải chó dại nên các bạn hãy cứ yên tâm.

3. Những trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp mà bạn nên tiêm vắc xin ngay

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mọi người nên tiêm phòng dại ngay nếu bị chó tấn công vào những vị trí nhạy cảm như cổ, đầu vì những vùng này khá nhiều dây thần kinh, virus dại sẽ phát tán rất nhanh. Hoặc nếu bị tấn công vào vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, lòng bàn tay thì cũng phải đến bệnh viện ngay vì đây là vùng dễ bị dập nát.

Kể cả các trường hợp chỉ bị chó con cắn cũng phải tiêm phòng ngay. Bởi chó con rất ít khi tấn công và cắn con người. Và việc dõi theo tình trạng của chó con cũng là điều hơi khó, không giống như chó mẹ.

Bạn phải khẩn cấp tới bệnh viện tiêm vắc xin ngay nếu xác định chó cắn bạn là một con chó đang phát bệnh dại. Chó dại trông thường buồn bã, sùi bọt mép, nước dãi chảy, mắt đỏ ngầu,… Chưa hết, các địa điểm bạn bị chó cắn hoặc nằm trong vùng dịch bệnh cũng rất nguy hiểm, khả năng mắc dại là rất lớn nên phải đi tiêm phòng ngay và luôn.

Đương nhiên, các bạn phải tới bệnh viện chữa trị nếu vết cắn của bạn là quá nhiều và quá nặng, con chó cắn bạn là chó lạ, chó hoang không thể theo dõi được. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, gan, HIV thì cũng phải liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để có thể đưa ra những phương án điều trị tốt nhất.

Nếu bị chó dại cắn, bạn nên đi tiêm phòng dại để đảm bảo an toàn. Việc tiêm phòng dại sẽ giúp các bạn được ngăn chặn căn bệnh dại. Dẫu vậy, đối với những ai không bị chó dại cắn, chỉ bị chó lành cắn thôi thì không nhất thiết phải đi tiêm phòng dại. Việc tiêm phòng dại sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi đáng kể.

Người Bị Chó Đã Tiêm Phòng Dại Cắn Có Cần Tiêm Vắc

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh dại, dù cho có bị chó đã tiêm phòng dại cắn thì nạn nhân cũng cần được hướng dẫn cách dự phòng bệnh dại bằng cách xử lý vết thương đúng cách và tiêm vắc-xin dại theo đúng phác đồ.

Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người dân, tiêm phòng dại cho chó là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.

Dại là bệnh lý viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống, gây ra bởi virus dại. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn từ các con vật mắc bệnh dại, phổ biến nhất là chó. Thậm chí, người mắc bệnh dại có thể do bị chó liếm vào các vết thương hở hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc vào các mô tiết chất nhầy như mắt, mũi, miệng. Bệnh dại là bệnh lý gây ám ảnh vì hiện nay không có biện pháp đặc hiệu chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đưa ra một chẩn đoán mắc bệnh dại cho một người bị chó cắn đồng nghĩa với việc đưa ra một bản án tử hình, như một cái chết báo trước vì tỷ lệ tử vong gần như 100%.

Phòng bệnh và điều trị dự phòng bệnh bằng vắc-xin phòng dại là biện pháp tốt nhất hiện có để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở những người bị chó cắn. Tiêm phòng dại cho cả người và động vật là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta, áp dụng liều tiêm vắc-xin phòng dại cho chó còn chưa được thực hiện phổ biến. Những người dân có nuôi chó nên được tư vấn và giải thích về lợi ích của vắc-xin dại và khuyến khích đi tiêm phòng dại cho thú cưng của mình một cách đầy đủ. Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp đơn giản nhưng có nhiều lợi ích cho việc dự phòng bệnh dại ở cả chó và người nếu không may bị chó cắn.