Chó Cắn Mà Không Chích Ngừa Có Sao Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chuột Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Có Cần Chích Ngừa Không?

Có thể bạn đang quan tâm: nhận đặt mua quần áo quảng châu giá sỉ tại hà nội uy tín – quán cà phê dành cho tình nhân ở sài gòn – kinh nghiệm mẹo đấu giá trên ebay an toàn nhất – Mua hàng trên Amazon ship về Việt Nam uy tín

Bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột không chỉ phá hoại tài sản, lương thực thực phẩm mà chúng còn là nguồn gốc gây nên rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người. Nhiều người chủ quan khi bị chuột cắn chảy máu không đi tiêm phòng và nghĩ rằng vết thương do chuột cắn sẽ không nguy hiểm, nhưng có thể bạn chưa biết rằng không ít bệnh nhân bị suy thận, giảm tiểu cầu, ho, sốt,… do chuột cắn.

Bệnh do virus Hantavirus ở chuột

Loại virus Hantavirus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột, kể cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus. Bệnh lây sang người qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn.

Biểu hiện của bệnh do virus Hantavirus ở chuột gây ra:

Sốt cao 3 – 5 ngày, có khi sốt kéo dài bốn-sáu tuần.

Tiếp đó là đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy,…

Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.

Bệnh Leptospirose – bệnh vàng da xuất huyết

Bệnh vàng da xuất huyết cũng là một bệnh thường gặp do chuột gây ra với các biểu hiện:

Sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, có nôn và đau cơ kéo dài từ 4 – 7 ngày.

Sau đó da có màu vàng da cam, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.

Ngoài ra chuột còn gây ra bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis, bệnh do vi khuẩn Salmonella,…

Vậy người bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột rất ít khi tấn công người, nhưng nếu bạn vô tình bị chúng cắn phải sẽ rất nguy hiểm. Vì các vết cào, cắn do chuột gây ra tuy chỉ ngoài da nhưng là đường vào của các bệnh như dại, sốt chuột cắn.

Căn bệnh này do các loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chuột gây ra. Khi bạn bị chuột cắn, vi khuẩn này sẽ theo vết cắn, nhiễm vào máu và gây nên hiện tượng sốt cho bạn. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bị chuột cắn có cần chích ngừa không?

Chuột cắn có phải tiêm phòng không?

Sau 2 – 10 ngày bị chuột cắn sẽ phát bệnh với các triệu chứng: sốt, nôn mửa, đau khớp, đau cơ, xuất hiện hồng ban hoặc xuất huyết dưới da.

Khi chẳng may bị chuột cắn, bạn cần được chăm sóc y tế như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine (bán tại các nhà thuốc). Sau đó bạn cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra?

Hầu hết các loại bệnh do chuột gây ra đều chưa có Vắc-xin phòng ngừa. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của mình và tránh không bị các bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra, các bạn nên:

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Tiêu diệt chuột trên phạm vi sinh sống của gia đình.

Tránh tiếp xúc với chuột hay các chất thải của chuột.

Dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.

Chuột thường sống ở những nơi dễ kiếm thức ăn. Vì vậy việc bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột, từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.

Nếu dọn dẹp nhà cửa, nghi ngờ chỗ nào có chuột cần mang bao tay cao su để tránh bị chuột cắn. Sử dụng nước tẩy javel lau sạch chỗ nào có nước tiểu của chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh sự lây nhiễm của virus.

Khi phát hiện có chuột chết nên dùng tay ni lông gói chuột vào túi bóng rồi cho vào thùng rác. Tránh trường hợp phát tán virus, vi khuẩn có trong chuột ra môi trường sống gây nên các dịch bệnh.

Có chế độ vệ sinh, chăm sóc cẩn thận khi bị chuột cắn, rửa sạch vết thương và sát trùng.

Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bị Chó Con Cắn Có Phải Tiêm Chích Ngừa Dại Không?

Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.

Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.

Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.

Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?

Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.

Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.

Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.

Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.

Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại

Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bị Chó Cắn Chích Ngừa Ở Đâu? Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không?

Bạn không được chủ quan khi bị chó dại cắn, phải đi sơ cứu ngay. Việc sơ cứu khi bị chó cắn là điều hết sức quan trọng. Điều đầu tiên trong bước sơ cứu đó chính là phải loại bỏ phần áo/quần ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu cắn ở chân hay tay thì các bạn có thể xắn quần áo lên và cắt bỏ phần vải này ngay lập tức. Chính thao tác này sẽ giúp các bạn hạn chế nước bọt của con chó dại bám trên vết thương, vải quần của các bạn.

Sau đó, các bạn sẽ phải nhanh chóng rửa vết thương ngay dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn nên dùng nước ấm để có thể rửa và làm sạch vết thương. Các bạn có thể dùng nước muối, xà bông hay dung dịch sát trùng để có thể khử trùng vết thương bị chó dại cắn. Tuy nhiên, các bạn cần tránh chà xát mạnh, điều này sẽ khiến vết thương bị ảnh hưởng, vết thương sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bạn hãy kiểm tra lại tình trạng vết cắn nặng, nhẹ như thế nào sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong. Nếu chỉ là vết thương nhỏ hay là vết xước tại da thì các bạn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và nghe theo sự chỉ bảo của các bác sĩ. Ngoài ra, các bạn cần theo dõi sức khỏe của mình và tình trạng của chó dại đã cắn bạn để đưa ra các biện pháp xử lý hợp tình, hợp lý.

Nếu bị chó thường cắn thì có thể sẽ ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe các bạn nhưng chó dại thì lại khác. Bị chó dại cắn là rất nguy hiểm nên ngoài việc sơ cứu những bước đầu, các bạn phải tới trạm y tế hay bệnh viện gần nhất để có thể chích ngừa nhằm điều trị bệnh.

Bạn nên xử lý, chữa trị tại các cơ sở y tế nếu bị các dấu hiệu như sưng vết thương; vết thương ngày càng đau và trầm trọng hơn; đỏ, rát và nóng xung quanh các vết cắn. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như sốt hay hay chảy mủ khi bị chó cắn cũng rất nguy hiểm.

Một khi bị chó dại cắn, gặp những vấn đề sau đây thì các bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc và xử lý một cách tốt nhất: Đó là những vết cắn khá nguy hiểm ở vùng sinh dục, vùng cổ hay vùng đầu; vết cắn quá sâu trên 2cm; máy chảy liên tục, không ngừng sau 15 phút hay có quá nhiều vết cắn.

Bạn hãy theo dõi kỹ lưỡng những con chó đã cắn mình để có thể đưa ra những biện pháp xử lý một cách cụ thể và chính các nhất. Nếu bị tấn công bởi một con chó “vô danh”, lang thang ngoài đường và không biết con chó đã tiêm phòng dại chưa, các bạn sẽ phải tiêm vắc xin phòng dại ngay và luôn đi. Nếu không tiêm thì quả thực là rất nguy hiểm.

Đáng chú ý, các bạn cần chủ động theo dõi con chó đã cắn mình trong vòng 15 ngày. Nếu chú chó được xác nhận là đã tiêm phòng dại, chó vẫn ăn uống ngon tươi, vẫn khỏe mạnh bình thường thì các bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Đây là chó lành chứ không phải chó dại nên các bạn hãy cứ yên tâm.

3. Những trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp mà bạn nên tiêm vắc xin ngay

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mọi người nên tiêm phòng dại ngay nếu bị chó tấn công vào những vị trí nhạy cảm như cổ, đầu vì những vùng này khá nhiều dây thần kinh, virus dại sẽ phát tán rất nhanh. Hoặc nếu bị tấn công vào vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, lòng bàn tay thì cũng phải đến bệnh viện ngay vì đây là vùng dễ bị dập nát.

Kể cả các trường hợp chỉ bị chó con cắn cũng phải tiêm phòng ngay. Bởi chó con rất ít khi tấn công và cắn con người. Và việc dõi theo tình trạng của chó con cũng là điều hơi khó, không giống như chó mẹ.

Bạn phải khẩn cấp tới bệnh viện tiêm vắc xin ngay nếu xác định chó cắn bạn là một con chó đang phát bệnh dại. Chó dại trông thường buồn bã, sùi bọt mép, nước dãi chảy, mắt đỏ ngầu,… Chưa hết, các địa điểm bạn bị chó cắn hoặc nằm trong vùng dịch bệnh cũng rất nguy hiểm, khả năng mắc dại là rất lớn nên phải đi tiêm phòng ngay và luôn.

Đương nhiên, các bạn phải tới bệnh viện chữa trị nếu vết cắn của bạn là quá nhiều và quá nặng, con chó cắn bạn là chó lạ, chó hoang không thể theo dõi được. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, gan, HIV thì cũng phải liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để có thể đưa ra những phương án điều trị tốt nhất.

Nếu bị chó dại cắn, bạn nên đi tiêm phòng dại để đảm bảo an toàn. Việc tiêm phòng dại sẽ giúp các bạn được ngăn chặn căn bệnh dại. Dẫu vậy, đối với những ai không bị chó dại cắn, chỉ bị chó lành cắn thôi thì không nhất thiết phải đi tiêm phòng dại. Việc tiêm phòng dại sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi đáng kể.

Nên Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn

Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì o Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

– Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Phác đồ tiêm phòng dại: 1. Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).

Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.

Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.

2. Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).

Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da.

Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.

Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.

SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và không dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.

Bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại.

Bs. GiaThuoc