Chó Cắn Kiêng Đám Ma Bao Nhiêu Ngày / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Dại Cắn Phải Làm Gì? Có Phải Kiêng Đến Đám Ma Không?

Khi bị chó dại cắn, bạn cần làm sạch vết thương theo những thao tác sau:

Làm sạch vết thương :bạn chỉ cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ máu và bụi bẩn. Lưu ý nên rửa nhẹ nhàng , không nên chà xát mạnh.Tiếp đó có thể sử dụng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Các loại thuốc này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Bạn chỉ nên đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Khi bị chó cắn, đặc biệt là chó hoang, rất nhiều người lo lắng mình bị mắc bệnh dại. Vậy làm thế nào để xác định có mắc dại hay không?

Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Giai đoạn này nạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Bên cạnh đó cũng có trường hợ bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.

Lúc phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:

Thể co thắt: Thể này chiếm đa số, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.

Thể liệt: Với dạng này, người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.

Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.

2. Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng?

Bên cạnh bị chó dại cắn phải làm gì, phải xử lý như thế nào thì bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc.

Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe, trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đi tiêm vacxin phòng dại. Nếu sau 15 ngày, chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Trường hợp đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Chính vì thế, nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

3. Bị chó dại cắn có phải kiêng đám ma không?

Theo quan niệm dân gian, bị chó dại cắn thì không nên đến đám ma nếu không muốn phát bệnh dại. Vậy quan niệm này có đúng không?

Tuy nhiên, theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó dại cắn sẽ phát bệnh khi tới đám tang là co. Dân gian gọi đó là bị “nhiễm âm khí”.

Ông Độ Trọng Khuê- Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa Phương Đông cho biết: người bị chó cắn mang virus dại cũng tương tự như người ốm. Lúc này, sức đề kháng yếu, dương khí suy giảm, khi tới đám ma sẽ bị tác động bởi âm khi khiến bệnh nặng hơn, đặc biệt là những đám ma bị trùng tang.

Cũng theo góc độ tâm linh, người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà khoa học chưa thể đo đếm được, có tác động cấu đến có thể với những người thể trạng đau ốm, yếu vía. Có thể người bị chó dại cắn do không đi tiêm ngừa dại, nọc dại ngấm sâu vào cơ thể và đúng thời điểm tới đám tang gặp âm khí khiến virus dại phát tác.

Những Người Kiêng Đi Đám Ma Là Ai?

Đám tang là nơi âm khí rất nặng, lại là nơi đông người cho nên chúng ta cần nên cẩn trọng. Chúng ta nên tìm hiểu để biết và nhớ những người nào nên kiêng đi đám ma để không làm tổn hại đến phúc khí, sức khỏe của bản thân.

Những người nên kiêng đi viếng đám tang

Những người nên kiêng đi đám ma là những ai?

Nhũng người kiêng đi đám ma trước hết phải kể đến là nhóm người quá mẫn cảm với “hơi lạnh”. Bởi thực tế có những người cứ đi viếng đám ma về là nhức mỏi,.. đặc biệt một số người mắc các bệnh mũi xoang, xương khớp mãn tính.

Theo quan niệm dân gian, người có bệnh, ốm yếu, trẻ em,.. tốt nhất là kiêng không nên đến đám tang.

Bên cạnh đó một số người khác mang nặng yếu tố tâm lý “stress” kích xúc do thương cảm người chết tự cơ thể sản sinh ra các enzym phản ứng ngược lại.

Đặc biệt những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

Mang thai có nên đi đám tang hay không?

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên hạn chế đến dự đám tang vì sợ hơi lạnh từ người chết ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ. Dân gian xưa nay vẫn sợ hơi lạnh ở nhà của người mới chết, đây là hiện tượng có thật.

Thật ra hơi lạnh chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Khi chết, từ xác người chết thường bốc lên một loại hàn khí rất dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai.

Mẹ bầu có nên đi viếng đam tang không?

Bên cạnh việc nhiễm lạnh, phụ nữ mang thai cũng không nên dự đám tang vì khi đi đám tang, thai phụ phải chứng kiến sự đau thương, mất mát,.. nên gặp phải cú sốc lớn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cần lưu ý khi đi viếng đám tang:

Biện pháp hóa giải đối với trường hợp bắt buộc phải đến đám ma

Thực tế người Việt Nam nặng tình, coi “nghĩa tử là nghĩa tận” nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng kém vẫn đi viếng đám tang. Để hạn chế hơi lạnh xâm nhập cơ thể người đến viếng ngay khi nhận được tin báo chết là viếng luôn, tốt nhất là trước 6 tiếng hoặc ngay sau khi khâm liệm.Trong dân gian có kinh nghiệm cho rằng khi phải đi dự đám tang, hoặc đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ ở nghĩa trang, tốt nhất nên mang theo người củ tỏi hay quả bồ kết

Đi đám tang tốt nhất nên mang theo quả tỏi

Một số nơi đặt sẵn ở góc nhà một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hoặc nếu nhà có vườn rộng thì thường đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, xua đi tà khí. Cùng tìm hiểu cách làm hết hơn lạnh để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, với những người có con nhỏ, tốt nhất sau khi đi đám tang về nên hơ qua lửa (cả mặt, tay và vùng thân trước), rửa mặt mũi sach sẽ, thay quần áo rồi mới bế trẻ.

Bồ kết và vỏ bưởi trừ uế khí

Khi đến đám ma, những người kiêng đi đám ma nên mặc quần áo chỉnh tề, quần áo màu đen hoặc xám, xức dầu gió vào các huyệt ấn đường, thiên đột, phong trì, vv,.. thắp hương chia buồn xong thì về, khi tụ tập ăn uống nhậu nhẹt. Đến với điện hoa online để biết thêm nhiều thông tin bổ ích. Xin cảm ơn!

Đi Viếng Đám Ma, Đám Tang Nên Làm Gì, Kiêng Cử Gì ?

Người Việt Nam luôn có tinh thần tương thân tương ái vì vậy khi trong làng xóm nơi họ ở có người qua đời, người ta luôn đi viếng để chia buồn với gia đình người mất cũng như giúp họ giải quyết các việc trong đám. Vì vậy khi Đi viếng đám ma, đám tang nên làm gì, kiêng cử gì ? là điều ai cũng cần biết và chú ý để giúp mình không phạm phải những điều kiêng kỵ cũng như tránh gây thêm những tổn thương cho gia đình người mất.

Những điều nên kiêng cử khi đi viếng đám ma, đám tang

1. Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ

Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.

2. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng dự tang lễ

Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm. Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

3. Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

4. Không mặc lòe loẹt và cười nói ầm ĩ Người đi viếng đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, trang điểm nhiều, tô son đỏ, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.

5. Không nên bật nhạc điện thoại chuông to khi đi viếng đám tang Trong buổi tang lễ, ngoài việc người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã nếu có đám cưới bên cạnh, thì người đi viếng cũng lưu ý để chế độ điện thoại nhỏ để tránh trường hợp có người gọi tới chuông reo to, hoặc có nhạc vui nhộn tạo hình ảnh không hay.

6. Vái khi đi viếng đám tang

Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy. Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái). Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà, người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

7. Sau khi đi viếng đám tang về thì bạn nên làm một số việc sau đây:

– Đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi.

Đi đám ma, đám tang nên làm gì?

1. Nên ăn nói nhỏ nhẹ, đi đứng cẩn thận không được làm ồn, tránh bưng bê làm bể đồ đạt sẽ gây ra tiếng động làm người thân không vui.

Khi người đi đám ma thường ở lại giúp đỡ gia đình người mất làm những việc như chuẩn bị đồ lễ cúng, chuẩn bị đồ ăn để tạ ơn những người đến giúp đỡ. Trong quá trình làm thì cần chú ý ăn nói nhỏ nhẹ, tránh gây ra những tiếng nói lớn hay ồn ào làm đả động đến linh hồn nguồi chết và cũng không thể hiện sự lịch sự.

2. Mặc đồ lịch sự, tối màu.

Không ai đến đám mà mà lại mặc đồ quá sặc sỡ điều này sẽ làm cho người khác nghĩ mình không hiểu lễ nghĩa cũng như đám ma luôn thể hiện sự ưu buồn, mất mát, chia ly nên không được phá vỡ bầu không khí đó.

Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng

Bị Chó cắn là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa sao cho đúng để không nguy hại đến sức khỏe và tính mạng. Liệu rằng có nên chữa tại nhà không?

Trong gia đình nhà bạn có nuôi 1 chú chó, nếu như chúng chỉ cắn đồ, cắn đồ chơi của chúng (cắn bóng), cắn dép, cắn dây điện… thì đó là hiện tượng ngứa răng ở chó phát triển.

Nhưng khi chúng đã cắn người hay chính chủ của chúng, các bạn cần lưu ý những điều sau:

Công việc đầu tiên sau khi bị chó cắn quan trọng nhất là việc vệ sinh vết cắn. Nếu như vệ sinh không tốt, những virus có trong nước dãi của chó vào cơ thể vô cùng nguy hiểm.

Sau đó, sử dụng bánh xà phòng diệt khuẩn hoặc muối để rửa vết thương tránh bị nhiễm trùng.

Lưu ý: không được chà quá mạnh, như vậy sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra chính xác tình trạng vết thương sau cú cắn

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ việc tiếp theo các bạn cần làm là kiểm tra vết cắn tình trạng thương tổn như thế nào.

Nếu như vết cắn không chảy máu chỉ là vết xước nhỏ bạn có thể tự băng bó ở nhà. Lưu ý: nếu là chó dại thì bạn nên đến bệnh viện để tiêm phòng ngừa bệnh dại.

Nếu như vết thương sâu hoặc ở những vị trí sau đây thì các bạn nên đến các cơ sở y tế băng bó và tiêm phòng:

Bị chó cắn rách sâu hơn 2 cm.

Vết răng cắn của chó ở khu vực đầu, cổ và khu vực bộ phận sinh dục.

Có quá nhiều vết răng cắn trên cùng 1 khu vực.

Khi đã rửa sạch và sát trùng vết thương thì bạn sử dụng băng gạc hoặc vải sạch mỏng thoáng để băng vết thương cầm máu cũng như để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Nếu là chó lạ, sẽ rất khó để bạn phát hiện được bạn có bị chó dại cắn hay không. Thông thường, thời gian ủ của bệnh dại sẽ vào khoảng 2 đến 3 ngày. Sau đó, cơn dại sẽ phát tán trong khoảng 7 ngày đến 1 tháng.

Đáng chú ý nhất chính là từ 7 đến 10 sau khi bị chó cắn, đây chính là thời điểm phổ biến để bệnh dại có dấu hiệu lên cơn.

Vì vậy, bạn cần phải theo dõi 1 cách sát sao để có được cho mình phương án phòng và điều trị bệnh chính xác.

🏵️🏵️🏵️ HƯỚNG DẪN: Cách cắt móng chân cho chó

Trong trường hợp bị chó cắn, thông thường khoảng thời gian ủ virus và mầm bệnh trong khoảng từ 1 – 4 ngày, nhiều nhất là 1 tháng nhưng rất hiếm.

Trong thời gian đó, nếu chú chó cắn bạn có những biểu hiện đó thì bạn nên đến các cơ sở y tế để chích ngừa bệnh dại.

Nếu như bị cắn sâu và ở các vùng cơ thể nguy hiểm thì bạn nên đến và nằm theo dõi tại các cơ sở y tế để được điều trị và phòng ngừa tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể uống 1 số loại thuốc nam và ăn nhiều rau ngót để hỗ trợ việc giải độc.

♻️♻️♻️ THAM KHẢO: Chó sủa đầu năm là điềm gì

Thông thường, nếu như bị chó cắn có vết thương thì bạn chỉ cần uống thêm kháng sinh để tăng đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trong thời gian này cũng nên tránh không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia và rượu.

Trong thực phẩm nên hạn chế ăn rau muống, tôm, thịt gà, thịt bò… sẽ dẫn đến đau nhức vết thương và chảy mủ vết thương.

Không chỉ vậy, trong khoảng thời gian bị chó cắn bạn không nên tiếp xúc với chó và các động vật khác.

Bởi trong cơ thể chúng có ve, nếu như để ve chó cắn người trong thời gian theo dõi chó cắn rất dễ tử vong.

🔔🔔🔔 HƯỚNG DẪN: Cách đặt tên cho cún theo thần tượng

Để giúp chó, mèo cũng như bản thân phòng tránh được bệnh dại, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Vệ sinh chuồng chó mèo thường xuyên, tránh để chuồng bị nhiễm bẩn.

+ Cần cách ly ngay chú chó của mình khi có những hiện tượng như: Hung dữ đột ngột, thường xuyên chảy dớt dãi,….

+ Tắm rửa, làm mát cơ thể cho chó mèo một cách thường xuyên, tránh để chúng bị nóng.

+ Có chế độ ăn uống phù hợp để tăng sức đề kháng cho chó, mèo.

Mơ chó cắn chân nghĩa là bạn đã mất đi khả năng cân bằng mọi việc trong cuộc sống. Mọi mục tiêu, dự định trong tương lai đang bị trì hoãn.

Bên cạnh đó giấc mơ này còn là dấu hiệu cho bạn thấy mình có khả năng bảo vệ cho chính bản thân và những người thân.

Lương Y Lý Giải Tại Sao Khi Mang Bệnh Ung Thư Lại Kiêng Đi Đám Ma

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để giải thích việc bị ung thư nên kiêng đi đám ma nhưng trong kinh nghiệm dân gian đã tồn tại quan niệm đó. Đã có nhiều người mang bệnh ung thư đi đám ma và ngay lập tức bệnh bùng phát dữ dội.

Bệnh ung thư kiêng đám ma Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình

ở Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân cho biết, việc người ốm cụ thể là bị ưng thư kiêng đi đám ma vì bị tác động của một lực vô hình nào đó làm bệnh nặng hơn là có thật và mọi người cần có cái nhìn thấu đáo hơn. Lương y Đỗ Thị Ngọ (Hòa Bình), người được tôn vinh “Lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, cũng nhấn mạnh việc bị bệnh ung thư phải kiêng đi đám tang là đúng. Bởi lẽ, với những người bị bệnh ung thư nói riêng, người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới chỗ lạnh dễ khiến cơ thể mệt thêm và sinh bệnh. “Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư, trong cơ thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên kháng thể yếu, không chống cự được cái “lạnh” ở đám tang, sẽ bị ốm lâu và bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nơi đó. Có người mới ốm dậy mà đi bốc mộ sau đó càng ốm lâu vì khi đó sức đề kháng yếu, họ không chịu được vía lạnh” – lương y Ngọ kể lại câu chuyện mình đã từng gặp trong thực tế. Có cùng quan điểm với lương y Ngọ, lương y Phạm Thị Hồng – vị lương y mà tên tuổi của bà gắn liền với “kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông” hay còn gọi “kỳ án huyệt trai trinh” cũng cho rằng, những người mắc bệnh ung thư nên kiêng đi tới đám tang.

Lương y Phạm Thị Hồng

“Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó. Đám tang “lạnh” mà sức khỏe họ kém. Thêm vào đó ở đám tang “dương khí” kém, phần “âm khí” lại nhiều nên sức khỏe người bệnh sẽ đau đớn hơn dẫn tới bệnh tiến triển nhanh. Mỗi người sẽ có mỗi cách hiểu về ý kiến “bệnh ung thư nên kiêng đám ma”. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra là như thế, còn trong đông y chưa thống nhất được quan điểm” – lương y Hồng cho hay. Một vị bác sỹ hiện đang công tác tại khoa Nội Trung tâm Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì khẳng định việc kiêng đi đám tang đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các chương trình học mà ông được “lĩnh hội” từ các giáo sư, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực y tế cũng chưa khi nào thấy đề cập tới điều này. Tuy nhiên, vị bác sỹ này cũng thấy lạ khi nhìn nhận ở góc độ tâm linh và kinh nghiệm dân gian thì điều ấy là có. “Tôi đã từng gặp trường hợp phụ nữ có thai khoảng 8 tháng đi đám ma về và phải đi sinh non.Hoặc có người đang bình thường, từ trước tới nay cơ thể không phát hiện ra bệnh tật gì. Sau khi đi đám ma về thấy hạch nổi lên rất nhanh. Khi đó mới phát hiện ra mình bị bệnh. Bản thân tôi cũng chưa gặp được ai để giải thích được điều này.Theo tôi quan điểm, đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra. Không mất tiền bạc, không vất vả gì thì cứ kiêng cho chắc” – vị bác sỹ này chia sẻ. Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang (dân gian gọi là trừ tà). Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cá nhân bác sĩ cũng từng được chứng kiến nhiều trường hợp đi đám ma về bệnh bùng phát rất nhanh. Ví dụ bệnh nhân bị chó dại cắn chỉ cần gặp đám ma là lên cơn rất nhanh. Người bị ung thư thì khối u phát triển mạnh, vết thương trên người sưng tấy, ốm, cảm… Những trường hợp này dân gian gọi là mắc hơi người chết. Dân gian xưa nay vẫn giải thích là do hơi lạnh của người mới chết. Nhưng lạnh thế nào thì rất mơ hồ. Có thể cái lạnh này là do từng người cảm nhận được (lạnh người, rợn người) chứ không phải cái lạnh nhiệt độ thông thường. Vì cái hơi đó không thể lạnh bằng trong phòng điều hòa được.

Tại sao người bị ung thư lại kiêng đám ma

Nhiều người còn cố lý giải “hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mạn tính… nên tránh đến đám tang. Thế nhưng lý giải này cũng khó thuyết phục vì vi khuẩn cứ cho là rất nhiều từ người chết cũng không thể tác động mạnh vào tận khối u của bệnh nhân ngay được. Tôi từng nghe một người thân trong gia đình kể câu chuyện thú vị như sau. Người này bị mụn cơm đầy 2 cánh tay. Ông đã chữa mẹo dân gian bằng cách chà 2 cánh tay đầy mụn cơm đó lên thi thể một người bạn gặp nạn do sập hầm. Thật lạ lùng là ngay mấy hôm sau, những mụn cơm đó khô lại thành vẩy và bong ra hết. Điều này rất khó lý giải bằng khoa học. Có thể ở người mới chết toát ra một thứ năng lượng nào đó mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có. Thứ năng lượng này khá độc và tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng không được tốt (yếu bóng vía). Ta biết vậy và cứ kiêng, tránh cho lành. Nếu bất cứ điều gì cũng phải cần khoa học giải thích thì quá khó. Xét ra, khoa học chỉ có tuổi là một đứa trẻ so với hàng nghìn năm đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Thế nên cũng đừng vội phủ nhận mọi thứ khi “không có cơ sở khoa học”. Bắt khoa học giải thích hết mọi chuyện trên đời là không thể.