Chó Cắn Kiêng Ăn Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì Để Mau Lành Vết Thương?

Chó là loại động vật thân thiết với con người, song tai nạn do chó cắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là với các em nhỏ.

Nhiều người truyền tai nhau rằng bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu. Tuy nhiên, các bác sĩ kết luận rằng việc ăn các loại đậu không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị chó cắn.

Thực chất, việc ăn uống tự nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế bia rượu sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và phục hổi nhanh. Trường hợp thấy cơ thể có những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt..thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Bị chó dại cắn có được đến đám tang hay không?

Bên cạnh lời đồn bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu thì nhiều người còn đồn thổi nhau rằng bị chó dại cắn không được đến đám tang vì sẽ bị phát bệnh và lên cơn dại. Đây là quan niệm dân gian. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp bị chó dại cắn tham dự lễ tang có dấu hiệu phát bệnh dại.

Thế nhưng, chỉ có thể giải thích vấn đề này theo khía cạnh tâm linh. Do người bị bệnh, sức khỏe kém nói chung và trường hợp bị chó dại cắn nói riêng thì thường nên tránh tiếp xúc ở những chỗ có nhiều âm khí. Nếu tiếp xúc sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đến nay, tuy vẫn chưa có một minh chứng khoa học nào cụ thể cho điều này nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên tốt nhất bạn vẫn nên thực hiện theo kinh nghiệm thực tế này để tránh những biến chứng hay sự cố xảy ra.

Một số việc cần làm khi bị chó cắn đề phòng biến chứng

Trong các trường hợp sau nạn nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất:

Vết cắn sâu trên 2cm

Vết cắn tương đối sâu và gần vùng đầu, cổ

Vết thương không cầm máu sau 15 phút được băng bó cố định

Vệ sinh vết thương do chó cắn

Bạn cũng cần rửa sạch vết thương nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Nên rửa kỹ bằng nước ấm, với nhiều xà phòng để đảm bảo làm sạch vi khuẩn, mầm bệnh xung quanh vết thương và những vi khuẩn từ miệng con chó.

Bất cứ loại xà phòng nào cũng có thể sử dụng, tốt nhất nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn.

Băng bó

Với những vết cắn sâu, có thể sử dụng khăn sạch hoặc gạc giữ cố định vào vết thương để cầm máu. Dùng băng để băng vết thương. Vết thương cần được băng và cầm máu trong vòng vài phút.

Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Trước khi băng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương. Thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi vết thương lành lại.

Thay băng

Thay băng ngay khi băng bị ướt, ví dụ như sau khi tắm rửa. Rửa lại vết thương nhẹ nhàng, dùng kem kháng sinh và băng sạch để thay thế. Cần thay băng tối thiểu 1 – 2 lần/ngày

Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi vết thương. Nếu có một trong các dấu hiệu sau, vết thương cần được xử lý tại cơ sở y tế trong trường hợp đau ngày càng trầm trọng, sung, đỏ hoặc nóng xung quanh vết cắn, sốt, chảy mủ…

Tiêm phòng uốn ván

Nạn nhân có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván với bất kỳ vết chó cắn gây rách da nào. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng uốn ván sau khi bị chó cắn nếu lần tiêm chủng uốn ván cuối cùng của bạn cách đây 5 năm trở lên.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc bị chó cắn kiêng ăn gì và những điều cần làm sau khi bị chó cắn để đảm bảo an toàn.

Bị Hạ Kali Thì Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

Tôi bị hạ kali thì nên kiêng ăn những gì thưa bác sĩ?

Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali trong máu thấp hơn so với mức bình thường. Thông thường, nồng độ kali trong máu là 3,6-5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Mức kali máu rất thấp (dưới 2,5 mmol/l) có thể đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Kali rất cần thiết cho cơ thể:

– Kali cần thiết cho hoạt động thần kinh và cơ. Kali là ion nội bào chính, với nồng độ khoảng 145 mEq/l, trong khi nồng độ ở dịch ngoại bào là 4 mEq/l. Hơn 98% lượng kali trong cơ thể nằm trong tế bào, việc đo lường kali từ mẫu máu tương đối không nhạy vì dao động nhỏ trong máu tương ứng với thay đổi lớn trong tổng lượng dự trữ kali của cơ thể.

– Kali cũng thiết yếu cho chức năng bình thường của cơ, cả cơ vận động chủ ý (như cơ ở cánh tay, bàn tay, …) và cơ vận động không chủ ý (như cơ tim, cơ thành ruột,…). Bất thường nghiêm trọng về nồng độ kali có thể hủy hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngưng tim và tử vong.

– Lượng kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng kali trong, ngoài tế bào và lượng kali mất qua thận, qua mồ hôi và qua phân. Một chế độ ăn bình thường đủ chất sẽ đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc bổ sung lượng kali mất hằng ngày.

Hạ kali máu rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có sẵn những bệnh lý mạn tính như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… Hạ kali máu có thể gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh (một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp dẫn đến ngừng tim). Cấp cứu ngừng tuần hoàn ở những bệnh nhân này mà không phát hiện tình trạng hạ kali máu sẽ dẫn tới thất bại do liệt cơ hô hấp gây suy hô hấp, thậm chí liệt tứ chi.

Tiểu Đường Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe? Nên Kiêng Ăn Gì?

Bệnh tiểu đường còn được gọi tên khác là bệnh tháo đường. Bệnh này được xem là một loại rối loạn chuyển hóa từ glucose ( đường trong máu) thành các chất như chất béo, carbohydrate, protein. Lượng đường huyết tăng khi đói và việc thiếu các chất được chuyển hóa trong máu sẽ dễ gây ra các bệnh như bệnh tim, thận, thần kinh, xương khớp, gây ra đột quỵ, vết thương khó lành.

Đối với những tình trạng bệnh thông thường, cơ thể người bệnh không đủ khả năng chuyển hóa hiệu quả bột, đường từ thực phẩm hàng ngày thành năng lượng. Chính nguyên nhân này đã làm cho lượng đường tích tụ trong máu ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tổn thương các bộ phận khác như hệ thần kinh, thị giác, thận…

Bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như chế độ ăn uống, sinh hoạt, lượng đường trong máu cao, thừa cân, béo phì và ngoài ra còn có yếu tố di truyền.

Bệnh tiểu đường nếu gặp phải thì không thể chữa khỏi và có thể biến chứng mạnh hơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Và hiện nay căn bệnh này được phân loại thành tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Và tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có phác đồ điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị.

Đái tháo đường là một căn bệnh khó có thể kiểm soát và điều trị triệt để. Tuy nhiên nếu người bệnh quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng, chọn những loại thực phẩm phù hợp, cần biết những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn. Vậy người tiểu đường nên ăn gì kiêng gì để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị:

Thực phẩm chứa đường bột: Thành phần này có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại đậu, rau củ quả… chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng để hạn chế chất béo.

Ăn nhiều thịt, cá: ăn nhiều cá, thịt nạc, thịt gia cầm nhưng bỏ da và không ăn thịt mỡ… chế biến bằng cách luộc, hấp, nướng và hạn chế chiên xào để tránh dầu mỡ. Và nên ăn thực phẩm chứa chất béo, đường tự nhiên có trong đậu nành, dầu cá, dầu olive…

Ăn nhiều rau: loại thực phẩm cần thiết cung cấp nhiều vitamin và chất xơ sẽ hỗ trợ tốt cho người bệnh trong thời gian điều trị. Người bệnh có thể ăn những loại rau sống, hoặc hấp, luộc chín, salad nhưng không sử dụng các loại sốt có chất béo.

Trái cây là nguồn thực phẩm không thể thiếu với người bệnh tiểu đường, ăn khi trái cây còn tươi, không nên chế biến chung với sữa hoặc kem và tránh những loại trái cây chín ngọt như: Sầu riêng, xoài chín…

Protein: Đối với người lớn lượng protein đạt 1 – 1,2 g/kg/ngày, nói cụ thể năng lượng mỗi khẩu phần ăn nên ở mức từ 15 – 20% là tốt nhất.

Lượng lipit: nên ở mức 25% trên khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng các loại axit bão hòa. Với lượng chất béo duy trì mỗi ngày sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết, ngăn tình trạng xơ vữa động mạch.

Gluxit: Tỷ lệ ở mức 50 – 60% trên tổng khẩu phần ăn. Có nhiều trong gạo lứt, yến mạch, các loại đậu…

Người bệnh tiểu đường kiêng gì ?

Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình dài và bản thân vì vậy nếu trong thời gian điều trị người bệnh không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh sẽ càng nặng hơn. Để hỗ trợ điều trị tốt hơn người bệnh cần biết người bị bệnh tiểu đường kiêng ăn gì. Và sau đây là những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường cần hạn chế:

Tránh ăn quá nhiều cơm trắng vì lượng đường trong cơm rất cao.

Hạn chế bánh mì, miến, mì ăn liền, bột sắn dây hoặc các loại củ.

Không ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol làm tăng các nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Không ăn quá nhiều thịt mỡ, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm, kem, nước ngọt có ga, bánh ngọt…

Tránh ăn các loại mứt sấy khô… những loại chứa lượng đường cao sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải ở người từ 40 tuổi trở lên và chiếm 90 – 95% tổng số người mắc bệnh. Có những trường hợp người trẻ tuổi mắc bệnh là do chế độ ăn uống hoặc gặp phải tình trạng thừa cân béo phì. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gì kiêng gì để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh.

Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây ít đường: Rau xanh được xem là thực phẩm ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Trong rau xanh có chất xơ, khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết và cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ăn trái cây thường xuyên nhất là những loại quả ít đường như: ổi, táo, mận bưởi, cam… và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh này sẽ giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường nên có đầy đủ rau xanh

Như đã nói rau củ là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn và góp phần quan trọng vào quá trình hỗ trợ điều trị. Trong rau chứa nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất cao bên cạnh đó là các khoáng chất như protein, vitamin, chất xơ, chất béo tự nhiên… sẽ giúp cơ thể người bệnh nâng cao sức đề kháng. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để cung cấp đủ dưỡng chất trong cơ thể:

Ăn nhiều loại ngũ cốc và củ giàu chất xơ, những thực phẩm này sẽ cung cấp lượng tinh bột vừa đủ cho cơ thể bệnh nhân. Người bệnh có thể ăn những loại có chỉ số đường huyết <55 như: khoai lang, khoai mì, lúa mạch, các loại đậu, hạt óc chó… Ngoài ra cần hạn chế những loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường tinh luyện cao như bánh quy, các loại bánh ngọt để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Ăn nhiều bông cải xanh: Đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bị bệnh tiểu đường. Trong bông cải xanh có chứa thành phần sulforaphane giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, đối với những bệnh nhân thuộc tiểu đường tuýp 2 thì đây là thực phẩm cần bổ sung thường xuyên. Không chỉ vậy, bông cải xanh còn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm cảm giác lo âu, hạn chế tình trạng thèm ăn, chống béo phì, chất oxy hóa trong bông cải có tác dụng thải độc tố giúp thanh lọc và bảo vệ cơ thể.

Ăn nhiều khổ qua: Trong khổ qua có hàm lượng vitamin rất cao, đồng thời tính mát trong khổ qua sẽ giúp đào thải độc tố, hạ đường huyết, chống nhiễm trùng và tăng khả năng hấp thu glucose giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Ăn nhiều rau diếp cá: Rau diếp cá chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, không chỉ cung cấp chất xơ mà lượng vitamin B có trong diếp cá hạn chế được những tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch ở người đang mắc bệnh tiểu đường.

Ăn thêm bắp cải sẽ giúp tuyến tụy hoạt động tốt, tăng sản sinh insulin và kiểm soát được lượng đường trong máu. Bắp cải có thể luộc ăn kèm trong những bữa ăn chính sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Rau dền: đây là loại rau mọc dại không có giá trị kinh tế cao nhưng hàm lượng dưỡng chất trong rau dền vô cùng phong phú như chất xơ, magie và tình hàn mát vừa giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả đồng thời giúp kiểm soát đường huyết ở những người đang bị bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều cà rốt: cà rốt vừa cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể đồng thời vừa giúp kiểm soát đường huyết rất tốt nên đây được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thường xuyên trong mỗi bữa ăn hoặc ép lấy nước uống hàng ngày.

Bên cạnh việc dùng thuốc và chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng ăn gì thì người bệnh tiểu đường có thể kết hợp dùng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Diagold. Sản phẩm có nguồn gốc là thảo dược Đông Y, với thành phần từ thảo dược thiên nhiên (nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa, ngũ vị tử…) với công dụng hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là bệnh không thể điều trị khỏi, nhưng người bệnh vẫn có thể “sống vui sống khỏe” nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, việc kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Diagold sẽ giúp người bệnh dễ dàng đạt được cả hai mục tiêu quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đó là ổn định đường huyết lâu dài và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Ăn nhiều dưa leo: Dưa leo được xếp vào loại rau củ quả có tính hàn mát, rất dễ ăn và lượng hormone có trong dưa leo sẽ giúp sản sinh insulin cho tuyến tụy, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa được những biến chứng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường. Có thể ăn dưa leo sống, luộc hoặc ép lấy nước uống thường xuyên để thanh lọc, thải độc cho cơ thể.

Ăn nhiều măng tây: Đây được xem là loại rau rất tốt cho người đang bị bệnh đái tháo đường. Măng tây có khả năng bình ổn lượng đường trong máu và giúp cơ thể tăng cường sản sinh insulin giúp hấp thụ tốt glucose cho cơ thể. Măng tây có thể luộc chín ăn kèm với bữa ăn chín hoặc dùng ép lấy nước uống thường xuyên.

Bị Bỏng Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Cho Bệnh Mau Khỏi?

Trẻ bị bỏng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị bỏng kiêng ăn những gì?

1. Trẻ bị bỏng nên kiêng Trứng

Trứng là món khoái khẩu của nhiều trẻ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trứng cũng rất giàu dưỡng chất tuy nhiên trứng lại là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành, hình thành những khoảng trắng gây ra vết sẹo loang lổ, không đều màu. Bởi vậy, trong thời gian đầu khi trẻ bị bỏng, cha mẹ lưu ý cần loại bỏ trứng khi khỏi thực đơn của trẻ.

Trứng dễ gây loang lổ da trẻ

2. Bé bị bỏng kiên kiêng ăn Rau muống

Rau muống được xem là “thủ phạm” làm năng tăng sinh, kích thích các sợi collagen quá mức, khiến vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, tạo thành nhiều lớp mô xơ cứng, hình thành sẹo lồi, sẹo lõi gây mất thẩm mỹ nên rau muống được các chuyên gia khuyến cáo cần loại bỏ trong các bữa ăn của trẻ bị bỏng hoặc có v ết thương hở.

3. Kiêng Thịt bò

Bị bỏng kiêng rau muống

Là thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin B5, kali… rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng nếu ăn thịt bò vào lúc vết thương bị bỏng trên da trẻ đang có dấu hiệu khép miệng thì thực sự là điều không nên. Vì thịt bò sẽ làm tăng sắc tố melanin, gây hiện tượng sậm màu và tạo thành các vết sẹo thâm trên khu vực da bị bỏng của trẻ, rất mất thẩm mỹ.

4. Kiêng Đồ nếp và thịt gà

Kiêng sử dụng xôi và da gà

Thịt bò dễ để lại sẹo thâm

Được xem là “chủ mưu” góp phần làm vết thương hở sưng, mưng mủ, khó lành da, dễ viêm nhiễm, để lại sẹo xấu trên da nên cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ bị bỏng ăn thịt gà và đồ nếp.

5.Kiêng Hải sản

Bao gồm tôm, cua, ghẹ… là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng da, gây ngứa ngáy, khiến vết thương ở trẻ sưng, tấy đỏ, khó lành nên dù rất bổ dưỡng, ngon miệng nhưng cha mẹ cũng phải thẳng tay loại bỏ thực phẩm này trong bữa ăn của trẻ.

6. Kiêng Thực phẩm giàu natri

thịt xông khói khiến vết thương khó lành

Thực phẩm giàu natri có nhiều trong thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn, bánh hotdog… là nguyên nhân khiến mạch máu bị tổn thương, vết thương khó lành, làm chậm quá trình lành sẹo và tự chữa lành của cơ thể, đồng thời gây ra bệnh xơ vữa động mạch nên nếu trẻ bị bỏng hoặc có vết thương hở đang trong quá trình hồi phục, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này.

Bị bỏng kiêng hải sản

Ngoài ra, khi trẻ lành bệnh, cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu natri vì nó không tốt cho sức khỏe.

7. Kiêng Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh vừa không tốt cho sức khỏe, lại chứa nhiều dầu hydro hóa, thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo cơ thể nên với trẻ bị bỏng cũng kiêng thực phẩm này.

8. Kiêng Đường

Đường khiến vết bỏng dễ sưng viêm

Trẻ bị bỏng nên kiêng ăn gì? Ngoài 7 thực phẩm ở trên thì trẻ bị bỏng cần kiêng thêm đường, lí do là đường là tác nhân làm chậm quá trình tự chữa lành của mô, thúc đẩy sưng viêm và dung nạp nhiều đường cũng gây ra nhiều bệnh trọng. Nói chung trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đồ ngọt và cần hạn chế đường trong thực đơn.

Thực phẩm trẻ bị bỏng nên ăn

Người bị bỏng nói chung và trẻ bị bỏng nói riêng nên ăn gì để giúp tăng đề kháng, giúp vết thương chóng phục hồi và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị bỏng nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, khoáng chất và vitamin để tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương, tránh sự xuất hiện của sẹo. Đặc biệt vết thương do bỏng càng nặng và sâu thì nhu cầu dinh dương lại càng nhiều, bởi vậy, cha mẹ nên nằm lòng những thực phẩm sau để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.

Bị bỏng kiêng đồ ăn nhanh

1. Nên ăn thực phẩm giàu Protein

Trẻ bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu Protein

Thực phẩm giàu Protein có nhiều trong đậu hà lan, sữa, phô mai, đậu lăng, đậu phụ, thịt nạc heo, bông cải xanh, bơ, các loại hạt, chuối… sẽ giúp bổ sung năng lượng thiết yếu để sữa chữa các tế bào cơ và da bị hư hỏng do bỏng gây ra.

Việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu Protein cho trẻ bị bỏng còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm và làm lành vết thương mau chóng hơn.

2. Nên ăn thực phẩm giàu Omega-3

Có nhiều trong các loại cá và các loại hạt như hạt lanh, óc chó, đậu nành được xem là giải pháp hữu hiệu giúp giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm hiệu quả nên rất cần thiết cho trẻ bị bỏng.

Vitamin C giúp tăng cường đề kháng

3. Nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C

Là chìa khóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và cung cấp một lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non, đó là lí do cha mẹ cần thiết phải bổ sung nhiều vitamin C cho trẻ bị bỏng.

Thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong các loại rau củ và trái cây như bưởi, cam, chanh, quýt, ổi, ớt chuông…

4. Nên ăn thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như sò biển, hạt bí đỏ, rau bina, gan, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi… Cha mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu kẽm cho trẻ bị bỏng là vì kẽm có khả năng chống viêm, ngừa sưng viêm, thúc đẩy vết bỏng nhanh lành và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Vitamin E tốt cho quá trình phục hồi ở trẻ bị bỏng

5. Nên ăn thực phẩm giàu vitamin E

Được xem là thành phần không thể thiếu giúp thúc đẩy quá trình bảo vệ và phục hồi da bé sau khi bị bỏng. Thực tế cho thấy, thực phẩm giàu vitamin D có chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch nên rất cần được ưu tiên bổ sung trong thực đơn hàng ngày với trẻ bị bỏng. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều cà chua, đu đủ, dưa leo, ngô, ngũ cốc… đây là những thực phẩm dễ ăn lại chứa nhiều vitamin E.

6. Nên Uống nhiều nước

Ít ai biết rằng nước không chỉ cần thiết cho cơ thể lúc khỏe mạnh mà khi bị bỏng nước cũng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau lành và tránh mất nước. Bàn về việc uống nhiều nước khi bị bỏng, TS BS Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia nhận định: “Người bị bỏng cần lượng nước từ 2,5 lít đến 3 lít nước/ngày. Nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô và mất nhiều thời gian chữa lành vết thương”.

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E Bé bị bỏng nên cho uống nhiều nước mỗi ngày