Chó Cắn Không Nên Ăn Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì Để Mau Lành Vết Thương?

Chó là loại động vật thân thiết với con người, song tai nạn do chó cắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là với các em nhỏ.

Nhiều người truyền tai nhau rằng bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu. Tuy nhiên, các bác sĩ kết luận rằng việc ăn các loại đậu không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị chó cắn.

Thực chất, việc ăn uống tự nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế bia rượu sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và phục hổi nhanh. Trường hợp thấy cơ thể có những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt..thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Bị chó dại cắn có được đến đám tang hay không?

Bên cạnh lời đồn bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu thì nhiều người còn đồn thổi nhau rằng bị chó dại cắn không được đến đám tang vì sẽ bị phát bệnh và lên cơn dại. Đây là quan niệm dân gian. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp bị chó dại cắn tham dự lễ tang có dấu hiệu phát bệnh dại.

Thế nhưng, chỉ có thể giải thích vấn đề này theo khía cạnh tâm linh. Do người bị bệnh, sức khỏe kém nói chung và trường hợp bị chó dại cắn nói riêng thì thường nên tránh tiếp xúc ở những chỗ có nhiều âm khí. Nếu tiếp xúc sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đến nay, tuy vẫn chưa có một minh chứng khoa học nào cụ thể cho điều này nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên tốt nhất bạn vẫn nên thực hiện theo kinh nghiệm thực tế này để tránh những biến chứng hay sự cố xảy ra.

Một số việc cần làm khi bị chó cắn đề phòng biến chứng

Trong các trường hợp sau nạn nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất:

Vết cắn sâu trên 2cm

Vết cắn tương đối sâu và gần vùng đầu, cổ

Vết thương không cầm máu sau 15 phút được băng bó cố định

Vệ sinh vết thương do chó cắn

Bạn cũng cần rửa sạch vết thương nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Nên rửa kỹ bằng nước ấm, với nhiều xà phòng để đảm bảo làm sạch vi khuẩn, mầm bệnh xung quanh vết thương và những vi khuẩn từ miệng con chó.

Bất cứ loại xà phòng nào cũng có thể sử dụng, tốt nhất nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn.

Băng bó

Với những vết cắn sâu, có thể sử dụng khăn sạch hoặc gạc giữ cố định vào vết thương để cầm máu. Dùng băng để băng vết thương. Vết thương cần được băng và cầm máu trong vòng vài phút.

Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Trước khi băng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương. Thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi vết thương lành lại.

Thay băng

Thay băng ngay khi băng bị ướt, ví dụ như sau khi tắm rửa. Rửa lại vết thương nhẹ nhàng, dùng kem kháng sinh và băng sạch để thay thế. Cần thay băng tối thiểu 1 – 2 lần/ngày

Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi vết thương. Nếu có một trong các dấu hiệu sau, vết thương cần được xử lý tại cơ sở y tế trong trường hợp đau ngày càng trầm trọng, sung, đỏ hoặc nóng xung quanh vết cắn, sốt, chảy mủ…

Tiêm phòng uốn ván

Nạn nhân có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván với bất kỳ vết chó cắn gây rách da nào. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng uốn ván sau khi bị chó cắn nếu lần tiêm chủng uốn ván cuối cùng của bạn cách đây 5 năm trở lên.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc bị chó cắn kiêng ăn gì và những điều cần làm sau khi bị chó cắn để đảm bảo an toàn.

Không Nên Cho Chó Ăn Gì?

Vâng! Tôi không hề nhầm lẫn ở đây đâu, chúng ta không còn xa lạ gì với việc chú chó khoái chí nhai, gặm khúc xương đúng không nào. Tuy nhiên, điều này lại cực kỳ không tốt cho sức khỏe của những chú chó đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa của chúng.

Các mảnh xương vụn từ xương ống, xương cá nhọn trường hợp nhẹ có thể khiến chúng không thể tiêu hóa được, mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Trường hợp nặng khiến dạ dày, ruột bị tổn thương do xương sắc nhọn đâm vào, gây xuất huyết trong và các nhiễm trùng.

Vì vậy, xương là thứ hàng đầu được nêu tên trong top các thực phẩm có hại cho chó.

Đậu

Ăn quá nhiều hạt đậu khiến chúng khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng và gây ra các triệu chứng kèm theo nhưng đi ngoài ra máu, tiêu chảy…

Thức ăn quá lạnh

Kem, sữa lạnh… những thức ăn lạnh cũng là thứ mà bạn nên hạn chế cho đường tiêu hóa của các bé, hệ tiêu hóa của chó khỏe là vậy nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với thức ăn lạnh có thể khiến chúng bị giảm chức năng tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa và các hệ lụy kèm theo. Đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến phần dạ dày và thực quản.

Vì vậy, thức ăn quá lạnh cũng nên hạn chế cho chó ăn!

Thức ăn quá nóng

Bạn cho chú chó của mình 1 chén súp thơm ngon mà nó không thể nào cưỡng lại được, vậy điều gì sẽ xảy ra? Tất nhiên rồi, bé sẽ bất chấp mà nuốt trọn cho nhanh bởi vì tập tính háu ăn của chúng. Thức ăn quá nóng có tác hại tương tự như thức ăn lạnh. Ngoài ra, thức ăn nóng còn có thể gây bỏng miệng, lưỡi, gây ra các viêm nhiễm cho chó.

Thức ăn cay, chua, mặn

Với một số chú chó thì chúng có thể hảo cả thức ăn có vị chua, cay nhưng cho chúng ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thành dạ dày của chúng, khiến chúng bị đau bao tử tương tự như con người chúng ta.

Thức ăn quá mặn khiến gây các hệ lụy về tiêu hóa, lông, da, ảnh hưởng cả đến hệ tuần hoàn và bài tiết. Nên nêm 1 ít mặn cho các bé dễ ăn, không nên cho quá nhiều muối hay như cho ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa các muối xấu cho cơ thể.

Chó Alaska Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Alaska là một trong những giống chó cảnh được yêu thích nhất tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Giống chó Alaska có nguồn gốc từ loài chó kéo xe Alaskan Malamute có thân hình to lớn lông mượt nhìn qua rất dữ tợn nhưng lại vô cùng đáng yêu.

Chó Alaska rất đẹp, dễ nuôi lại có sức đề kháng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tuy nhiên trong việc chăm sóc Alaska thì việc cho chó ăn gì, không nên ăn gì có lẽ được nhiều người quan tâm nhất. Trong bài viết này J&Pet sẽ gợi ý cho các bạn những loại thức ăn dành cho chó Alaska.

Thức ăn cho chó alaska thường được chia làm 2 loại gồm: thức ăn tự chế biến và thức ăn sẵn. Và tất cả mọi loại thức ăn đều phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn tự chế biến cho chó Alaska

Tùy thuộc vào độ tuổi của chó alaska để có những chế độ ăn uống phù hợp như sau:

Chó alaska 2 tháng tuổi – 3 tháng tuổi: ở giai đoạn này, các bạn chỉ cho chúng ăn thức ăn mềm như thịt bò băm nhỏ, thịt lợn nạc xé nhỏ, thịt nạc gà xé nhỏ, trứng vịt lộn, cơm mềm, bánh quy, rau củ quà. Hạn chế cho ăn đồ tanh như cá vì đường ruột còn yếu dễ bị tiêu chảy

Lưu ý: Vì ở giai đoạn này bộ nhai của chó alaska đang dần được ổn định và phát triển, bởi vậy chỉ nên cho ăn các loại thực phẩm mềm ( có thể nghiền hoặc xay mềm để trộn vào cơm nhão)

Cho chúng ăn làm 4-5 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa ăn từ 300-500 gram (tránh việc cho chúng ăn quá nhiều) và cho uống 200ml sữa mỗi ngày

Chó alaska từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi: Lúc này bạn bắt đầu cho chúng ăn thức ăn cứng để kích thích hàm nhai khỏe mạnh mà không cần phải xay nhuyễn nữa. Vẫn với chế độ ăn như trên, có bổ sung cá trong thực đơn ăn( 1 tuần 2-3 bữa có kèm cá) và Cho uống kèm 500ml sữa mỗi ngày

Chó alaska 6 tháng tuổi trở lên: giai đoạn này thì chó alaska đã gần như phát triển toàn diện, vì vậy vẫn với những loại thực phẩm tự chế biến như trên, các bạn chỉ cho ăn làm 3 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên cần tăng hàm lượng thức ăn lên.

Lưu ý: Cần đảm bảo đầy đủ lượng chất protein và chất đạm, chất xơ, vitamin trong thức ăn để giúp chú chó alaska phát triển tốt nhất.

Thức ăn sẵn dành cho chó Alaska

Đối với những bạn không có nhiều thời gian để chế biến thức ăn nói ở trên, các bạn có thể sử dụng các gói hạt thức ăn dạng viên, dạng bột, dạng mềm được bán dành cho chó alaska của các thương hiệu nổi tiếng như: Fitmin, Royal canin, morando…

Đối với chó alaska nhỏ từ 2-3 tháng tuổi thì cần ngâm viên thức ăn trước 15 phút để chúng mềm ra rồi mới cho ăn

Đối với chó alaska từ 4 tháng trở lên có thể cho ăn trực tiếp mà không cần ngâm mềm

Lưu ý: Hãy cho chúng ăn kèm với rau của quả xanh để giúp hệ tiêu hóa của chúng tốt hơn. Có thể nghiền nát rồi trộn với thức ăn.

2. Không nên cho chó Alaska ăn những gì?

Tùy vào thể trạng của từng chú chó alaska để cân đối những loại thức ăn không nên. Ví dụ, chó đang bị tiêu chảy thì không nên cho uống sữa, hoặc ăn thực thẩm có chất tanh như cá, tôm…

Thịt bò mỡ, thịt lợn mỡ, mỡ thịt gà… Bởi sẽ dễ gây ra tình trạng thừa chất và béo phì

Chất kích thích như rượu bia, caffe. Chúng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và trí thông minh

Thực phẩm ôi thiu, bị lên men

Không cho uống quá nhiều sữa mỗi ngày. Tùy độ tuổi để cung cấp lượng sữa phù hợp

Chó Con Không Nên Ăn Gì?

tapchichomeo.com – Chó con thường không biết nên và không nên ăn thứ gì, vì vậy bạn phải chỉ dẫn cho nó. Đôi khi việc này khá khó khăn, bởi có những món đồ con người chúng ta yêu thích lại có thể giết chết người bạn bốn chân của bạn.

Những chú chó con thường hay “xin xỏ” thức ăn, thật khó để chống cự lại cách chúng làm nũng, nhưng đừng bao giờ cho chúng ăn bữa ăn của bạn trừ khi bạn chắc chắn rằng những thức ăn đó an toàn. Nếu chó con của bạn nuốt một thứ gì đó bạn không chắc chắn, hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức. Nếu bạn hành động nhanh thì có thể bảo vệ được mạng sống của chú nhóc.

Không để chó con ăn rác

Trong nhiều phương diện, chó của bạn cư xử giống như em bé, và nó sẽ cố ăn bất cứ thứ gì có thể bỏ vào miệng. Hãy bảo vệ nhóc con bằng cách đảm bảo chắc chắn nó không leo vào trong thùng rác, đặc biệt khi trong đó có xương hay thứ gì đó nhóc con cảm thấy hấp dẫn. Xương gà, xương heo và những loại xương khác có thể bị vỡ vụn và mắc kẹt bên trong miệng hoặc là đường tiêu hóa của nó. Giấy bóng nhựa hoặc những vật to lớn khác có thể làm tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột của chó con. Một số món đồ vứt đi, chẳng hạn như những bình đựng chất tẩy rửa đã hết, hoặc là những chiếc thùng cũ có thể làm nó bị thương hoặc bị ngộ độc. Luôn luôn để rác và những vật có thể gây nguy hiểm ở những nơi chó con của bạn không thể với tới.

Không để chó con ăn thức ăn độc hại

Nhiều loại thức ăn mà bạn yêu thích có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí có thể giết chết chó con của bạn. Một trong số những loại thức ăn nguy hiểm nhất trong danh sách này là sô cô la. Chó cưng của bạn sẽ rất yêu thích mùi vị của nó, nhưng nhóc con có thể chết nếu ăn nó quá nhiều, vậy nên hãy để sô cô la tránh xa những chú chó con. Một số loại thức ăn độc hại khác bao gồm hành tây, hạt macadamia, xylitol, nho khô và nho. Tình trạng sức khỏe sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố, chẳng hạn như kích thước của chó con, mức độ nhạy cảm, và lượng thức ăn độc hại.

Mối nguy hại từ vật dụng trong nhà đối với chó con

Một số vật dụng trong nhà của bạn có thể làm chó con cảm thấy khó chịu nếu nó ăn chúng. Một số rõ ràng gây nguy hiểm như là thuốc tẩy, ammoniac, và các hóa chất khác trong gia đình, nhưng một số chất nguy hiểm cho chó con cũng rất khó có thể nhận biết. Một số loại thuốc của con người có độc tính cao đối với động vật. Hầu hết các loại thuốc kê theo toa sẽ ảnh hưởng tới chó con, nhưng nó cũng có thể chết khi ăn phải các loại thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen. Cây cảnh của bạn có thể tạo ra mối nguy hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những chú chó con tò mò. Giữ chúng tránh xa cây lô hội (nha đam), hoa Baby, hoa cẩm chướng, cây hoàng dương, và hoa đỗ quyên, đây chỉ là một số loại thường gặp.

Cấp cứu chó con

Nếu chó con của bạn nuốt phải thứ gì đó nguy hiểm, cách tốt nhất là làm cho nó nôn ra. Đây không phải là cách dùng cho mọi trường hợp, việc nôn ra có thể gây nguy hiểm nhiều hơn. Luôn luôn gọi cho bác sĩ thú y hoặc trung tâm phòng chống nhiễm độc dành cho động vật trước khi điều trị cho chó con của bạn. Cần một chai nước oxy già trong trường hợp khẩn cấp, cho chó con uống một lượng nhỏ oxy già sẽ giúp làm sạch dạ dày của nó trong thời gian ngắn. Một ống tiêm lớn mà không cần kim là cách tiện dụng để đo lường và cho nó uống thuốc trước khi đến gặp bác sĩ thú y ngay.

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com