Chó Cắn Không Chảy Máu Có Nguy Hiểm Không / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Mèo Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Nguy Hiểm Không ?

Bị mèo cắn chảy máu có sao không, nguy hiểm không?

Cùng với chó, mèo là loại động vật khá đáng yêu, thông minh được nhiều người nuôi dưỡng trong nhà. Không chỉ nuôi để làm cảnh, mèo còn là “hung thần” với loài chuột nên hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng có ít nhất một con mèo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng mèo cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua những vết thương hở trên da.

Đặc biệt, tại Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì vậy, khả năng các loại chó mèo bị dại là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác là:

– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Bị mèo cắn chảy máu nên xử lý như thế nào?

Sau khi bị mèo cắn, chảy máu nhất là với trẻ em, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sỹ khám và đánh giá cụ thể. Bạn sĩ sẽ xem xét tình hình vết thương và đưa ra quyết đinh là có nên tiêm ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại và kháng huyết thanh dại hay không?

Thông thường bếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Bạn phải chú ý là đến gặp bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên saukhi bị cắn, vì nếu để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Sau khi về nhà, bệnh cạnh theo dõi sức khỏe người bị cắn, việc theo dõi con mèo đã cắn bạn cũng là điều hết sức cần thiết. Theo dõi trong vòng từ 10-14 ngày xem chúng có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.

Chảy Nước Dãi Ở Chó Có Nguy Hiểm Không

Chảy nước dãi ở chó không nguy hiểm nhưng cũng cần phải quan tâm. Vì lâu dài sẽ gây chó sút ký

Nhiễm virut có một số dấu hiệu, ngoài việc tăng cường tiết nước muối, rất dễ phát hiện:

Rối loạn nội tạng (gan, lá lách, túi mật).

Trên thực tế, làm chảy nước dãi quá mức có thể là bệnh mãn tính của bất kỳ hệ thống và cơ quan nào. Ở nữ giới, hiện tượng này thường xảy ra khi có sự vi phạm về nội tiết tố, bệnh của các cơ quan sinh sản, trong thời kỳ mang thai.

Ngộ độc

Mệt mỏi mạnh xảy ra ở mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc. Ngộ độc ở chó có thể gây ra thức ăn bình thường, nhưng thực phẩm nặng cho đường tiêu hóa – đồ ngọt, thịt mỡ, hoa quả. Thông thường, vật nuôi bị nhiễm độc do tiếp xúc với chất độc hại – chất độc, phân bón, hóa chất gia dụng. Ngoài ra, con chó có thể bị nhiễm độc bằng cách nuốt bất kỳ sản phẩm nào cũ hoặc bị hỏng trong khi đi bộ.

Thâm nhập vào đường tiêu hóa, chất độc hại kích thích nó, gây ra chảy nước dãi. Và đôi khi chảy ra của nước dạ dày. Tác dụng này làm tăng tiết nước bọt, nôn, và phân lỏng. Đôi khi nhiễm độc đi kèm với nhiệt độ cao, khát, có thể blanching của mô niêm mạc.

Bệnh học của khoang miệng

Chó dễ bị các bệnh về răng và lợi, và chúng thường đi kèm với sự tiết nước bọt. Chó có thể bị sâu răng, viêm miệng , răng hàm mặt (ở một số loài hàm là một điểm yếu). Những bệnh này thường kèm theo những cảm giác đau đớn. Các quá trình viêm mà cơ chế miễn dịch của vật nuôi cố gắng loại bỏ bằng cách không hiệu quả – việc phóng thích hoạt tính nước bọt.

Thay đổi răng

Một hiện tượng tương tự có thể được quan sát thấy ở chó con trong giai đoạn thay răng. Trẻ em thường ăn gì đó, trong khi nước bọt chạy từ miệng với số lượng lớn. Trong trường hợp này, không cần phải lo lắng đặc biệt, sau khi lợi ngừng lo lắng cho con chó, chảy nước bọt sẽ trở lại bình thường. Điều quan trọng là cung cấp cho thú cưng những đồ chơi đặc biệt có thể gặm nhấm.

Chấn thương

Bị thương ở miệng thường dẫn đến hiện tượng tiết nước bọt quá mức. Bạn có thể không thể nhìn thấy dấu hiệu của vết thương bên ngoài, nhưng chảy nước dãi là một dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa bé đi khám.

Ngay cả 1-2 triệu chứng sẽ làm phiền người chủ và trở thành lý do để tìm sự trợ giúp y tế. Không tự mình tham gia vào việc chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng do siêu vi khuẩn. Vì không thể cứu con chó khỏi những bệnh như thế mà không có chẩn đoán và kiến ​​thức chuyên môn. Ngoài ra, cần nhớ rằng một số loại vi rút không chỉ có thể trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống của con vật, mà còn có khả năng lây truyền sang người.

Chó Bị Chảy Nước Mắt Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không

Chó bị chảy nước mắt là tình trạng chảy nhiều nước mắt bất thường ở chó. Nguyên nhân gây bệnh do hình dạng mắt ở nhiều giống chó. Chảy nước mắt quá mức có thể do bẩm sinh bị lông mi kép hoặc quặm mi.

Các giống chó sheltie, shih tzus, Lhasa apsos, spaniels cocker, pekingese, bulldog, dachshund, và mini poodle thường hay bị lông mi kép.

Quặm mi thường gặp ở một số giống chó như shar pei Trung Quốc, pugs, mastiffs, poodle, Labrador retrievers và chow chow, ảnh hưởng đến mi trên hoặc mi dưới. Bệnh này có thể gây bệnh thứ phát dẫn đến kích ứng mắt.

Nguyên nhân chó bị chảy nước mắt

Chó bị chảy nước mắt có thể do mắc phải một số căn bệnh như: viêm mũi / viêm xoang, gây sưng phù bên cạnh hệ thống thoát nước mắt; chấn thương hoặc gãy xương ở mặt; dị vật trong mắt (cỏ, hạt, cát, ký sinh trùng).

Các khối u của mí mắt thứ ba, kết mạc của mắt, mí mắt, khoang mũi, xương hàm trên mặt, hoặc trong xoang nằm quanh mắt cũng sẽ được xem xét.

Tình trạng khiến ống lệ mũi (ống dẫn nước mắt) bị tắc nghẽn, cho dù là do mắc phải, hay dị tật bẩm sinh, cũng có thể gây chảy nhiều nước mắt.

Sự tắc nghẽn ống lệ mũi có thể do thiếu hụt bẩm sinh lỗ hở trên mí mắt ở hệ thống thoát nước mắt, như ở chó spaniels cocker, bulldogs, và poodles.

Việc mở thêm lỗ hở cũng có thể tạo ra các vị trí bất thường ở hệ thống thoát nước mắt, như mở lỗ dọc theo khuôn mặt dưới góc mắt, ở gần mũi. Các khả năng khác bao gồm thiếu lỗ hở từ hệ thống thoát nước mắt vào mũi.

Rối loạn giác mạc được đặc trưng bởi tình trạng trầy xước / loét, viêm hoặc không viêm giác mạc. Có thể bị viêm phần trước của mắt, bao gồm mống mắt. Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong mắt tăng lên. Các khối u mí mắt thường gặp ở những con chó lớn ở tất cả các giống chó.

Phẫu thuật có thể là phương pháp khả thi được áp dụng

Nếu không được điều trị chó bị viêm giác mạc có thể bị giảm thị lực

Điều trị bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ mắt.

Rửa mắt bằng nước vô trùng hoặc dung dịch muối

Sử dụng thuốc kháng sinh cho chó được bác sĩ kê đơn

Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật

Chó bị loét giác mạc nên được điều trị sớm không rất dễ bị tổn thương mắt sau khi chữa.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt bằng thuốc khàng sinh và thuốc mỡ.

Triệu chứng chó bị chảy nước mắt

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là chó chảy nhiều nước mắt, nước mắt chảy giàn giụa trên mặt. Các dấu hiệu khác bao gồm:

Các tật bẩm sinh bao gồm mí mắt mở lớn, làm tăng tiếp xúc của nhãn cầu ở những giống chó đầu ngắn. Tật lộn mí – mí mắt lộn ra ngoài, thường xuất hiện ở chó Great Danes, bloodhounds, và spaniels.

Chứng hay chảy nước mắt xuất hiện lúc mới sinh ở một số giống chó hoặc do sẹo mí sau chấn thương và tê liệt thần kinh mặt.

Chẩn đoán chó bị chảy nước mắt

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chó, có tính đến các triệu chứng và các sự cố trước đó có thể dẫn đến tình trạng hay chảy nước mắt.

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang để kiểm tra các tổn thương ở mũi hoặc vùng xoang, và dùng thuốc quản quang để giúp phân biệt các cấu trúc.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Ngoài ra, một ít mô trong mắt sẽ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, phẫu thuật thám sát có thể là cách duy nhất để xác định chẩn đoán. Có thể cần rửa ống dẫn nước mắt để loại bỏ dị vật.

Nếu bị kích ứng rõ ràng, bác sĩ sẽ sử dụng chất nhuộm fluorescein, thuốc nhuộm không xâm lấn thể hiện chi tiết của mắt dưới ánh sáng xanh, để kiểm tra xem mắt bị trầy xước hoặc có dị vật không.

Điều trị chó bị chảy nước mắt

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị cần giải quyết nguyên nhân gây kích ứng mắt: loại bỏ các dị vật ở mô ẩm của mắt hoặc giác mạc / màng cứng mắt. Điều trị ưu tiên các bệnh thứ phát về mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc kèm viêm hoặc không, và / hoặc viêm mống mắt và các khu vực khác ở phần trước của mắt.

Điều trị thành công tổn thương chính đang ngăn chặn thoát nước mắt có thể giúp chảy nước mắt bình thường. Chó bị viêm ống lệ mũi có thể cần một ống thông đặt trong ống dẫn nước mắt để giữ nó mở và ngăn ngừa hình thành sẹo.

Nếu nguyên nhân gây bệnh do hình thành mí mắt bất thường, có thể cần phải phẫu thuật. Đây thường là một thủ thuật đơn giản, trong đó các mí mắt được đặt lại vào một vị trí bình thường và được phép điều chỉnh lại. Chó thường hồi phục nhanh và bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

Phẫu thuật cắt bỏ mi hoặc loại bỏ lông mi bằng điện phân có thể được sử dụng để điều trị tật lông mi kép.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp dựa trên chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho chó, có thể bao gồm thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ và thuốc mỡ giảm đau. Bạn nên sử dụng loa chống liếm cho chó trong thời gian phục hồi để ngăn chó khỏi bị kích thích thêm.

Chăm sóc chó bị chảy nước mắt

Nếu chó bị viêm ống lệ mũi, bác sĩ sẽ muốn kiểm tra tình hình của chó bảy ngày một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi. Việc điều trị sẽ được tiếp tục trong ít nhất bảy ngày sau khi hết các triệu chứng để ngăn ngừa tái phát.

Nếu triệu chứng kéo dài hơn 7-10 ngày điều trị, hoặc tái phát ngay sau khi ngừng điều trị, có thể đang có dị vật hoặc chó đang bị nhiễm trùng, khi đó bác sĩ sẽ cần thực hiện chẩn đoán thêm.

Nếu thực hiện phẫu thuật để tạo ra một lỗ thoát nước mắt vào khoang mũi, ống dẫn – được gọi là canula, sẽ được kiểm tra sau mỗi 7 ngày để đảm bảo rằng nó vẫn còn nguyên vẹn.

Canula có thể cần phải được thay nếu nó trở nên lỏng lẻo hoặc bị tháo ra. Sau khi ống đã được tháo ra, nó sẽ được kiểm tra lại một lần nữa trong 14 ngày.

Tái phát là biến chứng thường gặp nhất của bệnh này, thường do tái phát nguyên nhân gây kích ứng mắt; tái phát viêm ống lệ mũi; lỗ thoát nước mắt vào khoang mũi bị đóng lại.

Ngăn ngừa chó bị chảy nước mắt

Chó hay hoạt động ngoài trời có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các dị vật bay vào mắt.

Bị Côn Trùng Cắn Sưng Phù Có Nguy Hiểm Không?

Côn trùng có rất nhiều loại. Do đó những vết côn trùng cắn cũng khác nhau. Các biểu hiện phổ biến trong trường hợp này bao gồm: ngứa rát, đau, tê, phỏng da, sưng phồng hoặc tấy đỏ. Chi tiết dấu hiệu nhận biết vết cắn của từng loại côn trùng hay gặp như sau:

Nếu bạn thấy da xuất hiện một vết sưng duy nhất, trong đó có một điểm nhỏ ở chính giữa thì có thể là do ruồi hoặc muỗi cắn.

Khi bị bọ chét cắn, da sẽ bị ngứa và sưng nhỏ thành các nốt. Những vị trí bọ chét đốt chủ yếu là những vùng da mà quần áo tiếp xúc nhiều nhất với da như quanh eo.

Trường hợp bạn thấy da có những nốt sưng đỏ, phồng rộp và ngứa tạo thành hàng thì đây là vết cắn của rệp giường.

Vết chích của kiến lửa làm da sưng lên, có mủ, sau vài ngày sẽ bị phồng rộp.

Dấu hiệu nhận biết vết cắn của bọ cạp là da bị sưng, đỏ và có thể bị đau, tê. Vết cắn của loại côn trùng này rất nguy hiểm, nếu bạn nghi ngờ mình bị bọ cạp cắn thì nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Vùng da bị ve cắn có màu đỏ tươi nhưng không gây cảm giác đau, rát.

Vết cắn của chấy là những nốt mẩn đỏ nhỏ, thường hay gặp ở vùng da đầu, trên cổ hoặc đằng sau mang tai.

Bị côn trùng cắn sưng phù có nguy hiểm không?

Với người bình thường, phần lớn các vết cắn của côn trùng sẽ không gây hại tới sức khỏe, các triệu chứng này có thể tự phục hồi sau thời gian ngắn và không để lại biến chứng khác lạ. Tuy nhiên nếu bạn bị côn trùng cắn ở mức độ nặng thì có thể khiến da đau nhức, bứt rứt khó chịu.

Những người có da nhạy cảm thì khi bị côn trùng cắn sưng phù có tỷ lệ cao dẫn tới tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng. Lúc này toàn thân hoặc một số vị trí nhất định trên da sẽ bị nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa, đau nhức. Thậm chí có người còn cảm thấy khó thở, phù nề. Những triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời thì sau 6 tiếng đồng hồ từ khi bị côn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn da là khá cao. Đây cũng là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt với những hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi.

Bị côn trùng cắn sưng phù ngứa chữa thế nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, khi bị côn trùng cắn thì bạn nên có những bước xử lý ban đầu càng sớm càng tốt. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này:

Gắp bỏ côn trùng ra khỏi da

Sát trùng vết chích, vết cắn

Sau khi đã loại bỏ côn trùng ra khỏi da, bạn cần rửa vùng da bị thương bằng nước sạch để loại bỏ bớt vi khuẩn. Song song với đó, bạn nên rửa thêm da với xà phòng, thuốc sát khuẩn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Người bị côn trùng cắn tuyệt đối không được băng kín vết thương mà chỉ cần rửa sạch vùng da tổn thương là được.

Khắc phục vùng da bị côn trùng cắn sưng phù.

Những mẹo nhỏ sau có thể giúp vùng da bị côn trùng cắn mau chóng phục hồi trạng thái ban đầu:

Dùng một cục đá chườm lên vết cắn để giảm tình trạng sưng đỏ.

Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh côn trùng cắn

Để phòng tránh côn trùng cắn, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn hữu ích sau đây:

Vệ sinh môi trường sống xung quanh

Một trong những điều kiện lý tưởng để côn trùng sinh sôi, phát triển là môi trường ẩm thấp, bẩn. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở, vườn ao xung quanh hoặc dùng thêm thuốc diệt côn trùng.

Luôn mắc màn khi đi ngủ, kể cả ban ngày

Thói quen móc màn khi đi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng côn trùng cắn, nhất là ở khu vực ẩm thấp hoặc thời tiết giao mùa. Với trẻ nhỏ, bạn nên để bé nằm trong cũi, nôi để chống muỗi và các côn trùng khác cắn. Vào buổi tối, bạn có thể đóng cửa sổ hoặc dùng bao chống muỗi để ngăn chặn côn trùng bay vào trong nhà.

Bôi kem chống muỗi vào da

Một số loại kem bôi da sẽ có tác dụng chống muỗi chích nên bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên người dùng không nên bôi kem tại những vùng da nhạy cảm như môi, bẹn… Thêm vào đó, bạn nên tránh để kem bôi da dính vào mắt, miệng vì có thể gây hại cho cơ thể.

Mẹo vặt chống côn trùng đốt

Khi bạn đi phượt hoặc du lịch bụi thì có thể tắm bằng thuốc tẩy có tên Pha chlorine. Mùi của loài thuốc này sẽ khiến các côn trùng cảm thấy khó chịu và chúng sẽ không tiến tới gần bạn. Đây cũng chính là lý do mà các hồ bơi thường được sát trùng bằng chlorine.

Đặc điểm sống của côn trùng là sợ nóng và ưa tối. Tuy nhiên một số loại lại rất thích đèn huỳnh quang. Tận dụng đặc tính này, bạn có thể dùng đèn huỳnh quang để dụ chúng tới và tiêu diệt gọn luôn.