Chữa Ghẻ Cho Chó Dùng Thuốc Gì? 3 Cách Chữa Tốt Nhất

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ở chó:

nguyên nhân gây bệnh là do một loại ký sinh trùng trên da của chó,khi chó bị nhiễm loại ký sinh trùng này da sẽ bị nở loét sau đó lông rụng rồi lan ra các vùng khác.Bệnh ghẻ ở chó được chia ra làm 2 loại như sau

bệnh ghẻ do sarcoptes scabiei: đây là loại ký sinh trùng trên da động vật thậm trí chúng còn có thể sống ký sinh trên cả da người.Sau khi ký sinh chúng sẽ sinh sản và nhân lên với số lượng lớn khiến da chó bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy rụng lông và phát ra nhiều mùi hôi.Bệnh ghẻ do loại này gây ra không quá khó chữa.

Bệnh ghẻ do Demodex – còn gọi là ghẻ lường hay ghẻ bao lông. (thể loại này vô cùng khó chữa) chúng có hình mũi tên nhọn chuyên đi đào khoét rồi nằm sâu trong bao lông,sau đó hút chất dinh dưỡng dịch nhờn bao lông của chó gây tôn thương da nở loét và rụng lông nhiều.Tác hại nhất là vùng quanh mi mắt,mặt ,sưng đỏ rồi chảy nước ở gan bàn chân

Dấu hiệu bệnh ghẻ ở chó

Khi thấy chó của mình có những biểu hiện sau thì bạn có thể nghi ngờ chó bị bệnh ghẻ

Ngứa:đây là biểu hiện phổ biến dễ nhận biết nhất.Nếu thấy chó dùng chân gãi nhiều hay cọ sán vào tường mà không phải côn trùng đốt đó là 1 dấu hiệu(Nếu do côn trùng thì phải có vết đỏ và ngứa ít trong vài giờ tới 1 ngày là hết)

Lông rụng:Lông rụng là biểu hiện tiếp theo của ngứa,nếu chó của bạn rụng lông thành từng mảng thì đó có thể là bị ghẻ

Vảy gàu-Nếu thấy trên lông và da xuất hiện nhiều vảy gàu thì đó cũng là một biểu hiện

Nốt đỏ- nốt đỏ này không xưng to như muỗi đốt nó chỉ lam tâm và hơi nổi lên một chút (chú ý không nhầm lẫn với bệnh sài sốt -care )

Da- da thường dày lên và sừng hóa.có thể có vết chảy máu do gãi nhiều,hoăc da phát đỏ do gãi nhiều

vị trí phát: vị trí thường bị nhất ở chó là khửu chân,dưới bụng ,sau tai,gần hậu môn,mắt…. hầu hết là vào vùng da mỏng.

Lưu ý không nhầm lẫn

khửu chân chó hay bị chai do nằm trên sàn cững hoặc chông chân nhiều nên khửu chân chai có thể do ma sát nhiều mà dày lên

Nốt đỏ dưới bung cần phân biệt bới bệnh care,bệnh care thì sẽ có biểu hiện sốt cao,nốt đỏ dày rộng và chó bị đi ngoài

da bị đỏ coi chừng bị bệnh nấm ,bệnh này khó phân biệt cần có kính hiển vi mới phân biệt được

Cách Điều trị bệnh ghẻ ở chó mèo 1 dùng thuốc bôi ngoài da:

+dùng thuốc Sebacil bơm thuốc dọc theo sống lưng từ đầu đến đuôi.Nếu bị ghẻ nặng thì lặp lại sau khoảng 2 tuần rồi bơm 1ml vào mỗi bên tai

+dùng thuốc mỡ kẽm :cách dùng sau khi tắm sạch sẽ cho chó rồi sấy khô lông sau đó bôi lên vùng da bị đỏ rụng lông.bôi 2 lần 1 ngày trong vòng 1 tuận bệnh sẽ khỏi

2 Dùng thuốc tiêm

+dùng thuốc tiêm Pharmectin :đối với các chú chó tình trạng bệnh bị nặng thì cần dùng thuốc tiêm vào sống lưng để thuốc có thể lan truyền nhanh nhất giúp chó khỏi bệnh

3 dùng nước tắm tự nhiên

các bài chữa bệnh ghẻ ở chó bằng phương pháp tự nhiên chưa được khoa học kiểm chứng mà chỉ qua kinh nghiệm của người nuôi truyền tai nhau để lại.Thực tế rất nhiều người chữa khỏi bệnh bằng các phương pháp tắm lá như

+tắm lá sà cừ, hoặc sắc nước bằng vỏ xà cừ được rất nhiều người sử dụng

+Dùng củ riềng giã nhỏ đắp vào vết da bị ghẻ ,cách này nhiều người dùng để trị cả bệnh da ở trên người

Lưu ý: Khi chó của bạn trong quá trình điều trị bạn không được tắm cho chó bằng nước xà phòng,xà bông có độ kiềm cao.

Vệ sinh định kỳ chuồng trại của chó ở để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.Cho chó ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.Nên tiêm phòng vaccin 6 tháng 1 lần để phòng bệnh ghẻ ,khi chó bị mắc bệnh nên tránh để chó tiếp xúc với những con khác tránh lây nhiễm chéo và bùng phát

Thuốc Kích Đẻ Cho Chó Là Gì? Khi Nào Thì Nên Dùng Thuốc Kích Đẻ Cho Chó

Chăm sóc chó đẻ, chó sau sinh và chó con là một quá trình khá khó khăn, đặc biệt đối với người mới nuôi chó. Nhiều giống chó gặp trường hợp khó sinh, khiến thời gian sinh kéo dài nên bạn cần biết cách giúp chúng trong khi sinh con. Bạn có thể tìm hiểu thuốc kích đẻ cho chó là gì? Khi nào thì nên dùng để hỗ trợ chó sinh được tốt hơn.

Thuốc kích đẻ cho chó đẻ là gì?

Thông thường, những trường hợp chó khó đẻ bác sĩ thú y sẽ chỉ định tiêm thuốc kích sinh. Đây là loại thuốc có tác dụng làm có tử cung, kích thích cơn thúc đẻ diễn ra nhanh chóng. Đồng thời nó còn hỗ trợ chữa liệt da cọn, phòng băng huyết sau sinh, tống nhanh dịch và nhau thai ra ngoài, kích thích tiết sữa, bí đái.

Sử dụng thuốc kích sinh không gây nhiều tác dụng phụ nhưng chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Thời điểm dùng đòi hỏi người đỡ đẻ cho chó phải có kinh nghiệm đánh giá tình hình của chó mẹ. Cảm nhận những cơn sinh của chó mẹ có khó khăn hay không để dùng thuốc đảm bảo giữ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Thời điểm dùng thuốc kích sinh thích hợp

Thông thường, chó khi bị khó sinh sẽ có rất nhiều biểu hiện. Bạn có thể quan sát các hiện tượng sau:

Chó mẹ rặn mạnh từ 30 phút trở lên mà không sinh được con

Khoảng cách giữa các con được sinh ra từ 4-6h

Thân nhiệt giảm xuống dưới 37,2 độ

Kêu la hoặc liếm vùng âm hộ nhiều

Trễ sinh sau 60 ngày phối giống trở lên.

Lúc này bạn cần tiêm thuốc kích sinh cho chó kết hợp với vitamin C để tăng sức. Mặc dù đã tiêm thuốc kích sinh nhưng nhiều trường hợp chó mẹ vẫn không thể rặn đẻ hoàn toàn. Bạn cần hỗ trợ thêm bằng tay thật khéo léo. Bạn nên nhẹ nhàng kéo ra ngoài về phía dưới (về phía khuỷu chân sau của chó mẹ), kết hợp nhịp nhàng với nhịp rặn của chó mẹ là tốt nhất.

Chó mẹ sau sinh cực kỳ mất sức nên bạn cần chăm sóc cẩn thận, để chó nghỉ ngơi uống chút sữa nóng để sữa mau về cho chó con bú. Nếu chó quá khó sinh, không thể sinh được cần đưa đi phòng khám để chỉ định mổ bắt thai càng nhanh càng tốt.

Tiêm Thuốc Chó Dại Cắn Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Bệnh dại do chó dại cắn hết sức nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Nếu người bị chó dại cắn không tiêm vacxin thì 100% sẽ tử vong, tuy nhiên nó cũng tác động một phần đến sức khỏe người bệnh.

Chó dại là gì?

Chó là thú cưng nuôi trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Chó dại là những con chó bị nhiễm virut dại và thường tấn công người

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Khi chó dại tấn công người virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Khi nào cần tiêm phòng chó dại?

Ngay sau khi bị chó dại cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi của động vật bị nghi ngờ bị dại, nạn nhân ngay lập tức sơ cứu vết thương bằng phương pháp như sau: rửa vết thương dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn như xà phòng, iodine trong 15 phút để diệt virus.

Việc tiếp theo cần làm là tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh dại.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Khi bị chó dại cắn cần khử trùng vết thương và đến cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng dại

Bênh nhân nên được theo dõi và điều trị phòng bệnh dại trong khoảng 24 – 48 giờ sau khi bị chó dại cắn. Bởi đây là thời điểm vàng để tiêm chó dại cắn.

Thời gian sau khi bị cho dại cắn kéo dài càng lâu thì hiệu quả của việc điều trị sẽ càng giảm. Bệnh nhân khi không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động đời thường trong cuộc sống mai sau.

Tiêm vacxin bệnh dại có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Mọi người vẫn thường truyền tai nhau rằng tiêm phòng chó dại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và trí não của những người tiêm. Vậy thực hư tác dụng phụ của vacxin phòng dại là như thế nào? và chúng có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm.

Hiện nay ở Việt Nam có hai loại thuốc tiêm chó dại được sử dụng phổ biến nhất là Fuenzalida của Việt Nam và thuốc tiêm Verorab của Pháp. Giá của 2 loại vacxin phòng dại này là: Fuenzalida của Việt Nam là 12.000 – 15.000 đồng/mũi. Còn của Pháp đắt hơn lên tới 140.000 – 150.000 đồng/mũi. Sự chênh lệch mức giá của 2 vacxin cũng cho bạn thấy được mức độ an toàn cũng như hiệu quả của hai loại thuốc này.

Thực sự là khoảng nửa thế kỷ trước khi trình độ y học còn chưa phát triển thì tiêm vacxin chó dại có thể gây các biến chứng về thần kinh cũng như sự phát triển của não bộ. Những người từng tiêm vắc xin bệnh dại đều có thể mắc chứng suy giảm trí nhớ. Tuỳ theo liều lượng vắc xin được tiêm vào cơ thể càng nhiều mà mức độ tác dụng này càng cao.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vacxin phòng bệnh dại hiện nay đã khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn

Tuy nhiên, ngày nay các loại vacxin này đã được cải thiện rõ ràng và khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt là thuốc tiêm Verorab của Pháp hiện nay gần như đã không còn các biến chứng về thần kinh. Tuy nhiên, một khi người bệnh đã tiêm vắc xin vào người thì một chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể hợp lý vẫn hoàn toàn cần thiết để giảm ảnh hưởng của vắc xin lên hệ miễn dịch.

Đối với phụ nữ có thai thì việc sử dụng vacxin vẫn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và cần ở lại bệnh viện theo dõi sat sao tình trạng cơ thể sau khi tiêm phòng chó dại cắn.

Bạn nên lưu ý rằng, thuốc nam không thể trị khỏi bệnh dại. Do đó mà không sử dụng thuốc nam để thay cho tiêm phòng chó dại cắn tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Có nên tiêm phòng dại cho trẻ em?

Như chúng ta thấy bệnh dại là bệnh thường xuất hiện ở những loại động vật như chó, mèo… Khi các bé mắc bệnh dại phần lớn là do mèo, chó bị bệnh dại cắn hoặc cào dẫn tới xước da. Khi nước dãi của những con vật này mà tiếp xúc với các bé sẽ truyền virut dại sang cơ thể bé. Biện pháp suy nhất để hỗ trợ điều trị bệnh là tiêm phòng dại cho bé và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Trẻ em và phụ nữ có thai cũng có thể tiêm vacxin phòng dại

Đối với trẻ em, bác sĩ khuyên rằng trẻ có thể sử dụng được các loại vacxin tiêm phòng bình thường. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên làm theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi sát sao.

Tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp duy nhất cứu người khi bị động vật dại cắn. Khi trẻ bị chó cắn thì các mẹ cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt là khoonh nên điều trị cho trẻ bằng thuốc nam để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra với bé.

Tóm lại, tiêm phòng cho dại cắn tuy vẫn còn những ảnh hưởng nhưng nó không có nhiều biến chứng và các tác dụng phụ sau tiêm phòng nữa. Do đó mà bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm tiêm vacxin sau khi bị cho dại cắn.

Bị Rết Cắn Có Sao Không Và Uống Thuốc Gì

Rết là một con vật với vẻ bề ngoài khiến cho nhiều người cảm thấy ghê sợ, chính vì vậy chẳng may bị rết cắn thì cách xử lý như thế nào nhanh chóng, và phát huy hiệu quả được nhiều người quan tâm.

Bị rết cắn có sao không ?

Rết là loài côn trùng độc hại, và chúng có chứa chất độc, chính vì vậy khi bị rết cắn nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến cho nạn nhân trúng độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những con rết càng lớn thì lượng chất độc vào trong cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều, và gây nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần được điều trị đúng cách và kịp thời.

Những trường hợp bị rết cắn sẽ có biểu hiện như sau:

– Đối với những trường hợp nhẹ, rết cắn chỉ gây dị ứng da, và sau một thời gian sẽ tự hết.

– Còn với những người bị nặng, thì sau khi bị rết cắn sẽ thấy chóng mặt, ù tai, nôn mửa, co giật, chứng tỏ chất độc đã ngấm sâu vào trong cơ thể.

Triệu chứng tại chỗ sẽ thấy có 2 vết răng từ nhẹ đến nặng với các dấu hiệu như đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, và chỗ bị cắn có thể sẽ bị hoại tử nông, gây yếu cơ tại chỗ, ngứa ngáy, phù, nổi hạch, có thể gây chảy máu nhưng chỉ thoáng qua.

Triệu chứng toàn thân,nạn nhân sẽ thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt, thở nhanh, ho, đau họng, viêm hệ bạch huyết, hạch to, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Ngay sau khi bị rết cắn, vết thương sẽ sưng đau sau đó sẽ giảm dần, nhưng thời gian có thể kéo dài từ 1- 2 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng tại chỗ sẽ tự thuyên giảm trong vòng 1- 2 ngày, còn triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài trong vòng 4- 5 giờ.

Bị rết cắn uống thuốc gì

Khi bị rết cắn, thì điều được nhiều người quan tâm chính là b ị rết cắn uống thuốc gì là hiệu quả? Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có cách điều trị khác nhau.

– Nếu là vết thương do rết cắn nhỏ, không chứa chất độc thì bạn chỉ cần lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ tự khỏi.

– Còn những nạn nhân bị nhiễm độc của rết, và chất độc gây ra hiện tượng cơ thể ngộ độc thì có nhiều cách chữa trị khác nhau như:

+ Người dân tộc Dao thường sử dụng nước dãi của gà hoặc của ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Bởi vì theo quan niệm dân gian thì gà là tử thần của rết, chính vì vậy nước dãi của gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết, và trở thành bài thuốc chữa hiệu quả.

Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, thì việc đầu tiên cần làm là sử dụng một dây vải hay bất cứ dây gì cũng được để buộc vào phía trên vết cắn, nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau đó, sẽ bắt một con gà, dùng ngón tay móc họng gà để cho nước dãi chảy ra và thoa vào vết thương. Chỉ sau khoảng 2- 3 lần thoa nước dãi gà cơn đau sẽ được xoa dịu.

+ Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn, và những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

+ Hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ, và cho nước lọc vào để hòa tan, sau đó bạn hãy chắt lấy nước cốt để uống, còn phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.

+Sử dụng rau sam cũng là một trong cách chữa rết cắn hiệu quả, bạn hãy lấy một nắm rau sam rửa sạch và cho vào cối giã nát, để đắp vào chỗ vết thương bị cắn.

+ Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào, sau đó bạn hãy uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, uống từ từ còn bã thì đắp vào vết thương.

+ Lá ở cũng được sử dụng như một bài thuốc chữa rết cắn, bạn hãy lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, mỗi ngày đắp từ 1- 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Rết cắn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi vì chất độc của rết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bằng cách trong nhà nên khô thoáng, và không để các đồ vật như thảm, vải, chổi, đồ gỗ cũ ra ngoài, mà nên kê lên cao, để tránh rết làm tổ.

Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Mọc Răng Không Cần Dùng Thuốc

Mọc răng là một sự kiện thú vị diễn ra trong năm đầu tiên của trẻ. Giai đoạn mọc răng này các bé có thể khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn thậm chí sốt. Dùng thuốc sẽ giúp giảm sốt và giảm đau nhanh chóng nhưng với những trường hợp sốt nhẹ thì không cần thiết phải dùng thuốc.

by Nguyễn Phương533 Views

Khi bị sốt, cơ thể thường mệt mỏi, cách đơn giản nhất là nghỉ ngơi đầy đủ, cụ thể là ngủ.

Cho trẻ nằm ngủ trong phòng khô mát, yên tĩnh, bé mặc quần áo rộng rãi, có thể đắp chăn nếu cần.

Bạn có thể hát ru cho bé để bé dễ ngủ hơn, thấy dễ chịu và an toàn hơn.

Trong quá trình ngủ, mọi hoạt động sẽ giảm dần ngoài trừ hệ miễn dịch, bởi cơ thể đang dồn toàn bộ năng lượng cho việc hồi phục sức khỏe.

Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bé sẽ khỏe mạnh hơn.

Không nên đánh thức khi bé đang ngủ.

2. Lau mát.

Hãy luôn lau khô người cho bé bằng khăn ẩm, để tránh mồ hôi thấm ngược trở lại vào trong, dễ khiến bé bị cảm lạnh.

Hoặc bạn có thể đắp một chiếc khăn mát lên trán hoặc bàn chân của bé.

Đây là một trong các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng được sử dụng khá phổ biến.

Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh khi sốt, đây không phải là cách hạ sốt đúng đắn.

Tắm nước ấm sẽ giúp thân nhiệt của bé của bé hạ xuống từ từ, cơ thể dễ chịu hơn, sạch sẽ hơn, phòng tránh các vi sinh vật tấn công gây bệnh khi cơ thể đang yếu.

Nên tắm nhanh, trong phòng kín và lau khô người trước khi mặc quần áo.

4. Mặc quần áo mỏng.

Nếu bé bị sốt mà mặc nhiều lớp quần áo hoặc mặc áo dài thì thân nhiệt của bé sẽ càng tăng lên.

Bạn nên để cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng, dễ thấm mồ hôi.

Trẻ thường đổ rất nhiều mồ hôi khi sốt cho nên việc lau khô người và thay quần áo thường xuyên là điều cần thiết.

Điều này không chỉ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu mà còn giúp ngăn ngừa cảm lạnh.

Đây là cách hạ sốt cho trẻ mọc răng cũng như cho tất cả trẻ em, người lớn.

Tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé cũng như phòng tránh bị mất nước.

Nếu trẻ trên 6 tuổi đã biết ăn dặm thì nên cho trẻ uống nước trái cây như cam, quýt, táo, lê,…

Thức ăn dặm vẫn là cháo hoặc súp được nấu nhừ, dạng lỏng và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.

Dùng một miếng vải mát hoặc đặt núm vú giả trong tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm, nhai. Cách này sẽ giúp giảm cơn đau nhức hoặc ngứa do mọc răng.

Luôn làm sạch nướu sau khi cho bé bú hoặc ăn.

Vệ sinh tay em bé và những đồ ngậm thường xuyên.

Luôn theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sốt 38 độ thì chỉ là sốt nhẹ. Còn nếu sốt trên 38,5 độ thì nên dùng thuốc.

Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa,…

Nếu tình trạng quấy khóc, bỏ ăn kéo dài hơn 1 tuần hoặc có bất kì dấu hiệu của bệnh nào đó bạn nên cho bé đi khám.