Chó Cắn Chủ Khi Đang Ăn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Kinh Hoàng Bé Trai 10 Tuổi Bị Chó Nhà Cắn Nát Tay Khi Đang Cho Ăn

Bé trai 10 tuổi được người nhà đưa đến Khoa cấp cứu trong tình trạng bị chó nhà cắn nát tay, mất nhiều máu, vết thương sâu đến tận xương.

Bé trai 10 tuổi được người nhà đưa đến Khoa cấp cứu trong tình trạng bị chó nhà cắn nát tay, mất nhiều máu, vết thương sâu đến tận xương.

BS Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai cho biết: “Ngày 22/7 một cháu bé 10 tuổi được người nhà đưa đến Khoa cấp cứu trong tình trạng chó nhà cắn nát tay, có cả vết thương sau gáy, cháu bé bị mất nhiều máu, vết thương sâu đến tận xương. Sau khi cấp cứu bệnh nhân đã được chuyển sang khoa ngoại để các bác sĩ theo dõi và tiếp tục điều trị.”

Trường hợp này lại dấy lên lo ngại về việc nuôi chó trong các gia đình có trẻ nhỏ bởi cách đây 4 ngày đã có trường hợp cháu bé 8 tháng ở Hà Nội tử vong thương tâm do chính chó ngao Tây Tạng nuôi tại nhà cắn.

Theo thông tin ban đầu, vụ việc trên vừa xảy ra vào chiều 19/7 tại một gia đình trên phố Đội Cấn, Hà Nội. Con chó ngao này đã bất ngờ tấn công bé gái làm phần đầu của cháu bé bị thương nặng.

Ngay sau khi phát hiện con bị tấn công, người mẹ của cháu bé đã lao vào cứu con và cũng bị con chó hung dữ tấn công nhiều vết vào cánh tay. Ngay sau đó người nhà nạn nhân đã chuyển bé gái vào Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Sau khoảng 2 giờ nỗ lực cấp cứu, cháu nhỏ đã tử vong. Theo gia đình nạn nhân, đây là con chó được gia đình nuôi.

Theo BS Hùng, ngoài lo ngại về việc bị chó cắn thì một vấn đề nữa là trong những năm gần đây bệnh dại đang quay trở lại. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chủ quan với việc phòng và tiêm phòng dại khiến nhiều ca bệnh đáng tiếc xảy ra.

Đáng nói là trường hợp cách đây không lâu, một bác sĩ thú y tại Hà Nội tử vong vì bệnh dại. Trước đó nữ bác sĩ này đã vô tình bị chó cắn trong lúc khám bệnh, do chủ quan vì nghĩ con chó chỉ bị cảm thông thường nên chị đã không tiêm phòng đến khi phát bệnh dại và được người nhà đưa đi viện thì đã quá muộn. Trong khi đó 2 bệnh nhân khác cũng bị con chó này cắn nhưng chủ động đi tiêm phòng nên đã thoát chết.

Hiện nay nhiều gia đình ở các thành phố lớn theo trào lưu nuôi chó làm cảnh hoặc làm vật bầu bạn cho trẻ nhỏ tuy nhiên lại không chú ý rọ mõm cho chó, hoặc chưa chú ý, trông nom con cẩn thận vì thế liên tiếp thời gian gần đây tai nạn do vật nuôi cắn đặc biệt là chó xuất hiện nhiều.

Theo BS. Ngô Đức Hùng, người dân hòa toàn có thể nuôi chó nhưng phải tiêm phòng đầy đủ, chó phải được thuần dưỡng, đặc biệt là không được nuôi giống chó dữ, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Khi đưa chó ra ngoài luôn phải rọ mõm để không cắn người, tránh gây gây sợ hãi và nguy hiểm cho người đi đường.

Trang Vũ (tổng hợp)

Chủ Vật Nuôi Bị Xử Lý Ra Sao Khi Để Chó Cắn Chết Người?

Luật sư cho rằng, chủ nuôi chó để con vật cắn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù cao nhất đến 12 năm.

Điều 6 Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 9/1/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật quy định, chủ nuôi chó phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó.

Theo Điều 6 Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 9/1/2007 của Chính phủ, chủ nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; phải xích, nhốt hoặc giữ chó đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, để chó mình nuôi cắn chết người, chủ con vật có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội, chủ vật nuôi đó sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, người chủ nuôi chó không quản lý vật nuôi, thả rông chó ra đường mà không rọ mõm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 12 năm.

Khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự quy định, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người mà gây hậu quả làm chết 3 người trở lên, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.

Theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, chủ nuôi chó sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Hoàng Lam Theo chúng tôi

Bị Chó Cắn Nên Ăn Gì? Những Lưu Ý Khi Bị Chó Dại Cắn

1. Người bị chó dại cắn, bị bệnh dại thường có những biểu hiện gì?

Dẫu chó là loại động vật khá thân thiết với con người nhưng không có điều gì đảm bảo chắc chắn chúng sẽ không làm hại chúng ta. Đặc biệt là những con chó bị dại, nếu chúng cắn phải ta thì rất nguy hiểm. Nếu không có kiến thức tốt thì ngay cả những người nhà chăm sóc, nuôi chó cũng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Để đảm bảo an toàn khỏi những con chó dại thì các bạn cần hiểu về chúng. Để đảm bảo sức khỏe, tránh bị chó dại cắn thì các bạn cần sở hữu thêm các kiến thức, biết thêm các triệu chứng về bệnh dại thường gặp ở chó như: Nước dãi nhiều, hung dữ khác thường, giọng sủa khàn. Ngoài ra, những con chó bị liệt chi, liệt lưỡi, liệt hàm dưới còn có biểu hiện thè và chảy nước dãi khá nhiều.

Không chỉ những chú chó mắc bệnh dại mới có thể tấn công bạn. Loài chó còn có thể tấn công người lạ mặt bất cứ lúc nào. Chó chỉ trung thành với chủ, những vị khách lạ mặt đều nên cẩn trọng để tránh bị chó cắn.

Nếu bị chó dại cắn thì các nạn nhân ngay lập tức phải tiến hành những thao tác sơ cứu kịp thời ngay sau đây:

Dùng xà bông hay các chất giặt rửa là xà phòng để rửa vết thương. Bạn nên chà mạnh dưới vòi nước trong vòng ít nhất 5 phút. Việc làm này nhằm bỏ hết những mô dập, dị tật dập nát trên vết thương.

Dùng dung dịch iod hoặc cồn 70% để sát trùng vết thương.

Để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng một cách tốt nhất, bạn nên dùng chất kháng sinh.

Dùng thanh vacxin (Tetavax) và thanh kháng độc tố SAT để phòng ngừa uốn ván.

Sau khi thực hiện những bước sơ cứu cơ bản, bạn cần nên đưa người bị chó cắn tới các cơ sở y tế để tiêm phòng.

3. Bị chó cắn nên ăn gì? Kiêng ăn gì khi bị chó cắn?

Ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người không may mắn khi bị chó cắn. Khi bị chó cắn thì ai ai cũng cảm thấy lo lắng, không biết nên ăn gì và kiêng gì để bản thân mình có thể an toàn hơn bao giờ hết. Khi bị chó cắn thì các bạn phải tiêm phòng, tiêm vacxin ngay lập tức. Bạn không được lơ là, chủ quan không đi tiêm vòng, điều này là rất nguy hiểm.

Những chất mà người bị chó dại cắn tránh, không nên sử dụng là rượu bia, thuốc lá. Đây là những chất kích thích nên các bạn không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các bạn. Các bạn cũng không nên dùng các chất gây ức chế hệ miễn dịch.

Ngoài ra, các bạn có thể ăn uống như một người bình thường khi khỏe mạnh. Việc được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống tự nhiên sẽ giúp cơ thể các bạn được khỏe hơn, sức khỏe của các bạn sẽ được hồi phục nhanh hơn bao giờ hết.

Nếu sau khi tiêm phòng mà cơ thể các bạn bị phản ứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… thì các bạn nên đến với các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị một cách tốt nhất.

Nhiều người cho rằng không nên ăn các loại đậu khi bị chó cắn. Dẫu vậy, các bác sĩ lại cho rằng ăn các loại đậu không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của những người không may bị chó cắn.

4. Những điều lưu ý trong việc phòng chống chó dại cắn

Để có thể đảm bảo sức khỏe cho gia đình và ngay chính bản thân mình, để đảm bảo không bị chó cắn thì các bạn hãy chú ý, lưu ý các vấn đề sau:

Khi thấy chó nhà có những biểu hiện dại, bạn hãy ngay lập tức đưa thú cưng tới các bác sĩ thú y để có thể điều trị và tiêm phòng 1 cách hiệu quả.

Các bạn phải giữ vệ sinh cho chó thật tốt, phải thường xuyên tắm rửa cho chó, lau chùi khu vực của chó nhà. Khi đưa chó đi dạo, bạn cần đeo rọ mõm cho chúng chứ không nên để chạy nhông nhông.

Khi bị chó dại cắn thì các bạn phải đi tiêm phòng chứ không nên dùng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa trị.

Để phòng ngừa việc bị chó cắn, các bậc làm cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ con. Nhất là trường hợp những đứa bé ở độ tuổi mới biết đi. Các bậc cha mẹ nên giáo dục con trẻ tự biết cách để có thể bảo vệ bản thân mình. Cha mẹ hãy dạy bảo các con không được chọc phá khi chúng đang ăn ngủ, không được đến gần những loài động vật lạ.

Bác Sĩ Thú Ý Tử Vong Do Chủ Quan Không Tiêm Phòng Khi Bị Chó Cắn

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, trong vòng 3 tuần gần đây đã có 3 bệnh nhân chết vì bị chó dại cắn. Mới nhất là trường hợp của bác sĩ thú y, chủ quan không tiêm phòng sau khi chó cắn.

Bác sĩ thú ý tử vong do chủ quan không tiêm phòng khi bị chó cắn

Ngày 4/6, chị Phan Thị C. (24 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) – là bác sĩ thú y đang làm việc tại một phòng khám thú y tư nhân tại Phú Thọ qua đời vì bị chó cắn.

Hơn 1 tháng trước đó, chị C bị chó ốm cắn vào tay, vết cắn ở vị trí bàn tay phải. Là bác sĩ thú y, chị C lập tức sơ cứu, rửa vết thương, sát trùng rồi băng bó lại. Tuy nhiên, 4 ngày sau khi chó chết, chị C không đi tiêm phòng và chẩn đoán chó chết vì bệnh viêm đường hô hấp trên.

Bác sĩ thú ý tử vong do chủ quan không tiêm phòng khi bị chó cắn. Vết chó cắn trên tay chị C

Chỉ đến khi thấy cơ thể xuất hiện đau nhức ở chỗ cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước, chị C mới tới bệnh viện điều trị.

Theo PGS. TS. BS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân C được chuyển đến khoa Truyền nhiễm lúc 20h ngày 3/6 trong tình trạng điển hình của bệnh dại. Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng thít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh 140 lần/ phút.

Bệnh tiến triển nhanh, đến sáng 4/6 bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, nhịp tim của bệnh nhân đập trở lại nhưng tình trạng nặng nên gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Tới 10h sáng ngày 4/6, bệnh nhân qua đời.

Qua lời người thân bệnh nhân, 2 người khác cũng bị con chó này cắn nhưng đã đi tiêm phòng cho nên thoát chết.

“Bệnh dại là bệnh gây bởi vi-rút dại lây truyền từ các loại động vật như chó, mèo,… sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể.

Hầu hết các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác.

Bác sĩ thú ý tử vong do chủ quan không tiêm phòng khi bị chó cắn. Virus dại thông qua vết cắn lây sang người; khi phát bệnh dại, thì bệnh nhân chắc chắn sẽ chết

Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể lâu hơn vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không.

Triệu chứng điển hình của bệnh dại thường là trở nên hung dữ, sợ nước, sợ gió, kích thích, rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết nước bọt,… Hoặc có bệnh dại thể liệt, virus dại gây liệt các chi rồi lan lên liệt toàn thân.

“Chị C. khi vào viện các triệu chứng tiến triển rất nhanh của bệnh dại thể hung dữ, chỉ chưa đến 1 ngày nhập viện bệnh nhân đã qua đời. Đau xót hơn, bệnh nhân mặc dù làm bác sĩ thú y, khi thấy chó có biểu hiện ốm, chết lẽ ra chị phải hiểu được việc cần thiết của việc đi tiêm phòng dại nhưng bệnh nhân quá chủ quan không đi tiêm”, PGS. Cường chia sẻ.

Cũng theo PGS. Cường, bệnh dại khi đã có triệu chứng (dại lên cơn) thì tỷ lệ chắc chắn 100% chết người. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn.

Để phòng chống bệnh dại mỗi người dân cần có trách nhiệm tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan.

Người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng 1 tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.