Chó Cắn Chết Người Ở Bùi Xương Trạch / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Dại Cắn Chết 1 Người Ở Lang Chánh, Thanh Hóa

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là địa bàn có số lượng tiêm phòng dại cho chó mèo rất thấp nên khi người dân bị chó dại tấn công thì tỷ lệ tử vong rất…

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là địa bàn có số lượng tiêm phòng dại cho chó mèo rất thấp nên khi người dân bị chó dại tấn công thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa

Một con chó nghi mắc bệnh dại tại tổ 1, phố 2, thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã cắn 7 người, trong đó có 1 người đã tử vong.

Người phát bệnh tử vong đó là chị Nguyễn Thị Hà (31 tuổi, ở thị trấn Lang Chánh). Chị Hà bị phát bệnh sau khi bị chó cắn và tử vong ngày 21/3.

Ngay khi nhận được thông tin, Chi cục Thú Y Thanh Hóa đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về địa bàn kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại.

Theo ngành chức năng thì nhiều năm qua việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện Lang Chánh đạt rất thấp, không đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch.

Trước đó ở Quảng Ngãi cũng xảy ra vụ việc bé gái bị chó dại cắn dẫn đến tử vong rất thương tâm. Vào cuối tháng 8/2014, cháu Nguyễn Thị Thanh T. (10 tuổi, ngụ xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) bị chó dại nhà hàng xóm cắn. Ngay sau đó, gia đình có chó dại đã hỗ trợ tiền để chích ngừa cho cháu T.

Tuy nhiên, gia đình cháu T. chủ quan không cho con đi tiêm ngừa. Sự việc kéo dài đến tối ngày 25/1/2015, cháu T. lên cơn sốt, rồi tự bẻ ngón tay, xé quần áo đang mặc và cắn 5 người trong gia đình.

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Hình ảnh chó dại được lực lượng chức năng bắt giữ

Chị Phạm Thị Thu Oanh – mẹ cháu T., kể lại: ” Nhớ lại cảnh cháu cắn và cào mọi người trong nhà, tôi quá hoảng hốt, cháu không còn là chính mình. Lúc đó tôi đang mang thai cũng bị cháu cắn, dẫn đến sảy thai “.

Trước hành động khác lạ của cháu T., gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện ĐK Trung ương Quảng Nam. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định cháu T. bị bệnh dại và vô phương cứu chữa, dẫn đến tử vong ngay sau đó.

Đến ngày 28/1, gia đình cháu T. tiến hành mai táng cháu tại quê nhà. Được biết, cha cháu T. mưu sinh nghề biển, mẹ không có việc làm ổn định, gia đình đông con và hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn.

Được biết vào năm 2013, cháu T. cũng từng bị chó cắn và đã đi tiêm phòng bệnh dại. Đến lần này, gia đình cháu T. chủ quan dẫn đến sự việc đau lòng.

Rạn Xương, Gãy Xương Ở Chó Mèo

Chấn thương xương trên lâm sàng thường được phân loại là “hở” hoặc “kín”. Chấn thương xương hở xảy ra khi lớp da trên chỗ gãy rách ra và phần xương lộ ra. Đối với chấn thương kín, lớp da trên vùng bị tổn thương vẫn còn nguyên vẹn.

Fissure: Nứt/ rạn xương

Incomplete: Vỡ xương bán phần

Simple: Gãy xương đơn thuần

Multiple: Vỡ dập xương

Complicated: Gãy xương phức tạp

Compound: Gãy xương kết hợp vết thương hở

I. Nguyên nhân gây rạn xương, gãy xương ở chó mèo

Rạn, gãy xương ở chó mèo có thể xảy ra khi bạn ít ngờ tới. Chó mèo của bạn sẽ bị đau và có thể cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi. Giữ bình tĩnh khi bạn chuẩn bị cho chuyến đi đến phòng khám để không làm con chó của bạn khó chịu hoặc kích động, điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Chấn thương xe cộ

Chơi và tập thể dục

Các môn thể thao

Bệnh lý có từ trước

Chế độ ăn uống (quá nhiều phốt pho hoặc vitamin A, không đủ canxi)

Ung thư xương

Thiếu hụt collagen do di truyền (làm yếu xương)

Tuổi tác (xương chó mèo non chưa hình thành đầy đủ, xương chó mèo giá thường thiếu canxi)

Giống (giống chó mèo nhỏ có xương nhỏ, dễ gãy)

Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, có thể có các vấn đề nghiêm trọng khác không rõ ràng như chảy máu trong hoặc chấn thương nội tạng. Đừng đắn đo với quyết định đến bệnh viện thú y.

III. Sơ cứu khi chó mèo của bạn bị rạn xương, gãy xương

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, giảm nguy cơ bị thêm tai nạn và tránh nhiễm trùng vết thương hở. Trong mọi trường hợp, có ba quy tắc chính:

Đừng cố đặt lại chỗ gãy.

Không sử dụng thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ khi gãy xương hở.

Đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Sơ cứu cho một số vị trí gãy cụ thể:

1. Gãy lưng

Rọ mõm chó, nếu cần, sau đó nhẹ nhàng kéo nó lên một tấm ván phẳng. Bạn sẽ cần phải buộc dây chó mèo tại chỗ để hạn chế cử động, nhưng nên tránh gây áp lực lên cổ hoặc lưng. (Điều quan trọng là không bao giờ cố và nẹp vào lưng bị gãy.) Đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

2. Gãy chi

Rọ mõm chó, nếu cần, sau đó nhẹ nhàng luồn một chiếc khăn sạch xuống dưới phần chi bị gãy. Nếu phần xương bị gãy có thể nhìn thấy qua một lỗ hở (vết gãy “hở”), hãy che phần bị hở bằng gạc sạch hoặc khăn vệ sinh. Không bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ.

Nếu vết gãy ” kín “, không cần băng gạc và có thể dùng vật liệu cứng để nẹp chân. Nếu nẹp khiến chó đau dữ dội, đừng ép nó.

Đừng cố gắng đặt lại xương; nẹp sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh, mạch máu và các mô khác cho đến khi bác sĩ thú y có thể điều trị vết đứt với sự hỗ trợ của gây mê toàn thân. Khi bạn đã nẹp xương xong, hãy nhấc chó lên và vận chuyển ngay đến bác sĩ thú y, giữ ấm cho chó để tránh bị sốc.

3. Gãy xương sườn

Rọ mõm chó, nếu cần, đảm bảo chó không khó thở. Kiểm tra ngực để tìm vết thương hở và băng lại bằng gạc sạch, sau đó quấn toàn bộ vùng ngực bằng khăn sạch, nhưng không quá chặt để chúng cản trở việc thở. Ngoài ra, không đỡ con chó bằng ngực khi nâng hoặc bế nó đến bác sĩ thú y.

Nếu bạn nhận thấy ngực bị phồng, hãy quấn đủ chặt để che đi phần ngực bị phồng. Nếu chỗ phồng cứng chắc, đó có thể là phần cuối của một chiếc xương sườn bị gãy. Nếu nó mềm, nó có thể là phổi bị thủng, cần đến sự trợ giúp của thú y ngay lập tức.

4. Gãy xương đuôi

Gãy xương đuôi cực kỳ khó phát hiện. Có thể đuôi có vẻ bị gãy nhưng không nhìn thấy máu hoặc xương trồi ra và con chó dường như không bị đau. Bác sĩ thú y mới giúp xác định chính xác vấn đề này.

III. Chẩn đoán rạn gãy xương ở chó mèo

Vận chuyển chó mèo của bạn đến phòng khám càng cẩn thận càng tốt. Nếu nguyên nhân là do tai nạn xe cộ, hãy lưu ý rằng thú cưng của bạn có thể bị thương nội tạng.

Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra lâm sàng chấn thương nội tạng hoặc các dấu hiệu chấn thương khác

Xét nghiệm máu có thể được chỉ định trong trường hợp chó mèo của bạn cần được truyền máu

Chụp X quang cơ thể là phương pháp đơn giản nhất để đánh giá chấn thương xương (kiểm tra chỗ rạn gãy xương, bụng và ngực để xác minh rằng tim và phổi không có biến chứng)

IV. Điều trị rạn, gãy xương ở chó mèo

Cố định vị trí tổn thương bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại rạn, gãy xương:

Rạn xương: nẹp, bó bột

Gãy xương: nẹp, bó bột, phẫu thuật

Bác sĩ thú y sẽ kê thuốc giảm đau, giảm sưng phù. Nếu có vết thương hở hoặc phẫu thuật thì sẽ áp dụng phác đồ thuốc bao gồm kháng sinh, kháng viêm.

Ngoài NSAIDS, thuốc giảm đau như buprenorphine, gabapentin hoặc tramadol có thể được kê đơn. Buprenorphine là một loại thuốc opioid dạng lỏng tiêm, cũng có thể được tiêm qua đường miệng qua niêm mạc. Độ pH nước bọt của mèo cao hơn cho phép mức độ hấp thụ cao hơn và hiệu quả cao hơn của thuốc.

Thuốc an thần như acepromazine thường được dùng cho những bệnh nhân đặc biệt lo lắng hoặc hoạt động quá sức. Một số thuốc an thần có thể chấp nhận được, nhưng bệnh nhân phải đủ tỉnh táo để có thể ăn các bữa ăn bình thường, di chuyển trong thùng hoặc giường của nó và đi bộ ra ngoài để giải tỏa. Chất độn chuồng nên được thay ngay lập tức để tránh đóng cặn nước tiểu hoặc chất bẩn trong phân

Cố định điểm nghỉ ngơi để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương thêm cho cơ, mạch máu và dây thần kinh.

Cần phải nhấn mạnh vào việc giữ cho vùng bị thương và vùng băng, bó bột, phẫu thuật được bao phủ sạch sẽ và khô ráo.

Chủ Chó Becgie Cắn Chết Người Ở Hà Nội Có Thể Bị Phạt Tù Đến 5 Năm?

Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao trước việc ông Nguyễn Văn Th. (SN 1969, trú tại ngõ 358, phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) bị chó becgie của nhà em gái cắn sau đó tử vong.

Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật khi để chó cắn người tử vong hay không?

Để giải đáp câu hỏi trên, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng văn phòng Luật sư Giang Thanh (đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Thanh cho biết: Có thể nói rằng, việc chó chạy rông không có người đi kèm hoặc có người đi kèm nhưng không rọ mõm tại nơi công cộng tạo ra những nguy hiểm tiềm tàng cho người khác.

Trên thực tế có nhiều trường hợp người dân bị chó cắn gây thiệt hại đến sức khỏe, tiền bạc và không ít trường hợp còn nguy hiểm đến cả tính mạng.

Ngay cả khi không bị chó cắn, thì hình ảnh chó chạy rông cũng gây nên sự lo lắng, sợ hãi đối với nhiều người, khiến họ cảm thấy mất an toàn.

Bên cạnh đó, thả rông chó cũng gây mất vệ sinh công cộng do chó phóng uế bừa bãi nhưng chủ nuôi chó không dọn dẹp. Ngoài ra còn tình trạng chó thả rông chạy trên đường gây cản trở hoặc gây tai nạn đối với người tham gia giao thông.

Theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày ngày 09/01/2007 về phòng, chống bệnh dại ở động vật, chủ nuôi chó khi đưa cho ra ngoài nơi cộng cộng phải rọ mõm chó.

Con ngõ 358 phố Bùi Xương Trạch.

Luật sư Thanh nói, thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định: Chủ nuôi chó, mèo phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

Người nào vi phạm quy định trên có thể bị xử lý theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể là: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Tuy nhiên có thể thấy, Nghị định có hiệu lực đã gần 1 năm nhưng tình trạng chó thả rông, không rọ mõm vẫn khá phổ biến. Điều này có nghĩa là số người bị phạt tiền chưa nhiều đến mức khiến người ta phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Theo Luật sư Thanh, trong trường hợp chó không bị rọ mõm cắn người khác ở nơi công cộng, nơi đông người gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe (với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên) thì chủ chó còn có thể bị xử lý hình sự về tội ‘Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người’ theo Điều 295 BLHS 2017 với hình phạt là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài ra chủ chó còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 603 Bộ luật dân sự quy định về ‘Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra’.

Như vậy chủ chó becgie trong trường hợp cắn ông Nguyễn Văn Th. khiến nạn nhân tử vong sau đó có thể đối diện mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Bình – Tổ trưởng tổ dân phố ở ngõ 358 Bùi Xương Trạch cho biết: Trong ngõ 358 có nhiều hộ gia đình nuôi chó dữ, cũng đã nhiều lần xảy ra tình trạng chó tấn công người, tuy nhiên đây là lần nghiêm trọng nhất.

Thời gian trước khi xảy ra sự việc ông Th. bị chó becgie cắn, phường đã phát thông báo cho các gia đình nuôi chó với nội dung phải kiểm dịch, tiêm phòng đầy đủ.

Phường cũng yêu cầu các gia đình nuôi chó phải có dây xích, rọ mõm mỗi khi dắt chó đi dạo.

Theo ông Bình, trước tình trạng một số người bị chó tấn công, từ đầu tháng 7/2018, phường đã tổ chức một đội bắt nhốt chó thả rông, tuy nhiên thực trạng này vẫn tiếp diễn.

Sáng sớm có rất nhiều gia đình thả chó ra ao đầu ngõ để cho chó vệ sinh và tắm, đáng nói đây cũng là nơi trẻ em vui chơi và người già tập thể dục. Ông Th. bị chó tấn công cũng là thời điểm sáng sớm như vậy.

Hiện tại dân cư trong khu phố đang rất hoang mang lo lắng.

‘Tôi kiến nghị chính quyền cần có một giải pháp mới, hoặc một chế tài cứng rắn hơn để giải quyết dứt điểm vấn đề này. Ngày nào tôi cũng đi nhắc nhở nhưng không có nhiều tác dụng, nỗi lo lắng bấy lâu nay của dân cư trong ngõ đã thành sự thật‘, ông Bình bày tỏ.

Bé Gái 8 Tháng Tuổi Bị Chó Ngao Cắn Chết: Ám Ảnh Những Vụ Chó Ngao Tây Tạng Tấn Công Cắn Chết Người

Con chó Ngao Tây Tạng từng gây ra nhiều vụ tấn công người để lại hậu quả khủng khiếp ám ảnh giống như sự việc bé gái 8 tháng tuổi bị cắn chết xảy ra vừa qua tại Hà Nội.

Chó Ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff. Đây là một giống chó được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc, bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng.

Sở hữu thân hình vạm vỡ, hàm răng chắc khỏe, sắc bén, Ngao Tây Tạng là loài chó có khả năng chiến đấu cao. Chó ngao Tây Tạng được cho là chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là: “To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai”.

Theo nhiều nghiên cứu, giống chó này đã hiện hữu từ cách đây 5000 năm và được xem như là giống chó có bộ gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay.

Với vẻ ngoài to lớn và đôi khi hung dữ, chó Ngao Tây Tạng khiến nhiều người lầm tưởng là sư tử. Hiện nay, loại chó này trở thành một biểu tượng được các gia đình giàu có đặc biệt ưa chuộng. Ngay cả ở Việt Nam, chó ngao cũng được đưa về nuôi bấp chấp giá của nó đắt khủng khiếp.

Ngày 14/7, tại Hà Nội, một bé gái 8 tháng tuổi bị chó ngao nhà nuôi cắn chết khiến dư luận sửng sốt. Bé gái bị chó ngao cắn chỉ mới tròn 8 tháng tuổi, nặng khoảng 10kg. Còn con chó tấn công cô bé nặng tới 40kg, là giống chó ngao Tây Tạng. Ngay khi sự việc xảy ra, mẹ bé lao vào cứu, tách con mình ra khỏi con chó dữ rồi vội vàng đưa con tới thẳng Bệnh viện Việt Đức, chính bản thân chị cũng bị con chó cắn vài nhát vào tay.

Bé gái bị chó cắn nhập viện trong tình trạng không có mạch đập, không có huyết áp, tái nhợt, sốc mất máu biến chứng nặng. Bé có vết thương ở vùng thái dương phải, lóc da vùng chẩm, lộ tổ chức não, chảy máu rất nhiều. Các bác sĩ và bệnh nhân chứng kiến cô bé lúc đó đều rất xót xa, bàng hoàng.

Sự việc chó ngao cắn chết chủ mới xảy ra ở Việt Nam, nhưng trên thế giới chó ngao loại thú cưng yêu thích của nhiều đại gia nổi tiếng là nỗi khiếp sợ của nhiều người bởi bản tính hung dữ của chúng.

Đã có nhiều vụ chó ngao Tây Tạng cắn chết người thương tâm xảy ra.

Theo tờ South China Morning Post News, một bi kịch từng xảy ra với bé gái 6 tuổi ở Đại Liên, Trung Quốc. Cô bé bị một con chó ngao nhảy xổ ra cắn và cổ khi đang trên đường đến cửa hàng tạp hóa.

Nạn nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau đó, tuy nhiên vết cắn mạnh vào khí quản và động mạch nên đứa trẻ không qua khỏi. Người mẹ đau khổ vì mất con sau đó cũng trở nên quẫn trí.

Một vụ khác việc đau lòng khác cũng xảy ra tại Trung Quốc. Bé gái 8 tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc bị chó ngao Tây Tạng tấn công. May thay, cô bé được một người dân làng cứu sống và đưa đi cấp cứu kịp thời nên sức khỏe hồi phục.

Tiếp đến phải kể đến sự việc một bé gái 5 tuổi ở Hồ Châu, Bắc Kinh, Trung Quốc bị chó ngao Tây Tạng cắn nát mặt. Vết cắn sâu của con cho dữ khiến khuôn mặt bé bị thương nghiêm trọng và phải khâu tới 60 mũi.

Các bác sĩ nói rằng, tai nạn có thể khiến khuôn mặt bé bị biến dạng. Cha mẹ bé hy vọng bác sĩ có thể giữ lại khuôn mặt cho cô bé nhưng các chi phí thẩm mỹ lên tới 200.000 USD, họ không đủ điều kiện để thực hiện.

Chủ của con chó hung bạo rất day dứt sau vụ việc đã đền bù cho gia đình nạn nhân hơn 20.000 USD.

Cũng tại Trung Quốc, The Paper đưa tin, một người phụ nữ bị một con chó Ngao Tây Tạng đi lạc tấn công, cắn xé ngay trên đường khi đang đi bộ về nhà.

Rất may cho chị này là 1 tài xế chiếc taxi và 1 tài xế xe buýt dừng lại can thiệp, đánh mạnh vào con chó bằng bình cứu hỏa, người phụ nữ mới có thể chạy thoát khỏi con chó hung dữ. Tuy nhiên, sau khi xổng mất “con mồi” con chó liền quay sang tấn công người lái xe buýt, cho đến khi đám đông xúm lại, xua đuổi nó. Dù vậy người phụ nữ và tài xế xe buýt bị căn vẫn tổn thương rất nặng.