Thai Phụ Bị Chó Cắn Chết Khi Dắt Chó Đi Dạo

Các nhà hoạt động vì quyền động vật của Pháp đang kêu gọi chấm dứt mùa săn bắn sau khi thi thể của thai phụ được tìm thấy gần Villers-Cotterêts.

Cảnh sát Pháp trên lưng ngựa. Một cuộc điều tra đang diễn ra sau khi thi thể thai phụ nghi bị chó cắn được phát hiện. Ảnh: Getty

Các nhà điều tra cho biết thai phụ này đã bị những con chó cắn chết sau khi cô dắt chó của mình vào khu rừng ở phía bắc nước Pháp trong một cuộc đi săn. Thi thể người phụ nữ 29 tuổi được tìm thấy ngày 16/11 tại khu rừng ở ngoại ô thị trấn Villers-Cotterêts, cách Paris khoảng 90km về phía đông bắc, văn phòng công tố viên Soissons gần đó cho biết.

Khám nghiệm tử thi cho thấy người này chết do “chảy máu sau khi bị chó cắn vào chi trên, chi dưới và đầu”, công tố viên Frederic Trinh cho biết. Một vài vết cắn xuất hiện “sau khi chết”, ông nói thêm.

Ông Trinh nói rằng các xét nghiệm được thực hiện trên 93 con chó, kể cả những con chó trong cuộc đi săn và 5 con chó của người phụ nữ để tìm ra xem con nào cắn cô này. Cảnh sát đã thực hiện một cuộc điều tra theo hướng chó cắn chết người. Theo tờ báo địa phương Le Courrier Picard, những con chó đang tham gia cuộc săn hươu.

Người phụ nữ đã gọi cho bạn trai khi dắt chó đi dạo để thông báo về sự hiện diện của “những con chó đang đe dọa”. Anh bạn trai sau đó đã phát hiện ra thi thể của cô.

Brigitte Bardot, chủ tịch quỹ phúc lợi dành cho động vật Brigitte Bardot đã rất sốc khi nghe vụ việc. Trong bức thư gửi Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Pháp Élisabeth Borne, bà Bardot kêu gọi chính quyền “đình chỉ ngay lập tức tất cả sự ủy quyền săn bắn trong mùa này”.

Pháp có hơn 30.000 con chó săn và hiệp hội tuyên bố “những con chó săn này được huấn luyện để săn các con vật cụ thể và vâng lời con người trong mọi hoàn cảnh”.

Chó Cắn Chết Người Chủ Chó Có Đi Tù

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào. Vụ chó cắn…

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào.

Vụ chó cắn chết người ở TP. Hải Phòng và nhiều vụ việc khác tương tự đã đặt ra nhiều câu hỏi cho nhà chức trách. Ngày 8/6/2023 khi đang đi đổ rác, bà Lý Thị Nga bị 3 con chó trong Công ty cổ phần may Thái Anh (An Lão, TP. Hải Phòng) lao vào cắn. Bà Nga được đưa đi cấp cứu trong tình trạng toàn thân thương tích và qua đời sau đó.

Vụ việc xảy ra, ông Xanh chủ của 3 con chó trên (chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP may Thái Anh) cho biết, tai nạn xảy ra là ngoài ý muốn, bà Nga vẫn thường cho 3 con chó này ăn, đây là lần đầu tiên chúng cắn người gây thương tích nghiêm trọng như vậy.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Việc cho rằng đây là việc ngoài ý muốn rồi bỏ qua của ông Xanh đã vấp phải những phán ứng của bạn đọc. Một bạn đọc ở Hải Phòng cho hay: “Hải Phòng có rất nhiều người nuôi chó Pitbull – giống chó chọi, đã cắn thì không nhả. Ở nhiều nước, giống chó này bị cấm nuôi nhưng ở Việt Nam thì thả nổi. Người ta mua bán, trao đổi và huấn luyện công khai”.

Nuôi thú cưng các loại phải đảm bảo an toàn cho người khác, chưa nói đến tử vong, nhiều nguy cơ như truyền dịch bệnh là vẫn có”.

“Nói là ngoài ý muốn, thế bây giờ sao? Một người chết, ai chịu trách nhiệm? Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm chứ chẳng lẽ bắt 3 con chó… ra hầu tòa?”, một bạn đọc chia sẻ thẳng thắn với một cơ quan báo chí.

Về phía luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia chúng tôi cho biết, pháp luật hiện hành không cấm việc nuôi chó cũng như không có quy định nghiêm cấm việc huấn luyện chó, trừ những trường hợp huấn luyện nhằm mục đích vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:

a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô). b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y; c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng; d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Ngoài ra ý kiến về việc nuôi chó tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) thì chủ nuôi chó phải đăng ký, trình UBND xã, phường để cấp sổ quản lý chó của ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục thú y chúng tôi cũng được đưa ra.

Trong sổ quản lý phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, loài, giống, tính biệt, màu lông, ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô.

Chó cắn người chủ nuôi phải chịu trách nhiệm

Nói về điều này luật sư Hậu dẫn chứng điều 5 về vi phạm quy định trật tự nơi công cộng từ nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành 12-11-2013 của Chính phủ.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng; phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tăng gấp đôi.

Ông Hậu cũng khẳng định bất kể có quan hệ họ hàng hay không, người chủ súc vật vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo điều 625, Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Nếu trong trường hợp thiệt hại về tính mạng việc bồi thường sẽ gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa người bị thiệt hại, cho mai táng, tiền cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và khoản tiền khác bù đắp thiệt hại về tinh thần. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

“Chỉ trong trường hợp xác định người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi, làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” – Ông Hậu nói.

Còn về phía Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, luật sư Trương Thanh Đức cho hay về pháp luật hình sự, chủ sở hữu chó dữ gây chết người có thể bị truy tố về “Tội vô ý làm chết người” theo Điều 98, Bộ luật Hình sự năm 1999, với mức phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù. Nếu có lỗi vô ý để gia súc làm chết nhiều người, thì còn có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Như vậy quy định của pháp luật đã rõ ràng, dù vật nuôi là hung thủ thì chủ nhà vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào mức độ của sự việc.

Để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu người chủ vật nuôi chấm dứt vi phạm.

Trường hợp người nuôi chó đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm thì mọi người có quyền thông báo cho trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố (nếu ở chung cư thì có thể đề nghị Ban quản lý khu chung cư) hoặc đề nghị trực tiếp với UBND xã, phường sở tại để được giải quyết.

Dắt Chó Đi Dạo Tiếng Anh Là Gì ? Lợi Ích Sức Khỏe Của Việc Đi Dạo Với Thú Cưng Là Gì ?

Dắt chó đi dạo tiếng Anh là gì ?

Dắt chó đi dạo được giải thích với cụm từ trong tiếng Anh là

Dắt chó đi dạo văn minh đòi hỏi người nuôi chó phải dắt chó tốt, khi dắt chó ra nơi công cộng, nơi đông người phải giữ dây và mang theo dụng cụ tốt để dọn phân cho chó. Chỉ có dắt chó đi dạo theo cách văn minh này thì mới không làm tăng thêm lòng căm thù của những người không nuôi chó đối với những người nuôi chúng.

Lợi ích sức khỏe của việc đi dạo với thú cưng

Người nuôi chó được hưởng nhiều lợi ích về sức khỏe và xã hội bằng cách dắt chó đi dạo vài lần một tuần. Các lợi ích bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, cơ và xương khỏe hơn (được hình thành nhờ đi bộ thường xuyên) và giảm căng thẳng.

Hầu hết các con chó cần được đi dạo ít nhất một lần mỗi ngày, mặc dù một số con chó, đặc biệt là những con chó rất năng động, có thể đòi hỏi nhiều hơn. Giống chó bạn có, cũng như mức độ thể chất và độ tuổi của nó, cũng sẽ xác định thời gian đi bộ của bạn phải lâu và mạnh mẽ như thế nào.

Một chuyến đi dạo có thể khiến một chú chó rất vui. Họ thích khám phá các điểm tham quan và mùi vị và thực sự sẽ mong muốn được dành thời gian với bạn. Một con chó không được vận động đầy đủ có thể dễ trở nên buồn chán hoặc phá phách.

Khi bạn dắt chó đi dạo:

Đặt mục tiêu đi bộ 30 phút, năm lần mỗi tuần.

Giữ chó của bạn trên dây xích ở các khu vực công cộng, trừ khi đó là khu vực ‘không có dây xích’. Liên hệ với hội đồng địa phương của bạn về những khu vực có thể cho chó tập thể dục khi không bị xích.

Giám sát con chó của bạn xung quanh trẻ nhỏ.

Lấy túi nhựa hoặc dùng dụng cụ hốt để dọn phân của chó.

Đảm bảo rằng con chó của bạn được nhận dạng đúng.

Tránh đi bộ trong nhiệt độ quá cao.

Chó Nhà ‘Mất Não’ Cắn Bay Da Mũi Của Chủ Khi Được Cho Ăn

Ông N.V.X, sống tại Thanh Hóa, được đưa vào bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương lúc 8h00 sáng trong tình trạng mất một mảng da lớn ở chóp mũi và tổn thương nhiều phần ở tay. Theo ông X., trong nhà có nuôi một con chó becgie từ nhỏ. Tuy nhiên, khi chó được 6 tháng, con trai lại đem sang nhà người yêu nuôi cho đến khi được 2 tuổi khi đem về nhà.

“Do chó không quen chủ hay vồ nên tôi thường phải xích và chặn hòn đá lên xích để cố định. Nhưng hôm trước, khi cho ăn, chó chồm quá mạnh dây xích bung ra khỏi đá nên nó lao được đến chỗ tôi cắn vào tay và mũi”, ông X. chia sẻ với Dân Trí.

Sau khi tai nạn xảy ra, ông X. được gia đình đưa ngay đến bệnh viện địa phương lúc 23h00. Các bác sĩ sau khi tiếp nhận ca bệnh liền tiến hành sơ cứu vết thương, rồi chuyển ngay lên vào khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương (Hà Nội).

Các bác sĩ đã tiến hành xử lý vết thương ở tay của ông X., riêng tổn thương ở mũi, do bệnh nhân bị bong da nên chỉ cần tạo hình lại vạt da đã mất. Cuộc phẫu thuật kéo dài 2 tiếng đồng hồ, ê-kíp phẫu thuật đã lấy vạt da ở cổ (vùng thượng đòn) để ghép lên phần da bị mất ở mũi của ông X. Hiện tại, vạt da được cấy ghép của bệnh nhân X. đã sống tốt. Nếu tiếp tục diễn biến tốt, bệnh nhân sẽ được tháo bolster và dự kiến theo dõi tiếp 3-4 ngày trước khi được xuất viện.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, cục Y tế Dự phòng, bộ Y tế khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương và ến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Hà Nội: Chó Pitbull Cắn Chết Anh Trai Của Chủ Nhà Gây Rúng Động

Mới đây, một con chó Pitbull cắn trúng cổ anh trai của của chủ nhà khiến ngời dân sống tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội chưa hết bàng hoàng.

Những ngày vừa qua, người dân ngõ 358 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội đã vô cùng bàng hoàng vì cái chết của ông chúng tôi (50 tuổi) do bị chó Pitbull cắn vào cổ. Điều đáng nói, con chó là của em gái ông Th. sống ngay sát vách.

Theo VTC news, sáng sớm 20/8, ông Th. ngồi ở cửa nhà như thường lệ thì thấy con chó Pitbull đuổi cắn con chó nhỏ gần đấy nên ông quát nó.

Không ngờ, con chó nổi điên xông đến xô ông Th. ngã ra đất rồi ngoạm thẳng vào cổ ông. Người dân xung quanh và cả chủ của con chó tìm cách giải cứu, nhưng con chó Pitbull hung hãn vẫn cắn chặt cổ không chịu nhả ra.

Đến khoảng 6h sáng 20/8, ông Th. được đưa đi cấp cứu, tuy nhiên vết thương ở cổ quá nặng. Chiều 20/8, ông bị bệnh viện trả về, sáng 21/8 ông Th. không qua khỏi.

Pitbull được tạo ra với giống lai tạo giữa con chó ngao Anh và chó sục. Giống chó bắt nguồn từ châu Mỹ này đang ngày càng được nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Nhưng vẫn còn nhiều khả năng đặc biệt đáng sợ của loài chó này mà nhiều người vẫn chưa biết đến. Chó Pitbull là một giống chó dữ hiếu chiến, bền bỉ, gan lỳ được mệnh danh là sát thủ máu lạnh hay còn được gọi là chó chiến binh.

Nó được coi là hung thần của các loài chó chọi với sức mạnh cơ thể to lớn với trọng lượng trung bình từ 30-40 kg, cao từ 45-55 cm, hàm răng sắc nhọn.

Chó Pitbull có một cơ hàm khác biệt, có cấu tạo như khớp khóa, vì vậy khi nó đã cắn vật gì, hay đối thủ thì không dễ nhả ra.

Vết thương do chó cắn để lại sẽ rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, ở mức độ nhẹ có thể mang tật, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Quốc Thắng, Trưởng văn phòng Hiệp hội Những người nuôi chó giống VN (VKA), nhận định: “Với đặc tính rất hung dữ và hiếu chiến, khi chó Pitbull đã hăng máu thì con người rất khó có khả năng kiểm soát, thậm chí chúng quay ra cắn cả chủ nuôi.

Trước đây, ở nhiều quốc gia cũng có tổ chức các cuộc thi chọi chó. Nhưng trên quan điểm bảo tồn và tình yêu thương động vật, hiện tại nhiều quốc gia đã cấm tổ chức chọi chó, cấm nhập khẩu hoặc có những quy định chặt chẽ hạn chế số lượng người nuôi giống chó này.

Ở Mỹ, chó Pitbull được xếp vào nhóm động vật nguy hiểm, chỉ những cá nhân có giấy phép đặc biệt mới được phép nuôi”.

Trang Vũ (tổng hợp)