Chó Cắn Chảy Máu / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Cắn Chảy Máu

Dù chảy máu ít hay nhiều, vết thương sâu hay nông khi bị chó cắn vẫn có thể gây ảnh hưởng cực nhiều tới sức khỏe của người bị cắn, chính vì vậy cần phải sơ cứu đúng từng bước để tránh rủi ro.

Đến ngay mục bạn quan tâm

Sơ cứu khi bị chó dại cắn tại chỗ – Điều cần làm!

Làm sạch: Trước tiên bạn cần phải làm sạch vết thương do chó cắn bằng cách đưa vào nước cho chạy vào phần bị thương để loại bỏ được những mầm bệnh. Sau đó sử dụng bông thấm nhẹ để phần vết thương được khô ráo.

Sử dụng thuốc sát trùng (cồn hoặc ô xi già): đổ một lượng nhỏ dung dịch sát trùng lên phần vết cắn, cho sùi bọt và loại bỏ được những mầm bệnh.

Nâng cao vùng vết cắn: Đây là cách để giúp cầm máu cực kì tốt, tránh chảy máu nhiều dù là ở chân hay cánh tay.

Đối với những trường hợp bị chó cắn chảy máu quá nhiều bạn có thể sử dụng gạc y tế để cầm máu. Đặc biệt, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu bởi lúc đó bên ngoài đang có rất nhiều mầm bệnh trên lớp da. Nếu như không rửa sạch chúng rất có thể vết thương sẽ bị nhiễm trùng, nặng là hoại tử, hoặc có thể gây phát dại trong một thời gian sau đó.

Đối với trường hợp vết thương sâu và chảy máu nhiều, bạn nhanh chóng cầm máu và đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp nào cần phải tiêm phòng khi bị chó cắn

Theo bác sĩ cho biết, bất kì trường hợp chó dại cắn hay chó thường cắn thì bạn cũng phải đưa ngay người bị thương tới cơ sở gần nhất để kiểm tra. Đặc biệt, cần phải tiêm vacxin phòng dại ngay nếu gặp phải các trường hợp sau:

Vùng bị cắn: đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục….: bởi đây là những bộ phận quan trọng và cần phải được cấp cứu ngay lập tức, bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Không nên chủ quan với con vật nuôi trong nhà mà không đi tiêm phòng sau khi bị cắn. Cần phải theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.627 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

– Tuyệt đối không nên điều trị bằng mẹo hay thuốc nam với những trường hợp bị chó cắn không chảy máu, hay chảy ít máu.

– Nhiều người chủ quan khi bị chó con cắn hay chó nhà cắn sẽ không đến y tế tiêm phòng và khám chữa, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người bị nạn.

– Trước khi phát bệnh 2 – 4 ngày thì nạn nhân thường có những dấu hiệu như: đau đầu, bồn chồn, chán nản, sợ sệt, khó chịu.

– Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí bị cắn và cảm thấy tê tê người vì các dây thần kinh hệ bạch huyết bị tổn thương.

Nạn nhân sẽ có nhiều dầu hiệu chia thành từng thể: Thể co thắt, thể liệt, thể cuồng:

Thể co thắt: Nạn nhân có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.

Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.

Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.

Nguồn: songkhonggioihan.com

Chó Cắn Không Chảy Máu Có Sao Không?

Tình hình chó thả hoang và không được rọ mõm, đã gây ra những vụ chó cắn cho người dân, khiến cho những người đi đường cảm thấy ám ảnh và lo lắng. Khi bị chó cắn không chảy máu có sao không? cũng như có cần đi tiêm phòng hay không là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm.

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm, đã khiến cho rất nhiều người hoang mang. Do vậy, khi bị chó cắn không chảy máu có sao không?

Theo các bác sỹ, thì bị chó cắn không nên chủ quan và coi thường, trong trường hợp bị chó cắn mà chảy máu thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn thấy không bị chảy máu, mà chỉ bị bầm tím, nhưng rất có thể sẽ có những vết trầy xước rất nhỏ, bằng mắt thường bạn sẽ không thấy.

Trong trường hợp con chó cắn mà bị dại, thì nguy cơ lây nhiễm dại vẫn xảy ra, tốt nhất khi bị chó cắn bạn nên đi tiêm phòng ở các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất.

Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn

– Làm sạch vết thương là điều quan trọng nhất, khi bị chó cắn, vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy, để loại bỏ các mầm bệnh, dùng xà bông và nước để rửa vết thương, bạn nên lưu ý rửa nhẹ nhàng, chứ không được chà xát mạnh.

– Dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn.

– Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, tốt nhất nên đưa người bị chó cắn đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sỹ về tình trạng con vật đã cắn, và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn.

Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay.

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Để phòng chống bệnh dại xảy ra, người dân hãy thực hiện:

– Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn của Thú Y.

– Nuôi chó mèo phải nhốt trong chuồng, không được thả rông, cũng như không được cho trẻ nhỏ chơi đùa với những con vật này.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

– Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

– Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại,

Bị Mèo Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Nguy Hiểm Không ?

Bị mèo cắn chảy máu có sao không, nguy hiểm không?

Cùng với chó, mèo là loại động vật khá đáng yêu, thông minh được nhiều người nuôi dưỡng trong nhà. Không chỉ nuôi để làm cảnh, mèo còn là “hung thần” với loài chuột nên hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng có ít nhất một con mèo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng mèo cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua những vết thương hở trên da.

Đặc biệt, tại Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì vậy, khả năng các loại chó mèo bị dại là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác là:

– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Bị mèo cắn chảy máu nên xử lý như thế nào?

Sau khi bị mèo cắn, chảy máu nhất là với trẻ em, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sỹ khám và đánh giá cụ thể. Bạn sĩ sẽ xem xét tình hình vết thương và đưa ra quyết đinh là có nên tiêm ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại và kháng huyết thanh dại hay không?

Thông thường bếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Bạn phải chú ý là đến gặp bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên saukhi bị cắn, vì nếu để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Sau khi về nhà, bệnh cạnh theo dõi sức khỏe người bị cắn, việc theo dõi con mèo đã cắn bạn cũng là điều hết sức cần thiết. Theo dõi trong vòng từ 10-14 ngày xem chúng có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.

Giải Mã Giấc Mơ Bị Chó Cắn Chảy Máu Chính Xác Nhất

Giải mã giấc mơ bị chó cắn chảy máu chính xác nhất

Chó là một loài động vật tượng trưng cho sự thông minh, chung thành và đây cũng là lý do nhiều người chọn nó làm thú cưng. Vậy với ý nghĩa tốt đẹp này, việc ngủ mơ mình bị chó cắn có phải là điềm tốt hay không? Theo các chiêm tinh gia, bị chó cắn trong giấc mơ là điềm tốt hay xấu còn phụ thuộc vào thái độ của con vật và cách bạn phản ứng lại nó như thế nào, cũng như vị trí bị chó cắn là ở đâu, có bị chảy máu hay không.

Khi nằm mơ mình bị chó cắn vào tay, đây không phải là điềm tốt. Cụ thể, giấc mơ này dự báo hai trường hợp có thể xảy ra, gồm:

Trường hợp 1: Bạn đang có sự phân vân, lưỡng lự về một vấn đề gì đó trong cuộc sống, không biết đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất, hoặc đang do dự trong việc tiếp nhận một vấn đề mới.

Nếu chẳng may ban ngày bạn đi ngang qua nhà nào đó, và bị chó nhà họ định phi ra cắn, điều này làm bạn giật mình và tối đến đã mơ thấy mình bị chó cắn vào chân thì có thể đó là dư âm của tâm lý sợ hãi.

Nốt ruồi trên mặt, giải đáp ý nghĩa chi tiết nhất

Theo bạn, mơ bị chó cắn chảy máu là điềm gì trong trường hợp này? Riêng Bách Khoa Phong Thủy cho rằng, đây chính là điềm báo về sự thiếu tự tin trong con người bạn. Hãy nhớ rằng, nếu không chịu khó thay đổi bản thân, bạn sẽ mãi thất bại và tụt hậu trong xã hội này đấy.

Ở tình huống này, chó chưa cắn bạn mà chỉ đang rượt đuổi bạn mà thôi. Ý nghĩa về điềm báo này phụ thuộc vào thái độ của bạn. Nếu khi bị chó đuổi bạn sẵn sàng đứng lại để phòng thủ hoặc tấn công nó, cho thấy bạn là con người không ngại đối diện với khó khăn. Ngược lại, bạn bỏ chạy điều này chứng tỏ bạn đang hoặc sắp xảy ra sự việc gì đó mà bạn không dám đối diện để giải quyết.

Chó là vật nuôi quen thuộc để giữ nhà, làm cảnh và có rất nhiều người yêu thích nó. Nhưng chắc chắn rằng, sẽ không ai thích bản thân mình bị chó cắn. Và khi bạn mơ thấy điều này, chứng tỏ bạn đang lo lắng về một vấn đề gì đó. Có thể là lo sợ hậu quả từ một quyết định nào đó ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai, lo sợ bị phản bội, cũng có thể là điềm báo trong tương lai sẽ bị người quen phản bội.

Đây có thể là điềm báo bạn đang mắc phải hoặc sẽ mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng nào đó trong tương lai, nhưng bạn cố tình che giấu lỗi lầm đó và luôn phải sống trong cảm giác tội lỗi vì điều này. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điềm báo cuộc sống của bạn đang bị mất cân bằng.

Chắc chắn nhiều người từng mơ thấy người lạ chưa từng quen biết xuất hiện trong giấc mơ của mình. Và trong trường hợp người lạ này bị chó cắn thì đó là điềm gì? Câu trả lời là điềm cảnh báo trong thời gian sắp tới bạn phải đối diện với rất nhiều rắc rối mà căn nguyên của những rắc rối này là từ sự lừa dối từ một người nào đó.

Khi mơ thấy hai con chó, hoặc một bầy chó cắn nhau là điềm báo sự đấu đá, cạnh tranh trong công việc của bạn đã lên đến tột đỉnh. Đó cũng có thể là sự mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình, hoặc là sự quyết tâm cống hiến hết mình để bảo vệ cho công việc hay một người, một thứ gì đó.

Không giống với trường hợp bị chó thông thường cắn, khi bạn nằm mơ thấy bị chó sói cắn lại mang một điềm báo khác. Cụ thể, đó là sự thay đổi mang tính đột phá trong con người bạn, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, thông minh và khôn khéo hơn như chính loài sói vậy.

Chó Bị Chảy Máu Mũi

Trong quá trình chăm sóc và nuôi nấng cún cưng, chắc hẳn bạn đã từng gặp không ít vấn đề đau đầu như cún bị ốm vặt rồi phải không ạ? Tuy nhiên, một số người lại quan niệm rằng, ốm vặt là tình trạng không thể tránh khỏi, bệnh thường chỉ xảy ra ở thể nhẹ nên không cần quan tâm nhiều. Nhưng các bạn có biết, nếu chó cưng bị chảy máu mũi, ho hay thở gấp lại rất có thể là những triệu chứng đầu tiên của một bệnh nào đó vô cùng nguy hiểm không? Hiểu rõ tình trạng này, Siêu Pet sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh.

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHI CHÓ BỊ CHẢY MÁU MŨI Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chú chó cưng bị chảy máu mũi, như:

– Bị va đập mạnh, khiến vùng mũi chấn thương.

– Dị ứng với lông thú.

– Chó đã bị nhiễm nấm, do Aspergillus fumigatus với Penicillium gây nên.

– Khí quản bị tổn thương.

– Ve chó sinh sôi trên mũi, làm mao mạch bị vỡ.

– Ăn trúng bả.

– Do khiếm khuyết nhân tố tụ máu thứ 8, khiến sợi Fibrin không thể gắn kết hồng cầu.

– Chó bị sống nhiệt hoặc bị say nắng

Với tình trạng chó chảy máu mũi liên tục trong thời gian dài. Bạn nên nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y gần đó nhất để khám. Vì mất máu quá nhiều cũng rất nguy hiểm.

Còn nếu thú cưng của bạn mới bị gần đây, thì sau đây Siêu Pet sẽ chỉ ra một vài cách có thể cầm cự cũng như phòng tránh:

– Cho chó nằm xuống, ngửa mặt lên.

– Lấy thuốc Adrenalin nhỏ vài giọt ở mũi để ngăn máu chảy tiếp.

– Tìm kiếm khăn, nhúng nước lạnh rồi chườm lên chỗ đang chảy máu mũi.

– Khẩu phần ăn nên thêm rau muống.

– Thường xuyên cho chó cưng uống các loại sữa dành cho chúng.

– Thỉnh thoảng thêm vài Vitamin C (có thể dạng sủi như của người), tiêm Canxi Clorua để mạch máu vững hơn.

Bên cạnh tình trạng cún cưng bị chảy máu mũi đó là tình trạng chúng bị chảy nước mũi thường xuyên, không kiểm soát được. Có khá nhiều lý do khác nhau khiến cho thú cưng của bạn có hiện tượng hắt xì, mũi bị nghẹt.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này phần lớn vì đường hô hấp có vấn đề. Ngoài ra, tác động của ngoại cảnh cũng có thể làm cún bị chảy nước mũi.

Sổ mũi cũng được xem như triệu chứng của bệnh viêm mũi, hoặc chó bị viêm phổi.

Nếu chó của bạn bị bệnh viêm mũi thì cách chữa trị như sau:

– Rửa sạch mũi và phần rỉ bám quanh chóp mũi bằng nước cho hết.

– Dùng dung dịch tên Natri Cacbonat, nhỏ xung quanh. Nếu bạn không có dụng dịch này thì có thể thay thế bằng muối ăn pha loãng.

– Bạn nên nhỏ dung dịch axit boric mỗi ngày khoảng từ 2-3 lần, mỗi lần 6-8 giọt.

– Lấy Vaseline để bôi quanh chóp 2 lỗ mũi của chó bạn để giữ độ ẩm cho mũi.

Khi bạn nhận thấy chó cưng không phải bị bệnh viêm mũi, nên quan sát vài ngày. Nếu thấy thân nhiệt của chúng tăng cao tới 40 độ, chất nhầy từ mũi chảy dài, chó có những cơn ho đứt quãng thì rất có thể chúng đã bị viêm phổi.

– Bạn nên cho cún uống Penixiline, Sunfadimezin (ở các tiệm thuốc) cùng sữa nóng. Để một ngày từ 2 đến 3 cốc.

– Thay đổi khẩu phần ăn, chỉ nên cho cún ăn thịt hầm nhuyễn hoặc xay chín. Tuyệt đối không được cho cún ăn đồ sống. Vì hiện tại chúng đang rất yếu, sức đề kháng hoàn toàn không có khả năng phòng bị.

Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, bạn tốt nhất nên đưa thú cưng của mình đến các bác sĩ để kịp thời chữa trị.

Ho khạc là một tình trạng xảy ra tương đối phổ biến. Nhiều chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thường cho rằng đây là một tình trạng bình thường và chúng hoàn toàn vô hại. Thế nhưng họ không biết rằng, hiện tượng ho khạc kéo dài lâu ngày sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm đối với thú cưng.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho khạc ở thú cưng rất có thể là do bạn chưa cho cún tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine định kỳ. Hoặc cún cưng bị nhiễm khuẩn tai, mũi, họng hay mắc các bệnh như viêm amidan, bị thiếu vitamin A.

Biểu hiện thường sẽ là chảy nước mũi, chó bị ho khạc như vướng gì trong cuống họng. Dễ xuất hiện vào các thời tiết lạnh, ban đêm, trời mưa.

Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng này bằng cách ra các tiệm thuốc thú y mua Bromhexine, Dexamethasone; viên Ambron, Theophylin,.. Cho chó cưng uống theo toa thuốc của bác sĩ và đọc kỹ cách sử dụng của thuốc.

Sau khi cún được uống thuốc mà tình trạng ho khạc vẫn kéo dài. Kết hợp với hiện tượng thở khò khè, chó thở gấp, thường xuyên bỏ ăn, mắt đỏ, thân nhiệt cao, ho nhiều vào ngày với đêm, đi đứng yếu ớt. Thì cách tốt nhất, Siêu Pet khuyên bạn nên nhanh chóng đưa cún tới cơ sở khám bệnh, gặp các bác sĩ thú y.

Đối với trường hợp nhẹ thì bạn cũng có thể chăm sóc ở nhà. Bằng cách giữ ấm cơ thể, cho chó nghỉ ngơi, hạn chế không cho cún vận động quá mạnh khiến nhịp thở rối loạn. Thường xuyên rửa sạch chóp mũi và khoé mắt, lau rỉ mủ đọng bằng nước muối cung cấp gel, vitamin cần thiết cũng như các thuốc Streptomycin, Kanamycin,…

CÁCH PHÒNG TRÁNH KHI CHÓ MẮC BỆNH

Dĩ nhiên chúng ta ai cũng không hề mong muốn thú cưng của mình mắc phải những căn bệnh như trên. Vì vậy, Siêu Pet sẽ đưa ra một số phương pháp phòng bệnh:

Có rất nhiều cách như việc bạn dọn dẹp vệ sinh nơi ở của cún hoặc các trò chơi chúng hay dùng. Thường xuyên dẫn chó đi tiêm vacxin đúng định kỳ. Ngoài ra, bạn cần cung cấp cho cún một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

Mỗi tháng dẫn chó đi khám, tiện lợi cho việc theo dõi tình trạng của chó cưng. Vào những thời điểm giao mùa, bạn nên chú ý hơn đến biểu hiện của thú cưng.

Phía bên trên là những thông tin cơ bản về tình trạng chảy máu mũi, sổ mũi và ho đối với cún cưng. Siêu Pet hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có những kiến thức cần thiết để xử lý và phòng những bệnh này đối với thú cưng.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-chay-mau-mui.html