Chó Cắn Bị Sưng Đỏ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chỗ Bấm Khuyên Tai Bị Sưng Đỏ

Chào bác sĩ,

Cháu mới bấm khuyên tai được 1 hôm thì có tháo ra để thay nhưng lại không thay nữa mà rửa khuyên cũ rồi đeo vào và giờ nó hơi đỏ, sưng nhẹ. Như vậy có sao không ạ?

Vết xỏ khuyên tai trong vòng 2-3 ngày đầu có thể sưng đỏ nhẹ là hiện tượng thường gặp, nếu chăm sóc tốt, giữ vệ sinh sạch sẽ, vết thương sẽ dần ổn định và lành hẳn sau vài tuần.

Thân mến.

Xỏ khuyên là dùng một đầu kim tạo nên lỗ trên cơ thể để đeo đồ trang sức khiến bạn trông cá tính và hiện đại.

Việc thay đổi cơ thể bằng việc xỏ khuyên cũng mang lại một mức độ rủi ro nhất định, chẳng hạn như nguy cơ nhiễm khuẩn.

Mủ có thể phát triển xung quanh lỗ xỏ khuyên. Nếu bạn không được điều trị đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên hoặc ngộ độc máu.

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng đối với sức khỏe bởi xỏ khuyên bằng một vài biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:

– Người xỏ khuyên nên rửa tay và đeo găng tay; – Kim dùng một lần và nên vứt đi sau mỗi lần sử dụng; – Các dụng cụ và bề mặt thực hiện việc xỏ khuyên cần được vệ sinh thật kỹ; – Trang sức cần được tiệt trùng trước khi đeo vào cơ thể.

Chăm sóc vùng cơ thể xỏ khuyên:

– Nhẹ nhàng làm sạch những lỗ xỏ khuyên mới bằng dung dịch nước muối; – Ngâm gạc trong dung dịch, sau đó dùng gạc thấm vào lỗ xỏ mới; – Chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên 2 lần một ngày. Làm sạch da quá nhiều lần có thể gây kích ứng da và làm chậm quá trình phục hồi của da; – Rửa tay bằng nước ấm và xà bông kháng khuẩn trước khi đụng vào lỗ xỏ khuyên.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý dấu hiệu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng bao gồm da đỏ, sưng lên, sốt và áp xe. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Chó Bị Chảy Mủ Trong Tai, Có Mùi Hôi, Bị Sưng Đỏ Cách Điềutrị

Nhiều bạn inbox hỏi bacsithuy về vấn đề tai của các bé bị ra mủ, bị hôi, hay là bị sưng đỏ tấy. Nay mình sẽ chia sẽ một bài viết bổ ích về các Bệnh lý về tai ở chó:

Chó là một loài vật trung thành với chủ, vì vậy rất nhiều người thích nuôi. Tuy nhiên, để chú cún sống khỏe mạnh, vui vẻ bên cạnh gia đình bạn, bạn cần hiểu rõ một số bệnh mà chúng thường mắc phải – đặc biệt là các bệnh về tai, để sớm phát hiện và chữa trị cho chúng. Những dấu hiệu của các vấn đề về tai này bao gồm:

– Mùi hôi.

– Cào hoặc cọ xát tai và đầu.

– Tai bị chảy mủ.

– Vành tai hay lỗ tai bị đỏ hoặc sưng tấy.

– Lắc đầu hoặc nghiêng đầu về một bên.

– Đau nhức quanh tai.

– Thay đổi biểu hiện như suy nhược hoặc nhạy cảm.

Chó bị dị ứng với thức ăn hoặc thứ gì đó mà chúng nuốt vào hoặc chạm vào da của chúng. Thực tế thì bệnh về tai có thể là dấu hiệu kích ứng đầu tiên, vì kích ứng làm thay đổi môi trường bên trong tai, nên thỉnh thoảng chúng ta thấy các bệnh nhiễm trùng thứ yếu do vi khuẩn hoặc men. Nếu chúng ta chỉ điều trị nhiễm trùng tai, thì sẽ không trị hết nguồn gốc gây bệnh. Chúng ta cần trị bệnh dị ứng nữa.

Ve tai Otodectes cynotis là nguyên nhân phổ biến gây ra các chứng bệnh về tai ở mèo, nhưng ít phổ biến ở chó. Tuy nhiên, một số loài chó quá nhạy cảm với ve tai, và kết quả là có thể bị ngứa rất nhiều. Những chú chó này có thể cào nhiều đến nỗi làm tai của chúng bị tổn thương nặng.

Nhiều loại vi khuẩn và men Malassezia pachydermatis gây nhiễm trùng tai. Tai bình thường và khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống các loại sinh vật này, nhưng nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, bất thường về hoocmon, hoặc độ ẩm, vi khuẩn và men có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều và phá vỡ các hàng rào đề kháng này.

Râu thực vật, những vật “bám chặt” nhỏ bé đó bám vào quần áo và lông chó, thỉnh thoảng có thể xâm nhập vào lỗ tai. Sự hiện diện của chúng gây ra kích ứng, làm chó cào tai. Vì thế khi bạn chải lông cho chó sau khi đi dạo, hãy bảo đảm rằng bạn cũng kiểm tra tai cho nó.

Thiếu hoặc thừa nhiều loại hoocmon khác nhau có thể gây ra các bệnh về da và tai. Hoocmon tuyến giáp, glucocorticoids do tuyến thượng thận sản xuất ra và hoocmon giới tính, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tai.

Vi khuẩn và men không cần một môi trường nào tốt hơn để sống là một lỗ tai ấm, tối và ẩm. Chó có tai rũ, mềm như giống chó Cocker Spaniels (giống chó săn chuyên nghiệp) có thể mắc bệnh về tai do độ ẩm quá mức hình thành trong tai của chúng.

7. Các nguyên nhân khác:

Có nhiều bệnh di truyền hiếm hoi khác nhau xảy ra ở nhiều nhóm máu hay dòng giống khác nhau và ảnh hưởng đến tai. Các bệnh này gồm có viêm da cơ ở giống Collies và Shetland Sheepdogs, tiết nhiều bã nhờn chủ yếu ở Shar Peis và Chó săn Trắng vùng Cao nguyên. Có thể nhìn thấy ung thư biểu mô tế bào hình vảy, khối u ác tính và các khối u khác trong tai.

Dị ứng thường được điều trị bằng cách rửa sạch tai bằng dung dịch rửa tai, thuốc kháng hixtamin và phần bổ sung axit béo. Đôi khi cần dùng đến corticosteroids. Các loại thuốc này có thể ở dạng uống hoặc tiêm, hay có thể đắp lên chỗ dị ứng. Xét nghiệm dị ứng và miễn dịch trị liệu (gây giãn nhạy cảm) có thể là cách tốt nhất để trị bệnh về tai.

2. Ve tai:

Ve tai có thể gây ra các mảnh vụn khô, sậm màu, dễ vỡ vụn trong tai giống như cặn bã cà phê. Đối với bệnh này, dùng thuốc điều trị kèm theo rửa sạch tai để diệt ve sẽ giúp giảm bệnh, mặc dù cách điều trị có thể cần được tiếp tục nhiều tuần tùy theo sản phẩm được sử dụng.

3. Men:

Men có thể gây ra các chứng bệnh về tai trầm trọng. Chúng ta thường quan sát thấy một dịch tiết màu nâu giống như sáp và một mùi hôi khó chịu. Rửa sạch tai hằng ngày sẽ rất có ích, nhưng thường các chứng nhiễm trùng này rất khó điều trị, cần phải chữa bằng thuốc đặc trị vì thuốc kháng sinh không làm tan được men. Nếu bạn nghi ngờ chứng nhiễm trùng do men trong tai chú chó của mình, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

4. Nhiễm trùng tai do vi khuẩn:

Nhiễm trùng tai do vi khuẩn cũng có thể gây mùi hôi và thường có dịch tiết hơi vàng hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính, chỉ rửa sạch tai thôi sẽ không trị được bệnh và gần như luôn cần đến thuốc kháng sinh. Một lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Nhiễm trùng bên trong lỗ tai nếu nặng thì có thể lây lan đến vùng tai giữa và tai trong. Bất kể nguyên nhân nào gây ra bệnh về tai, chúng ta phải luôn giữ tai và lỗ tai của chó sạch sẽ.

Làm sạch tai

Tai chú chó của bạn có dạng giống chữ L và các cặn vụn thường đọng lại ở góc L. Để lấy đi các cặn vụn này, hãy đổ thuốc rửa tai vào trong lỗ tai chú chó của bạn. Thuốc rửa tai nên có tính axit nhẹ nhưng không nên làm nhói tai. Mát xa vùng dái tai trong vòng 20-30 giây để làm mềm và lấy đi các cặn vụn. Lau đi các cặn vụn mềm và cặn thừa còn lại bằng bông ráy tai. Lập lại quá trình này cho đến khi bạn thấy không còn cặn vụn nữa. Hãy để chú chó của bạn lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại. Khi làm sạch xong, nhẹ nhàng lau vành tai của chó và vùng phía dưới tai bằng khăn tắm.

Có thể dùng miếng gạc bôi bằng bông để lau sạch phần phía trong vành tai và phần lỗ tai mà bạn có thể nhìn thấy. Không nên đưa chúng sâu vào bên trong lỗ tai vì việc đó làm các cặn vụn đóng chặt trong lỗ tai hơn là giúp lấy đi các cặn vụn đó. Một số bệnh về tai rất đau đớn, chó phải được gây tê để thực hiện tốt việc làm sạch tai. Bạn có thể nhận ra rằng chú chó của mình không thích làm sạch tai bởi vì việc đó thật khó chịu. Hãy nói chuyện với chú chó trong suốt quá trình làm sạch tai. Sau khi tai đã sạch, để một lát cho tai khô. Sau đó bạn có thể bôi lên tai bất kỳ thuốc điều trị nào đã được kê đơn.

Ngừa các bệnh về tai

– Mấu chốt để giúp chó có được đôi tai khỏe mạnh là giữ sạch tai chúng.

– Kiểm tra tai chú chó của bạn hằng tuần. Có thể có một lượng nhỏ cặn sáp trong đôi tai bình thường.

– Nếu chú chó của bạn bơi nhiều, có đôi tai rũ xuống, hoặc có tiền sử mắc bệnh về tai, thì nên thường xuyên rửa sạch tai (thường là một đến ba lần mỗi tuần). Tiến hành rửa sạch tai giống như đã miêu tả phía trên.

Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!

Bị Côn Trùng Cắn Sưng Phù Có Nguy Hiểm Không?

Côn trùng có rất nhiều loại. Do đó những vết côn trùng cắn cũng khác nhau. Các biểu hiện phổ biến trong trường hợp này bao gồm: ngứa rát, đau, tê, phỏng da, sưng phồng hoặc tấy đỏ. Chi tiết dấu hiệu nhận biết vết cắn của từng loại côn trùng hay gặp như sau:

Nếu bạn thấy da xuất hiện một vết sưng duy nhất, trong đó có một điểm nhỏ ở chính giữa thì có thể là do ruồi hoặc muỗi cắn.

Khi bị bọ chét cắn, da sẽ bị ngứa và sưng nhỏ thành các nốt. Những vị trí bọ chét đốt chủ yếu là những vùng da mà quần áo tiếp xúc nhiều nhất với da như quanh eo.

Trường hợp bạn thấy da có những nốt sưng đỏ, phồng rộp và ngứa tạo thành hàng thì đây là vết cắn của rệp giường.

Vết chích của kiến lửa làm da sưng lên, có mủ, sau vài ngày sẽ bị phồng rộp.

Dấu hiệu nhận biết vết cắn của bọ cạp là da bị sưng, đỏ và có thể bị đau, tê. Vết cắn của loại côn trùng này rất nguy hiểm, nếu bạn nghi ngờ mình bị bọ cạp cắn thì nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Vùng da bị ve cắn có màu đỏ tươi nhưng không gây cảm giác đau, rát.

Vết cắn của chấy là những nốt mẩn đỏ nhỏ, thường hay gặp ở vùng da đầu, trên cổ hoặc đằng sau mang tai.

Bị côn trùng cắn sưng phù có nguy hiểm không?

Với người bình thường, phần lớn các vết cắn của côn trùng sẽ không gây hại tới sức khỏe, các triệu chứng này có thể tự phục hồi sau thời gian ngắn và không để lại biến chứng khác lạ. Tuy nhiên nếu bạn bị côn trùng cắn ở mức độ nặng thì có thể khiến da đau nhức, bứt rứt khó chịu.

Những người có da nhạy cảm thì khi bị côn trùng cắn sưng phù có tỷ lệ cao dẫn tới tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng. Lúc này toàn thân hoặc một số vị trí nhất định trên da sẽ bị nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa, đau nhức. Thậm chí có người còn cảm thấy khó thở, phù nề. Những triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời thì sau 6 tiếng đồng hồ từ khi bị côn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn da là khá cao. Đây cũng là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt với những hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi.

Bị côn trùng cắn sưng phù ngứa chữa thế nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, khi bị côn trùng cắn thì bạn nên có những bước xử lý ban đầu càng sớm càng tốt. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này:

Gắp bỏ côn trùng ra khỏi da

Sát trùng vết chích, vết cắn

Sau khi đã loại bỏ côn trùng ra khỏi da, bạn cần rửa vùng da bị thương bằng nước sạch để loại bỏ bớt vi khuẩn. Song song với đó, bạn nên rửa thêm da với xà phòng, thuốc sát khuẩn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Người bị côn trùng cắn tuyệt đối không được băng kín vết thương mà chỉ cần rửa sạch vùng da tổn thương là được.

Khắc phục vùng da bị côn trùng cắn sưng phù.

Những mẹo nhỏ sau có thể giúp vùng da bị côn trùng cắn mau chóng phục hồi trạng thái ban đầu:

Dùng một cục đá chườm lên vết cắn để giảm tình trạng sưng đỏ.

Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh côn trùng cắn

Để phòng tránh côn trùng cắn, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn hữu ích sau đây:

Vệ sinh môi trường sống xung quanh

Một trong những điều kiện lý tưởng để côn trùng sinh sôi, phát triển là môi trường ẩm thấp, bẩn. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở, vườn ao xung quanh hoặc dùng thêm thuốc diệt côn trùng.

Luôn mắc màn khi đi ngủ, kể cả ban ngày

Thói quen móc màn khi đi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng côn trùng cắn, nhất là ở khu vực ẩm thấp hoặc thời tiết giao mùa. Với trẻ nhỏ, bạn nên để bé nằm trong cũi, nôi để chống muỗi và các côn trùng khác cắn. Vào buổi tối, bạn có thể đóng cửa sổ hoặc dùng bao chống muỗi để ngăn chặn côn trùng bay vào trong nhà.

Bôi kem chống muỗi vào da

Một số loại kem bôi da sẽ có tác dụng chống muỗi chích nên bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên người dùng không nên bôi kem tại những vùng da nhạy cảm như môi, bẹn… Thêm vào đó, bạn nên tránh để kem bôi da dính vào mắt, miệng vì có thể gây hại cho cơ thể.

Mẹo vặt chống côn trùng đốt

Khi bạn đi phượt hoặc du lịch bụi thì có thể tắm bằng thuốc tẩy có tên Pha chlorine. Mùi của loài thuốc này sẽ khiến các côn trùng cảm thấy khó chịu và chúng sẽ không tiến tới gần bạn. Đây cũng chính là lý do mà các hồ bơi thường được sát trùng bằng chlorine.

Đặc điểm sống của côn trùng là sợ nóng và ưa tối. Tuy nhiên một số loại lại rất thích đèn huỳnh quang. Tận dụng đặc tính này, bạn có thể dùng đèn huỳnh quang để dụ chúng tới và tiêu diệt gọn luôn.

Mèo Bị Đau Mắt Đỏ

Như chúng ta đã biết, Mèo là một trong những loài vật rất thân thiện với con người. Vì vậy Mèo không chỉ được nuôi để bắt chuột mà còn được xem như người bạn thân thiết trong nhà. Đôi mắt của Mèo rất tinh lanh nhưng lại dễ bị đau mắt đỏ. Vậy Mèo bị đau mắt đỏ có lây không? Chữa như thế nào cho nhanh khỏi?

Nguyên nhân khiến Mèo bị đau mắt đỏ

Cũng như những bệnh thông thường khác của Mèo thì bệnh đau mắt đỏ cũng sẽ do nhiều nguyên nhân gây nên. Ví dụ như chỉ một thay đổi nhỏ như môi trường, thời tiết cũng sẽ khiến mắt Mèo bị đỏ.

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến Mèo chưa thích kịp khiến đôi mắt bị dị ứng với thời tiết. Đặc biệt là còn do môi trường sống bị ô nhiễm, có quá nhiều bụi và cát dính vào khiến mắt Mèo bị tổn thương.

Ngoài ra, khi Mèo có cảm giác bị ngứa mắt và sau đó gãi nhiều. Từ đó dẫn đến hiện tượng kéo màng mắt, viêm nhiễm kết mạc và đau mắt đỏ ở Mèo.

Dấu hiệu Mèo bị đau mắt đỏ

Dấu hiệu mèo bị đau mắt thông thường:

Mắt lờ đờ, chảy nhiều nước hơn bình thường.

Mèo thường đưa chân lên dụi nhiều khiến vành mắt bị đỏ và có ken.

Khi bệnh chuyển nặng nước mắt sẽ đục rồi chuyển sang màu xanh đục.

Dấu hiệu của Mèo đang bị đau mắt đỏ:

Mắt Mèo chuyển sang màu đỏ không giống như bình thường.

Mắt liên tục chảy nước gỉ đặc, lúc màu vàng lúc màu xanh đục.

Bệnh xuất hiện một bên hoặc cả hai bên mắt.

Mèo bị đau mắt đỏ chữa như thế nào?

Đầu tiên bạn cần sử dụng ống phễu chùm cổ cho Mèo. Mục đích là để không cho Mèo dùng chân gãi mắt khiến mắt càng ngày càng nặng hơn.

Tiếp theo là sử dụng bông hoặc khăn sạch đã được sát khuẩn để lau và vệ sinh sạch sẽ vùng mắt. Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng nhỏ vào mắt Mèo. Mỗi ngày nên nhỏ từ 2 đến 3 lần.

Nhỏ đều đặn mắt Mèo sẽ giảm hẳn tình trạng đỏ. Tuy nhiên nếu sau 1 đến 2 ngày mà không có dấu hiệu giảm bớt thì nên đưa ngay đến trung tâm chăm sóc sức khỏe thú y để được kiểm tra.

Cách phòng tránh Mèo không bị đau mắt đỏ

Bạn có thể phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở Mèo bằng cách:

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho Mèo để tăng sức đề kháng, phòng chống lại bệnh. Tuy nhiên, những thức ăn này phải đa dạng và đảm bảo an toàn.

– Thường xuyên vệ sinh và lau chùi sạch sẽ mắt cho Mèo để phòng tránh.

– Nhỏ dung dịch rửa mắt cho Mèo mỗi tuần 1 lần nếu Mèo không bị bệnh đau mắt đỏ.

– Không được để nước và xà phòng dính vào mắt Mèo khi tắm.

Lời kết

Hãy gọi ngay 0965.086.079 để được tư vấn. Hoặc trực tiếp đưa mèo đến Bệnh viện thú y Dogily Vet để được điều trị kịp thời.