Bao Lâu Thì Tiêm Phòng Cho Chó Con?

Trong một buổi offline của các doanh nghiệp trẻ. Có bạn Cường, kinh doanh chả lụa, đặc sản của Diên Khánh hỏi mình:

”Bao lâu thì tiêm phòng cho chó con?”

Đây là câu hỏi các bạn mới nuôi chó thường hay hỏi. Khi mới mang chó con về nhà, bạn quan tâm đến các bệnh của chúng thường hay mắc phải. Nhưng trước khi tiêm phòng, chó con mới về nhà cần được bảo vệ an toàn. Phòng tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sự an nguy của chúng.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ CÁCH LY TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG

Khi rời mẹ đi đến môi trường khác, chó con thường bị căng thẳng (stress) về tâm lý. Khi chúng ở với mẹ, chúng được mẹ che chở và bảo vệ nhưng khi chúng đến môi trường khác thì ai sẽ thay chó mẹ để bảo vệ chúng?

Để thay thế chó mẹ chăm sóc chúng, người chủ nuôi cần có trách nhiệm. Và hiểu được sự thay đổi tâm lý của chó con. Để có biện pháp bảo vệ chúng khỏi những mối nguy hiểm đến từ môi trường sống.

Trong giai đoạn mới về nhà, đối với chó con giống như đang bước vào thế giới mới lạ. Chúng rất tò mò, hiếu kỳ, tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Chúng hoàn toàn chưa có nhận thức về hiểm họa sẽ xảy ra với chúng. Hoặc chúng có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những loài động vật khác.

NHỮNG ĐIỀU CHỦ NUÔI NÊN BIẾT

Chó là động vật bậc cao, gần gũi và thân thiết với con người. Chúng cũng có cảm xúc buồn, vui, ghen ghét, giận dỗi… Nhưng có một tính cách tồn tại hơn 2000 năm nay không thay đổi là SỰ TRUNG THÀNH.

Chó chịu khí hậu lạnh tốt hơn khí hậu nóng. Nên đặt chuồng chó ở vị trí thoáng mát, không để ánh nắng chiếu trực tiếp hay gió lạnh lùa vào.

Ở độ tuổi chó con CHƯA TIÊM PHÒNG cần cách ly với những động vật khác như: chó, mèo, chuột, chim, gián… Do chó con có tính hiếu kỳ rất dễ bị các loài động vật khác tấn công. Và chúng có thể bị tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiễm bệnh.

Khi ĐÃ TIÊM PHÒNG đầy đủ, chúng cần có thời gian vận động dã ngoại để phát triển cơ thể. Không nên nhốt trong chuồng quá lâu, chúng sẽ trở nên nhút nhát hoặc hung dữ.

Chó con khi nuôi một thời gian sẽ hình thành nên tính sở hữu. Biểu hiện của chúng là sở hữu chủ nuôi, đồ ăn, đồ chơi, lãnh thổ…

Ngoài ra, chó con cũng cần có thời gian tương tác, gần gũi với chủ nuôi. Việc tương tác giúp chúng có niềm vui, phát triển thần kinh và sự thông minh.

BAO LÂU THÌ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON?

Bạn muốn tiêm phòng cho chó con, đầu tiên là xác định chó của bạn đang mấy tuần tuổi. Bằng cách hỏi người chủ nuôi hoặc người người bán chó cho bạn. Trong trường hợp hoàn toàn không có thông tin thì có thể đoán tuổi qua răng của chó.

Tiếp theo, chó phải bảo đảm sức khỏe tốt. Chó của bạn ăn uống bình thường, được tẩy giun định kỳ và không đang điều trị bệnh.

Thời gian tiêm phòng cho chó phụ thuộc vào giống chó và nhà cung cấp vaccine. Theo các nhà cung cấp vaccine thời gian thích hợp để tiêm phòng bệnh mũi đầu tiên là 7 – 8 sau khi sinh. Mũi thứ 2 cách nhau 4 tuần, sau đó mỗi năm tiêm phòng nhắc lại một lần.

Chú ý: Nên tiêm phòng cho chó tại nhà là tốt nhất. Sau khi tiêm phòng bệnh không tắm chó khoảng 3 ngày.

Với thông điệp: “Cách ly chó con là biện pháp bảo vệ an toàn nhất trước khi tiêm phòng”

Bài viết số:09

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Bị Chó, Mèo Cắn Bao Lâu Phải Tiêm Phòng Dại?

Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do chó bị bệnh dại cắn hoặc cào… Nước dãi của các chó nhiễm bệnh có nhiều vi rút dại sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào hoặc qua vết thương trầy xước trên da.

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng vi rút dại được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có hai thể lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.

Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người.

Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại; có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Sau khi bị chó, mèo cào, cắn, cần rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn iốt, đi tiêm vắc – xin ngay trong những giờ đầu tiên là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản virut dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.

Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.

Những trường hợp chết vì bệnh dại đã chứng tỏ bệnh nhân bỏ qua việc đi tiêm vắc – xin từ 77% – 94,6% hoặc 2 – 3 ngày sau mới đi tiêm (2,3,8). Ngược lại các bệnh nhân đã sử dụng các biện pháp được đồn đại trong dân gian như: Bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương chiếm đến 47,8 %.

Rõ ràng những biện pháp như vậy chưa chứng tỏ là cứu được bệnh nhân trong trường hợp nhiễm virut mà đôi khi còn mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác do làm bẩn vết thương.

Cho đến nay, kể cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm vắc- xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam để tránh cái chết oan uổng.

Cần khuyến cáo nên 6 tháng một lần tiêm phòng 6 mũi vắc – xin cho các nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virut dại và kiểm tra hiệu giá kháng thể. Những người có nguy cơ cao như các nhân viên thú y, chăn nuôi, công nhân lâm nghiệp, các nhân viên y tế làm việc tại các khoa lây…và mọi người dân muốn an tâm nên áp dụng việc tiêm ngừa này.

Khi tiêm vắc-xin dại cần chú ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất; tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8 độ C; phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

Đồng thời không được làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm; không dùng các thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

BS Nguyễn Thị Nhân

Tiêm Phòng Dại Cho Người Bị Chó Mèo Cắn Sau Bao Lâu?

Tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn?

Ngay khi bị chó mèo cắn bạn phải xử lý kỹ và sớm ngay chỗ vết cắn làm giảm tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng nhiều lần, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch Iot rồi đi tiêm vắc xin phòng dại ngay.

Nếu vết thương gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ, vai, tay) hoặc ở nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh (như đầu chi, bộ phận sinh dục) thì cần phải tiêm cả huyết thanh kháng dại (SAR) và vắc xin dại.

Nên tiêm phòng càng sớm càng tốt, tiêm vắc xin đòi hỏi phải có 1 thời gian thì cơ thể mới hình thành được miễn dịch (bình thường từ 7 đến 14 ngày sau khi tiêm đủ liều lượng, đúng kỹ thuật). Nếu tiêm muộn, có thể virus dại đã vào đến não và phát triển, gây tổn thương cho tế bào thần kinh thì dù có tiêm đủ liều vắc xin cũng vô ích vì cơ thể chưa đủ thời gian tạo ra lượng kháng thể đủ để trung hòa được virus dại.

Người bị chó (nghi nhiễm bệnh dại) cắn thì phải tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

Lịch tiêm phòng dại như thế nào?

Đối với dự phòng trước phơi nhiễm:

Lịch tiêm 3 mũi vào các ngày 0, 7, 21 (0 là ngày tiêm đầu tiên)

Đối với dự phòng sau phơi nhiễm:

Lịch tiêm của vắc xin phòng dại tiêm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 (0 là ngày tiêm đầu tiên).

Tiêm phòng bệnh dại có tác dụng bao lâu?

Hiệu lực miễn dịch của vắc xin không đồng đều cho tất cả mọi người, có người miễn dịch cao, có người miễn dịch thấp và thậm chí có người không được miễn dịch là do phản ứng của từng cá nhân đối với vắc xin không đồng đều. Đó cũng là một trong những lý do được lý giải tại sao có trường hợp tiêm đủ liều vắc xin mà vẫn bị lên cơn dại.

15. Liều lượng vắc xin tiêm phòng dại?Liều tiêm người lớn và trẻ em như nhau.

Tùy theo đường tiêm

Tiêm bắp liều 0,5 mlTiiêm trong da liều 0,1 ml

Tiêm vắc xin phòng dại cho người có ảnh hưởng gì không?

Verorab là một loại vắc xin cấy trên tế bào Vero. Ưu điểm của vắc xin này là an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi được tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ trên 1 năm nếu tiêm đúng phác đồ. Hầu hết các nước tiên tiến đã dùng vắc xin này từ năm 1985. Tiêm vắc xin phòng dại Verorab không gây hại, không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Lưu ý: Người dân nên tới các cơ sở y tế xã, phường gần nhất để hỏi về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Từ khóa:

Tiêm Phòng Dại Cho Chó Có Tác Dụng Bao Lâu?

Như đã nói ở bài viết trước, bài viết này mình xin chia sẻ về bệnh dại và trả lời câu hỏi: “tiêm phòng dại cho chó có tác dụng bao lâu?”. Đây là câu hỏi mà nhiều người mới nuôi chó thường thắc mắc.

Ở Việt Nam một số nơi vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiêm phòng chó, mèo. Hoặc ý thức chủ nuôi vùng đó không xem việc tiêm phòng dại là quan trọng. Cho nên thực tế vẫn cứ diễn ra những ca bệnh dại ở trên người.

TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ ĐỂ BẢO VỆ THÚ NUÔI VÀ GIA ĐÌNH CHỦ NUÔI

Hiện nay mọi người rất quan tâm đại dịch Corona virus Vũ Hán hay có tên gọi là COVID 19. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang tập trung phát triển vắc xin phòng chống dịch. Ở đây vấn đề lo ngại của ngành y tế chính là sự lây nhiễm chéo giữ động vật và con người. Tuy nhiên, tổ chức WHO khuyến cáo không có bằng chứng rõ ràng cho sự lây nhiễm chéo của COVID 19.

Còn trên bệnh dại thì là bệnh có khả năng lây nhiễm chéo từ thú cưng sang người. Trong trường hợp chúng ta tiếp xúc với dịch tiết qua vết thương. Nhưng thú cưng nhiễm bệnh từ đâu? Chính là từ dịch tiết của các loài động vật hoang dã như: khỉ, chó, mèo, chồn, chuột, chó sói, cầy hương… những loài động vật có vú khác.

Chính vì vậy việc tiêm phòng cho thú cưng chính là bảo vệ những người trong gia đình. Nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể sử dụng vắc xin dại của thú cưng lên cho người. Vì quy trình tiêm phòng khác nhau. Ở trên người quy trình tiêm phòng dại đến 5 mũi. Còn trên thú cưng chỉ tiêm 1 mũi vắc xin dại.

VIRUS DẠI NHIỄM BỆNH TRÊN CHÓ MÈO NHƯ THẾ NÀO?

Chó, mèo nuôi trong nhà cũng có thể tiếp xúc với chuột ăn vụng. Và khi chuột nhiễm bệnh dại thì qua vết cào, vết cắn chó cũng sẽ ủ bệnh dại.

Chủ nuôi dẫm chân lên dịch tiết có chứa virus dại ở bên ngoài trước khi về nhà. Chó, mèo mừng chủ có thể liếm dịch tiết này và ủ bệnh dại.

Ở khu vực có nhiều tán cây, loài dơi có thể sinh sống và bay vào nhà để kiếm ăn. Chó nhà cũng có thể tiếp xúc với dơi. Dơi là loài chứa rất nhiều virus độc hại.

Chó thả rông ngoài đường phố vô tư tiếp xúc với những loài động vật khác. Và vô tình tiếp xúc với đông vật mắc bệnh dại (chó, mèo, trâu, bò, ngựa, dê, cừu, chồn,…) hoặc động vật đang ủ bệnh dại.

Chó mèo săn bắt rượt đuổi con mồi (chuột, thỏ,… đang nhiễm hoặc ủ bệnh) chạy trên đường, trên ngoài đồng

Chó, mèo con hiếu động tiếp xúc với dịch tiết có nguồn chứa virus dại của loài động vật nhiễm bệnh dại.

TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CÓ TÁC DỤNG BAO LÂU?

Theo các nhà cung cấp vắc xin, kháng thể sau khi tiêm phòng được tế bào miễn dịch ghi nhớ. Thường sẽ có thời gian là 12 tháng. Có nghĩa là tế bào ghi nhớ và tạo kháng thể dại là 12 tháng. Chính vì vậy bạn hãy tiêm nhắc lại hằng năm 1 lần để kích thích tế bào ghi nhớ.

Việt Nam đã có luật tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi trong hộ gia đình. Không thả rông chó, mèo. Khi ra đường phải có rọ mõm, chuồng, túi đeo,… Để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các động vật với nhau. Vừa bảo vệ cộng đồng người vừa bảo vệ cho thú cưng của bạn.

Mình xin kể câu chuyện mà mình nhìn thấy ở công viên bên Quận 6. Một nhóm bạn chơi Rottweiler dẫn theo những chú chó của mình ra công viên chơi. Ý thức của họ rất kém không đeo rọ mõm cho chúng. Dẫn đến 2 chú chó trong hội cắn nhau, đến người chủ nuôi cũng không thể can ngăn cản. Vì lực cắn của chó Rottweiler rất mạnh. Tạo ra một cảnh hoảng loạn trên, trên phố lúc này có trẻ em và người đi đường. Mọi chuyện kết thúc khi 1 chú chó bị cắn gục xuống. Nếu bạn thích chó to là việc của bạn nhưng bạn “Đừng để thú vui của bạn là nỗi đau của người khác”

Qua bài viết: “tiêm phòng dại cho chó có tác dụng bao lâu”, mình muốn gửi đến các bạn thông điệp yêu thương đến chú chó của mình. Hãy nuôi vì bạn yêu thương loài chó và xem chúng là bạn.

“Hãy tiêm phòng dại để bảo vệ thú cưng và người thân của mình”

Bài viết số: 35

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Bị Chó Dại Cắn Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Câu hỏi bị chó dại cắn người bao lâu thì chết được rất nhiều người quan tâm vì bệnh dại thường chủ yếu lây truyền qua vết cắn của động vật và bệnh dại không có thuốc chữa. Thông thường chó dại cắn người vào giai đoạn chó không có biểu hiện bệnh nên rất nhiều người bị cắn chủ quan không đi tiêm phòng dẫn đến những cái chết oan uổng. Sau khi bị chó dại cắn người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh sau đó mới phát bệnh và tử vong.

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường là từ 6 đến 10 ngày nhưng cũng có thể chỉ vài ngày hoặc lên tới 1 năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của nạn nhân, vị trí vết cắn và nhiều yếu tố khác.

Thời gian phát bệnh dại tùy vào vị trí vết cắn

Bệnh nhân dại phát bệnh sớm thường là trẻ em hoặc những người có vị trí lây nhiễm gần hệ thần kinh trung ương như tay, cổ, mặt hoặc bộ phận sinh dục.

Trong thời gian ủ bệnh người bệnh không có biểu hiện bất thường về sức khỏe nhưng có thể xuất hiện tình trạng lo âu, bồn chồn,…

Giai đoạn phát bệnh

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh dại bắt đầu phát bệnh và giai đoạn này thì gần như người bệnh sẽ tử vong sau 4 đến 10 ngày phát bệnh. Thời gian bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người phát bệnh dại thường có 3 loại biểu hiện lâm sàng là thể co giật, thể liệt và thể cuồng trong đó thể co giật là thể thường gặp nhất và cả 3 thể lâm sàng này đều dẫn đến cái chết đầy đau đớn cho bệnh nhân. Dấu hiệu của giai đoạn phát bệnh dại là bệnh nhân có những biểu hiện sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng và tiết nhiều nước bọt sau đó thì xuất hiện các cơn co giật hoặc liệt toàn thân cuối cùng là hôn mê và tử vong.

Chó dại cắn sẽ lây nhiễm virus dại vào cơ thể người bệnh, bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh và vị trí vết cắn. Nếu bị chó dại cắn mà không tiêm vaccine phòng dại thì người bị dại sẽ phát bệnh và không có thuốc nào chữa được dẫn đến tử vong.

Xử trí như thế nào khi bị chó dại cắn?

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nếu không được xử trí đúng cách, khi bị chó dại cắn cần:

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trong 10 phút để giảm thiểu lượng virus có trong vết cắn sau đó sát trùng bằng cồn.

Sau khi sát trùng vết thương thì người bị chó dại cắn cần được đưa đến cơ sở y tế dự phòng trong thời gian gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có lộ trình tiêm vaccine sớm.

Theo dõi con vật cắn người trong vòng 15 ngày, nếu con vật bị chết hoặc bỏ đi, bị giết thịt thì cần báo ngay cho cán bộ y tế.

Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian như bôi dầu gió, dầu hỏa, nặn hút vết cắn vì những biện pháp này không giúp chữa bệnh mà có thể sẽ khiến vết thương nặng thêm.

Người bị chó dại cắn cần tiêm vaccine phòng dại

Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích cho câu hỏi bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cách xử trí khi bị chó dại cắn.

DS: Ngần/doisongbiz.com