Chó Bull Pháp Bị Đỏ Mắt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Mèo Bị Đau Mắt Đỏ

Như chúng ta đã biết, Mèo là một trong những loài vật rất thân thiện với con người. Vì vậy Mèo không chỉ được nuôi để bắt chuột mà còn được xem như người bạn thân thiết trong nhà. Đôi mắt của Mèo rất tinh lanh nhưng lại dễ bị đau mắt đỏ. Vậy Mèo bị đau mắt đỏ có lây không? Chữa như thế nào cho nhanh khỏi?

Nguyên nhân khiến Mèo bị đau mắt đỏ

Cũng như những bệnh thông thường khác của Mèo thì bệnh đau mắt đỏ cũng sẽ do nhiều nguyên nhân gây nên. Ví dụ như chỉ một thay đổi nhỏ như môi trường, thời tiết cũng sẽ khiến mắt Mèo bị đỏ.

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến Mèo chưa thích kịp khiến đôi mắt bị dị ứng với thời tiết. Đặc biệt là còn do môi trường sống bị ô nhiễm, có quá nhiều bụi và cát dính vào khiến mắt Mèo bị tổn thương.

Ngoài ra, khi Mèo có cảm giác bị ngứa mắt và sau đó gãi nhiều. Từ đó dẫn đến hiện tượng kéo màng mắt, viêm nhiễm kết mạc và đau mắt đỏ ở Mèo.

Dấu hiệu Mèo bị đau mắt đỏ

Dấu hiệu mèo bị đau mắt thông thường:

Mắt lờ đờ, chảy nhiều nước hơn bình thường.

Mèo thường đưa chân lên dụi nhiều khiến vành mắt bị đỏ và có ken.

Khi bệnh chuyển nặng nước mắt sẽ đục rồi chuyển sang màu xanh đục.

Dấu hiệu của Mèo đang bị đau mắt đỏ:

Mắt Mèo chuyển sang màu đỏ không giống như bình thường.

Mắt liên tục chảy nước gỉ đặc, lúc màu vàng lúc màu xanh đục.

Bệnh xuất hiện một bên hoặc cả hai bên mắt.

Mèo bị đau mắt đỏ chữa như thế nào?

Đầu tiên bạn cần sử dụng ống phễu chùm cổ cho Mèo. Mục đích là để không cho Mèo dùng chân gãi mắt khiến mắt càng ngày càng nặng hơn.

Tiếp theo là sử dụng bông hoặc khăn sạch đã được sát khuẩn để lau và vệ sinh sạch sẽ vùng mắt. Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng nhỏ vào mắt Mèo. Mỗi ngày nên nhỏ từ 2 đến 3 lần.

Nhỏ đều đặn mắt Mèo sẽ giảm hẳn tình trạng đỏ. Tuy nhiên nếu sau 1 đến 2 ngày mà không có dấu hiệu giảm bớt thì nên đưa ngay đến trung tâm chăm sóc sức khỏe thú y để được kiểm tra.

Cách phòng tránh Mèo không bị đau mắt đỏ

Bạn có thể phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở Mèo bằng cách:

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho Mèo để tăng sức đề kháng, phòng chống lại bệnh. Tuy nhiên, những thức ăn này phải đa dạng và đảm bảo an toàn.

– Thường xuyên vệ sinh và lau chùi sạch sẽ mắt cho Mèo để phòng tránh.

– Nhỏ dung dịch rửa mắt cho Mèo mỗi tuần 1 lần nếu Mèo không bị bệnh đau mắt đỏ.

– Không được để nước và xà phòng dính vào mắt Mèo khi tắm.

Lời kết

Hãy gọi ngay 0965.086.079 để được tư vấn. Hoặc trực tiếp đưa mèo đến Bệnh viện thú y Dogily Vet để được điều trị kịp thời.

Điều Nên Làm Khi Mắt Chó Bị Đỏ Và Chảy Ghèn

1️⃣ Đổ ghèn như thế nào thì nên đưa chó đi thú y

Chó bị chảy ghèn liên tục trong 2 – 3 ngày

Lượng ghèn chảy ra ngày càng nhiều che phủ đồng tử

Chó của bạn khó chịu quá mức đến nổi phải nheo mắt, chớp mắt liên tục hoặc sử dụng chân để dụi mắt

Mắt bị sưng, đục hoặc không thể mở được do diễn biến xấu đi

Đổ ghèn kèm theo các triệu chứng bệnh khác như hắt hơi, bỏ ăn, chảy mũi, thờ ơ….

2️⃣ Một số loại chảy ghèn thường gặp ở chó

Như bạn đã biết, nước mắt đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe của mắt, nó cung cấp oxy và nuôi dưỡng giác mạt, đống thời củng loại bỏ các lớp bụi đọng lại trên mắt

Nước mắt thường thoát ra ngoài bằng các ống dẫn nằm trong khóe mắt, đôi khi chúng sẽ không thoát hết và đọng lại một ít ở khu vực đó. Sau một thời gian, nước mắt tích tụ với bụi bẩn, tế bào chết, chất nhầy… tạo thành một lớp ghèn khô ở khu vực khóe mắt

Chúng ta có thể thấy hiện tượng này dễ dàng nhất vào sáng sớm khi chó ngủ dậy hoặc sau một giống ngủ dài (củng tương tự như con người thôi phải không nào). Hãy lưu ý một số triệu chứng khác trong mắt như mắt có đỏ không, chó có dụi mắt, nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục hay không. Nếu có hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y

Hướng giải quyết

Có thể gây ra do hiện tượng khô mắt ở chó (Keratoconjunctivitis Sicca hoặc KCS) đây là một tình trạng gây ra do các tuyến sản xuất nước mắt của chó bị phá hủy bởi các tế bào miễn dịch

Điều này khiến cho lượng nước tiết ra ở chó ít hơn, cơ thể chó sẽ cố gắng bù đắp bằng cách tạo ra nhiều chất nhờn hơn để bôi trơn mắt. Nhưng chất nhờn không thể thay thế được chức năng của mắt do đó mắt dần trở nên đỏ, đau, có thể dẫn đến loét

Nếu không được điều trị kịp thời, KCS có thể gây khó chịu nghiêm trọng và mù lòa

Hướng giải quyết

Bổ sung nước mắt nhân tạo hoặc nước nhỏ mắt chuyên dụng để cải thiện tình trạng khô mắt ở chó

Do đây là một triệu chứng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng nên bạn hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để xem cụ thể tình hình. Bác sĩ sẽ xem xét chữa bằng các loại thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh

3. Chó bị mắt đỏ và đổ ghèn xanh

Nguyên nhân khiến chó bị đỏ mắt kết hợp với việc đổ ghèn xanh (hoặc vàng) có thể là do nhiễm trùng mắt.

Nhiễm trùng mắt có thể gây ra trực tiếp do mắt chó tiếp xúc với bụi bẩn trong môi trường. Củng có thể gián tiếp do chó có vết thương trong mắt hoặc khô mắt… làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên và khiến mắt dễ bị nhiễm trùng

Đôi khi triệu chứng của nhiễm trùng mắt lại là dấu hiệu của một bệnh nào đó trong cơ thể, ảnh hưởng đến đường hô hấp, hệ thần kinh hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bạn thấy dấu hiệu này ở chó, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được chuẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp xử lý chính xác nhất

Hướng giải quyết

Nếu bạn cảm thấy mắt chó đỏ ít và ít ghèn: Sử dụng dung dịch vệ sinh mắt có thành phần Natri Clorua 0.9% (có thể là nước muối sinh lý hoặc nước nhỏ mắt cho chó) nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt đề phần ghèn xanh đặc loãng ra. Sau đó, vệ sinh mắt sạch sẽ bằng khăn ẩm và tiếp tục nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt chó để loại bỏ vi khuẩn

Nếu đã xử lý như trên nhưng bạn cảm thấy mắt chó đỏ hơn hoặc không hết ghèn hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để nhận phương pháp điều trị phù hợp

Nếu bạn nuôi một số giống chó như Pug, chó Bắc Kinh, Boxers, Bulldog thì đây lại là một chuyện khá bình thường. Các giống này hầu như bị đổ ghèn liên tục mỗi ngày, có thể xem đây là một điểm đặc trưng của các giống chó phần mũi ngắn, tẹt và có đôi mắt to tròn.

Hãy xem chó của bạn có nằm trong các giống này hay không (nhưng chắc củng đến 70 – 80% là phải đấy)? Nếu phải thì đó có thể là nguyên nhân ngày nào bạn củng thấy chó cưng của mình chảy ghèn đấy

Tuy nhiên, bạn đối với các giống này bạn nên vệ sinh mắt cho chó mỗi ngày để bảo vệ mắt tốt hơn. Nếu lượng ghèn quá nhiều và che phủ 3/4 tầm nhìn của mắt hoặc kèm theo mắt đỏ bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để được chuẩn đoán tình trạng sức khỏe mắt

Ngoài các giống bên trên thì Poodles và Cocker Spaniels củng rất dễ bị tắc ống dẫn nước mắt hơn các giống còn lại. Thông thường, các ống dẫn này sẽ giúp thoát nước mắt theo đường mũi hoặc họng, do đó khi các ống thoát này bị tắc, không có đường nào để thoát ra nước mắt sẽ tràn ra viền mắt tạo ra các vết ố và khi lại tạo thành ghèn

4️⃣ Các việc nên làm trong trường hợp chó bị chảy ghèn

– Trong trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm nhẹ, có thể điều trị đơn giản bằng cách bôi thuốc mỡ kháng sinh cho chó vào vùng mắt hoặc sử dụng thuốc kháng sinh uống. Trong trường hợp viêm nặng, phẫu thuật có thể là một trong những biện pháp được sử dụng

– Nếu mắt chó bị sưng và đau bạn có thể chườm khăn ấm lên vùng mắt, sử dụng thuốc giảm đau và/hoặc thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng từ

– Nếu chó của bạn bị “khô mắt”, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt cho chó để kích thích tiết nước mắt nhiều hơn

– Theo dõi tình trạng mắt chó và hành vi của chúng liên tục. Nếu bạn thấy ghèn ngày một đổ nhiều hơn, chó chớp mắt, nheo mắt liên tục nên đưa chó đến bác sĩ thú ý

Viêm Kết Mạc (Mắt Đỏ) Ở Chó

Chó có thể bị đau mắt đỏ không?

Có, giống như con người, chó có thể bị đau mắt đỏ, còn được gọi là viêm kết mạc. Viêm kết mạc là tình trạng viêm ở kết mạc, lớp mô ẩm ướt che phủ bề mặt của nhãn cầu và mặt trong mí mắt. Các giống có xu hướng bị dị ứng hoặc các bệnh về da tự miễn thường có nhiều vấn đề về viêm kết mạc hơn. Chúng cũng có nhiều khả năng bị khô mắt, hậu quả của một căn bệnh trong đó động vật bị dị ứng với các chất trong môi trường như phấn hoa, mà thường không gây ra vấn đề về sức khỏe. Mặt khác, bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ giới nào.

Triệu chứng và phân loại

Triệu chứng viêm kết mạc ở chó bao gồm:

Nheo mắt hoặc chớp mắt do co thắt (blephora)

Các mô ẩm ướt của mắt bị đỏ

Có ghèn mắt; nó có thể trong suốt hoặc có thể chứa chất nhầy và/hoặc mủ

Sưng do lớp mô ẩm ướt tích tụ dịch bao phủ nhãn cầu

Nguyên nhân

Do vi khuẩn:

Tình trạng nguyên phát – không phải thứ phát do các tình trạng khác, chẳng hạn như khô mắt gây ra

Do virus:

Qua trung gian miễn dịch:

Dị ứng

Viêm kết mạc nang

Viêm kết mạc tương bào – tình trạng viêm ở các mô ẩm của mắt được đặc trưng bởi sự xuất hiện các tế bào huyết tương, đặc biệt là ở chó Becgie Đức

Ung thư:

Khối u (hiếm gặp)

Các thương tổn giống như ung thư, nhưng không phải ung thư. Viêm ở biên giới giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt, nằm ở phía trước nhãn cầu) và cũng mạc (phần màu trắng của mắt); đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt sần, tình trạng này thường được thấy ở chó collie và chó collie lai, và thường xuất hiện ở dạng một khối màu đỏ

Thứ phát do bệnh ở các mô xung quanh mắt:

Thiếu màng nước mắt bình thường (khô mắt)

Bệnh về mí mắt

Bệnh về lông mi

Thứ phát do chấn thương hoặc các nguyên nhân môi trường:

Vật lạ trong các mô ẩm ướt của mắt

Kích ứng do bụi, hóa chất hoặc thuốc mắt

Thứ phát do các bệnh về mắt khác:

Viêm loét giác mạc

Viêm màng bồ đào trước

Bệnh về mắt, trong đó áp lực trong mắt gia tăng; được gọi là tăng nhãn áp

Chẩn đoán

Đầu tiên bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sự xuất hiện của các bệnh về mắt khác. Ví dụ, bệnh có thể không ở kết mạc nhưng ở các phần khác của mắt. Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát mắt. Các phương pháp khám bệnh khác có thể là nhuộm fluorescein, được phủ trên bề mặt của mắt để làm các vết trầy xước, loét và vật lạ hiện ra dưới ánh sáng. Điều này giúp loại trừ tình trạng viêm loét giác mạc. Các vật lạ cũng có thể bị kẹt trong mí mắt hoặc lông mi, vì vậy chúng cũng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Xét nghiệm đối với bệnh tăng nhãn áp sẽ được tiến hành bằng cách xác định áp lực trong mắt, và khoang mũi cũng cần phải được rửa sạch để loại trừ bệnh ở đó. Nếu mắt có ghèn, sẽ cần thực hiện nuôi cấy để xác định thành phần trong ghèn mắt, vì có thể phát hiện nhiễm trùng, và sinh thiết tế bào kết mạc có thể được thu thập để kiểm tra bằng kính hiển vi. Cũng có thể sẽ phải tiến hành xét nghiệm da nếu nghi ngờ nguyên nhân do dị ứng da.

Điều trị

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này, và quá trình điều trị sẽ được xác định dựa trên nguyên nhân. Ví dụ, nếu có nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ thú y có thể sẽ kê thuốc mỡ kháng sinh và có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống. Chế độ ăn loại trừ cũng có thể được khuyến nghị nếu nghi ngờ bị dị ứng do chế độ ăn uống – thức ăn sẽ được giảm xuống mức tối thiểu, hoặc thay đổi, và sau đó các thực phẩm khác sẽ được bổ sung từ từ vào chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm tra xem nguồn gốc của phản ứng có phải là do thực phẩm hay không. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ tắc nghẽn trong ống dẫn. Nếu được chẩn đoán ung thư, phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được khuyến nghị, tiếp sau đó là xạ trị. Bác sĩ thú y có thể khuyến nghị dùng liệu pháp áp lạnh, một liệu pháp áp dụng nhiệt lạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, cần phải tiến hành loại bỏ nhãn cầu và các mô xung quanh.

Nếu xuất hiện viêm, thuốc sẽ được kê dựa trên nguyên nhân. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra các quyết định và khuyến nghị này. Trong trường hợp viêm kết mạc sơ sinh, bác sĩ sẽ mở mí mắt một cách cẩn thận, lấy ghèn mắt và điều trị mắt bằng thuốc kháng sinh tại chỗ.

Chăm sóc

Nếu mắt đổ nhiều ghèn, hãy nhẹ nhàng làm sạch mắt trước khi bôi thuốc mỡ. Nếu được kê đơn cả dung dịch và thuốc mỡ, hãy sử dụng dung dịch trước. Nếu được kê đơn nhiều loại dung dịch, hãy đợi vài phút giữa các dung dịch. Nếu tình trạng xấu đi và thú cưng rõ ràng không đáp ứng với điều trị, hoặc thậm chí có phản ứng bất lợi với việc điều trị, bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức để được tư vấn. Vòng cổ Elizabeth để bảo vệ mắt khỏi bị trầy xước hoặc cọ xát có thể đặc biệt hữu ích cho quá trình chữa bệnh

Phân Biệt Chó Bull Anh Và Bull Pháp

Chó bull Anh

Chó bull Anh có khởi đầu không mấy êm ái. Người ta tin rằng chó bull được tạo ra vào thế kỷ thứ 13 ở nước Anh để tham gia môn thể thao đấu bò đẫm máu. Khi môn thể thao này cuối cùng không còn được ưa chuộng vào những năm 1800, chó bull Anh chuyển từ chiến binh thành người bạn.

Các nhà phối giống nghiên cứu để chó bull bớt hung hãn và thêm phần dịu dàng, và cho đến năm 1866, chúng được CLB Chó kiểng Hoa Kỳ công nhận.

Chó bull Pháp

Chó bull Pháp cũng có xuất xứ từ Anh, củng khoảng thời gian những năm 1800. Giới làm ren yêu thích những chú chó bull cỡ nhỏ và đã đưa chúng theo khi họ chuyển tới miền Bắc nước Pháp trong cuộc Cách mạng Cộng nghiệp.

Giống chó trở nên phổ biến ở các vùng quê nước Pháp, và dần dần đến tận Paris. Tại đây, chúng nhanh chóng trở thành hình ảnh thường trực tại các con phố và quán cà phê. Đây chính là lúc chó bull Pháp trở thành giống chó đô thị đích thực, và nổi danh cho đến tận ngày nay.

Ngoại hình

Khác biệt dễ thấy nhất giữa chó bull Pháp và chó bull Anh là kích cỡ. Chó bull Anh ngắn nhưng chắc khỏe. Theo Hiệp hội Chó kiểng Hoa Kỳ, chúng chỉ cao 35 – 38cm, nhưng có thể nặng đến hơn 22kg.

Bull Pháp

Chó bull Pháp, hay thường gọi là “Frenchie”, chỉ thấp hơn một chút, vào khoảng 27 – 33cm; nhưng cân nặng thì chỉ bằng một nửa – thường dưới 12kg đối với chó trưởng thành.

Ngoài khác biệt chủ yếu về kích cỡ, hai giống chó này nhìn khá giống nhau. Chúng đều có mũi ngắn, đầu vuông, chân nhỏ và làn da nhăn vốn là đặc điểm khiến chúng khác biệt so với đa phần giống khác – mặc dù chó bull Anh thường có nhiều nếp nhăn hơn. Cả hai giống chó đều có bộ lông ngắn, mịn và bóng; màu sắc bao gồm trắng, kem, nâu vàng, đỏ hoặc bất kỳ tổ hợp nào của các màu kể trên. Mặc dù chúng có thể có những đốm hoặc vện đen, không giống chó nào có màu đen tuyền.

Bull Anh

Chó bull Anh có hai bên mép cộp mác chính hiệu – một đặc điểm không thể nhầm lẫn khi nhìn vào một chú chó bull.

Frenchie cũng có một đặc điểm của riêng chúng – đôi tai. Trong khi chó bull Anh có đôi tai hình cánh hoa hồng (rose ear), chó bull Pháp lại có tai to dẹt và dựng thẳng.

Chăm sóc lông

Cả chó bull Anh và bull Pháp đều không cần nhiều công sức để tỉa tót. Nếu bạn đang tìm một giống chó gần như không cần chăm chút, thì Frenchie có lẽ là lựa chọn an toàn hơn.

Frenchie ít rụng lông và chỉ cần chải lông một lần mỗi tuần để giữ bộ lông bóng và khỏe. Tuy nhiên, bull Anh có xu hướng rụng lông nhiều hơn một chút. Để kiểm soát việc rụng lông, bạn nên chải lông ít nhất hai đến ba lần một tuần.

Những nếp nhăn dễ thương vốn thu hút sự chú ý của mọi người cũng cần được phần nào quan tâm. Bạn cần đảm bảo phần da ở giữa các nếp gấp luôn sạch sẽ và khô thoáng, và công việc này phức tạp hơn đối với giống bull Anh, vì chúng sở hữu nhiều nếp nhăn hơn.

Tập tính và huấn luyện

Mặc dù cả chó bull Anh và bull Pháp đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các “giống chó bò”, chúng không thực sự giống với những quan niệm sai lầm đi kèm cái tên. Cả hai giống chó này đều thân thiện và ham chơi.

Dẫu vậy, cả hai cũng có những vấn đề tiềm ẩn mà chủ nuôi nên nhận thức được.

Chó bull Anh, dù nhìn chung trung thành và vui vẻ, lại sở hữu nét tính cách cứng đầu, khiến chúng đôi lúc trở nên khó bảo nếu không được huấn luyện phù hợp. May mắn thay, giống chó này lại dễ huấn luyện. Theo như Cẩm nang Thú cưng, có bull chỉ cần khoảng thời gian ngắn để tiếp thu điều bạn muốn chúng lằm, đồng nghĩa bạn chỉ cần rất ít các phiên huấn luyện lặp lại.

Chó bull Pháp, mặc dù còn ham chơi và vô tư hơn cả những người bạn nước Anh, lại không phải thú cưng phù hợp nhất với gia đình có trẻ nhỏ. Chúng thường nô đùa mạnh bạo và có thể trở nên hung hãn – điều này khá nguy hiểm khi có trẻ nhỏ xung quanh.

Dù có chút cứng đầu, Frenchie vẫn luôn muốn làm hài lòng chủ, nên quá trình huấn luyện đều đặn và tích cực thường mang lại kết quả tốt.

Chó bull Anh có xu hướng thân thiết với cả gia đình và hòa nhập với tất cả, còn Frenchie thì kén chọn hơn đôi chút. Nếu không được tiếp xúc với nhiều người và động vật từ khi còn nhỏ, chúng rất có thể sẽ chỉ thân thiết với duy nhất một người. Nói cách khác, nếu bạn đang tìm một người bạn thích bám dính, thì bull Pháp chính là giống chó dành cho bạn. Còn nếu không, hãy cho chúng giao tiếp từ nhỏ.

Sức khỏe

Cả bull Anh lẫn Frenchie đều dễ tăng cân. Đối với chó bull Anh, cân nặng quá khổ sẽ gây khó khăn đến việc di chuyển trên bốn chân nhỏ nhắn của chúng và đặt nhiều áp lực hơn lên các khớp.

Và đối với Frenchie, tình trạng quá cân có thể tăng áp lực lên phổi, gây khó thở. Bởi vậy, cả hai giống chó đều cần tuân thủ chế độ ăn cẩn trọng để tránh ăn quá nhiều, và nên tập thể dục mỗi ngày.

Cả hai cũng dễ bị quá nhiệt, nên chúng thích dành cả mùa hè trong phòng điều hòa. Nếu ngoài trời quá ấm áp, chúng tốt nhất nên vận động trong nhà.

Vấn đề sức khỏe hay gặp nhất của chó bull Anh là các bệnh về hông và khớp – cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên với tỷ lệ cân nặng thân trên và thân dưới của chúng.

Với chó bull Pháp, chủ nuôi nên để ý các vấn đề về mắt như bệnh mộng mắt (cherry eye) và đục thủy tinh thể.

Bull Anh vs Bull Pháp: Lời cuối

Nếu bạn đang cân nhắc đưa một người bạn bull Pháp hoặc bull Anh về nhà – hoặc bất kỳ giống chó nào – hãy cứ suy nghĩ thật kỹ.

Bạn khó mà gặp sự cố gì với hai giống chó dễ mến này. Cả hai đều là những người bạn tuyệt vời; nhưng cũng như bất kỳ giống nào khác, chúng đều đi kèm những thách thức riêng.

Frenchie thích ôm ấp nhưng có nhiều năng lượng và tinh thần hơn so với người bạn nước Anh. Bull Anh thì điềm đạm hơn nhưng lại cần nhiều không gian. Chó bull Anh với kích thước lớn hơn cũng không vừa với đùi bạn – mặc dù điều này chẳng ngăn nổi chúng nằm lên bạn.

Cả hai giống chó đều có thể gây “đau ví”. AKC – hội nhân giống có đăng ký liệt cả chó bull Anh và bull Pháp vào mức giá giữa 2000$ và 4000$.

Đương nhiên, ta cũng có nhiều tổ chức cứu trợ được AKC xác nhận dành cho cả Frenchie và chó bull. Thông qua các hội nhóm này, bạn có thể kết bạn với một chú chó con hoặc chó trưởng thành thuộc giống chó ưa thích – đôi khi với chi phí thấp hơn.

Không phải ai cũng thích hợp với chó thuần chủng. Nếu Frenchie và bull Anh (hoặc mức giá đi kèm với chúng) không phù hợp với bạn, hãy nhớ rằng vẫn còn bao nhiêu chú chó được cứu hộ đang kiên nhẫn chờ đợi một gia đình vĩnh viễn cho chúng.