Chó Bỏ Ăn Và Mệt Mỏi / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Bỏ Ăn, Mệt Mỏi

Nguyên nhân chó bỏ ăn, mệt mỏi

Thường thì chó bỏ ăn nằm một chỗ, mệt mỏi và ủ rũ do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính bệnh lý và tâm lý.

Chó biếng ăn do bệnh lý

Nguyên nhân do bệnh lý: Khi chó bỏ ăn, mệt mỏi đi kèm với nhiều triệu chứng đặc biệt khác là do một căn bệnh nào đó- gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ăn ở chó.

Nguyên nhân do bệnh lý cần được các bác sỹ chẩn đoán thông qua thăm khám và xét nghiệm. Khi chó chán ăn, mệt mỏi đi kèm với biểu hiện tiêu chảy ra máu, nôn ói kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh Care hoặc bệnh Parvo ở chó – 2 trong nhiều căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn chú chó mỗi năm.

Điều bạn cần làm ngay chính là đưa chó tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chó bỏ ăn, ủ rũ cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chó như viêm đường ruột, bệnh Care, bệnh Parvo … Đây là 3 bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của cún nếu không được chữa trị kịp thời.

Ngoài Parvo hoặc Care, chó cũng có thể mắc giun sán vì chưa được tẩy giun định kỳ. Việc giun sinh sôi nhanh trong ruột của chó và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng khiến chó bỏ ăn, mệt mỏi.

Tuy nhiên trường hợp mắc giun rất hiếm khi xảy ra bởi tình trạng này chỉ diễn ra với những chú chó con.

Một số loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất trên thị trường như Heartgard Plus, Thenium Closylate, Espisprantel, Mebendazole…

Nguyên nhân do tâm lý, thói quen: Khi nuôi chó, bạn không tập luyện thói quen ăn uống khiến chó tạo thành một phản xạ có điều kiện, gây ra chán ăn và mệt mỏi.

Một phần nguyên nhân của việc chó bỏ ăn, mệt mỏi lại nằm ở chính cách dậy cún của bạn. Việc quá nuông chiều và ngó lơ thời gian ăn uống của Boss khiến chúng ngày càng “chảnh” và khó bảo hơn rất nhiều.

Ví dụ khi mới nuôi bạn cho cún ăn nhiều thức ăn ngon và dinh dưỡng, một ngày đẹp trời nào đó, bạn cho chúng ăn cơm, ăn các thức ăn không giống trước. Chó sẽ chán thậm chí bỏ ăn, chỉ uống nước để phản đối và đòi bạn phải mua hàng “hịn” như trước đây. Chính điều này là nguyên nhân gâ ra việc bỏ ăn, mệt mỏi ở cún.

Ngoài ra cú sốc tâm lý cũng khiến chó bỏ ăn, ví dụ như sau tai nạn của chủ nhân hoặc sau cái chết của chủ, chú chó cảm thấy thiếu vắng và nhớ nhung hình bóng quen thuộc hàng ngày. Chúng quên đi thói quen ăn và cảm giác ăn ngon như trước.

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn cần cung cấp một chế độ ăn khoa học và bắt cún tuân thủ những nguyên tắc của mình.

Cách xử lý khi chó bỏ ăn, mệt mỏi, nằm im một chỗ

Để điều trị chứng biếng ăn do bệnh lý, cách duy nhất là bạn phải chữa khỏi bệnh đó cho cún hoàn toàn. Chúng tôi khuyên bạn nên đưa cún tới bác sỹ thú y để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Đối với những chú chó biếng ăn do thói quen, bạn nên ép chúng vào một khuôn khổ nhất định. Đưa chó tới bác sỹ để được tiêm thuốc kích thích tiêu hóa để điều trị tình trạng biếng ăn của cún.

Ngoài 2 nguyên nhân trên, việc chó bỏ ăn, mệt mỏi còn là triệu chứng sau những ca phẫu thuật, điều trị vết thương dài ngày.

Để giúp cún có thể hồi phục nhanh chóng bạn có thể mua các loại gel dinh dưỡng có bán tại nhiều cửa hàng thú cưng. Đây là thực phẩm hỗ trợ cho chó chứa nhiều dinh dưỡng.

Chỉ cần sử dụng 2 lần 1 ngày, bạn đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó.

Việc xác định khẩu phần ăn của cún là hết sức cần thiết. Bạn có thể sử dụng cách làm sau đây được Blog yêu chó mèo sưu tầm

– 1 ngày bạn lấy 100gram thức ăn cho cún, nếu chúng không ăn và bỏ đi, bạn đổ thức ăn.

– Bữa thứ 2 trong ngày, bạn giảm 1/2 khẩu phần ăn và tiếp tục đánh giá khẩu phần ăn. Nếu chúng không ăn hãy đổ đi, ngược lại chúng có dấu hiệu bắt đầu quan tâm và ăn. Hãy xác định mức độ thèm ăn của chúng

Rất thèm ăn, tức là chúng đã rất đói, bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn này cho tới ngày thứ 2 để chó làm quen với cảm giác không có gì để ăn.

Ăn hờ hững, không mấy phấn khởi, bạn tiếp tục đánh giá sang ngày tiếp sau với khẩu phần ăn như vậy.

Bỏ đi không ăn, bạn tiếp tục đổ thức ăn cũ và giảm 1/2 lượng thức ăn.

Chó Bị Lừ Đừ Mệt Mỏi Và Bỏ Ăn Phải Làm Sao?

Như trên tiêu đề đã nói rõ, chó lừ đừ mệt mỏi bỏ ăn làm cho bạn phát sốt lên không hiểu tại sao, tất nhiên chỉ biết cún bị bệnh thôi chứ không biết phương pháp trị bệnh ra sao, đại đa số cún của bạn đã mắc phải bệnh Parvovirus một căn bệnh phổ biến ở chó, lây lan rất nhanh và khả năng gây tử vong khi mắc bệnh là rất cao.

Nguyên nhân chó bị lừ đừ mệt mỏi

Do Canine Parvovirus  gây ra

+ Bệnh lây trực tiếp từ chó này sang chó khác, khả năng nhiễm bệnh của chó dưới 1 năm tuổi và chưa được tiêm vaccine là rất cao.

+ Từ phân của chó bị bệnh phát tán ra môi trường và lây qua những chó khác.

+ Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do tác nhân trung gian đã nhiễm Parvovirus truyền bệnh.

Có 2 hướng phát triển bệnh:

Triệu chứng của bệnh

+ Tiêu chảy liên tục. + Phân có máu và mùi tanh. + Biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn. Đang khoẻ mạnh bỗng dưng ủ rũ. + Nôn liên tục, mất nước. + Ủ bệnh từ 3 -4 ngày sẽ bắt đầu ngủ lịm, ói mửa, tiêu chảy ra máu, suy nhược và chết sau vài ngày.

Pavovirus xảy ra trầm trọng với phần lớn chó non, nhưng chó trưởng thành cũng vẫn có thể mắc bệnh này. Can thiệp sớm vẫn có thể điều trị được, nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong trên 80% chó chết vì bệnh Parvo. Do chủ nuôi chó chưa hiểu biết về bệnh Pavo nên để chó của mình quá muộn không điều trị, bệnh xảy ra nhanh và chó thường chết sau 48-72 giờ kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên.

Điều trị

+ Truyền dịch Lactate Ringer và Glucose 5% để chống mất nước và cung cấp năng lượng. + Chống ói bằng Primperan (metocloperamide) 1ml/10kg thể trọng tiêm bắp. + Imodium (Loperamide) 1 viên/15kg thể trọng bắt uống 3 lần/ngày để cầm tiêu chảy. + Dùng Actapulgite hoặc Varogel: 1 gói/10kg thể trọng, uống 3 lần/ngày. + Trợ sức bằng: B-complex hay Lesthionin C. + Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm như: Septotryl, Baytril, Multibio 1ml/10kg thể trọng/ngày.

Phòng tránh bệnh

6 cách phòng, tránh bệnh parvo cho chó từ xa 1. Miễn dịch chủ động bằng tiêm vaccine Parvo cho chó ngay từ 6- 8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau một tháng để hoàn thành “Miễn dịch cơ bản” cho chó non. Các bác sỹ thú y Hoa-Kỳ khuyến cáo tiêm thêm lần thứ ba sau một tháng cho “Miễn dịch cơ bản”. Sau đó hàng năm phải chủng nhắc lại một lần. Trên các nhãn thuốc, vaccine Parvo có ký tự ” P ” viết tắt của Parvovirus.

2. Chó non dưới 4 tháng tuổi, chó chưa được miễn dịch với bệnh Parvo không nên cho tiếp xúc với chó khác hoặc các tác nhân “trung gian ” có thể truyền bệnh : môi trường, dụng cụ chăn nuôi vận chuyển chó, hoặc các chủ chó khác.

3. Cần tiêm phòng vaccine chậm nhất 1 tháng trước khi chó mẹ mang thai để tạo miễn dịch tự nhiên cho chó con sau khi sinh.

4. Chăm sóc, dinh dưỡng đủ chất và khoa học tăng sức kháng bệnh của chó. Tẩy giun sán chó non ngay từ một tháng tuổi.

5. Thực hiện công tác Kiểm dịch động vật và vệ sinh môi trường nghiêm ngặt ở các nơi tập trung nhiều chó : Dog show, Petshop, Tiệm làm đẹp chó, các Trung tâm huấn luyện chó, các chợ chó. Đặc biệt phải kiểm soát và xử lý chất thải từ các “lò mổ” , nơi chế biến và vận chuyển chó giết thịt. Chủ nuôi chó phải sau ít nhất 1 tháng từ khi có chó chết dịch mới được mang chó khác về nuôi. Xác chó chết nghi mắc bệnh phải được xử lý chôn sâu giữa hai lớp vôi bột, không thả trôi sông, suối, thùng rác hoặc các nơi công cộng.

6. Các chất tẩy rửa thông thường có thể diệt được virus. Cần làm sạch và sát trùng thường xuyên môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc và các phương tiện vận chuyển chó.

Chó Bỏ Ăn Mệt Mỏi Phải Làm Sao? Chuyên Gia Giải Đáp

Chó bỏ ăn mệt mỏi phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng chó bỏ ăn mệt mỏi người nuôi cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Có thể là do thức ăn hoặc chó bị nhiễm một số bệnh ngoài ý muốn.

Đối với những chú chó bỏ ăn mệt mỏi do thói quen thì bạn nên ép chúng vào một khuôn khổ, hoặc cần đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc kích thích đường tiêu hóa cho thú cưng.

Đối với trường hợp chó bỏ ăn do những ca phẫu thuật hay việc điều trị vết thương dài ngày thì người nuôi mua các loại gel dinh dưỡng có bán tại các cơ sở bán thức ăn cho chó. Đây là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng được khuyên dùng.

Xác định khẩu phần ăn chính xác của thú cưng bằng cách mỗi ngày lấy 100 gram thức ăn cho chó, nếu chúng không ăn thì bạn đổ đi.

Ngày thứ hai giảm còn 1/2 khẩu phần thức ăn nếu chúng không ăn thì hãy đổ đi, nếu chúng ăn thì cần quan tâm để xác định chính xác lượng thức ăn là bao nhiêu.

Trong trường hợp chó bỏ ăn mệt mỏi do bị nhiễm bệnh thì cần đưa chúng đến ngay cơ sở thú y uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác mầm bệnh.

Để đảm bảo xử lý triệt để tình trạng chó bỏ ăn mệt mỏi, người nuôi cần lựa chọn các loại thức ăn cho chó phù hợp với lứa tuổi để chúng phát triển nhanh nhất. Cụ thể như sau:

Các loại thức ăn khô cho cho được chia làm hai loại thức ăn hạt và thức ăn sấy khô. Cả 2 dòng sản phẩm này đều chứa một thành phần dinh dưỡng nhất định, cung cấp cho chó hàng ngày 2 bữa.

Các loại thức ăn ướt như thịt ca, trứng, sữa,… để giúp chó có hệ tiêu hóa ổn định. Hầu hết các loại thức ăn này được cung cấp ở dạng đóng hộp cho dễ bảo quản.

Ngoài ra, người nuôi có thể cho chó ăn cháo hầm xương giúp chó phục hồi sức khỏe sau một thời gian bỏ ăn mệt mỏi

Bổ sung thêm các loại khoáng chất, chất điện giải cho chó

Chó bỏ ăn mệt mỏi khiến chủ nuôi lo lắng, đọc được bài viết này hy vọng bạn đọc sẽ có hướng khắc phục tình trạng này một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Chó Bỏ Ăn Mệt Mỏi Chỉ Uống Nước, Bị Nôn Ra Nước Bọt Trắng

1. Hiện tượng chó bỏ ăn – Nguyên nhân hiện tượng chó bỏ ăn

2. Biểu hiện bệnh lý chó bỏ ăn

Chó bỏ ăn chỉ uống nước không đi ngoài và bụng kêu

Chó bỏ ăn mệt mỏi, nằm một chỗ, mắt đổ ghền và nôn ra nước bọt trắng

Chó bỏ ăn nhiều ngày, chảy nước dãi – mũi, mệt mỏi nôn dịch vàng và đi ngoài lỏng (tiêu chảy)

Chó bỏ ăn run rẩy, sốt nhẹ, uể oải, mắt đỏ, nôn ra bọt vàng và tiêu chảy

Chó bỏ ăn bụng to, bụng sôi, ủ rũ và gầy đi

Chó bỏ ăn thở gấp, bị ho, uể oải, mệt mỏi, sốt nhẹ và co giật vào buổi sáng

3. Chó bỏ ăn phải làm sao? Chó bỏ ăn cho uống thuốc gì? Tiêm gì?

4. Cách phòng tránh hiện tượng chó bỏ ăn

1. Hiện tượng chó bỏ ăn – Nguyên nhân hiện tượng chó bỏ ăn

Hiện tượng chó bỏ ăn là một hiện tượng thường thấy và rất dễ xảy ra đối với những chú chó con 2 tháng tuổi vừa tách sữa mẹ và tầm 4, 5 tháng tuổi – giai đoạn phát triển.

Thông thường những chú chó khi có hiện tượng bỏ ăn, nôn mửa, nôn khan mắt đổ ghèn… đến từ 2 nguyên nhân chính là do tâm lý hoặc là do bệnh lý.

Nguyên nhân chó bỏ ăn do thói quen, tâm lý:

Nếu như những chú chó của bạn rơi vào trường hợp này, các bạn nên xem lại các chăm sóc và huấn luyện những chú chó của mình.

Chó là một trong những loài động vật vô cùng thông minh, chúng có thể nhận biết và cảm nhận được tình yêu thương của chủ dành cho chúng. Nếu như quá nuông chiều, nhiều chú chó sẽ làm nũng, nhất là khi ăn.

Trong chế độ dinh dưỡng, bạn không nên cho cún ăn quá ngon quá nhiều chất dinh dưỡng. Hãy tập cho chúng ăn những thức ăn đạm bạc như rau, củ, quả để chúng thích nghi từ bé.

Nếu để đến lớn mới tập luyện, những chú chó sẽ có hiện tượng bỏ ăn (chê cơm không ngon), chỉ ăn thức ăn ngon chúng thích….

Hiện tượng chó bỏ ăn thứ nhất có thể là do thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, bệnh giun sán, đau răng….

Tuy nhiên những biểu hiện bệnh lý trên thường không quá nghiêm trọn. Nguyên nhân khiến cho nhiều người nghĩ đến là căn bệnh đường ruột, carre… những căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, nếu để nặng những chú chó có thể tử vong.

Những trường hợp chó bỏ ăn không rõ nguyên nhân nên đưa cún đến ngay các cơ sở thú y để kip chữa trị.

Một chú chó khi bỏ ăn không chỉ là bỏ ăn đơn thuần nếu như là bệnh lý, còn đi kèm theo các triệu chứng khác. Tùy từng mức độ biểu hiện của chứng bỏ ăn, chúng ta có thể chuẩn đoán chú cún nhà bạn đang bị bệnh gì?

Hiện tượng chó bỏ ăn chỉ uống nước nếu như trong mùa hè nóng nực thì bạn có thể yên tâm hơn. Bởi thời tiết nắng nóng, những chú chó thường có xu hướng bỏ ăn vì mệt mỏi thay vào đó sẽ uống nhiều nước để tránh sốc nhiệt mà thôi.

Trong trường hợp này bạn nên cho chúng uống thêm đường glucozo và thuốc Catosal để tăng lượng nước và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nếu hiện tượng này kéo dài không chỉ 1 hay 2 ngày mà còn hơn thì bạn cần đưa chúng đến ngay các phòng khám thú y để chuẩn đoán bệnh cho chúng.

Hiện tượng này xuất hiện ở những chú chó thường là biểu hiện của sự sốc nhiệt hoặc căn bệnh thiếu canxi ở chó (thường gặp ở những chú chó nhỏ hoặc kích cỡ quá lớn).

Hiện tượng nặng hơn là những chú chó của bạn đang bị thiếu canxi trầm trọng. Các bạn nên đến cơ sở thú y để tiêm thuốc tăng cường canxi và về nhà lưu ý bổ sung thêm những thức ăn giàu canxi như cá, trứng và rau chân vịt.

Chó bỏ ăn nhiều ngày, chảy nước dãi – mũi, mệt mỏi nôn dịch vàng và đi ngoài lỏng (tiêu chảy)

Nếu như xuất hiện đầy đủ những triệu chứng này, chắc chắn những chú chó của bạn đã mắc phải chứng bệnh Parvovirus. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm hiện vẫn chưa có thuốc chữa mới chỉ có thuốc vắc xin phòng ngừa.

Mặc dù, chưa có thuốc chữa nhưng theo dân gian thì các bạn nên cho chó uống nước lá nhọ nồi hoặc lược vàng và bổ sung thêm đường glucozo thì có thể cứu sống cún. (Tuy nhiên, chỉ áp dụng cách này với những chú chó chưa bị tiêu chảy ra máu).

Chó bỏ ăn run rẩy, sốt nhẹ, uể oải, mắt đỏ, nôn ra bọt vàng và tiêu chảy

Xuất hiện những triệu chứng này thì những chú chó của các bạn đã mắc phải chứng bệnh viêm dạ dày – ruột trên của chó. Thông thường chứng bệnh này có thể là do giun phá (khi mới tẩy giun xong bỏ ăn), co virus, do vi khuẩn….

Chính vì vậy, các bạn chỉ cần tẩy giun và điều chỉnh lại lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cún là được.

Chó bỏ ăn thở gấp, bị ho, uể oải, mệt mỏi, sốt nhẹ và co giật vào buổi sáng

Toàn bộ những triệu chứng kể trên là những biểu hiện của chứng bệnh viêm phế quản và nặng hơn là bệnh viêm phổi.

Chứng bệnh này thường do ký sinh trùng, môi trường, nhiệt độ hoặc cún uống nước bị sặc. Chính vì vậy các bạn nên chú ý đến nhiệt độ môi trường để kịp thời làm ấm và giải nhiệt cho chúng, thường xuyên vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể của cún.

Một số dòng chó thường xuyên xuất hiện hiện tượng bỏ ăn các bạn cần lưu ý: chó poodle, chó phốc (fox), chó husky, giống chó phú quốc…

3. Chó bỏ ăn phải làm sao? Chó bỏ ăn cho uống thuốc gì? Tiêm gì?

Nếu như chú chó của bạn xuất hiện những triệu chứng ban đầu như bỏ ăn thì bạn nên cho chúng uống thêm nước, nước đường glucozo và cho uống thêm thuốc Catosal để bù nước và chất dinh dưỡng trong quá trình chó bỏ ăn.

Theo dõi tình hình sức khỏe của cún trong vòng 3 – 5 tiếng, nếu xuất hiện thêm những hiện tượng khác thì phải đem cún đến ngay các cơ sở thú y gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Hiện tượng chó bỏ ăn rất dễ xảy ra trong quá trình nuôi chó, muốn chú chó của bạn tránh được hiện tượng này thì lưu ý những điểm sau:

Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh cho cún.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cún hợp lý.

Thường xuyên cho cún đi khám sức khỏe tầm 6 tháng 1 lần.

Dọn dẹp, vệ sinh nơi ở cho chúng thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho chúng.

Không được cho cún tiếp xúc với môi trường bụi bẩn và những chú chó bệnh.

Phải làm sạch sẽ đồ ăn và bát đĩa ăn cho cún, tránh lây nhiễm vi khuẩn – virus qua đường ăn uống.

Cần phải đọc: Top 10 loại Thức Ăn cho CHÓ NGON và NHIỀU DINH DƯỠNG NHẤT