Chó Bỏ Ăn Sau Khi Sinh / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Mẹ Bỏ Ăn Sau Sinh Và Giải Pháp Khắc Phục

Có rất nhiều người hỏi mình kinh nghiệm để chó mẹ ăn khoẻ cho nhiều sữa. Đúng là có nhiều chó mẹ, nhất là giống chó nhỏ như poodle, fox bỏ ăn sau khi sinh. Chó mẹ lười ăn dẫn đến sữa, dễ tụt canxi huyết và run chân.

Thông thường, sau khi sinh chó mẹ sẽ ăn rất khoẻ để tiết sữa nuôi con. Phần lớn là do bản năng, còn lại là do tuyến sữa tiết ra liên tục hút chất từ cơ thể mẹ nên chó mẹ luôn cảm thấy đói. Ngược lại, những dòng chó nhỏ, và siêu nhỏ, như poodle tiny, fox sóc do bản tính vốn đã kén ăn, thói quen ăn ít nên không phàm ăn khi nuôi con. Một số trường hợp chán ăn do mệt mỏi suy nhược sau quá trình dạo ổ bỏ ăn, rặn đẻ. Hậu quả là chó mẹ rất ít sữa.

Giải pháp tình thế:

Sản phẩm sữa dành cho chó đẻ là giải pháp cần thiết lúc này. Cho uống trước khi ăn 30p giúp chó mẹ tăng cường tiết sữa và cũng giúp chó mẹ ăn ngon miệng hơn. Bạn có thể mua sản phẩm này tại Peticty hoặc đặt hàng tại website sẽ được ship hàng và tư vấn trực tiếp.

Tuy nhiên, điều cốt lõi để chó mẹ tiết sữa nhiều vẫn là một thực đơn bổ dưỡng, đầy đủ. Ngoài hạt là thức ăn chính, bạn nên bổ sung thêm 1 suất ăn nhẹ bằng sữa dành cho chó hoặc sữa chua vinamilk không đường hay phomai. Các chế phẩm từ sữa giúp chó mẹ tiết sữa liên tục hơn.

Lâu dài: chuẩn bị sức khoẻ sinh sản cho chó mẹ

Cần biết rằng, tuyến vú tiết sữa từ việc hút các chất trong cơ thể chó mẹ chứ ko phải lấy trực tiếp từ thức ăn. Điều đó có nghĩa là chó mẹ có thể trạng càng sung mãn càng sinh đẻ và nuôi con dễ dàng. Đặc biệt với các chất như canxi, protein để tiết sữa cần được cơ thể chó mẹ tích luỹ trong thời gian dài.

Trước khi phối giống, chó mẹ mình nuôi đều ở trạng thái béo chắc nịch (chứ không phải béo tròn vì mỡ dưới da). Cơ bắp cuồn cuộn, nhanh nhẹ khoẻ mạnh, bền bỉ nhờ được tập thể dục, lông đẹp. Đó là lúc cơ thể chó mẹ đủ chất sẵn sàng cho việc mang thai, rặn đẻ và nuôi con.

Để tăng cường sức khỏe chuẩn bị cho kì sinh đẻ, mình quan tâm mấy vấn đề:

– Chế độ dinh dưỡng tốt: ĐẦY ĐỦ CHẤT, sau đó mới xét đến lượng.

– Chế độ vận động và tắm nắng: chó cần vận động ngoài trời để hấp thu vitamin, đặc biệt tốt cho da và cơ bắp. Lưu ý: cơ bắp là nguồn dự trữ chính cho tuyến sữa.

– Tiêm chủng: trong suốt quá trình chửa và nuôi con 4 tháng ko được tiêm gì hết, vì vậy nếu đến lịch tái chủng bất cứ vacxin nào dù sớm hơn 2 tháng mình cũng tiêm luôn.

– Bệnh ngoài da: hầu hết các bệnh như nấm ghẻ hay rận ve đều lây cho chó con, nếu chó mẹ bị nhẹ thì chữa ngay trước khi đẻ.

Chó mẹ có sức khỏe tốt mới có thể nuôi con tốt.

Sau Khi Sinh Ăn Chân, Thịt Chó Được Không? Ai Không Nên Ăn?

Kho tàng ẩm thực Việt Nam không thể không nhắc tới thịt chó. Mặc dù vậy, nhiều người lo sợ thịt chó nóng nên băn khoăn phụ nữ sau khi sinh có được ăn thịt chó không? Mới sinh 1, 2 tháng ăn thịt chó có sao không?

Để chị em yên tâm hơn trong việc chọn lựa thực đơn dinh dưỡng Mabio sẽ giải đáp những thắc mắc đó ngay sau đây.

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thịt chó

Theo y học cổ truyền thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc tác dụng bổ tỳ thận, trừ hàn, nhẹ người, ích khí, thông mạch, tiêu viêm, tốt cho những người bị suy nhược…

Còn theo y học hiện đại thịt chó là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như canxi, lipid, protid, phốt pho, sắt. Đặc biệt thịt chó rất giàu năng lượng, đạm, cứ mỗi 100g thịt chó có 348 calo rất tốt cho những người có máu hàn.

Vậy sau khi sinh ăn thịt chó, chân chó được không?

Ai cũng biết bà đẻ là đối tượng mất rất nhiều máu, sức lực trong quá trình mang thai và “vượt cạn”. Do vậy vấn đề dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu để phục hồi sức khỏe cho chị em.

Đừng quên những lưu ý này khi ăn thịt chó sau khi sinh

– Thịt chó tính nóng nếu ăn quá nhiều sẽ bị khó tiêu, táo bón hay mắc các bệnh gan, gout, suy thận… Vì thế chị em không nên sử dụng thường xuyên. Mối tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần.

– Thịt chó kỵ với chè, tỏi, thịt dê, lòng trâu, thịt gà… làm cho người ăn bị đầy hơi, khó tiêu. Vậy nên chị em cần lưu ý khi chế biến và thưởng thức.

– Thịt chó thường đi kèm với riềng và sả là những gia vị rất nóng vì thế khi chế biến chị em nên loại bỏ những gia vị này ra.

– Một số đối tượng không nên hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng thịt chó là:

Người đang bị táo bón, mất ngủ, khả năng chịu nóng kém;

Phụ nữ sau khi sinh có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc các chứng bệnh về tim mạch;

Những người hay nóng trong, nổi mụn cần hạn chế ăn thịt chó.

– Chó cũng dễ mắc nhiều bệnh dịch, khi sử dụng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc tránh lây lan bệnh tật.

Chị em không nên “thần thánh hóa” việc ăn cháo chân chó. Cơ địa của một số người vốn ít sữa hoặc đang mất sữa thì ăn chân chó cũng không có tác dụng gì mà ăn quá nhiều còn khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm khác bị hạn chế, lâu dần chị em còn cảm thấy “sợ cháo chân chó”.

Hiện Mabio đang được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và bày bán trên kệ của nhiều nhà thuốc lớn.

Sau Sinh Ăn Mực Được Không?

Sau sinh ăn mực được không? Mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Mực tươi hay mực khô đều có thể chế biến thành nhiều món tuy nhiên cần ăn mực đúng cách, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.

Giá trị dinh dưỡng của mực

Mực là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều protein và các nguồn khoáng chất thiết yếu như riboflavin, vitamin B12, photpho, đồng và selen. Hơn nữa, đây cũng là nguồn bổ sung niacin và kẽm dồi dào, được đánh giá là nguồn chứa ít chất béo bão hoà và ít natri, mực tươi còn chứa nhiều cholesterol.

Sau sinh ăn mực được không? Mực là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao

Mực tươi cung cấp 63% selenium, bởi vì selenium có tác dụng chống oxy hóa và giúp giảm các triệu chứng đau xương khớp. Ngoài ra, hàm lượng magie trong mực là loại khoáng chất giúp thư giãn dây thần kinh và cơ bắp.

Trong 100g mực có thể cung cấp đến 90% đồng, giúp cơ thể lưu trữ, hấp thu và trao đổi chất, hình thành nên hồng cầu.

Trong Đông y, mực có tác dụng bổ máu, có lợi cho hệ tim mạch, kiện tỳ, lợi tiểu, cầm máu, điều hoà kinh nguyệt.

Sau sinh ăn mực được không? Ăn mực giúp điều hoà kinh nguyệt, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Theo Y học hiện đại. mực có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng chống loãng xương, giảm suy nhược hệ thần kinh.

Sau sinh ăn mực được không?

Mực và các sản phẩm từ mực có nhiều tác dụng, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Một số món ăn được chế biến từ mực có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt, phù nề, phong thấp, trĩ lậu, động thai doạ sảy… Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn mực tươi và có nguồn gốc rõ ràng. Mực khô không tốt cho phụ nữ sau sinh bởi mực khô phơi nắng tạo môi trường cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Sau sinh ăn mực được không? Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau sinh nên ăn mực tươi

Mực khô không rõ nguồn gốc có chứa các chất hoá học, chất bảo quản không tốt cho sức khoẻ của phụ nữ sau sinh mà còn hấp thu vào sữa, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Với hệ miễn dịch còn kém, trẻ hầu như không kháng được các chất độc nguy hiểm.

Trong nghiên cứu vào năm 2004 và 2006 tại Malaysia, trong 9 mẫu mực và hải sản khô được nghiên cưu, có khoảng 6 mẫu vượt mức hàm lượng cadmium cho phép. Cadmium là một chất gây ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.

Hầu hết hải sản và mực có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, ít chất béo no, nhiều omega-3, omega-6 do đó được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong thời kỳ mang thai. Giai đoạn sau sinh nên thận trọng hơn trong việc sử dụn mực và hải sản do có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu tuỳ vào cơ địa từng người.

Sau sinh có thể ăn những món từ mực dưới đây: Gà mái choai hầm mực

Tác dụng: chữa thiếu sữa

Nguyên liệu:

Gà mái choai: 1 con

Mực: 1 con

Gừng

Cách làm: Cho các nguyên liệu trên hầm chín và nêm vừa ăn

Mực xào thịt lợn

Tác dụng: Chữa khí hư, bạch đới

Nguyên liệu:

Mực: 2 con

Thịt lợn: 250g, nên chọn thịt nạc

Cách làm: Xào lẫn mực và thịt lợn, nêm vừa ăn và ăn liền trong 5 ngày

Sau sinh ăn mực được không? Từ mực có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau

Mực ninh đào nhân

Tác dụng: Chữa bế kinh

Nguyên liệu:

Mực: 120g

Đào nhân 125g

Gừng vừa đủ

Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào nồi và ninh nhừ, nêm vừa ăn. Nên ăn liên tục trong 3 – 5 ngày

Mực tươi xào

Tác dụng: Chữa bế kinh do khí huyết hư, bổ máu

Xào mực với gừng tươi (nên thái sợi cho dễ ăn), khi gần chín cho cơm vào xào cùng và ăn 1 lần/ngày.

Một số lưu ý khi ăn mực

Với các món ăn chế biến từ mực trên, nên nấu chín kỹ, không ăn tái hoặc còn sống có thể gây đi ngoài hoặc gia nhiệt chưa đủ, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Với phụ nữ sinh mổ, nên kiên ăn mực 1 thời gian để đề phòng lồi thịt ở vết mổ.

Với những trường hợp có tiền sử dị ứng với mực, tốt nhất không nên ăn.

Những Triệu Chứng Thường Gặp Ở Chó Sau Khi Sinh

Quá trình sinh nở của chó cần phải chú trọng đặc biệt, nhưng chăm sóc chó mẹ sau khi sinh cũng quan trọng không kém sau khi “mẹ tròn con vuông” bởi lúc này sức khỏe của chúng chưa được đảm bảo hoàn toàn. Việc mời bác sĩ thú y tới khám trong vòng một ngày sau khi sinh không những để khám và xem xét giới tính cho chó con, mà còn để chuẩn đoán một vài triệu chứng bất thường hoặc không của chó mẹ. Vậy những triệu chứng nào chó mẹ thường mắc phải sau khi sinh, và có nguy hiểm tới sức khỏe của chó mẹ hay không?

Những triệu chứng thông thường:

Tiêu chảy nhẹ: theo những người có kinh nghiệm gây giống và bác sĩ thú y, việc chó mẹ ăn nhau thai sau khi sinh nở có thể gây tiêu chảy (ăn nhau thai là phản xạ rất tự nhiên của hầu hết động vật có vú để bù đắp sự mất dưỡng chất trong thai kì, nhưng không nên cho ăn nhiều). Stress cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng với chó vừa sinh thì triệu chứng này không đáng lo, chỉ sau vài ngày là có thể trao đổi chất bình thường. Nếu chó đi ngoài ra chất thải lỏng có thể cho ăn hai muỗng canh bí ngô đóng hộp để cải thiện tình hình.

Biếng ăn tạm thời: sinh sản và chăm sóc con nhỏ khiến chó mẹ kiệt sức nên chúng thường không để tâm tới việc ăn uống. Bác sĩ thú y khuyên nên cho chó mẹ ăn sau 24 giờ sau khi hạ sinh chú chó cuối cùng. Ngoài ra nên cho chó uống nước thường xuyên.

Khó thở: thân nhiệt tăng cao do chủ nuôi lót chăn trong ổ để sưởi ấm cho chó mẹ và việc co thắt tử cung sau khi sinh 2 tuần có thể khiến chó khó thở. Nhưng hãy yên tâm, đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của chó, trừ khi chúng bị sốt.

Sản dịch: sau khi sinh, tử cung đã bắt đầu hồi phục, các niêm mạc tử cung sẽ hoại tử và bong ra, cùng thoát ra ngoài và thường được gọi là sản dịch (chảy máu từ tử cung). Với loài chó, sau khi sinh sẽ xuất hiện sản dịch màu nâu, đen hoặc xanh lá đậm trong vài ngày. Thông thường màu sắc của sản dịch sẽ thay đổi như sau: ngay sau khi đẻ xong có màu xanh lá đậm và chuyển dần thành màu nâu đỏ sau 48 tiếng và không có mùi hôi.

Hiện tượng bất thường:

Sau khi sinh nếu chó mẹ có những hiện tượng sau, bạn nên đặc biệt chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

Viêm tử cung: có khá nhiều lí do dẫn tới việc tử cung bị viêm nhiễm: dụng cụ không sạch sẽ khi đỡ đẻ cho chó, nhau thai hoặc dạ con vẫn còn trong tử cung sau khi đẻ. Dấu hiệu nhận biết bệnh là sốt, mất nước, hôn mê, nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, âm đạo chảy mủ, đỏ lên hoặc ngả nâu và có mùi hôi. Bệnh này thậm chí có thể ảnh hưởng tới chó con do lây nhiễm độc tố trong sữa mẹ, nên cần cho ăn ngoài. Cách điều trị tốt nhất là tiêm kháng sinh.

Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhất là nhờ bác sĩ thú y dự đoán số lượng chó con sẽ ra đời. Do đó khi chó sinh sản chủ nuôi có thể biết được số chó con ra đời đủ chưa và xử lí kịp thời nếu vẫn còn nhau thai trong bụng do chưa đẻ hết (mỗi một nhau thai tương ứng với một chú chó con).

Ngoài ra cần cho chó mẹ và con khám từ 24 – 48 tiếng sau khi sinh để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu tử cung chó mẹ chưa co thắt lại, bác sĩ sẽ tiêm oxytoxin, một loại hormone tự nhiên, được tiết ra từ vùng dưới đồi thị trong não, kích thích tử cung co lại, khiến nhau thai còn lại hoặc thai chết trong tử cung được đẩy hết ra ngoài, ngăn ngừa bệnh viêm tử cung.

Để ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm trên cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý trước khi sinh cho chó và kiểm tra tình trạng sức khỏe của chó mẹ sau khi sinh. Nếu chó có bất kì biểu hiện bệnh nào cần thông báo ngay cho bác sĩ thú y để kiểm tra kịp thời.