Chó Bỏ Ăn Bỏ Uống / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Mèo Không Chịu Ăn, Bỏ Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao?

Coi thường tình trạng mèo bỏ ăn là khá nguy hiểm vì có thể chúng là biểu hiện của bệnh lý. Trong quá trình chăm sóc mèo cưng bạn hãy chú ý đến từng biểu hiện của mèo, xử lý đúng cách khi mèo không chịu ăn, bỏ ăn chỉ uống nước phải làm sao? Để giúp chúng trở lại bình thường.

Nguyên nhân mèo bỏ ăn

Nếu một ngày chú mèo của bạn bỗng dưng thờ ơ với đồ ăn mà chỉ uống nước thì bạn hãy tìm rõ nguyên nhân. Nếu chúng chỉ bỏ ăn một hoặc hai bữa thì không sao nhưng đến khi bỏ ăn vài ngày thì nguy hiểm.

Loài meo ưa thích sự yên tĩnh, thân quen. Nếu gia đình có thêm thành viên hoặc xáo trộn đồ đạc sẽ khiến mèo hoảng sợ, nhất thời không quen với không khí mới dẫn đến chán ăn, cảm thấy hoảng sợ khi ăn.

Đôi khi nguyên nhân lại xuất phát từ chính sự chăm sóc của các con Sen. Có thể do chiều boss mà bạn cho ăn nhiều đồ ăn ngon, lạ và ít khi thay đổi khẩu vị của chúng. Đến khi bận rộn, khan hiếm đồ ăn bạn cho ăn đam bạc chúng sẽ từ chối, đình công để được cho ăn như trước đây. Bạn nên hạn chế nuông chiều, cho ăn đồ ăn đa dạng.

Nếu mèo đang được hàng ngày gần gũi với bạn mà bỗng dưng bạn bận rộn, đi xa khiến chúng bị sốc tâm lý nên buồn bực, chán ăn. Cách điều chỉnh là hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng cho thú cưng của bạn.

Mèo bỏ ăn do bệnh lý khá nguy hiểm. Lúc này bạn cần xác định nguyên nhân là chúng đang mắc phải những căn bệnh gì. Dấu hiệu bỏ ăn có thể đang là thời kỳ ủ bệnh của mèo. Nguyên nhân có thể mèo bị giảm bạch cầu, bị giun sán khiến cơ thể mệt mỏi chán ăn.

Những nguyên nhân do bệnh lý thì cần đưa mèo đến cơ sở thú y để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Không tự phán đoán hoặc dùng thuốc không có hướng dẫn khá nguy hiểm.

Chăm sóc mèo bỏ ăn

Trường hợp mèo bỏ ăn bệnh lý thì bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi chúng đi vào quỹ đạo ban đầu của nó. Nếu do bệnh lý thì hãy đến phòng khám thú ý. Khi mèo bỏ ăn tránh để chúng hoạt động nhiều, nên nhốt vào chuồng để chúng nghỉ ngơi về theo dõi thêm. Hãy thử cho chúng ăn những thức ăn có mùi vị hấp dẫn để kích thích mèo ngửi và nếm thức ăn.

Chó Bỏ Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao? Làm Sao Để Chó Con Ăn Nhiều?

Chó bỏ ăn do thói quen ăn uống

Hành động của bạn trong quá trình nuôi chó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, thói quen của chúng và rồi sẽ gây ra hiện tượng chán ăn. Trong đó sẽ rơi vào 2 trường hợp:

1. Cho ăn không đúng giờ

Bạn bỏ lơ, không chú ý nhiều đến giờ cơm của chúng, cho ăn tùy hứng sẽ khiến chó cảm thấy không hứng thú khi ăn, chán ăn.

Với trường hợp này, bạn cần rèn luyện để đưa chúng vào khuôn khổ, hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giấc giống như một phản xạ có điều kiện. Ví dụ, tới giờ ăn buổi sáng, trưa hoặc tối, mỗi khi chuẩn bị cho ăn bạn gõ bàn 3 nhịp chẳng hạn, dần dần nếu nghe gõ 3 nhịp vào bàn chúng sẽ tự động tìm đến vị trí của mình để ăn.

2. Do quá chiều chuộng trong ăn uống

bạn quá chiều chuộng chúng trong quá trình ăn uống. Một số chú được chủ cho ăn những thức ăn rất sang chảnh như thịt, trứng lộn,…Sau đó nếu bạn cho chúng ăn “kém sang” một tí, chúng sẽ tỏ ra rất chảnh, không thèm ăn, bỏ ăn như một hành động biểu tình chống đối.

Với những chú chó này, bạn cần thực hiện biện pháp mạnh bằng cách cắt giảm thức ăn và độ ngon của thức ăn của chúng. Vì nếu để lâu dài chúng sẽ hư. Ví dụ, ngày đầu bạn cho chó ăn cơm với cá thay vì thịt, nếu chúng không ăn vì chê thức ăn không ngon, bạn đổ thức ăn đi.

Tới bữa sau, bạn vẫn cho thức ăn vào đó, nhưng chỉ cho lượng thức ăn bằng một nửa của bữa trước. Nếu chó vẫn không ăn, bạn tiếp tục giảm dần lượng thức ăn cho đến khi chúng chịu ăn. Hành động này sẽ khiến chó cảm thấy đói và hiểu cảm giác bị đói. Khi đó chúng sẽ tự động ăn trở lại.

Ngoài ra, với cả hai trường hợ trên, bạn cũng có thể đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để tiêm thuốc kích thích tiêu hóa, điều trị biếng ăn.

Chó bỏ ăn do tâm lí

Tâm lí ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống của cún. Khi chúng gặp phải một cú sốc lớn, ví dụ như chủ nhân của chúng đi xa, quan đời, hoặc rời xa mẹ, anh em, bạn bè của mình…chúng sẽ thấy thiếu vắng, buồn, nhớ nhung và từ đó bỏ ăn.

Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến cún nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này bạn cần cung cấp một chế độ ăn khoa học và bắt chúng tuân thủ. Nếu cún bỏ ăn liên tục trong 2 – 3 ngày, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để tham khảo ý kiến. Tiêm thuốc kích thích thèm ăn để cún ăn trở lại.

Đây là nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất khi chó bỏ ăn. Trong số các bệnh khiến chó biếng ăn, có hai khả năng bạn sẽ dễ dàng suy đoán ra được.

Trường hợp thứ 2 là do chúng bị đau răng. Biểu hiện khi chó bị đau răng là thường bỏ ăn chỉ uống nhiều nước do không nhai được các thức ăn cứng. Trong trường hợp này bạn có thể điều chỉnh thức ăn, cho chúng ăn những thứ mềm, dễ nuốt hơn.

Nếu đổi thức ăn mềm mà cún vẫn không ăn chứng tỏ chúng đang gặp phải một vấn đề khác. Lúc này, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ để kiểm tra để biết cụ thể chúng đang mắc phải chứng bệnh gì để kịp thời điều trị.

Một trường hợp nữa, khi chó bị thương, vừa làm phẫu thuật xong, sức khỏe yếu chúng sẽ cảm thấy ăn không ngon và không hứng thú ăn uống. Lúc này, bạn chỉ cần cho chúng ăn một lượng vừa phải thức ăn nhưng lượng dinh dưỡng trong đó phải tăng cao để giúp chúng nhanh hồi phục sức khỏe. Và đặc biệt không ên ép buộc chúng phải ăn trong giai đoạn này.

Để kích thích ăn uống ở cún cưng của mình, giúp chúng phát triển cân đối, khỏe mạnh bạn nên áp dụng một số phương pháp sau để chúng ăn nhiều hơn.

Cho chó ăn các bữa đúng thời gian, hợp lí để hình thành phản xạ có điều kiện cho chó. Nên cho chúng ăn vào buổi sáng và tối, thời điểm tâm trạng chúng đang rất thoải mái.

Không nên cho chúng ăn một bữa quá nhiều mà nên chia thành nhiều bữa.

Thay đổi vị trí ăn.

Thường xuyên cho chó đi dạo để giải phóng năng lượng.

Đa dạng hóa thức ăn cho chó để tránh gây ngán, kích thích chó ăn ngon như: cơm, thịt, cá, trứng, thức ăn hỗn hợp dạng bột, dạng viên,… Nên sử dụng các thực phẩm như thực phẩm khô, thực phẩm dạng nước dành riêng cho chó đề hợp khẩu vị và đảm bảo dinh dưỡng.

Triệt sản cho chó đực, khi đó bản năng sinh tồn (ăn uống) sẽ mạnh hơn bản năng duy trì nòi giống, giúp chó ăn ngon.

Thói Quen Uống Trà Sau Khi Ăn Thịt Chó Cần Bỏ Ngay

Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn thịt chó mắm tôm, dùng nước trà để khử mùi Tuy nhiên, họ không biết rằng việc kết hợp này dài ngày có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.

Tại sao sau khi ăn thịt chó không nên uống nước chè? Nếu ăn thịt chó rồi uống nước chè sẽ sinh ra độc tố, lâu ngày dẫn đến ung thư Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, thịt chó có vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong “Bản thảo cương mục” nói rằng: Thịt chó có tác dụng “yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt chó không nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe. “Trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe”, BS Nguyễn Xuân Hướng cảnh báo.Kiêng gì khi ăn thịt chó? Dựa trên những đặc tính vốn có của thịt chó, Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam đưa ra lời khuyên, không nên kết hợp thịt chó với những thực phẩm sau: – Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ. – Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ. – Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lRất nhiều người có thói quen, sau khi ăn thịt chó mắm tôm, dùng nước trà để khử mùi. Tuy nhiên, họ không biết rằng việc kết hợp này dài ngày có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe. Tại sao sau khi ăn thịt chó không nên uống nước chè? Nếu ăn thịt chó rồi uống nước chè sẽ sinh ra độc tố, lâu ngày dẫn đến ung thư Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, thịt chó có vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong “Bản thảo cương mục” nói rằng: Thịt chó có tác dụng “yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt chó không nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe. “Trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe”, BS Nguyễn Xuân Hướng cảnh báo. Kiêng gì khi ăn thịt chó? Dựa trên những đặc tính vốn có của thịt chó, Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam đưa ra lời khuyên, không nên kết hợp thịt chó với những thực phẩm sau: – Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ. – Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ. – Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ

Cách Chữa Heo Nái Mang Thai Bỏ Ăn. Heo Nái Mới Đẻ Bỏ Ăn Phải Làm Sao?

Nuôi heo nái là một kỹ thuật nuôi không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt đối với bà con vừa mới chăn nuôi. Để có thể gây giống thành công một con heo nái cũng như để chúng sinh sản mẹ tròn con vuông đòi hỏi quá trình chăm sóc rất kỹ càng. Những trường hợp heo nái đang mang thai bỏ ăn hoặc bỏ ăn sau sinh thì cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

I. Nguyên nhân và cách chữa heo nái bỏ ăn trong thời kỳ mang thai

Giá heo nái trên thị trường thường rất cao vì chúng có nhiệm vụ nhân giống. Nếu như heo nái chết, số lượng giảm sút thì chắn chắn giá lợn trên thị trường sẽ có biến động. Thực tế hiện nay, dich tả lợn châu Phi chưa dứt điểm đã khiến nhiều trang trại vườn không chuồng trống gây thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn, khiến thị trường thịt lợn trở nên khan hiếm cao.

Các trang trại đang chăn nuôi lợn phải tuyệt đối chú ý chăm sóc lợn thật cẩn thận chu đáo, đặc biệt đối với lợn nái, lợn nái đang mang thai và sau sinh. Không ít tình trạng diễn ra lợn nái đang mang thai bỗng dưng bị sốt, bỏ ăn. Nếu gặp phải những tháng đầu tiên thì càng nguy hiểm, nguy cơ sẩy thai cao nên cần phát hiện chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân để heo nái bỏ ăn, bị sốt thường khá nhiều như bị nhiễm trùng máu, bệnh thương hàn, vi rút gây hội chứng rối loạn tiêu hóa, sinh sản hô hấp. Chỉ có bác sĩ thú y chuyên nghiệp hoặc phải qua xét nghiệm thì mới phát hiện được nguyên nhân. Đối với bà con khi chưa được bác sĩ tư vấn thì có thể sơ cứu tạm thời bằng cách cho uống hoặc tiêm Vitamin C, hạ sốt kèm một số kháng sinh chuyên dụng dành cho lợn theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Một số hiện tượng thông thường nếu bỏ ăn do thay đổi môi trường thức ăn thì cần kiên nhẫn theo dõi và để lợn thích ứng dần. Có thể tăng cường thức ăn xanh như rau, bèo thêm vào khẩu phần ăn, bổ trợ thêm các loại VTM như A, D, E.

Lợn nái mang thai cần được tiêm phòng đầy đủ cụ thể như sau:

Mang thai tuần thứ 10: SFV (dịch tả).

Mang thai tuần thứ 12: chúng tôi lần 1 + FMD (LMLM) (3 type hoặc 2 type).

Mang thai tuần thứ 14: chúng tôi lần 2.

Định kỳ vaccine AD (giả dại) tổng đàn nái và đực vào tháng 4, 8, 12 trong năm.

Heo nái sau sinh bỏ ăn là dấu hiệu bất thường rất quan trọng vì nó còn đang trong giai đoạn cho con bú hoặc cần lại sức. Heo có thể bị bệnh nên mới dẫn đến việc bỏ ăn đột ngột. Bà con nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường như:

Mắt đỏ: Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm, đặc biệt có kèm theo sốt, heo thở hồng hộc, có chảy nước dãi.

Heo đi lại không yên: Heo nái sau sinh có thể tăng động, đi lại không yên, đứng nằm liên tục cũng là do khó chịu trong cơ thể.

Cơ quan sinh dục chảy dịch sẫm, lẫn máu. Nguyên nhân có thể do sót nhau.

Chăm sóc heo nái sau sinh cần kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện heo bị sót nhau cần gọi bác sĩ thú y tiêm kích thích để tống nhau ra ngoài. Bác sĩ sẽ hỗ trợ thêm các loại thuốc tương ứng để đảm bảo lợn mẹ có thể khỏi hoàn toàn. Trường hợp lợn mẹ sốt do sữa quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng thì vệ sinh chuồng trại, tiêu diệt vi trùng, mầm bệnh bằng biodine, bioclean pha loãng với tỷ lệ 5ml/lít nước phun đều quanh chuồng. Nên bấm răng nanh lợn con tránh làm tổn thương vú mẹ sau sinh. Cần nhặt hết nhau thai để lợn mẹ không ăn vào dễ gây bệnh sốt sữa.

Phòng bệnh cho heo nái sau sinh là rất quan trọng. Nó cần được thực hiện ngay từ khi trước sinh. Heo nái chuẩn bị sinh thường được tách sang một chuồng khác nên cần dọn dẹp vệ sinh chuồng trước sinh thật cẩn thận. Heo nái cần được tắm rửa trước sinh để bước vào giai đoạn sau sinh với tinh thần thật thoải mái, sạch sẽ. Khi đỡ đẻ cho heo nái bà con cần chú ý theo dõi quá trình sinh có thuận lợi hay không, nhau thai có được ra hết hay không. Dọn sạch nhau để heo mẹ không ăn phải nhau mất vệ sinh. Tốt nhất nếu không có kinh nghiệm nên nhờ người tư vấn trong quá trình đỡ đẻ và chăm sóc heo mẹ sau sinh.

Thức ăn cung cấp cho heo mang thai, trước sinh khoảng 1 tháng và sau sinh cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, tăng lượng hơn so với bình thường vì heo mẹ cần có sức khỏe để nuôi dưỡng đàn con, có sữa cho con bú. Đặc biệt là sắt và caxi giúp heo mẹ có thể nuôi đàn con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Thường xuyên cho heo ăn thức ăn có nhiều canxi, phốt pho, tắm nắng, đặc biệt là một tháng trước khi lợn đẻ; cung cấp vitamin D cho lợn bằng cách pha trộn vào thức ăn liều lượng 2ml/con/ngày.

Phòng tránh bệnh và chữa bệnh cho heo nái đang mang thai, sau sinh bỏ ăn thực tế không có gì quá khó khăn nếu bà con đã học hỏi kiến thức và chuẩn bị tinh thần thật vững vàng. Chúc bà con chăn nuôi thành công.