Chó bị nôn thức ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều gia đình. Đây là cảnh báo xấu về hệ tiêu hóa của chó đang gặp vấn đề.
Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó, cần tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp sơ cứu hiệu quả. Nếu tình trạng trở nặng, cần có các phương thức điều trị thích hợp tại cơ sở y tế.
Những nguyên nhân khiến chó bị nôn, ói thức ăn
Không chỉ chó mèo, ngay cả con người đôi khi cũng sẽ gặp phải tình trạng nôn ói do nhiều nguyên nhân. Tình trạng chó bị nôn thức ăn thường xảy ra khi hệ tiêu hóa của chó không được khỏe mạnh.
Chó bị nôn do sức đề kháng yếu, thiếu các vitamin cần thiết
Nếu chó của bạn nôn ra dịch bọt màu vàng, rất có thể bạn đã bỏ sót một số loại vitamin cần thiết trong khẩu phần ăn thường ngày của bé. Bọt vàng cho thấy đề kháng của chó đang yếu đi, đường có thể gặp vấn đề hoặc cơ quan tiêu hóa làm việc chưa tốt.
Chó mắc bệnh Parvo, Care hoặc các vi khuẩn có hại
Khi mắc phải các bệnh lý này, chó nhà bạn sẽ bắt đầu bỏ ăn và nôn ói các dịch bọt màu trắng, lỏng, nhầy nhụa. Bạn cần phải kiểm tra chất lượng thức ăn xem chó có bị ngộ độc hay không, đồng thời nhớ xem lần tiếp xúc sau cùng của bé với những con chó khác, có con nào mắc phải Parvo, Care hay không?
Chó bỏ ăn do thay đổi môi trường đột ngột
Chó bị nôn thức ăn khi bạn di chuyển quá nhanh và thay đổi môi trường sống quá đột ngột. Thời tiết thất thường cũng có thể trở thành nguyên nhân của tình trạng trên.
Chó bỏ ăn và nôn ói vì mắc các bệnh bên trong cơ thể
Lúc này, các bé sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nước bọt cũng túa ra liên tục và bé sẽ nôn các bãi nôn dạng bọt trắng. Sau khi nôn, bé có xu hướng ủ rũ và nằm nhiều, không vui vẻ thì rất có thể bé đã bị viêm tụy, mật hoặc nhiễm độc tiêu hóa.
Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn
Đây cũng được xem là vấn đề khá nhiều người khi nuôi chó gặp phải đặc biệt là các bạn khi đón cún về nhà mới. Việc thay đổi khẩu phần ăn từ nhà cũ sang nhà mới sẽ khiến cún chưa kịp thích nghi. Chúng sẽ có các dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn.
Vì vậy khi đón cún về nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, bằng cách trộn thức ăn quen thuộc với thức ăn cũ và thay đổi hoàn toàn thức ăn mới sau 1 – 2 tuần. Điều này sẽ khiến cún kịp thích nghi. Ngoài ra, mình cũng hạn chế cho cún ăn thức ăn sống, chủ yếu là hạt và ăn chín, thức ăn qua chế biến.
Trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều, đặc biệt là khi bạn cho chó ăn xương quá lớn, một chút lơ đãng khiến dị vật mắc kẹt ở cổ. Chó khạc nhưng không được, chúng sẽ nôn khan, với trường hợp xương chắn ngang cổ họng, bạn đưa cún tới ngay phòng khám thú y nha.
Trường hợp tiếp theo có thể xảy ra là say xe và sốc nhiệt. Trường hợp say xe do chó chưa quen với việc ngồi trên xe lâu, chỉ cần để cún nghỉ ngơi.
Sốc nhiệt xảy ra và mùa nắng nóng, đối tượng chủ yếu là những chú chó hoạt động nhiều trong thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột. Một trong nhiều biểu hiện là chó bị ói, mửa…
Nhiễm khuẩn, viêm đường ruột
Đây là chứng bệnh cún của bạn nhất định phải gặp ít nhất một lần trong đời. Với thói quen đánh hơi, tò mò với những thứ kỳ lạ trên đường. Chó liếm phải các thức ăn lạ. Đặc biệt là chó con – hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho cún khi chó bị viêm ruột. Bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc, dừng mọi thức ăn cho cún và bù nước lại cho chúng. Việc nôn quá nhiều khiến chó ủ rũ, mệt mỏi.
Hậu quả khi chó bị nôn ói lâu ngày
Chó bị nôn thức ăn là tình trạng dễ gặp bởi các vấn đề tiêu hóa, đường ruột chẳng bao giờ có thể nói trước được. Tuy nhiên, khi bắt gặp thấy trường hợp này, bạn nên chủ động tìm ra phương pháp điều trị để bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất.
Nếu không can thiệp sớm, tình trạng nôn ói lâu ngày có thể dẫn đến:
Chó bị kiệt sức do mất nước, không được cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng.
Chó có thể bị đau nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể.
Vi khuẩn đường ruột có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị tác hại nghiêm trọng.
Các bệnh Parvo, Care có thể nhanh chóng lấy đi mạng sống của bé.
Môi trường sống của cả bạn lẫn thú cưng sẽ bị ảnh hưởng, bệnh này có thể lây sang các bé khỏe mạnh khác và tổn hại sức khỏe của chính gia đình bạn.
Ảnh hưởng của việc chó bị nôn
Đầu tiên là chó bị nôn ra thức ăn. Có thể bị bởi vậy ăn đồ quá nhanh, hoặc trong dạ dày của chó có lông của động vật khác. Triệu chứng dễ nhận biết chính là hay chảy nước bọt, thức ăn chưa tiêu hóa sẽ bị nôn ngược trở lại. Kèm theo cơn run rẩy mỗi lần nôn.
Bên cạnh chó bỏ ăn nôn. Thường sẽ đi kèm việc tiêu chảy ra máu, luôn bỏ ăn, trạng thái như vậy kéo dài rất có thể chó của bạn chưa được xử lý giun sán theo định kỳ, việc để lâu làm chúng sinh sôi. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Chó bị nôn ra bọt trắng và bỏ ăn. Hiện tượng sẽ là chó luôn trong trạng thái mỏi mệt, lười ăn, thường xuyên bị tiêu chảy và nôn liên tục. Nguyên nhân có thể chó bị viêm gan, viêm não tủy, trúng độc,…
Còn dễ nhận thấy rằng chó bỏ ăn nôn dịch vàng. Đây chính là chó có trạng thái nôn ra dịch nhầy, đi ngoài, luôn nằm một chỗ, hay chán ăn. Rất có thể vì ăn thức không quen, khẩu phần bất chợt thay đổi. Nặng nhất chính là đường ruột bị nhiễm virus Parvo gây ra.
Nguy hiểm thì chó bị nôn ra máu. Thân nhiệt của sẽ tăng cao bất thường, luôn uống nhiều nước. Phần dưới bụng bị phình, đôi mắt đờ đẫn và luôn chán nản, bị tiêu chảy. Khi chó nôn ra máu, tức là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng khi chó bị nôn
Chó bị nôn ra bọt vàng. Thường biểu hiện cho việc sức đề kháng của chó yếu đi. Nguyên nhân có thể là đường ruột có vấn đề; khẩu phần ăn thiếu Vitamin B1; nuốt phải vật lạ, cứng; ăn trúng thức ăn có độc như bả chuột, đồ ôi thiu,…
Chó bị nôn bỏ ăn do bị ký sinh và vi khuẩn gây hại, hoặc mắc căn bệnh Parvo, Care. Đường ruột có thể chưa tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến việc khó tiêu, cũng có thể vì bị ngộ độc. Dấu hiệu dễ nhận thấy là nôn ra phần dịch màu trắng bọt, dạng lỏng và nhầy.
Khi ăn thức ăn không hợp vệ sinh, thường xuyên di chuyển trong thời tiết thay đổi thất thường. Sẽ khiến chó bỏ ăn và nôn. Nhiệt độ sẽ thay đổi thường xuyên, bụng thóp lại, mắt trũng xuống, luôn tiết ra nước bọt chảy dài. Da nhăn nheo, mắt trũng.
Nếu bạn thấy chó thường xuyên nằm một chỗ, luôn uể oải mệt mỏi, phần đuôi luôn cụp xuống, hai chân sau yếu. Chó bỏ ăn nôn ra nước bọt, nôn mửa ngay tại chỗ. Khi đi ngoài sẽ là tiêu chảy, dạng lỏng.
Chó bị nôn ra bọt trắng. Dấu hiệu là nôn bọt có màu trắng đục, hay liếm môi vì bị thiếu nước, nuốt nước bọt với tần suất nhanh. Sau khi nôn, chó sẽ ủ rũ xuống. Rất có thể đã bị nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa, bị viêm mật, tụy.
Các loại nôn có thẻ xảy ra
Ví như chó nôn ra dịch vàng. Phần lớn là thân nhiệt bị thay đổi khiến cho chó bệnh. Cảm lạnh, viêm phổi, giun chưa được sổ. Mắt sẽ có dấu hiệu lờ đờ, có ghèn. Lúc nôn ra dịch, dạng lỏng và có mùi hôi.
Bên cạnh cũng có hiện tượng chó nôn ra nước bọt trắng. Miệng sẽ sủi bọt màu trắng đục, nôn toàn nước và dạng nhầy. Đi ngoài thì dạng sền sệt, rất nặng mùi hôi. Bụng vì bỏ ăn mà lẹp xép, trạng thái sa sút rất nhiều.
Dĩ nhiên như vậy sẽ làm cho chó không còn cảm giác muốn ăn. Làm chó nôn bỏ ăn. Phần mũi của chó bị khô, luôn liếm mũi. Hắt hơi nhiều, nếu tình trạng kéo dài thì cho sẽ ốm rất nhanh. Nguyên nhân đa số là nhiễm bệnh.
Chó bị ói vì nuốt phải bã, hoặc ăn hay uống bị nhiễm khuẩn như Salmonella, Clostridium, … Nhẹ sẽ kéo dài 2-3 ngày, nặng hơn là đi ngoài ra máu, sốt cao, co gập, viền mắt có cục ghèn. Khi có triệu chứng như thế cần đưa đến bác sĩ nhanh chóng.
Phân biệt nôn ra hạt nhỏ (granular) và nôn ra hạt to lổn nhổn (chunky)
Mặt khác, tình trạng nôn ra hạt nhỏ cho thấy rằng đã có sự tiêu hóa và thức ăn nằm trong dạ dày trong được một thời gian trước khi bị nôn ra. Nếu thú cưng bị nôn khan và nôn nao bụng, và thức ăn được tiêu hóa một phần và hơi lỏng, có thể có các hạt trong chất nôn, đó là dấu hiệu cho sự hiện diện của máu. Các hạt có thể trông giống như bã cà phê cũ hoặc có thể có máu thực sự.
Nôn ra nước khác như thế nào
Thông thường, chất lỏng có nghĩa là chúng ta đang xem xét một số lý do khác, chẳng hạn như thận, gan, tuyến tụy, hoặc viêm dạ dày nghiêm trọng, trong đó nguyên nhân không phải là do thực phẩm hay chất kích thích. Nó cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược thực quản-[một tình trạng] giống như chứng ợ nóng của chúng ta.
Một điều cần ghi nhớ là, như Hawkins đã nói, chất lỏng đi ra từ miệng chó không phải lúc nào cũng là nôn mửa. Chó có thể bắt đầu có bị trầm cảm với tình trạng chảy nước dãi, hoặc có chất lỏng không màu chảy ra khỏi miệng. Nếu nó kèm theo các chất trong dạ dày, thì đó là nôn mửa. Nếu không, nó không phải.
Ví dụ về việc chủ sở hữu thường nhầm lẫn với nôn mửa: đó là chó sẽ ho dữ dội đến nỗi sùi bọt mép. Đây có thể là triệu chứng của ho gà, bà cho biết.
Cách chữa trị khi chó bị nôn
Khi bắt gặp chó của mình có các tình trạng nôn mửa và kèm theo triệu chứng nặng thì tốt nhất là đưa đến gặp bác sĩ thú y.
Hoặc chúng ta ra tiệm thuốc mua Cimetidine, Penicilin G, Streptomycin. Để giảm sốt thì nên tiêm Dimedron, Promix. Ngoài ra, cung cấp các Vitamin B1, C. Muốn giúp chó có lại sức thì truyền Ringerlactat, Cafein 5%, đường Glucoza.
Giữ ấm và giúp chó thoải mái
Sau khi chó nôn, bạn nên vỗ về để chó biết nó không làm gì sai. Cố gắng để chó nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu chó có vẻ lạnh và run, bạn nên đắp chăn cho chó, quan tâm và giúp đỡ chó hết mực.
Bạn nên giúp chó cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể để chó nằm lên sàn một cách thoải mái để chó không cố gượng dậy hoăc đi lại.
Lau sạch lông chó bằng khăn ấm và ướt.
Bã nôn khi khô có thể khiến bộ lông dính bết nên bạn cần làm sạch lông chó ngay. Bạn chỉ nên lau sạch lông khi chó nghỉ ngơi được một lúc và ngừng lau ngay nếu chó tỏ ra khó chịu.
Theo dõi dấu hiệu cho thấy chó có thể nôn trở lại.
Bạn nên theo dõi sát sao kể từ lần đầu tiên chó nôn, vì tình trạng nôn mửa liên tục cần được cấp cứu. Các biểu hiện báo hiệu chó nôn trở lại bao gồm nôn khan, hoặc phát ra âm thanh như thể mắc kẹt thứ gì đó trong cổ họng; tư thế gồng cứng và đi loanh quanh không mục đích.
Điều trị ngay nếu bụng chó bị chướng lên
Nếu bị nôn liên tục, chó có thể bị chướng bụng – một tình trạng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng chướng bụng là cố gắng nôn nhưng không nôn được và chảy nhiều nước dãi (vì chó không thể nuốt nước dãi)
Theo dõi dấu hiệu mất nước.
Khi nôn mửa, chó có thể cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Điều này, kèm theo tình trạng nôn ra chất lỏng, có thể khiến chó bị mất nước vì lượng nước mất đi lớn hơn lượng nước nạp vào.
Khi chó có biểu hiện mất nước ban đầu, bạn nên cho chó uống hỗn hợp thức uống điện giải pha với nước cách vài tiếng một lần trong cả ngày. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu tình trạng mất nước không cải thiện
Biết khi nào nên đưa chó đi khám thú y.
Nếu nguyên nhân gây nôn mửa ở chó là đơn giản và rõ ràng, chẳng hạn như sau khi chó đào bới rác, bạn có thể tập trung chăm sóc tại nhà và chó có thể khá hơn sau khi uống nước và kiêng ăn.
Tránh cho chó ăn trong vòng 12 tiếng.
Nôn mửa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến chó nôn nhiều hơn nếu được ăn ngay sau đó. Dạ dày cần có thời gian để nghỉ ngơi, và điều này còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây nôn có phải là do thực phẩm hay không. Bạn nên tránh cho chó ăn, dù chó tỏ ra đói vô cùng. Nhịn ăn còn là cơ hội để chó loại bỏ bất kỳ thứ gì gây nôn.
Cho chó uống nước.
Cứ cách 1 tiếng, cho chó uống 1 thìa cà phê nước/0,5 kg cân nặng một lần. Bạn nên tiếp tục cho chó uống theo cách này suốt cả ngày lẫn đêm cho đến khi chó uống được nước như bình thường.
Uống quá nhiều nước sau khi nôn có thể khiến chó nôn trở lại. Mặt khác, chó có thể bị mất nước nếu không được uống nước. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu chó thậm chí còn không thể uống được một lượng nhỏ nước như trên.
Bổ sung nước nếu chó không chịu uống
Để ngăn ngừa mất nước, bạn nên tìm cách bổ sung nước cho chó. Bạn có thể cân nhắc nhúng khăn vào nước và lau nướu cho chó. Cách này giúp làm mát miệng chó mỗi khi chó cảm thấy buồn nôn khi uống nước.
Hoặc bạn có thể cho chó liếm viên đá lạnh để miệng chó ướt và nạp được một ít nước vào cơ thể. Bạn cũng có thể thử cho chó uống trà gừng, cúc La Mã hoặc bạc hà ấm để xoa dịu dạ dày và đường tiêu hóa. Giống như nước, bạn chỉ nên cho chó uống mỗi lần vài thìa.
Cho chó ăn trở lại
Sau 12 tiếng, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2-3 thìa cà phê thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu. Thịt nạc như thịt gà không xương và bánh hamburger sẽ cung cấp cho chó lượng protein cần thiết.
Trong khi đó, khoai tây luộc, phô mai tươi ít béo và cơm đã nấu chín có thể bù đắp đầy đủ lượng cacbon-hydtrat theo nhu cầu của chó. Bạn có thể trộn 1 phần thịt nạc với 5 phần cacbon-hydtrat.
Bạn nên đảm bảo cho chó ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không béo và không gia vị để chó dễ tiêu thay vì cho chó ăn thực phẩm thông thường.
Từ từ cho chó ăn trở lại như bình thường.
Sau ngày đầu cho chó ăn nhạt, bạn có thể trộn thực phẩm nhạt với một ít thực phẩm thông thường cho một bữa ăn. Ví dụ: bắt đầu trộn theo tỷ lệ 50/50 cho một bữa ăn, sau đó tăng dần lên 3/4 thực phẩm thông thường với 1/4 thực phẩm nhạt. Bạn có thể cho chó ăn lại bình thường sau đó nếu chó không còn nôn nữa.
Biện pháp phòng ngừa chó bị nôn, bỏ ăn
Hạn chế và tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn một cách đột ngột cho cún.
Không để chó cắn hoặc ăn, nuốt những đồ chơi, dị vật gây nguy hiểm cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chó, nhiều chủ cún cho rằng việc gặm xương sẽ tốt cho chúng tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.
Sử dụng dọ mõm và những đồ dùng ngăn cản việc cún ăn phải các thức ăn lạ ngoài đường.
Bình tĩnh và xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời, đưa ngay tới bác sỹ trong các trường hợp nguy hiểm.
Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó để tạo ra sức đề kháng tốt hơn cho chúng.