Trong thực tế, nguy cơ đầu tiên (trong trường hợp tối thiểu) của việc cho chó ăn trứng gà sống với số lượng lớn xuất phát từ một hợp chất có tên gọi là Avidin. Avidin được tìm thấy rất nhiều trong lòng trắng trứng gà còn sống, hợp chất này có khả năng gây ức chế hoạt động của Biotin (hay còn được gọi là Vitamin B7) ở chó.
Nguy cơ từ chất Avidin kể trên có thể là lý do khiến nhiều người tẩy chay trứng gà sống. Tuy nhiên sự thật là trường hợp thiếu hụt Biotin chỉ xảy ra khi chú cún nhà bạn ăn ít nhất 8 – 10 quả trứng sống mỗi ngày, và cũng cực kỳ hiếm gặp.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng trong lòng đỏ trứng gà sống có chứa hàm lượng lớn biotin, vậy nên miễn là cún được ăn toàn bộ lòng đỏ và lòng trắng trứng, phần lòng đỏ sẽ cân bằng tác dụng của Avidin trong phần lòng trắng.
2. Nhiễm khuẩn SalmonellaBên cạnh hợp chất Avidin, trứng gà sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Salmonella là tên chung của một nhóm các vi khuẩn tồn tại trong các loại thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín. Nhóm vi khuẩn này một khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ gây nhiễm trùng đường ruột, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, gây bệnh thương hàn và có thể dẫn đến tử vong.
Thông thường, sản phẩm trứng thu hoạch từ các mô hình chăn nuôi sạch, chăn nuôi hữu cơ với đàn gà mái khỏe mạnh, trứng được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát thì sẽ giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella đến mức tối thiểu.
Tuy nhiên, tại Mỹ, chính quyền cũng đã từng phải thu hồi hơn nửa tỷ quả trứng gà do phát hiện hơn 2000 trường hợp mắc bệnh có nguyên nhân từ vi khuẩn Salmonella. Còn tại Việt Nam, do các mô hình chăn nuôi gia cầm chủ yếu còn ở quy mô hộ gia đình và trang trại nhỏ lẻ, nên việc trứng gà sống bị nhiễm khuẩn Salmonella là điều khá phổ biến. Để tìm mua được nguồn trứng hữu cơ sạch là điều cực kỳ khó khăn và giá cả cũng không hề rẻ.
Tuy trứng gà sống tiềm ẩn những nguy cơ như chúng tôi đã kể ở trên, không thể phủ nhận rằng đây là nguồn dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe của cún với mức giá không hề đắt đỏ. Bên cạnh các loại vitamin, khoáng chất và amino axit có trong lòng đỏ và lòng trắng trứng, vỏ trứng còn chứa lượng canxi và vitamin D tự nhiên giúp xương và răng chắc khỏe.
Đối với phần vỏ trứng, bạn cũng luộc qua, nghiền vỏ trứng thật nhỏ rồi trộn đều trong thức ăn của cún.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn vẫn nên lựa chọn món trứng luộc chín trong thực đơn cho cún. Bởi lẽ món này vừa đơn giản dễ làm, lại vẫn bổ dưỡng mà không cần lo lắng đến các nguy cơ của trứng gà sống.
Bạn cũng cần lưu ý đến tần suất sử dụng trứng gà của cún chỉ ở mức vừa phải, khoảng 2 – 3 quả/tuần là phù hợp. Ăn quá nhiều trứng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Làm Gì Khi Chó Bị KiếtPhòng bệnh: Nuôi dưỡng chăm sóc chó tốt để tăng cường sức đề kháng với dịch bệnh. Phải cho chó ăn chín, uống sôi, không cho ăn thức ăn sống, ôi thiu.
Vệ sinh sạch sẽ và tẩy uế chuồng trại, nơi thả chó… để hạn chế tối thiểu những mầm bệnh gây hại cho chó.
Định kỳ tẩy giun sán để chó khoẻ và tránh các bệnh từ giun sán gây ra (3 – 4 tháng/lần).
Tiêm vacxin Biocan Puppy phòng bệnh Pavro virus và bệnh Carê cho chó lần đầu lúc 5 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau 21 ngày, sau đó tiêm định kỳ mỗi năm tiêm nhắc lại một lần.
Ngừng cho ăn trong vòng 24 giờ, truyền dịch để bù nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất). Nếu không truyền dịch được thì dùng chất điện giải pha với nước sạch cho chó uống (nếu chó không tự uống được thì dùng xi lanh bơm vào mồm, ít nhất 3 lần/ngày).
Dùng thuốc cắt nôn bằng cách tiêm Antropin với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng.
Dùng thuốc cầm máu bằng cách tiêm vitamin K với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng hoặc cho chó uống nước lá cây nhọ nồi, ngày 2 – 3 lần.
Dùng các loại thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng như Marphamox, Anfnor TTS , Octacin… với liều 1ml/5 – 7 kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần, tiêm liên tục 3 – 4 ngày.
Kết hợp với dùng thuốc trợ sức, trợ lực để chó nhanh hồi phục như tiêm vitamin B1, B. complex, Sorbitol B12…
Đồng thời trong quá trình điều trị cho chó ăn trứng gà sống, ngày 1 – 2 quả.