Trẻ Bị Ghẻ Nước, Ghẻ Ngứa Phải Làm Sao?

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa có thể do vệ sinh cá nhân không tốt, nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm hoặc do ký sinh trùng xâm nhập vào da làm xuất hiện nhiều mụn nước trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng, bụng, đùi… Điều trị ghẻ nước, ghẻ ngứa cho trẻ bằng cách uống thuốc tẩy giun kết hợp với thuốc bôi da trị ghẻ ngứa như D.E.P, Eurax 10%, Benzyl benzoat,……

Tại sao trẻ em bị ghẻ nước, ghẻ ngứa

Ghẻ ngứa là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ do vấn đề vệ sinh cá nhân không tốt hoặc do nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm dẫn tới nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa. Ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ ngứa là cái ghẻ.

Loại kí sinh trùng này một khi đã xâm nhập vào da thì chúng sẽ sinh sôi và phát triển liên tục trong vòng 4-6 tuần, mỗi ngày lại đẻ trứng tại lớp biểu bì của người bệnh. Nếu không được điều trị tận gốc bệnh sẽ thường xuyên tái phát và gây ra sự ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Ghẻ ngứa hình thành và phát triển như thế nào?

Người bị ghẻ nước sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu: Hầu như không có dấu hiệu ghẻ xâm nhập vào cơ thể. Biểu hiện bệnh thường gặp là trẻ ngứa ngáy và hay gãi. Về đêm ngứa nhiều hơn.

Giai đoạn sau: Xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm. Đầu đường hang là mụn nước 1-2mm đây là nơi ký sinh trùng ẩn náu.

Xuất hiện nhiều vết trầy da, sẹo sẫm màu do bệnh nhân gãi gây xước.

Những nơi thường nổi ghẻ nước là ngón tay, cùi tay, ngấn cổ tay, nếp lằn ở mông, trước nách…

Biểu hiện trẻ bị ghẻ ngứa là gì?

Việc chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa ở những tuần đầu tiên thường rất khó bởi những ký sinh trùng cái ghẻ gây bệnh khi mới bắt đầu xâm nhập vào da của con người sẽ không có biểu hiện ngứa ngáy.

Nhưng sau 2 tuần trở đi khi mà cái ghẻ bắt đầu đào hầm và đẻ trứng dưới da của bé gây ra những vết đỏ, ngứa thì cha mẹ mới có thể quan sát được bằng mắt thường. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp nhầm lẫn do cái ghẻ phát triển lâu ngày chuyển thành eczema, gây bội nhiễm hoặc ghẻ vảy.

– Ngứa nhiều về đêm, cơn ngứa tăng khi vận động, trời nắng và khi cơ thể ra nhiều mồ hôi.

– Bắt đầu xuất hiện nhiều mụn nước trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng, bụng, đùi… Ở trẻ nhỏ mụn nước có thể xuất hiện ở cả lòng bàn tay, chân, sau mông, tại những vị trí có nếp gấp như nách, bẹn,… Đặc biệt là cái ghẻ thường không làm tổ tại các vị trí như mặt, đầu và phần lưng trên.

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa có nguy hiểm không?

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa tuy không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nhưng biến chứng gây ra là làn da nhiều sẹo. Với trẻ em, bệnh gây ngứa ngáy khó chịu làm cho trẻ gãy suốt ngày, tạo những vết trầy xước trên da, có khi nhiễm trùng da.

Bệnh ghẻ nước ít xuất hiện ở các thành phố lớn. Nhưng trẻ em vốn hiếu động, thích chơi nghịch cát, chúng có thể nhiễm ghẻ. Bố mẹ cần chú ý những nốt lạ nổi lên trên cơ thể con và chữa trị kịp thời.

Trẻ bị ghẻ ngứa phải làm sao?

Ghẻ ngứa là bệnh tương đối dễ điều trị, chỉ cần tiêu diệt sạch cái ghẻ và tuân thủ theo một số biện pháp phòng tránh bệnh tái phát là được. Nếu áp dụng đúng các phương pháp điều trị cái ghẻ thì bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 2-3 tuần điều trị. Một số cách điều trị bệnh ghẻ ngứa ở trẻ an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo như sau:

Trị ghẻ ngứa cho trẻ bằng thuốc nam

– Cách 1: Sử dụng các loại lá như: lá trầu không, lá khế, lá khổ sâm, lá xoan, lá diếp cá, lá bạc hà để đun nước tắm cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý là các loại lá này dùng riêng lẻ chứ không được sử dụng chung với nhau.

– Cách 2: Hòa tan 100g thuốc lào và 100ml rượu trắng vào một cái bát, sau đó cho vào nồi đun kỹ đến khi cô đặc lại. Dùng phần nước này thoa lên những vùng da bị ghẻ của trẻ ngày 2-3 lần, sử dụng liên tục trong một tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

– Cách 3: Dùng 30g hạt máu chó đem tán thành bột mịn, trộn cùng với 20g bột nghệ và dầu lạc. Dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ của trẻ mỗi ngày một lần. Nên bôi trước khi trẻ đi ngủ và sau khi đã tắm gội sạch sẽ.

Trị ghẻ ngứa cho trẻ bằng thuốc bôi da

Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này để điều trị ghẻ ngứa cho trẻ.

– Lindane (kwell, gamma-benzen hexachlorid) là loại thuốc dạng xịt, dùng để xịt vào những chỗ bị ghẻ ngứa trên khắp cơ thể trẻ. Mỗi ngày xịt 2 lần, mỗi lần xịt cách nhau 8-12 tiếng. Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng gây độc cho hệ thần kinh nên chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

– D.E.P (dietyl phtalat) là dạng thuốc bôi để chống côn trùng nhưng cũng có tác dụng trị ghẻ ngứa khá tốt và an toàn. Mỗi ngày bạn bôi lên vùng da bị nhiễm bệnh của trẻ từ 2-3 lần. Thuốc không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi và không bôi vào bộ phận sinh dục.

– Eurax (crotamintan) 10%, là thuốc bôi trị ghẻ ngứa rất tốt. Ngày bôi hai lần, mỗi lần bôi cách nhau từ 6-10 tiếng. Eurax là loại thuốc đã được các bác sĩ chứng nhận về độ an toàn. Có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Benzyl benzoat (zylate, scabitox, ascabiol) là loại thuốc có cả thuốc bôi và thuốc dạng xịt với độ an toàn cao và trị ghẻ rất tốt. Bạn hãy bôi thuốc cho trẻ tối thiểu hai lần/ngày, mỗi lần cách nhau 15 phút. Dạng xịt cũng sử dụng tương tự như vậy.

– Permethrin dạng bôi, là loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất vì nó ít gây ra tác dụng phụ và có tác dụng trị bệnh ghẻ ngứa rất tốt. Loại thuốc này có thể bôi trên cơ thể của trẻ (trừ mặt).

Cách phòng tránh trẻ bị ghẻ ngứa

Để phòng tránh bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

– Vệ sinh cho trẻ bằng xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng để loại bỏ ký sinh trùng trên cơ thể trẻ. Tạo thói quen rửa tay cho trẻ bằng xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh chung.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo, thay chăn chiếu, màn mùng và cọ rửa các loại đồ chơi trẻ thường hay sử dụng. Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để loại bỏ các ổ ký sinh trùng có thể gây hại cho trẻ.

– Tránh xa những vùng ô nhiễm như cống rãnh, mương nước hoặc nơi có rác thải mất vệ sinh để hạn chế sự lây nhiễm của ký sinh trùng ghẻ.

– Khi phát hiện tình trạng ghẻ ngứa ở trẻ, cha mẹ cần để trẻ ở nhà để chăm sóc, tránh tình trạng đưa trẻ đến lớp gây lây lan rộng ký sinh trùng ghẻ cho các trẻ khác. Tẩy giun định kỳ cho trẻ.

Chó Husky Bị Ghẻ Thì Phải Làm Sao?

Nguyên nhân chó Husky bị ghẻ?

Nguyên nhân chó Husky bị ghẻ có rất nhiều, tuy nhiên người ta đã thống kê chủ yếu nhất một nguyên nhân chính chính là bị một loại ve có tên Demodex gây ra. Đây là loại ve bám và sinh sống trên cơ thể chó lâu ngày, chúng gây ra những thương tổn nặng nề cho chú chó Husky của bạn.

Căn bệnh này không phải do di truyền, bởi vì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho loại ve này ký sinh, cũng có thể là do hệ miễn dịch của chú chó kém, hoặc cũng có thể vì vô tình ve chui vào. Tuy nhiên, nếu như số lượng ve quá nhiều sẽ khiến cho bệnh nặng thêm và không có cách nào cứu được chú chó của bạn.

Bệnh ghẻ gây ra sẽ khiến cho da của chú chó Husky bị trầy sóc, tổn thương da, và thậm chí là lan ra ngoài cơ thể. Dấu hiệu của bệnh là mẩn đỏ, rụng lông, rồi sau đó là toàn thân. Nếu không điều trị kịp thời, thì chú chó này sẽ bị thương nặng và có thể là mất mạng.

Cách Nhận Biết Chó Husky Bị Ghẻ

Ghẻ không phải là căn bệnh quá nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của Husky nhưng nếu để lâu thì nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe càng cao. Ghẻ là bệnh viêm da ở chó Husky được gây ra bởi loài ve nhỏ sống ký sinh trên lông chó. Những cách nhận biết đó là:

Husky có biểu hiện ngứa

: đây là biểu hiện được thể hiện rõ nhất và dễ nhận biết nhất. Nếu Husky dùng chân gãi nhiều hay lăn lộn trên đất mà không có biểu hiện gì của côn trùng đốt. Thường thì nếu bị côn trùng đốt sẽ có vết đỏ và tự động hết trong 1-2 tiếng.

Biểu hiện rụng lông

: đây là biểu hiện tiếp theo sau ngứa, nếu chó của bạn rụng lông thành từng mảng tạo thành những vùng trụi lông nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu ghẻ.

Vảy gàu

: Những vảy gàu xuất hiện trên lông của Husky sau khi rụng lông, chúng đóng thành từng mảng và khô lại rồi bắt đầu tróc ra.

Nổi nốt đỏ ghẻ

: những nốt đỏ này sẽ nổi trên bề mặt da và vùng bị rụng lông, đặc biệt là chúng không tấy đỏ mà chỉ nổi sần lên một chút.

Vị trí phát ghe

: Khuỷu chân, dưới bụng, sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi…. hầu hết các vùng da mỏng.

Hướng dẫn cách trị tận gốc bệnh ghẻ lở cho chó Husky

Để trị bệnh cho chó, bạn cần phải biết những loại thuốc đặc trị khi chó Husky bị ghẻ. Thông thường, chó Husky bị ghẻ phải dùng những loại như sau:

Bôi thuốc đặc trị

Bạn nên bôi thuốc đặc trị để ghẻ bớt nặng, điều này giúp nhanh chóng hoặc dứt điểm loại bỏ những loại ghẻ lở. Tuy nhiên, các loại thuốc đặc trị xuất hiện trên thị trường vẫn không thể nào đảm bảo được chất lượng, cái bạn cần là nên tìm và mua đúng loại thuốc đặc trị tốt cho sức khỏe của chó.

Đến bác sĩ thú y kịp thời

Việc đưa chú chó Husky bị ghẻ đến bác sĩ thú y là việc nên làm đầu tiên. Bác sĩ lúc đó có thể kiểm tra kịp thời và đưa ra lời khuyên hợp lý cho chú chó Husky của bạn.

Tắm rửa thường xuyên

Bạn nên tắm rửa thường xuyên cho chó Husky, thông thường 1 tuần tắm 1 lần, hoặc 2 tuần nếu có thể. Bạn nên sử dụng những loại lá có vị đắng, chua hoặc chat để trị tận gốc ve trên người chúng: lá xoan, lá khế, lá xà cừ là những loại lá tốt để trị bệnh ghẻ cho chó. Đối với chó Husky, loại lá này nên được nấu trong nước ấm vừa phải để làm cho chó không bị lạnh đột ngột.

Ngoài ra cũng có thể bôi tinh dầu bạc hà để sát khuẩn và làm mát da.

Sử dụng sữa tắm để chó Husky trị ghẻ

Sữa tắm cũng là một phần giúp cho chó Husky trị ghẻ, một số loại sữa tắm được thị trường tin dùng thường là Bioderma Shampoo, Fay Puppy…

Các Cách Phòng Tránh Ghẻ Cho Husky

Thường xuyên vệ sinh  cho Husky

Việc làm này giúp cho Husky luôn được sạch sẽ, thoải mái. Chúng ta nên tắm cho Husky khoảng 2 lần/ tuần bằng các loại xà phòng dành riêng cho chó.

Việc tắm cho Husky nên cách ngày. Cần chọn những loại sữa tắm có độ pH thấp để giúp lông chúng mềm mượt hơn.

Ngoài ra cũng nên chú ý vệ sinh chỗ ở của Husky để tạo được không gian sống sạch sẽ, thoáng mát cho chúng. 

Chế độ dinh dưỡng

Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, protein, chất xơ, khoáng chất, vitamin, … để giúp Husky phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra nên cho Husky ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.

Tiêm phòng vacxin đầy đủ

Chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được các bệnh của Husky nếu đưa chúng đến các cơ sở thú y để tiêm phòng đầy đủ.

Trước khi mua Husky về nuôi bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này, nếu Husky chưa được tiêm phòng đầy đủ thì bạn nên đưa chúng đến các bệnh viện thú y hoặc các cơ sở thú y để tiêm phòng, phòng tránh được những căn bệnh như ghẻ, dại,…

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trung tâm thú y Thi Thi để được giải đáp và điều trị kịp thời. Trung tâm thú y Thi Thi với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp cùng máy móc trang thiết bị hiện đại hứa hẹn sẽ là một nơi điều trị tuyệt vời cho thú cưng của bạn.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: [email protected]

Trúc Mơ

Tp.hcm: Bị Ghẻ Ngứa Phải Làm Sao?

Ghẻ ngứa là bị gì?

Bị ghẻ ngứa tình trạng ngứa da do một loại ký sinh trùng nhỏ gây ra. Sau khi bám vào bề mặt da, ký sinh trùng chui sâu vào dưới để đẻ trứng làm cho vùng da đỏ ngứa ngáy, xuất hiện từ việc cơ thể phản ứng với tác nhân lạ. Thường ngứa nhiều vào ban đêm gây ra các triệu chứng ngứa nhiều dẫn đến lở loét, nhiễm trùng da.

Bệnh ghẻ ngứa thường có các triệu chứng sau:

Ghẻ ngứa bệnh lý ngoài da, lây nhiễm từ người này sang người khác, môi trường vệ sinh kém khả năng lây càng cao. Tiếp xúc trực tiếp dùng chung các vật dụng cá nhân, sinh hoạt chung, quan hệ tình dục.

❂ Thường có triệu chứng ngứa về đêm, ngứa tăng dần khi để mồ hôi nhiều.

❂ Triệu chứng ngứa liên tục dẫn đến trầy xước, vết trợt vảy tiết, sẹo thẫm màu gây nhiễm trùng.

❂ Xuất hiện nhiều đường hầm hôi gồ ghề, ngoằn nghoèo, hình chữ chi, màu trắng xám ở kẽ tay, cổ tay chân trẻ sơ sinh, nhiều mụn nước hơi lồi ở kẽ ngón tay.

❂ Bệnh thường gặp các vị trí kẽ ngón tay, cùi tay, ngấn cổ tay, quanh rốn, chân, sinh dục ngoài…

Với các triệu chứng trên, khi phát hiện bản thân có các biểu hiện cần đi thăm khám và chữa trị tại các cơ sở bệnh da liễu để chữa trị sớm.

Bị ghẻ ngứa phải làm sao?

Khi đến thăm khám tùy theo tình trạng, sức khỏe mà bác sĩ tiến hành chữa trị sau:

Ghẻ ngứa phát hiện sớm cần chữa trị giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Thế Giới cơ sở y tế chuyên khám và chữa trị các bệnh da liễu, uy tín. Cơ sở được nhiều người ưu tiên lựa chọn chữa trị và các giới chuyên gia đánh giá cao.

Với trường hợp nhẹ, bác sĩ tiến hành áp dụng kháng sinh đồ có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ giúp chữa trị các tổn thương bên ngoài do ghẻ gây ra, sát khuẩn. Việc chữa trị nên tuân theo quy định của bác sĩ giúp cho việc chữa trị bệnh hiệu quả.

➥ Chữa trị bằng vật lý trị liệu đông y: Cách chữa này dùng các loại thảo dược đông y kết hợp với máy xông hơi, máy phun sương để tạo các ion thuốc thẩm thấu vào bên trong cơ thể của người bệnh giúp tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh , tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, cải thiện làn da.

Ngoài cách chữa trị, phòng khám còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm từng làm việc tại các bệnh viện lớn, tu nghiệp tại nước ngoài.

Mô hình khám và chữa trị bệnh chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Mọi chi phí khám và chữa trị luôn được niêm yết, kê khai theo đúng quy định.

Hệ thống khang trang, các máy móc trang thiết bị y tế hiện đại giúp đem lại hiệu quả sau khi chữa trị. Thời gian làm việc từ 8:00 – 20:00 giờ, tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết.

Hy vọng qua các nội dung chia sẻ, bị ghẻ phải làm sao? Nếu còn gì thắc mắc, vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc nhấp vào bảng chat bên dưới để được nhân viên tư vấn sức khỏe online miễn phí.

Chó Alaska Bị Ghẻ Thì Phải Làm Sao?

Bệnh ghẻ được xem như một cơn ác mộng đối với mọi loài chó cảnh, đặc biệt là Alaska. Nó khiến những chú chó từ xinh đẹp trở nên kinh dị, không ai còn muốn lại gần. Cùng FamiPet tìm hiểu những bí quyết trị bệnh ghẻ của loài chó Alaska ngay trong bài viết này.

Chó Alaska rất đang yêu

1.Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ ở chó Alaska

Bệnh ghẻ ở chó nguyên nhân chủ yếu là do những loại ve Demodex gây ra. Những loại ve này khi bám và sinh sống trên cơ thể chó quá nhiều sẽ khiến cho làn da bị tổn thương trầm trọng. Nhiều người cho rằng căn bệnh này phát sinh là do di truyền. Một số khác lại cho rằng căn bệnh này do môi trường sống gây nên. Tóm lại có rất nhiều lý do gây nên tình trạng ghẻ ở chó, mèo.

Các vấn đề về hệ miễn dịch yếu là một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bệnh ghẻ. Bạn có thể thấy, tùy thuộc vào số lượng ve Demodex bám trên cơ thể chó mà mức độ nặng, nhẹ của bệnh sẽ khác nhau.

 Những chú chó Alaska rất dễ bị ghẻ nếu không sạch sẽ

Thường thì bệnh ghẻ sẽ gây ra những mảng trầy tróc, tổn thương da ở từng khu, thậm chí lan ra toàn cơ thể. Dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh này là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và rụng lông. Khi nó lan ra toàn thân đồng nghĩa với việc căn bệnh của chú chó đã quá nặng.

2.Hướng dẫn cách trị tận gốc bệnh ghẻ ở chó Alaska

Những chó chó cảnh nói chung và chó Alaska nói riêng khi mắc bệnh ghẻ thường vô cùng đáng thương. Chúng trở nên trầy trỡ và xấu xí, kèm theo đó là tình trạng rụng lông đáng ghét. Điều này khiến cho những “CON SEN” vô cùng đau đầu. Vậy chó Alaska bị ghẻ thì phải làm sao?

Đối với những chú chó bị ghẻ ở một vùng nhỏ trên cơ thể thì rất dễ dàng để trị tận gốc tình trạng này. Thậm chí, không cần điều trị nhiều, cứ để tự nhiên chú chó cũng có thể tự khỏi bệnh. Điều này tùy thuộc vào thể trạng của từng loài. Việc người nuôi cần làm là giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể chú chó.

a.Bôi thuốc đặc trị

Thuốc đặc trị ghẻ ở chó, mèo

Bôi thuốc đặc trị là việc nên làm khi những chú chó bị mắc chứng ghẻ nặng. Điều này giúp cho việc trị bệnh nhanh chóng và dứt điểm. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặc trị bệnh ghẻ được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, để mua được những loại thuốc đúng và chính xác bạn nên tìm hiểu thật kỹ. Đặc biệt, bạn phải đến những cơ sở uy tín để tránh mua phải những loại thuốc kém chất lượng.

b.Đến bác sĩ thú y

Nếu chú chó Alaska của bạn bị ghẻ quá lâu không khỏi. Bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời. Tại đây chú chó của bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra và điều trị. Thêm vào đó, bác sĩ thú y cũng sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên, những hướng dẫn để phòng tránh và trị căn bệnh này.

c.Tắm rửa thường xuyên

Tắm rửa thường xuyên để tránh ghẻ

Cách trị bệnh ghẻ đơn giản nhất chính là tắm rửa thường xuyên cho chó. Thường thì người ta hay sử dụng những loại lá có vị đắng, chua hoặc chát để diệt tận gốc tình trạng này. Những loại lá hay được chọn: lá xoan, lá khế hoặc lá xà cừ. Đặc biệt, bạn nên tắm bằng nước có độ ấm vừa đủ để tránh tình trạng chú chó Alaska bị lạnh đột ngột.

Gần đây, những người nuôi chó Alaska hay truyền tai nhau về một cách tắm khác cho chó. Đó là việc sử dụng sữa tắm cho chó Alaska chuyên dụng trị tận gốc ve, rận và bọ chét bám trên cơ thể. Điều này giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh ghẻ một cách hiệu quả nhất.

3. Một số loại sữa tắm cho chó Alaska trị bệnh ghẻ hiệu quả nhất

Có rất nhiều sản phẩm sữa tắm cho chó mèo được cung cấp trên thị trường hiện nay. Mỗi loại lại phù hợp với một giống loài riêng. Và đối với loài chó Alaska, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng một số loại sữa tắm sau:

Có rất nhiều loại sữa tắm phù hợp với chó Alaska

+ Sữa tắm cho chó Alaska 8in1 Perfect Coat

+ Dầu tắm trị ghẻ, nấm da – Bio Derma Shampoo

+ Phấn tắm khô cho chó Fay Puppy

+ Sữa tắm cho chó Alaska Furminator

4. Một số lưu ý khi sử dụng sữa tắm cho chó Alaska

Tham khảo những lưu ý này để chú chó Alaska của bạn luôn xinh đẹp

Không sử dụng quá nhiều sữa tắm cùng một lúc.

Không kết hợp quá nhiều loại sữa tắm với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi tắm xong, bạn cần phải lau và sấy khô bộ lông cho chó. Đặc biệt là với loài chó Alaska này vì chúng có bộ lông dài và dày hơn những loài khác.

Kết hợp bôi thêm thuốc đặc trị ghẻ để căn bệnh được trị tận gốc.

Không sử dụng những loại sữa tắm cho chó không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Duy trì việc tắm giặt và vệ sinh cơ thể cho chó thường xuyên.

5. Địa chỉ bán sữa tắm cho chó Alaska uy tín, chất lượng

Nói về địa chỉ bán sữa tắm cho chó Alaska uy tín và chất lượng, FamiPet là sự lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những sản phẩm sữa tắm và phụ kiện thú cưng chất lượng nhất. Với hàng trăm những sản phẩm khác nhau bạn có thể thoải mái lựa chọn một sản phẩm phù hợp nhất cho BOSS của mình.

—————————————————————————————————————–

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Chó Bị Ghẻ Gây Ngứa Ngáy Khó Chịu, Mất Thẩm Mỹ Phải Làm Sao? Cách Chữa Ghẻ Cho Chó

Chó bị ghẻ gây ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ phải làm sao? Cách chữa ghẻ cho chó

Thu Hải

9 tháng trước

395 lượt xem

1. Ghẻ ở chó là bệnh gì?

Ghẻ lở là tình trạng viêm da gây ra bởi loài ve nhỏ sống ký sinh trên chó. Có hai loại ghẻ lở cơ bản được phân loại dựa trên nguyên nhân và triệu chứng. Điều quan trọng là chủ nuôi cần nhận biết được những dấu hiệu và hiểu được sự khác nhau của từng loại. Mặc dù ghẻ lở rất hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng thú cưng, nhưng việc nhận biết căn bệnh phiền toái này sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn sau này.

2. Nhận biết dấu hiệu chó bị ghẻ ngứa

2.1 Quan sát dấu hiệu ngứa dữ dội

Ghẻ thường gây ra cơn ngứa dữ dội. Chó có thể không ngừng gãi hay gặm da cho bớt ngứa. Da chó tấy lên do gãi và cắn liên tục nên dễ dàng bị nhiễm trùng. Cảm giác ngứa có thể khó chịu đến mức chó quên cả những nhu cầu thiết yếu như ăn, uống hay nghỉ ngơi.

Những trường hợp ghẻ lở nặng có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm, gây ra những mảng trắng, bong vẩy hình thành trên vùng da bị kích ứng, mặc dù điều này không thường xảy ra trong mọi trường hợp. Ngoài ra, chó mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát cũng thường bị sút cân, sốt, và hoặc xuất hiện hạch bạch huyết sưng to.

2.2 Kiểm tra tình trạng rụng lông

Bệnh ghẻ lở cục bộ do ký sinh trùng Demodectic (dân gian hay gọi là bệnh xà mâu) ít nghiêm trọng hơn, thường gây ra một hoặc hai mảng “lông thưa” hay trụi lông. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm hay kích ứng và không gây ngứa nghiêm trọng.

2.3 Lưu ý với tình trạng những vùng lông thưa hoặc trụi lông lan rộng

Khi bệnh ghẻ Demodectic cục bộ không tự khỏi, bệnh thậm chí có thể lan rộng ra phần còn lại trên cơ thể chó, dẫn đến ghẻ lở toàn thân. Những mảng lông thưa hoặc trụi sẽ phát triển nhiều hơn trên cơ thể chó với đường kính có khi xấp xỉ 2,5 cm. Da ở những vùng này sẽ trở nên đỏ, có vảy, và hoặc cứng.

Tình trạng viêm da khiến chó gãi nhiều, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một số bệnh viêm nhiễm thứ phát cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trường hợp mắc cái ghẻ — sốt, sụt cân, sưng hạch bạch huyết,…

2.4 Kiểm tra xem chân chó có bị sưng hay kích ứng không?

Một số trường hợp ghẻ cục bộ do Demodectic gây ra tình trạng viêm chân Demodectic. Tình trạng này xảy ra khi ve bét gây ghẻ lở ăn sâu hơn vào chân chó, vị trí này rất khó xử lý. Chân chó thường sẽ sưng to và tấy rát. Triệu chứng thường nặng hơn quanh gốc móng và thường đi cùng một chứng viêm nhiễm thứ phát khác.

2.5 Tìm kiếm những mảng da sưng rát, tấy đỏ trên cơ thể bạn hay những người khác trong nhà. 

Một trong những cách để phát hiện bệnh ghẻ lở ở chó là tìm những vết cắn của ve bét trên cơ thể người nuôi. Khi loài ve bét gây bệnh ghẻ lở Sarcoptic lây truyền sang người, chúng có thể gây ra những nốt sưng đỏ trông như vết muỗi đốt. May mắn thay, triệu chứng này hầu như không bao giờ trở nặng. Tuy nhiên, việc phát hiện những triệu chứng này sau khi ở gần chú chó gãi không ngừng là một dấu hiệu đáng tin của bệnh ghẻ Sarcoptic.

Lưu ý: chúng ta không bị ảnh hưởng bởi loại ve bét gây bệnh ghẻ lở Demodectic.

2.6 Chú ý rằng những dấu hiệu của bệnh ghẻ lở cũng có khả năng là triệu chứng của một số bệnh (có thể nghiêm trọng) khác ở chó.

Ngứa hoặc mất lông từng mảng cũng là triệu chứng của những bệnh lý dưới da khác như dị ứng, hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát), tiểu đường, cường giáp trạng, và nhiễm ký sinh trùng. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y về tình trạng bệnh nhằm áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.

3. Tìm kiếm cái ghẻ

Bước 1: Giữ lấy một trong hai tai chó. 

Nếu nhận thấy chó bắt đầu gãi nhiều hơn bình thường nhưng bạn không chắc liệu chó có bị ghẻ lở Sarcoptic hay không, phép kiểm tra đơn giản này có thể hữu ích. Dùng tay nhẹ nhàng nhấc một bên tai của chó lên. Cầm phần tai mềm, nhẹ của chó giữa ngón cái và ngón trỏ. Nếu lỡ bị cắn bởi những con ve bét gây ghẻ lở trên cơ thể chó, bạn nên mang găng tay loại dùng một lần.

Bước 2: Nhẹ nhàng xoa tai chó giữa các ngón tay. 

Dùng ngón cái và ngón trỏ vê hai mép tai chó. Động tác cần chậm rãi, từ tốn và đừng bóp quá mạnh. Trong lúc thực hiện, để ý chân sau cùng phía với bên tai chó mà bạn đang xoa.

Bước 3: Quan sát cử động của chó do ngứa

Quan sát cử động của chân sau như thể chó đang cố vươn lên để gãi tai. Nếu có hiện tượng này, chó của bạn có thể mắc bệnh ghẻ do ve bét Sarcoptic. Trong trường hợp này, bạn nên rửa tay và đem chó đi khám càng sớm càng tốt.

Phép chẩn đoán này (được gọi là kiểm tra phản xạ bàn đạp đối với loa tai) có hiệu quả do trong đại đa số trường hợp ghẻ lở Sarcoptic, cái ghẻ thường trú ngụ bên trong và quanh tai chó. Khi được bạn xoa tai, thú cưng sẽ có cảm giác ngứa do bị kích thích bởi ve bét và cố gắng gãi.

 4. Hiểu về các loại ghẻ lở khác nhau

Phân biệt giữa bệnh ghẻ lở Sarcoptic và Demodectic. Chó có thể mắc phải hai loại ghẻ lở — Sarcoptic và Demodectic. Mặc dù đều có khả năng chuyển biến nghiêm trọng, nhưng hình thái của mỗi bệnh có phần khác với triệu chứng mà chúng thể hiện và bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau. Ghẻ lở Sarcoptic là chứng nhiễm trùng gây ra bởi một loại cái ghẻ lây lan từ những động vật nhiễm bệnh khác. Còn ghẻ lở Demodectic do một loại ve bét khác thường ký sinh trên da chó. Mặc dù đa số chó có thể sống chung với động vật ký sinh này, nhưng đôi khi ve bét sinh sôi quá nhiều, gây ra rụng lông và ngứa.

Mặc dù cả ghẻ lở Sarcoptic và ghẻ lở Demodectic diện rộng đều gây ra ngứa, quan trọng là người nuôi cần phân biệt được bệnh — cái ghẻ Sarcoptic thường gây ra cơn ngứa dữ dội và tức thì, trong khi ve bét Demodectic gây ra những mảng da bị kích ứng lan rộng dần, sau đó mới bắt đầu ngứa ngáy.

Mặc dù bản thân bệnh ghẻ Sarcoptic không gây nguy hiểm tính mạng cho chó, nhưng sức khỏe của thú cưng có thể giảm sút nhanh chóng nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng hay mất ăn, mất ngủ, vì thế, trong trường hợp này bạn cần điều trị cho chó ngay lập tức. Điều này là khá rõ ràng — thể trạng một chú chó khi mắc bệnh ghẻ Sarcoptic nặng sẽ giảm sút trông thấy.

Ghẻ lở Sarcoptic thỉnh thoảng được xem như bệnh ghẻ thông thường.

Ghẻ lở Demodectic còn được gọi là bệnh ghẻ Demodex.

Hiểu về sự khác nhau giữa bệnh ghẻ Demodex cục bộ và diện rộng. Đặc điểm tiêu biểu của ghẻ lở Demodex cục bộ là mất lông tại một đến hai vị trí. Nguyên nhân có thể là do suy giảm miễn dịch, dị ứng hay bệnh về nội tiết tố, và nếu không được chữa trị, những vùng da loang lổ (dân gian gọi là xà mâu) có thể gia tăng, bị kích ứng và nhiễm trùng, dẫn đến ngứa và hình thành vảy (mài ghẻ).

Ghẻ lở Demodex cục bộ phổ biến hơn ở chó con. Trong khoảng 90% trường hợp, ghẻ Demodex cục bộ tự khỏi trong một hay hai tháng. Tuy nhiên, với một số ít trường hợp, bệnh chuyển biến nặng hơn thành ghẻ Demodex diện rộng.

Mặc dù bản thân chó không có ký sinh trùng ghẻ Demodex do di truyền, nhưng những con chó bị ghẻ lở Demodex diện rộng thường thừa hưởng tính dễ mắc bệnh từ chó bố/mẹ.

5. Tiến hành điều trị ban đầu và phòng ngừa

Mang chó đi khám. Nếu bạn nghĩ chú chó của mình đã mắc loại bệnh ghẻ nào đó, hãy trao đổi với bác sỹ thú y. Chỉ có bác sỹ thú y đã qua huấn luyện và dày dặn kinh nghiệm mới có khả năng tiến hành những phép chẩn đoán thích hợp để xác định loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa vào những chẩn đoán, bác sỹ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Bởi vì bệnh ghẻ lở hầu như dễ điều trị nhất khi chưa chuyển biến xấu, bạn cần đưa chó đi khám càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo thú cưng trở lại bình thường sớm nhất có thể.

Những trường hợp mắc bệnh ghẻ Sarcoptic đòi hỏi sự thăm khám khẩn cấp hơn so với bệnh ghẻ Demodex. Cơn ngứa dữ dội do cái ghẻ có thể khiến chó cưng vô cùng khốn khổ (và quan trọng hơn là bệnh nhanh chuyển biến sang những vấn đề về sức khỏe khác), việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều cấp thiết.

Những trường hợp ghẻ Demodex cục bộ rất nhẹ là ngoại lệ với quy luật chung này. Bởi vì bệnh thường tự khỏi nên việc đi khám không phải lúc nào cũng cần thiết, mặc dù có thể bạn muốn trao đổi với bác sĩ để an tâm hơn và để loại trừ những bệnh khác.

Làm vệ sinh hoặc thay thế tấm lót ổ, vòng cổ chó,… Khi chó bị ghẻ (đặc biệt là ghẻ do Sarcoptes, rất dễ lây), bất kỳ vật thể nào tiếp xúc với lông hoặc da chó gần thời gian đó đều phải được giặt sạch hoặc thay mới ngay (bao gồm tấm lót ổ, vòng cổ, dây xích, áo, nhà cho chó và bàn chải hay vật dụng chăm sóc khác). Việc làm vệ sinh là đặc biệt cấp thiết nếu bạn có thú cưng khác chưa bị lây ghẻ.

Đối với vật dụng bằng vải, bạn cần giặt sạch bằng thuốc tẩy hoặc hàn the và sấy khô ở nhiệt độ cao nhất có thể. Đối với vật dụng hay bề mặt cứng, bạn nên dùng chất khử trùng bệnh viện để làm sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh ghẻ khỏi hoàn toàn.

Không gây giống chó đang bị ghẻ Demodex. Như đã lưu ý bên trên, chó mắc bệnh ghẻ Demodex nặng đôi khi bị suy yếu hệ thống miễn dịch do di truyền từ chó bố/mẹ. Chính vì điều này, người nuôi đang tiến hành quá trình điều trị bệnh ghẻ lở Demodex lâu dài và gian nan cho chó thường được khuyến cáo không nên gây giống chó của mình. Đối với những con chó chỉ bị ghẻ Demodex cục bộ nhẹ, việc gây giống đôi khi có thể chấp nhận được, đặc biệt là nếu bệnh ghẻ xảy ra khi chó còn nhỏ và đã tự khỏi.

Tuy nhiên, lưu ý rằng một số bác sỹ thú y vẫn sẽ khuyến cáo không nên gây giống cho chó đang mắc bất kỳ loại ghẻ Demodex nào. Nếu không chắc liệu có nên gây giống cho chó hay không, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y biết rõ bạn và chú chó để xin lời khuyên. Thường thì vị bác sĩ sẽ có thể đề nghị phương án đáp ứng được nhu cầu của bạn cũng như sức khoẻ cho chó con trong tương lai.

Tách những vật nuôi khác ra khỏi chú chó đang bị ghẻ Sarcoptic. việc cách ly là rất cần thiết vì cái ghẻ có khả năng lây lan rất cao, điều này đảm bảo cho những vật nuôi khác không mắc bệnh. Nếu chú chó mắc bệnh ghẻ Sarcoptic, bạn cần tách riêng nó ngay.  Đừng để chó ngủ, ăn hay chơi gần các con vật khác. Nếu bạn cho rằng con chó hàng xóm bị nhiễm cái ghẻ thì không nên cho chó của mình đến gần. Sau khi khỏi ghẻ hoàn toàn, chú chó có thể hòa nhập với những vật nuôi khác như bình thường.

Lưu ý rằng không có hình thái ghẻ Demodex nào được biết là có thể lây từ vật nuôi sang người. Trong một vài trường hợp rất hiếm thì bệnh có thể lây từ chó này sang chó khác. Dù vậy, những biện pháp cách ly thường không được thực hiện kể cả khi bệnh trở nặng.

Bất kỳ loại bệnh ghẻ nào cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho chó nếu không được chữa trị, Nếu nghi ngờ chó đang mắc bệnh ghẻ lở, bạn cần mang vật nuôi đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!