Chó Bị Ghẻ Ngứa Phải Làm Sao / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Trẻ Bị Ghẻ Nước, Ghẻ Ngứa Phải Làm Sao?

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa có thể do vệ sinh cá nhân không tốt, nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm hoặc do ký sinh trùng xâm nhập vào da làm xuất hiện nhiều mụn nước trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng, bụng, đùi… Điều trị ghẻ nước, ghẻ ngứa cho trẻ bằng cách uống thuốc tẩy giun kết hợp với thuốc bôi da trị ghẻ ngứa như D.E.P, Eurax 10%, Benzyl benzoat,……

Tại sao trẻ em bị ghẻ nước, ghẻ ngứa

Ghẻ ngứa là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ do vấn đề vệ sinh cá nhân không tốt hoặc do nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm dẫn tới nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa. Ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ ngứa là cái ghẻ.

Loại kí sinh trùng này một khi đã xâm nhập vào da thì chúng sẽ sinh sôi và phát triển liên tục trong vòng 4-6 tuần, mỗi ngày lại đẻ trứng tại lớp biểu bì của người bệnh. Nếu không được điều trị tận gốc bệnh sẽ thường xuyên tái phát và gây ra sự ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Ghẻ ngứa hình thành và phát triển như thế nào?

Người bị ghẻ nước sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu: Hầu như không có dấu hiệu ghẻ xâm nhập vào cơ thể. Biểu hiện bệnh thường gặp là trẻ ngứa ngáy và hay gãi. Về đêm ngứa nhiều hơn.

Giai đoạn sau: Xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm. Đầu đường hang là mụn nước 1-2mm đây là nơi ký sinh trùng ẩn náu.

Xuất hiện nhiều vết trầy da, sẹo sẫm màu do bệnh nhân gãi gây xước.

Những nơi thường nổi ghẻ nước là ngón tay, cùi tay, ngấn cổ tay, nếp lằn ở mông, trước nách…

Biểu hiện trẻ bị ghẻ ngứa là gì?

Việc chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa ở những tuần đầu tiên thường rất khó bởi những ký sinh trùng cái ghẻ gây bệnh khi mới bắt đầu xâm nhập vào da của con người sẽ không có biểu hiện ngứa ngáy.

Nhưng sau 2 tuần trở đi khi mà cái ghẻ bắt đầu đào hầm và đẻ trứng dưới da của bé gây ra những vết đỏ, ngứa thì cha mẹ mới có thể quan sát được bằng mắt thường. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp nhầm lẫn do cái ghẻ phát triển lâu ngày chuyển thành eczema, gây bội nhiễm hoặc ghẻ vảy.

– Ngứa nhiều về đêm, cơn ngứa tăng khi vận động, trời nắng và khi cơ thể ra nhiều mồ hôi.

– Bắt đầu xuất hiện nhiều mụn nước trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng, bụng, đùi… Ở trẻ nhỏ mụn nước có thể xuất hiện ở cả lòng bàn tay, chân, sau mông, tại những vị trí có nếp gấp như nách, bẹn,… Đặc biệt là cái ghẻ thường không làm tổ tại các vị trí như mặt, đầu và phần lưng trên.

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa có nguy hiểm không?

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa tuy không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nhưng biến chứng gây ra là làn da nhiều sẹo. Với trẻ em, bệnh gây ngứa ngáy khó chịu làm cho trẻ gãy suốt ngày, tạo những vết trầy xước trên da, có khi nhiễm trùng da.

Bệnh ghẻ nước ít xuất hiện ở các thành phố lớn. Nhưng trẻ em vốn hiếu động, thích chơi nghịch cát, chúng có thể nhiễm ghẻ. Bố mẹ cần chú ý những nốt lạ nổi lên trên cơ thể con và chữa trị kịp thời.

Trẻ bị ghẻ ngứa phải làm sao?

Ghẻ ngứa là bệnh tương đối dễ điều trị, chỉ cần tiêu diệt sạch cái ghẻ và tuân thủ theo một số biện pháp phòng tránh bệnh tái phát là được. Nếu áp dụng đúng các phương pháp điều trị cái ghẻ thì bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 2-3 tuần điều trị. Một số cách điều trị bệnh ghẻ ngứa ở trẻ an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo như sau:

Trị ghẻ ngứa cho trẻ bằng thuốc nam

– Cách 1: Sử dụng các loại lá như: lá trầu không, lá khế, lá khổ sâm, lá xoan, lá diếp cá, lá bạc hà để đun nước tắm cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý là các loại lá này dùng riêng lẻ chứ không được sử dụng chung với nhau.

– Cách 2: Hòa tan 100g thuốc lào và 100ml rượu trắng vào một cái bát, sau đó cho vào nồi đun kỹ đến khi cô đặc lại. Dùng phần nước này thoa lên những vùng da bị ghẻ của trẻ ngày 2-3 lần, sử dụng liên tục trong một tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

– Cách 3: Dùng 30g hạt máu chó đem tán thành bột mịn, trộn cùng với 20g bột nghệ và dầu lạc. Dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ của trẻ mỗi ngày một lần. Nên bôi trước khi trẻ đi ngủ và sau khi đã tắm gội sạch sẽ.

Trị ghẻ ngứa cho trẻ bằng thuốc bôi da

Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này để điều trị ghẻ ngứa cho trẻ.

– Lindane (kwell, gamma-benzen hexachlorid) là loại thuốc dạng xịt, dùng để xịt vào những chỗ bị ghẻ ngứa trên khắp cơ thể trẻ. Mỗi ngày xịt 2 lần, mỗi lần xịt cách nhau 8-12 tiếng. Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng gây độc cho hệ thần kinh nên chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

– D.E.P (dietyl phtalat) là dạng thuốc bôi để chống côn trùng nhưng cũng có tác dụng trị ghẻ ngứa khá tốt và an toàn. Mỗi ngày bạn bôi lên vùng da bị nhiễm bệnh của trẻ từ 2-3 lần. Thuốc không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi và không bôi vào bộ phận sinh dục.

– Eurax (crotamintan) 10%, là thuốc bôi trị ghẻ ngứa rất tốt. Ngày bôi hai lần, mỗi lần bôi cách nhau từ 6-10 tiếng. Eurax là loại thuốc đã được các bác sĩ chứng nhận về độ an toàn. Có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Benzyl benzoat (zylate, scabitox, ascabiol) là loại thuốc có cả thuốc bôi và thuốc dạng xịt với độ an toàn cao và trị ghẻ rất tốt. Bạn hãy bôi thuốc cho trẻ tối thiểu hai lần/ngày, mỗi lần cách nhau 15 phút. Dạng xịt cũng sử dụng tương tự như vậy.

– Permethrin dạng bôi, là loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất vì nó ít gây ra tác dụng phụ và có tác dụng trị bệnh ghẻ ngứa rất tốt. Loại thuốc này có thể bôi trên cơ thể của trẻ (trừ mặt).

Cách phòng tránh trẻ bị ghẻ ngứa

Để phòng tránh bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

– Vệ sinh cho trẻ bằng xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng để loại bỏ ký sinh trùng trên cơ thể trẻ. Tạo thói quen rửa tay cho trẻ bằng xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh chung.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo, thay chăn chiếu, màn mùng và cọ rửa các loại đồ chơi trẻ thường hay sử dụng. Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để loại bỏ các ổ ký sinh trùng có thể gây hại cho trẻ.

– Tránh xa những vùng ô nhiễm như cống rãnh, mương nước hoặc nơi có rác thải mất vệ sinh để hạn chế sự lây nhiễm của ký sinh trùng ghẻ.

– Khi phát hiện tình trạng ghẻ ngứa ở trẻ, cha mẹ cần để trẻ ở nhà để chăm sóc, tránh tình trạng đưa trẻ đến lớp gây lây lan rộng ký sinh trùng ghẻ cho các trẻ khác. Tẩy giun định kỳ cho trẻ.

“Chỗ Ấy” Bị Sưng Và Ngứa Phải Làm Sao?

Tình trạng ngứa và sưng vùng kín cần phải xác định được nguyên nhân gây ra thì mới có thể chữa trị hiệu quả. Ở một số chị em, ngứa rát và sưng vùng kín có thể là do vệ sinh thiếu khoa học như: lười thay quần lót, băng vệ sinh khi có kinh nguyệt hoặc không vệ sinh sau mỗi lần “yêu” khiến “chỗ ấy” bị viêm nhiễm… vi khuẩn sẽ làm cho môi trường sinh lý âm đạo bị mất cân bằng, gây mùi hôi khó chịu, sưng to và ngứa dữ dội.

Bên cạnh đó, ngứa và sưng vùng kín cũng có thể là do một số căn bệnh ngoài da gây ra như là hắc lào, ezema (chàm), vẩy nến, rôm sảy. Nguy hiểm nhất có thể bạn đã mắc các căn bệnh lây qua quan hệ tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh học… sẽ gây ngứa, sưng, nổi mụn ở khu vực âm đạo.

Khi bị ngứa và sưng vùng kín nên đến khám bác sĩ

Ngứa và sưng vùng kín sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Tình trạng này cứ kéo dài liên tục sẽ khiến bạn khó tập trung vào công việc, ngứa ngáy, bứt rứt đến mất ăn mất ngủ dẫn đến thiếu tự tin khi giao tiếp. Trong trường hợp, phụ nữ mang thai mà bị ngứa và sưng vùng kín thì vô cùng nguy hiểm, sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, con nhẹ cân, bệnh có thể truyền từ mẹ sang con nếu sinh thường. Chính vì vậy, khi thấy vùng kín có biểu hiện sưng và ngứa, các chị em hãy đến các phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cụ thể, đồng thời

đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị vùng kín khi bị ngứa và sưng

Thông thường, với những chị em bị ngứa và sưng vùng kín do các căn bệnh ngoài da ra gây nên thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vùng kín an toàn, đúng cách. Đồng thời kết hợp điều trị bằng thuốc uống có thành phần kháng sinh và thuốc bôi để tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh. Ví dụ, bị sưng và ngứa vùng kín do hắc lào thì có thể dùng thuốc bôi chứa cồn iod nồng độ 1 -2% như Antimycos, BSA, ASA… Bác sĩ cũng sẽ cho các chị em đọc kỹ thành phần của thuốc để biết có bị dị ứng với thành phần nào không. Từ đó kê đơn thuốc phù hợp mang lại hiệu quả nhanh chóng, tránh xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Lư ý, khi bị ngứa và sưng vùng kín bạn không nên gãi. Gãi là phản xạ tự nhiên, khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tình trạng ngứa dữ dội sẽ tiếp tục quay lại và còn làm tổn da tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh mạnh hơn.

Đối với những trường hợp bị ngứa và sưng vùng kín do bệnh lây qua đường tình dục thì cần phải có sự can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp đốt laser như ALA – PDT với bước sóng phù hợp để triệt tiêu nhú hay mụn rộp. Nếu chỉ ngứa âm đạo do các nguyên nhân thông thường như vệ sinh chưa khoa học và sinh hoạt không hợp lý các chị em có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như rửa vùng kín bằng lá trà xanh, lá kinh giới, nước muối sinh lý (bán ở siêu thị, cửa hàng tạp hóa)… Thực hiện hàng ngày sẽ sớm có kết quả cải thiện.

Phòng tránh tình trạng ngứa và sưng vùng kín

Để “chỗ ấy” không bị sưng và ngứa, bạn cần phải biết cách chăm sóc vùng kín khoa học để các vi khuẩn không thể tấn công gây bệnh. Theo đó, bạn nên:

Thường xuyên chăm sóc vùng kín

+ Dùng dung dịch vệ sinh phù hợp để vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1-2 lần. Sau đó dùng khăn mềm lau khô, đảm bảo khô khoáng cho âm đạo.

+ Trước và sau khi quan hệ tình dục cần phải vệ sinh sạch sẽ, trong quá trình quan hệ nên sử dụng các biện pháp an toàn. Tốt nhất, nên dùng bao cao su khi quan hệ giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm và tránh được trường hợp có thai ngoài ý muốn.

+ Không thụt rửa, không sử dụng dầu gội, xà bông, xà phòng để rửa vùng kín.

+ Sử dụng quần chip có chất liệu thoáng mát và size vừa vặn với bạn, tạo sự thoải mái cho vùng kín.

+ Khi đến kì đèn đỏ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 3-4h thay 1 lần.

Chó Mèo Ngứa Ngáy, Rụng Lông Phải Làm Sao?

Bạn thường xuyên thấy chó mèo của bạn ngứa ngáy, gãi liên tục, rụng lông, người rất nhiều vảy gàu…..

Các nguyên nhân chính gây bệnh ngoài do trên thú cưng.

1, Do ve, bọ chét kí sinh trên da chó mèo

– Bọ chét, ve, rận là những loại ký sinh trùng trên da lông của chó,mèo loài ký sinh này tấn công bằng cách cắn chích, hút máu khiến các tế bào da bị tổn thương, nhiễm khuẫn gây bệnh về da.

– Nguyên nhân trực tiếp của việc chó, mèo bị ve rận, bọ chét là do môi trường sống không sạch sẽ, chó mèo không được vệ sinh cẩn thận hoặc bị lây nhiễm do tiếp xúc với những con vật nuôi có nhiễm ve, bọ chét.

– Triệu chứng: Bọ chét, ve rận sống trong lông chó, mèo thường bám ở các vùng trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân, chúng cắn chích, hút máu khiến chó bị ngứa ngáy, cào gãi nhiều, khó chịu, bỏ ăn, da tái nhợt, cơ thể gầy đi, da lông xù xì, dần bị rụng lông nhiều, bị ghẻ, da ửng đỏ, thường xuyên liếm cào cấu các vùng da bị ngứa.

2, Viêm da do nhiễm khuẩn, viêm mủ da, bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus, S. intermedius. Những vi khuẩn này thường nằm sâu trong da, hút chất dinh dưỡng khiến chó, mèo ngứa ngáy khó chịu.

– Biểu hiện xuất hiện tổn thương ở các vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn nên thường có triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều cào cấu, cắn và gây tổn thương ở các vùng này. Chó, mèo bị rụng lông, lở loét các vùng viêm da, xuất hiện mụn mủ,…

3, Bệnh nhiễm trùng nấm da

Bệnh nấm ngoài da ở chó, mèo thường có các triệu chứng lâm sàng như một vùng da ở phần cổ, chân, các kẽ móng, mũi, mặt, vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy, da bị sưng hoặc có mủ, da bị sần sùi, đóng vảy, nặng hơn là lúc chó mèo bắt đầu bị rụng lông, bị hói lông ở vùng nhiễm nấm, da bắt đầu bị loét sùi và có mùi hôi, chó mèo trở nên rất ngứa ngáy khó chịu, kêu rên hoặc trở nên hung dữ, bồn chồn.

Khi thấy chó mèo của bạn có những biểu hiện trên hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM THÚ Y ANIMAIL CARE THỤY KHUÊ

Địa chỉ: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Tel: 024.2246.1946 hotline 0978776099

https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/

https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue/

Thời gian làm việc :

TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN

Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Kiến Cắn Sưng To, Ngứa, Làm Mủ Phải Làm Sao? Cách Trị Kiến Đốt An Toàn

Bị kiến cắn gây cảm giác ngứa, có khi đau nhói rất khó chịu, đặc biệt là đối với người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ. Tìm hiểu về dấu hiệu và cách giảm sưng ngứa nốt kiến đốt sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp tình huống này.

I – Bị kiến cắn là như thế nào? Hình ảnh người bị kiến cắn

Kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da người nhưng kiến đốt người sẽ bằng cách dùng ngòi châm ở phần cuối cơ thể chích vào da.

Trong nọc độc của kiến chứa một phần các độc tố kích thích cùng với chất axit fomic. Đa số trường hợp đều bị kiến đốt cùng một lúc, ít khi một con đốt nhiều lần.

Vùng da xung quanh vết kiến đốt sưng to và có thể bị phồng rộp. Mỗi người sẽ có phản ứng với kiến đốt tùy vào cơ địa và tiền sử dị ứng.

Nếu vết thương bị nhiễm trùng do dị ứng với nọc độc, nước bọt của côn trùng hoặc do vết thương bị trầy xước sẽ có dấu hiệu mưng mủ.

Dấu hiệu cụ thể như sau:

– Xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm, da bị đỏ và có xu hướng ngày càng lan rộng.

– Kiến lửa cắn cảm giác đau nhức, châm chích không thuyên giảm sau ngày thứ 2 bị đốt.

– Ở trung tâm vết cắn có bọng mủ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà nhô lên khỏi da.

– Trẻ em bị côn trùng cắn sưng mủ thường hay quấy khóc và có thể bị sốt cao.

Hầu hết các trường hợp bị kiến cắn ( bị kiến lửa cắn) đều gây cảm giác ngứa và có tình trạng sưng, nếu càng gãi ngứa thì sẽ càng sưng to hơn đặc biệt là với làn da nhạy cảm thường bị kiến cắn sưng phù, bị kiến cắn sưng mủ.

Ở một số trường hợp trẻ bị kiến đốt sưng to có thể bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như kiến cắn sưng đỏ, đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê…

Nhận thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

III – Những vị trí thường hay bị kiến cắn

Chân là bộ phận dễ bị kiến cắn khi tiếp xúc nhiều với mặt đất, vật dụng, đồ chơi,… mà kiến thì có thể tồn tại và bò ở khắp nơi từ nền nhà đến tủ gỗ, từ giường cho đến chiếu, chỗ nào kiến cũng có thể xuất hiện.

Khi bị kiến lửa cắn sưng chân, tại vùng da đó sẽ xuất hiện vết cắn sưng đỏ, kiến đốt sưng to. Ở trẻ nhỏ và những người da nhạy cảm, vết cắn sẽ ngày càng sưng to, kiến cắn nổi mụn nước nếu gãi nhiều hoặc xử lý vết thương không đúng cách.

Khi bị kiến cắn ở tay là tình trạng rất phổ biến và không đáng lo ngại nếu bị kiến lửa đốt chỉ sưng ngứa và giảm dần sau vài giờ.

Người bị kiến cắn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, có thể chườm đá vào vết kiến lửa cắn để giảm sưng ngứa.

Bị kiến cắn môi có thể gây sưng và đau mức độ tùy vào loại kiến và cơ địa của người bị kiến cắn. Trường hợp bị kiến cắn sưng ngứa nhẹ có thể tự hết sau vài giờ đồng hồ.

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to kèm theo các dấu hiệu khác như mưng mủ, đau nhiều, sốt,… cần thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp xử lý đúng đắn.

Các vết cắn của kiến thường gây khó chịu cho trẻ. Nếu kiến cắn bị sưng bé cố gãi nhiều thì vết kiến cắn càng dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy thậm chí lở loét và dẫn đến những bệnh ngoài da cho trẻ.

Vì thế trẻ em bị kiến lửa cắn cha mẹ không nên xem thường các vết cắn của kiến.

**Lưu ý: Bé bị kiến cắn bôi thuốc gì cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc cho bé.

Ưu tiên các phương pháp cách chữa kiến cắn tự nhiên, mẹo chữa kiến cắn giảm sưng ngứa dân gian với các loại thảo dược an toàn cho bé.

V – Kiến cắn làm sao hết sưng? Cách trị kiến cắn

Làm gì khi bị kiến cắn? Đầu tiên cần rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng, vệ sinh vùng da bị kiến cắn để loại bỏ bụi bẩn ngăn ngừa bị nhiễm trùng nhất là khi kiến cắn mưng mủ.

Tiếp theo bị kiến đốt phải làm sao hết sưng? chườm gạc mát lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa.

Có thể sử dụng tinh dầu oliu nguyên chất, dầu dừa hoặc tinh dầu tràm thoa đều lên vùng da bị kiến đen cắn, kiến càng cắn để làm dịu da, giảm sưng.

– Không làm vỡ vết phồng rộp do bị bị kiến lửa cắn làm mủ.

– Nếu vết thương kiến cắn em bé không may bị vỡ ra thì bạn cần rửa sạch vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như bị rỉ mủ thì đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị.

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to bạn có thể lấy 1 túi đá lạnh đắp lên vết cắn để làm dịu da, giảm sưng to và đau rát. Nên bọc đá vào khăn hoặc túi, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da đang bị thương.

Có rất nhiều cách trị nốt kiến cắn cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài giải pháp sau:

– Cách chữa khi bị kiến lửa cắn bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các nọc độc do bị côn trùng cắn, trong đó có cả khi bị kiến lửa cắn. Khi bé bị kiến cắn, mẹ chỉ cần thoa một vài giọt dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương sẽ giảm sưng và ngứa sau vài giờ.

– Mẹo trị kiến lửa cắn bằng nha đam: Bị kiến lửa cắn sưng chân cũng có thể sử dụng nha đam làm mát da, dịu cơn đau và giảm ngứa. Hãy thoa một ít gel nha đam lên vết kiến cắn ngứa trên da bé sẽ có tác dụng làm dịu da khá nhanh chóng.

– Cách chữa kiến cắn từ túi trà: Trong túi trà có chứa acid tannic có tác dụng chống viêm. Cha mẹ có thể làm ưới túi trà và đắp nhẹ lên vết côn trùng cắn trên da trẻ. Nó có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sưng do vết kiến cắn sưng to ngứa khá hiệu quả.

– Kiến lửa cắn làm sao hết sưng? dùng giấm táo: Giấm táo ngoài có tác dụng kiểm soát cơn đau, sưng mủ do kiến cắn còn có khả năng giúp vết thương mau lành lặn. Dùng bông y tế thấm chút giấm táo rồi bôi lên vùng da bị kiến cắn sưng phù sẽ làm dịu da khá nhanh.

– Cách giảm sưng khi bị kiến cắn với sữa tươi: Mẹ cũng có thể dùng sữa tươi để ngâm vùng da trẻ bị kiến cắn khoảng vài phút. Vết thương sẽ giảm đau rát và sưng to.

– Làm gì khi bị kiến lửa cắn bé? Hành tây và tỏi: Khi cha mẹ phát hiện trẻ bị kiến lửa cắn hãy nhanh chóng thái 1 lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa đều lên vùng da bị tổn thương, vết sưng đỏ sẽ giảm dần và giúp bé tránh được những dị ứng.

Đối với vết kiến cắn thông thường, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, chúng ta có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để làm dịu da, giảm sưng ngứa rất hiệu quả.

Kem bôi Yoosun rau má được chiết xuất từ rau má sạch nguyên chất cùng với các thành phần là vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexindine, giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sẹo thâm do kiến cắn để lại.

Cách trị vết kiến lửa cắn tốt nhất là bôi kem Yoosun rau má ngay khi phát hiện nốt kiến cắn. Mỗi ngày có thể thực hiện bôi kem 3 – 4 lần không cần rửa lại bằng nước.

Khi thoa kem sẽ có cảm giác dịu mát da, các vết kiến cắn sau đó sẽ bớt ngứa và giảm sưng đỏ.

Kem Yoosun rau má được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Sản phẩm này phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.