Chó Bị Ghẻ Hôi / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chó Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao

Chú chó thường bị bệnh hôi miệng. Chó nhà bạn có gặp phải tình trạng như vậy không? Ắt hẳn nó sẽ làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu.

Nhưng lại chưa biết cách điều trị hôi miệng hiệu quả cho chú chó. Bài viết sau sẽ là những kinh nghiệm điều trị hôi miệng hiệu quả cho chú chó nhà bạn bạn!

Nguyên nhân chó bị hôi miệng

Chú chó ăn các thức ăn xấu, ăn bẩn, ăn bậy bạ các loại thức ăn không rõ nguồn gốc. Đặc biệt là ăn xác của động vật đang trong giai đoạn phân hủy, các loại phân của động vật.

Những loại thức ăn này được chứa đựng trong dạ dày và bắt đầu thoát ra miệng của chú chó khi nó thở thì bạn sẽ cảm thấy rất hôi.

Tình trạng răng miệng của chú chó gặp vấn đề, cao răng có nhiều. Khi ăn xong thì trong răng vẫn bị kẹt lại thức ăn, làm cho răng bị sâu răng.

Thức ăn đó để lâu ngày sẽ dẫn đến viêm lợi và tình trạng hôi miệng sẽ diễn ra.

Cơ thể của chú chó bắt đầu gặp vấn đề, rối loạn do bệnh lý.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, bao gồm các chứng rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường (tiểu đường); các vấn đề về hô hấp như viêm mũi, viêm xoang; và các vấn đề về tiêu hóa, như phì đại thực quản – con đường từ cổ họng đến dạ dày.

Các nguyên nhân khác gây ra chứng hôi miệng có thể do chấn thương, như chấn thương dây thần kinh. Nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm có thể gây ra mùi hôi phát ra từ bên trong cơ thể, chế độ ăn uống cũng góp phần làm tăng mùi hôi. Ví dụ, chó nhà bạn ăn các loại thực phẩm gây mùi khó chịu, hoặc ăn phân sẽ gây ra mùi hôi tương ứng.

Nguyên nhân khác có thể gây bệnh là chứng viêm họng hoặc viêm amidan. Ung thư hoặc dị vật cũng có thể dẫn đến các bệnh về miệng và tạo nên mùi khó chịu.

Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của hôi miệng là bệnh về miệng như bệnh nha chu, gây ra do sự tích tụ vi khuẩn ở mảng bám.

Chó bị hôi miệng kéo dài có thể mắc một số bệnh

Căn bệnh “ho cũi” gây ra tình trạng hôi miệng ở chó non. Các bệnh lý gây hôi miệng có thể là viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm khí quản mãn tính.

Những căn bệnh thường xảy ra ở chó già: có khối u, ung thư phổi, viêm phổi.

Căn bệnh tiểu đường Diabetes mellitus cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.

Căn bệnh về dạ dày, gan, thận đều có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng cho chó.

Đặc biệt khi chú chó nhà bạn có khối u, bị bệnh dạ dày do viêm nhiễm, virus, bệnh dịch Parvovirus, có dị vật xuất hiện trong đường tiêu hóa,… đó là một số nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng cho chó.

Nhưng, nếu bạn cho ăn uống không khoa học thì nguyên nhân khiến chó bị hôi miệng là do bạn đó.

Dấu hiệu nhận biết chó bị hôi miệng

Kiểm tra răng thấy xuất hiện cao răng trong miệng chó cưng. Hơi thở có mùi hôi, thường hay bị chảy nước dãi và xuất hiện dấu hiệu bị sưng đỏ ở răng lợi. Đây là tình trạng nghiêm trọng mà bạn cần khắc phục ngay.

Nhưng, có khi đó là mùi ngọt của trái cây lạ thường. Chó sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều, uống nước nhiều. Đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường, bạn nên điều trị cho chú chó nhà mình ngay.

Chó khi ăn có biểu hiện đau, chú chó cần đi khám vì đó có thể là dấu hiệu ung thư.

Dấu hiệu đi kèm hôi miệng là ăn không ngon, nướu răng có màu vàng, nôn mửa diễn ra,.. phần đa, đó là dấu hiệu của bệnh gan.

Thường xuyên gãi chân ở vùng mặt và miệng, với trạng thái khó chịu. Bạn cần kiểm tra miệng vì có thể chú chó đang mắc dị vật.

Cách xử lý – Điều trị chó bị hôi miệng Làm thế nào để xác định nguyên nhân gây hôi miệng cho Boss của bạn?

Hãy kiểm tra sơ bộ răng của Chó để phát hiện các vấn đề về nha khoa (thay răng, viêm nướu…). Nếu không phát hiện được vấn đề bất thường về nha khoa, hãy đưa Boss đến kiểm tra tại Thú ý.

Hãy chuẩn bị sẵn sàng các thông tin về chế độ ăn uống của con chó, vệ sinh răng miệng, thói quen tập thể dục và hành vi chung. Một cơ sở thú y uy tín, có kinh nghiệm sẽ hỏi bạn đầy đủ các thông tin trên bao gồm cả tiền sử bệnh lý của Boss.

Khi nào thì bạn phải cho Chó đi khám thú y?

Nếu hơi thở của Boss đột nhiên có mùi bất thường, kéo dài, kiểm tra sơ bộ không phát hiện được thì bạn cần phải mang Boss đi khám thú y. Các trường hợp sau đây có thể báo hiệu các vấn đề y tế cần được điều trị ngay lập tức.

Hơi thở có mùi giống như nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

Hơi thở ngọt ngào hoặc trái cây bất thường có thể cho thấy bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu chó của bạn đã uống rượu và đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

Một mùi hôi bất thường kèm theo nôn mửa, chán ăn và giác mạc vàng hoặc nướu răng có thể báo hiệu vấn đề về gan.

Cách điều trị chó bị hôi miệng

Điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán bác sĩ thú y của bạn.

Nếu nguyên nhân do mảng bám, đơn giản chỉ cần lấy cao răng.

Nếu là vấn đề về chế độ ăn uống, bạn có thể phải thay đổi thức ăn thường xuyên cho Boss. Nên bổ sung cho Boss ăn rau xanh, thực phẩm tiêu hóa tốt (sữa chua không đường) và kiêng thực phẩm dầu, mỡ, cay, nóng…

Nếu nguyên nhân là tiêu hóa hoặc bất thường ở gan, thận, hoặc phổi của chó, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y về các bước bạn nên thực hiện.

Chăm sóc chó bị hôi miệng

Bạn sẽ cần tiếp tục quan sát các triệu chứng của chó. Cần phải đưa chó đến nơi có dịch vụ chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, cũng như chăm sóc răng tại nhà.

Đánh răng hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám dẫn đến hôi miệng. Bạn cũng cần ngăn ngừa chó ăn những thức ăn có mùi khó chịu như rác thải. Dọn dẹp sạch sẽ sân vườn để tránh việc chó ăn chất thải

Làm thế nào để phòng ngừa chó bị hôi miệng

Nhiều người cho rằng hơi thở hôi ở chó, nhất là ở chó lớn tuổi là việc bình thường. Nhưng đó trên thực tế chó hôi miệng là do các nguyên nhân đã nêu trên và có thể bị ngay từ lúc nhỏ.

Cho chó ăn thức ăn chất lượng cao, dễ tiêu hóa.

Đánh răng thường xuyên của con chó – mỗi ngày là lý tưởng. (Lưu ý sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho chó).

Mua đồ chơi nhai cứng, an toàn cho phép răng của Boss được làm sạch bằng quá trình nhai tự nhiên.

Mua cho Boss của bạn các loại bánh thưởng chuyên dụng để làm sạch răng, khử mùi hôi, mảng bám.

Chủ động khám thú y, kiểm tra định kỳ để đảm bảo loại bỏ các vấn đề tiềm ẩn gây hôi miệng cũng như tiêu hóa, nội tạng.

Tại Sao Chó Bị Hôi Và Cách Xử Lý.

Tùng Lộc Pet – Bạn là người yêu động vật, đặc biệt là các em chó. Nhưng bạn không biết cách làm như thế nào để chó bớt hôi hay không hôi? Bạn bị gia đình, bạn bè lẫn hàng xóm kêu ca vì mùi hôi?! Bạn bị gia đình phản đối nuôi chó chỉ vì cún quá hôi? Vậy để Tùng Lộc Pet cùng bạn tìm hiểu những lý do và cách xử lý mùi hôi của cún nha:

Chó bị hôi bởi các nếp nhăn trên da khi không được vệ sinh sạch sẽ: một số giống chó như bull, pug, chowchow….có rất nhiều lớp thịt, mặt và người nhiều nếp nhăn, nếu trong quá trình vệ sinh không cẩn thận, các nếp nhăn đó bị bẩn, viêm da, dẫn đến bốc mùi khó chịu.

Chó bị hôi do miệng: hiện nay nhiều gia đình không có thói quen đánh răng vệ sinh cho cún, hay mua những sản phẩm nhai thơm miệng cho cún. Lâu ngày răng cún sẽ bị mảng bám thức ăn, dẫn đến mùi khó chịu, mỗi lần bé thở sẽ rất hôi.

Chó bị hôi khi đang mắc các bệnh về da: một số bệnh về da của cún sẽ nổi mụn, mủ, những mụn mủ này có mùi rất khó chiu, có một số loại còn bị mùi tanh.

Chó bị hôi do tai không được vệ sinh sạch sẽ: có rất nhiều bé cún không được chủ vệ sinh tai thường xuyên, dẫn đến các bé bị viêm tai do đất trong tai quá nhiều. Đặc điểm của các cún bị viêm tai chính là tai bốc mùi rất hôi rất khó chiu. Cần lưu ý các bé tai cụp có tỉ lệ viêm tai lớn hơn so với các bé tai dựng.

Chó bị hôi do tuyến hôi phát triển mạnh: bất kì chú chó nào cũng có tuyến hôi, cũng như người nào cũng có tuyến mồ hôi. Nhưng tùy cún có tuyến hôi phát triển mạnh hay không. Các bé chó nếu không được vắt tuyến hôi thường xuyên, tuyến hôi sẽ đầy mà bị trào ra ngoài, gây ra mùi hôi rất khó chiu.

Vậy để giảm mùi hôi trên chó, việc đầu tiên ta phải làm là vệ sinh sạch sẽ cho cún, tắm khảng 1-2 lần 1 tuần, nhưng cũng không nên tắm nhiều việc này sẽ làm hỏng bề mặt da và làm cún hôi hơn. Sau khi tắm xong phải sấy kho cho bé, nên cho bé ra phơi nắng để da khỏe hơn. Cần ngoáy tai hàng tuần, 1 tháng nên vắt tuyến hôi 1 lần để hạn chế túi dịch bị đầy. Ngoài ra trong trường hợp bạn không có điều kiện tắm đều cho bé, bạn có thể sử dụng nước hoa, phấn tắm khô của chó để khử mùi.

[Total:

3

Average:

2.3

]

Chó Bị Hôi Miệng: Nguyên Nhân &Amp; Cách Xử Lý

Tiêu hóa những thứ bốc mùi: Chó dùng miệng của chúng để khám phá thế giới và có thể nhai/hoặc tiêu hóa những thứ chúng thấy. Điều này đặc biệt đúng với cún con đang mọc răng ở độ tuổi 8 tuần tới 6 tháng.

Cún có thể ăn vào những thứ hôi thối hoặc thỉnh thoảng bốc mùi dẫn tới chứng hôi miệng: Ví dụ như động vật đã chết mà chúng tìm được ở sân chơi, rơm rạ, phân, rác hoặc đồ ăn hỏng.

Tiêu hóa dị vật: Cún con có thể ăn phải những thứ không tiêu hóa được. Những thứ đó có thể mắc kẹt trong dạ dày và đường ruột, gây ra bệnh cho bị hôi miệng.

Răng có mủ: Mủ ở răng là việc xung quanh răng xuất hiện nhiễm trùng. Dù khá hiếm gặp ở cún con, nhưng cún ở độ tuổi nào cũng có thể bị sâu răng. Ngoài ra, việc chó thay răng cũng sẽ gây hơi thở khó chịu cho cún nếu không được xử lý kịp thời.

Những chất độc hại cún có thể liếm hoặc nhai phải bao gồm hóa chất làm sạch, xà phòng hoặc chất tẩy rửa, vỏ đựng bột giặt hoặc nước rửa bát, và nước potpourri. Những thứ đó làm miệng cún viêm loét nhiễm trùng. Lý do khác gây ra tình trạng trên là những vết thương hở do đánh nhau. Đó là do vài chú chó bị cắn bên trong và xung quanh miệng khi đánh nhau với những loài vật khác.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phổi và nhiễm trùng khí quản có thể gây ra tình trạng chó bị hôi miệng. Có thể dễ dàng nhận ra khi cún hô hấp (thở ra) hoặc ho.

Những vấn đề với xương: Xương cún được cho có thể vỡ và những mảnh vỡ bắn ra có thể gây chấn thương mô miệng. Mảnh xương có thể mắc vào lợi hoặc xung quanh răng và cằm. Điều đó làm mô tổn thương, gây nên nhiễm trùng và làm hôi hơi thở.

Nguyên nhân khác: Có thêm những yếu tố khác làm hơi thở có mùi nhưng thường không xuất hiện ở cún mà ở những chú chó già hơn. Đó là những căn bệnh như nha chu, u vùng hàm mặt, ung thư phổi, bệnh về thận, và tiểu đường không kiểm soát ( Ketoacidosis tiểu đường). Vài người chủ còn miêu tả hơi thở chó họ như đang nhai một con cá thối.

Nếu bạn nghi ngờ cún nhà mình có vài triệu chứng trên, không ăn, hay nôn, chậm chạp, ho khan, hoặc xuất hiện vết thương quanh miệng thì hãy lập tức tới bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ giúp bạn xem xét nguyên nhân bất thường gây cho chó bị hôi miệng

Đánh răng: Điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện mùi hôi là đánh răng cho cún. Hãy xem đánh răng là thói quen tích cực. Mua từ bác sĩ thú y bàn chải chuyên dụng và kem đánh răng có vị hợp với cún của bạn. Bắt đầu chầm chậm cọ nhẹ nhàng vào răng và lợi cún và hãy khen thưởng chúng vì ngoan ngoãn đánh răng.

Đồ chơi gặm an toàn: Hãy đảm bảo cún con của bạn không nuốt mọi loại đồ chơi gặm. Vài chú cún sẽ nhai hoặc ăn đồ chơi dẫn tới nguy cơ đe dọa về tính mạng do tắc nghẽn dạ dày và đường ruột. Chắc chắn rằng mọi loại đồ chơi phù hợp với kích cỡ của cún để cún không bị nghẹn.

Thảo mộc: Thảo mộc là một phương pháp tự nhiên giúp giảm tình trạng chó bị hôi miệng. Bạn có thể thêm ½ thìa bạc hà tươi, mùi tây, hoặc ngò trong thức ăn của cún hoặc cho cún ăn thảo mộc một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể pha “trà” vào nước uống của cún.

Chọn thức ăn cho cún cẩn thận: Cho cún ăn thức ăn dinh dưỡng theo công thức. Hãy đảm bảo thức ăn không bị quá hạn. Bọc lại túi đã mở hoặc bảo quản trong hộp kín. Và phải rửa hộp đựng thức ăn thường xuyên.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Tại Sao Chó Bị Hôi Và Cách Trị

Chó bị hôi và điều này khiến bạn rất khổ sở, cho dù bạn có yêu pet của mình thế nào thì cũng rất khó chịu với mùi hôi này.

1. Chó bị hôi khi lông bị ẩm.

Việc nhiều vi khuẩn, nấm men sống trên lông chó của bạn là điều đương nhiên và không tránh khỏi. Khi lông chó còn khô thì đúng là chẳng sao cả nhưng sau khi chó của bạn bơi, nghịch nước… thì những mũi hôi này sẽ được phát tán điều này khiến chó bị hôi.

2. Chó bị hôi do miệng hôi?

Nếu bạn phát hiện miệng chó bị hôi thì có thể nghĩ tới một trong số các nguyên nhân sau: Chó bị nhiễm trùng khoang miệng, chó bị sâu răng, hoặc bệnh tiểu đường…

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của bệnh đái tháo đường cũng khiến chó bị hôi và mùi hôi cũng rất “độc đáo”.

3. Chó bị hôi do mắc bệnh về da.

Một số bệnh trên da cũng khiến chó bị hôi, đặc biệt là những giống chó có da nhăn: Pug, Bulldog, Sharpei …

Bệnh thường gặp trên da: da bị ẩm ướt, dị ứng, viêm da, rối loạn nội tiết, ghẻ, mò bao lông….

4. Nhiễm trùng tai cũng làm chó bị hôi.

Nhiễm trùng tai cũng gặp khá nhiều ở chó, đặc biệt là những giống chó có tai dài như Cocker, Labrador, Golden Retriever, Basset Hound, Dachshund … và chúng làm chó bị hôi cực khó chịu.

5. Do tuyến hôi.

Tuyến hôi của chó nằm ở gần hậu môn, ngay phía sau da hậu môn, dạng túi chứa đầy chất có mùi hôi.

Đôi khi chúng sẽ liếm quanh hậu môn và liếm xung quanh cơ thể hoặc cọ sát xuống đất khiến chúng “chảy” ra ngoài một ít khiến cún bị hôi. Và chỉ một ít chất này mùi hôi cũng khó chịu hơn rất nhiều lần so với phân.

Bạn có thể vắt tuyến hôi này bằng tay tuy nhiên dó là một tuyến trong cơ thể, nên một thời gian chúng sẽ lại xuất hiện trở lại và khiến cún bị hôi.

Làm thế nào để giảm tối đa tình trạng chó bị hôi?

Thường xuyên chải lông cho chó để giảm mùi hôi. Tắm cho chó 1 hoặc 2 lần 1 tuần với mùa nóng và 3 – 4 tuần 1 lần với mùa lạnh bằng sữa tắm giành riêng cho chó.

Có thể sử dụng phấn rôm của trẻ em hoặc nước hoa để giảm mùi hôi trên chó.

Câu Hỏi Thường Gặp Chó bị hôi do những nguyên nhân gì?

1. Chó bị hôi khi lông bị ẩm; 2. Chó bị hôi do miệng hôi; 3. Chó bị hôi do mắc bệnh về da; 4. Nhiễm trùng tai cũng làm chó bị hôi; 5. Do tuyến hôi.

Làm thế nào để giảm tối đa tình trạng chó bị hôi?

Thường xuyên chải lông cho chó để giảm mùi hôi. Tắm cho chó 1 hoặc 2 lần 1 tuần với mùa nóng và 3 – 4 tuần 1 lần với mùa lạnh bằng sữa tắm giành riêng cho chó. Có thể sử dụng phấn rôm của trẻ em hoặc nước hoa để giảm mùi hôi trên chó.

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

Trẻ Bị Ghẻ Nước, Ghẻ Ngứa Phải Làm Sao?

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa có thể do vệ sinh cá nhân không tốt, nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm hoặc do ký sinh trùng xâm nhập vào da làm xuất hiện nhiều mụn nước trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng, bụng, đùi… Điều trị ghẻ nước, ghẻ ngứa cho trẻ bằng cách uống thuốc tẩy giun kết hợp với thuốc bôi da trị ghẻ ngứa như D.E.P, Eurax 10%, Benzyl benzoat,……

Tại sao trẻ em bị ghẻ nước, ghẻ ngứa

Ghẻ ngứa là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ do vấn đề vệ sinh cá nhân không tốt hoặc do nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm dẫn tới nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa. Ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ ngứa là cái ghẻ.

Loại kí sinh trùng này một khi đã xâm nhập vào da thì chúng sẽ sinh sôi và phát triển liên tục trong vòng 4-6 tuần, mỗi ngày lại đẻ trứng tại lớp biểu bì của người bệnh. Nếu không được điều trị tận gốc bệnh sẽ thường xuyên tái phát và gây ra sự ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Ghẻ ngứa hình thành và phát triển như thế nào?

Người bị ghẻ nước sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu: Hầu như không có dấu hiệu ghẻ xâm nhập vào cơ thể. Biểu hiện bệnh thường gặp là trẻ ngứa ngáy và hay gãi. Về đêm ngứa nhiều hơn.

Giai đoạn sau: Xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm. Đầu đường hang là mụn nước 1-2mm đây là nơi ký sinh trùng ẩn náu.

Xuất hiện nhiều vết trầy da, sẹo sẫm màu do bệnh nhân gãi gây xước.

Những nơi thường nổi ghẻ nước là ngón tay, cùi tay, ngấn cổ tay, nếp lằn ở mông, trước nách…

Biểu hiện trẻ bị ghẻ ngứa là gì?

Việc chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa ở những tuần đầu tiên thường rất khó bởi những ký sinh trùng cái ghẻ gây bệnh khi mới bắt đầu xâm nhập vào da của con người sẽ không có biểu hiện ngứa ngáy.

Nhưng sau 2 tuần trở đi khi mà cái ghẻ bắt đầu đào hầm và đẻ trứng dưới da của bé gây ra những vết đỏ, ngứa thì cha mẹ mới có thể quan sát được bằng mắt thường. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp nhầm lẫn do cái ghẻ phát triển lâu ngày chuyển thành eczema, gây bội nhiễm hoặc ghẻ vảy.

– Ngứa nhiều về đêm, cơn ngứa tăng khi vận động, trời nắng và khi cơ thể ra nhiều mồ hôi.

– Bắt đầu xuất hiện nhiều mụn nước trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng, bụng, đùi… Ở trẻ nhỏ mụn nước có thể xuất hiện ở cả lòng bàn tay, chân, sau mông, tại những vị trí có nếp gấp như nách, bẹn,… Đặc biệt là cái ghẻ thường không làm tổ tại các vị trí như mặt, đầu và phần lưng trên.

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa có nguy hiểm không?

Trẻ bị ghẻ nước, ghẻ ngứa tuy không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nhưng biến chứng gây ra là làn da nhiều sẹo. Với trẻ em, bệnh gây ngứa ngáy khó chịu làm cho trẻ gãy suốt ngày, tạo những vết trầy xước trên da, có khi nhiễm trùng da.

Bệnh ghẻ nước ít xuất hiện ở các thành phố lớn. Nhưng trẻ em vốn hiếu động, thích chơi nghịch cát, chúng có thể nhiễm ghẻ. Bố mẹ cần chú ý những nốt lạ nổi lên trên cơ thể con và chữa trị kịp thời.

Trẻ bị ghẻ ngứa phải làm sao?

Ghẻ ngứa là bệnh tương đối dễ điều trị, chỉ cần tiêu diệt sạch cái ghẻ và tuân thủ theo một số biện pháp phòng tránh bệnh tái phát là được. Nếu áp dụng đúng các phương pháp điều trị cái ghẻ thì bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 2-3 tuần điều trị. Một số cách điều trị bệnh ghẻ ngứa ở trẻ an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo như sau:

Trị ghẻ ngứa cho trẻ bằng thuốc nam

– Cách 1: Sử dụng các loại lá như: lá trầu không, lá khế, lá khổ sâm, lá xoan, lá diếp cá, lá bạc hà để đun nước tắm cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý là các loại lá này dùng riêng lẻ chứ không được sử dụng chung với nhau.

– Cách 2: Hòa tan 100g thuốc lào và 100ml rượu trắng vào một cái bát, sau đó cho vào nồi đun kỹ đến khi cô đặc lại. Dùng phần nước này thoa lên những vùng da bị ghẻ của trẻ ngày 2-3 lần, sử dụng liên tục trong một tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

– Cách 3: Dùng 30g hạt máu chó đem tán thành bột mịn, trộn cùng với 20g bột nghệ và dầu lạc. Dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ của trẻ mỗi ngày một lần. Nên bôi trước khi trẻ đi ngủ và sau khi đã tắm gội sạch sẽ.

Trị ghẻ ngứa cho trẻ bằng thuốc bôi da

Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này để điều trị ghẻ ngứa cho trẻ.

– Lindane (kwell, gamma-benzen hexachlorid) là loại thuốc dạng xịt, dùng để xịt vào những chỗ bị ghẻ ngứa trên khắp cơ thể trẻ. Mỗi ngày xịt 2 lần, mỗi lần xịt cách nhau 8-12 tiếng. Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng gây độc cho hệ thần kinh nên chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

– D.E.P (dietyl phtalat) là dạng thuốc bôi để chống côn trùng nhưng cũng có tác dụng trị ghẻ ngứa khá tốt và an toàn. Mỗi ngày bạn bôi lên vùng da bị nhiễm bệnh của trẻ từ 2-3 lần. Thuốc không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi và không bôi vào bộ phận sinh dục.

– Eurax (crotamintan) 10%, là thuốc bôi trị ghẻ ngứa rất tốt. Ngày bôi hai lần, mỗi lần bôi cách nhau từ 6-10 tiếng. Eurax là loại thuốc đã được các bác sĩ chứng nhận về độ an toàn. Có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Benzyl benzoat (zylate, scabitox, ascabiol) là loại thuốc có cả thuốc bôi và thuốc dạng xịt với độ an toàn cao và trị ghẻ rất tốt. Bạn hãy bôi thuốc cho trẻ tối thiểu hai lần/ngày, mỗi lần cách nhau 15 phút. Dạng xịt cũng sử dụng tương tự như vậy.

– Permethrin dạng bôi, là loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất vì nó ít gây ra tác dụng phụ và có tác dụng trị bệnh ghẻ ngứa rất tốt. Loại thuốc này có thể bôi trên cơ thể của trẻ (trừ mặt).

Cách phòng tránh trẻ bị ghẻ ngứa

Để phòng tránh bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

– Vệ sinh cho trẻ bằng xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng để loại bỏ ký sinh trùng trên cơ thể trẻ. Tạo thói quen rửa tay cho trẻ bằng xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh chung.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo, thay chăn chiếu, màn mùng và cọ rửa các loại đồ chơi trẻ thường hay sử dụng. Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để loại bỏ các ổ ký sinh trùng có thể gây hại cho trẻ.

– Tránh xa những vùng ô nhiễm như cống rãnh, mương nước hoặc nơi có rác thải mất vệ sinh để hạn chế sự lây nhiễm của ký sinh trùng ghẻ.

– Khi phát hiện tình trạng ghẻ ngứa ở trẻ, cha mẹ cần để trẻ ở nhà để chăm sóc, tránh tình trạng đưa trẻ đến lớp gây lây lan rộng ký sinh trùng ghẻ cho các trẻ khác. Tẩy giun định kỳ cho trẻ.