Chó Bị Cắn Rách Da / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Thương Bé Gái 2 Tuổi Bị Chó Cắn Rách Toàn Bộ Da Đầu

Địa chỉ: Thái Nguyên, Cẩm Tú, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá Điều trị tại: Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Đang sang nhà hàng xóm chơi, bé Na bị chó cắn làm rách toàn bộ vùng da đầu khiến máu chảy dầm dề buộc em phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp. Việc điều trị của con kéo dài, lại tốn kém khiến bố mẹ đứng ngồi không yên khi mới chỉ đi vay được vỏn ven mấy triệu đồng.

Ca bệnh đáng thương đó là của cô bé Bùi Hà Na (2 tuổi, người dân tộc Mường) hiện đang điều trị tại khoa phẫu thuật Hàm mặt – tạo hình – Thẩm mỹ của bệnh viện Việt Đức. Gương mặt đầy lo lắng và ái ngại, thạc sĩ Trần Thị Vân Anh – Điều dưỡng trưởng của khoa tiếp chúng tôi: “Tai nạn của cô bé này mới chỉ nghe thôi đã thấy rùng người rồi. Bé nhập viện khi đó toàn bộ vùng tóc và da đầu bị lột hết ra, máu chảy nhiều khiến những người làm chuyên môn trong khoa ai cũng thương xót. Hoàn cảnh cô bé lại khó khăn mà việc điều trị xác định sẽ kéo dài nên chị cũng đang lo lắng không biết gia đình cháu sẽ xoay sở ra sao nữa”.

Sau những chia sẻ của chị Vân Anh, chúng tôi trở vào thăm khi cô bé đang ngồi ngoan nghịch chiếc chong chóng của một ai đó mang cho. Không khóc lóc, cũng không tỏ ra nũng nịu mẹ, bé Na tự giác chơi kể cả khi mẹ ra ngoài có việc. Tuy nhiên có lẽ còn bị ám ảnh nhiều nên khi thấy ai nhìn vào đầu mình là bé lại nhăn mặt và tỏ rõ sự sợ hãi.

Vẫn chưa hết cảm giác bàng hoàng, sợ hãi sau tai nạn của con, em Bùi Thị Hằng vừa cúi mặt, vừa ngậm ngùi khóc kể lại: “Bình thường ở trên nhà cháu ngoan lắm chị ạ. Vợ chồng em vẫn để cháu ở nhà cho bà trông để còn đi làm. Em mới sinh thêm 1 cháu nữa được 6 tháng nên ở nhà bà trông luôn 2 chị em. Hôm đó bà đang mải trông em thì bé Na sang nhà hàng xóm chơi nhưng mới chỉ kịp đi đến cổng thì bị chó cắn. Lúc thấy cháu khóc thét thì mọi người mới chạy ra nhưng con chó đó cũng chạy đâu mất, đến nay chưa tìm thấy. Khi được báo tin cháu bị như thế, vợ chồng em mới tá hỏa chạy từ ngoài đồng về, em chỉ nhớ người mình bủn rủn khi thấy cháu chảy nhiều máu quá, còn lại là mọi người giúp đưa cháu đi cấp cứu chứ lúc đó em không còn đủ bình tĩnh nữa chị ạ”.

Mọi thứ xảy đến quá đột ngột khiến cho đến giờ Hằng vẫn còn nguyên cảm giác sợ hãi, bủn rủn chân tay khi thấy từng mảng da đầu của con bị tróc hết ra, lẫn vào máu cùng tiếng gào thét trong đau đớn, quằn quại của con gái. Em bảo lúc đó tưởng mình cũng đã chết bởi chẳng còn cảm nhận được gì cả, người cứng đờ ra, tất tả chạy theo xe cấp cứu của con như một phản xạ tự nhiên. Em cứ như vậy cho đến khi con được chuyển lên bệnh viện Việt Đức, được các bác sĩ phẫu thuật và băng kín toàn bộ đầu thì mới dần dần lấy lại được tinh thần để chăm con.

Thương cho hoàn cảnh của bé Na, bác sĩ Nguyễn Việt Anh – Khoa Hàm mặt – tạo hình – Thẩm mỹ cũng tỏ ra khá lo ngại khi chia sẻ: “Cháu vào viện khi đó toàn bộ phần da đầu bị đứt rời hẳn ra, rách thành nhiều mảng với kích thước lớn từng mảng khoảng 12.12 cm, 12.15 cm. Đây là trường hợp vô cùng phức tạp vì vì cháu còn rất nhỏ, mạch bé nên chúng tôi không tìm thấy mạch máu để mà nối lại mà chỉ có thể ghép lại mảng da đầu cho cháu mà thôi. Hiện tại sau 10 ngày điều trị tình hình sức khỏe của cháu đã khá hơn nhưng vẫn đang phải theo dõi phần da ghép có sống được hay không nếu mà phần da đó không sống được thì sẽ rất phức tạp vì phải lấy da chỗ khác ghép lên chứ không để lộ phần xương ra thì sẽ nhiễm trùng. Tiếp nữa gia đình cũng xác định việc điều trị cho con là kéo dài và tốn kém, đó cũng là nỗi lo lắng chung của chúng tôi bởi cháu là người dân tộc, hoàn cảnh hết sức khó khăn”.

Lo cho con, vợ chồng Hằng cũng đi hỏi vay tất cả mọi nơi có thể nhưng đến nay cũng bất lực. Số tiền gần 20 triệu đồng đi mượn em bảo đã hết, nay chẳng biết lo liệu ra sao nữa. Ngồi nhìn con, nước mắt em lại chảy ra thành dòng, nghe nghèn nghẹn như ứ lại trong cổ họng để rồi thỉnh thoảng lại giật mình hoảng hốt khi nhớ lại cảnh con gái đầu bê bết máu lúc tai nạn xảy ra.

Theo PV Thiên Ân/ Báo Dân trí

Mọi tấm lòng hảo tâm, cảm thông với hoàn cảnh đáng thương của em Bùi Hà Na xin liên hệ:

– Anh Bùi Văn Chiến – Bố Bùi Hà Na: 01679845158

– Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Phòng 248 nhà C3 – 04.32668625 hoặc 585

– Tài khoản Quỹ từ thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức:

Tên tài khoản: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Số tài khoản USD: 12210370016823

Số tài khoản VNĐ: 12210000024248

Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành

Nội dung: Ủng hộ MS 207 hoặc Ủng hộ Bùi Hà Na.

Bé Trai Hà Nội Bị Chó Béc Giê Cắn Rách Mặt

Trong lúc chơi đùa với chó béc giê của nhà bà ngoại, bé P. bị chó cắn rách mặt và môi, chảy rất nhiều máu.

Khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cuba Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Quang P., 8 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội bị chó cắn rách mặt và môi.

Anh Cảnh, bố bệnh nhi cho biết, ngày cuối tuần con trai sang nhà bà ngoại chơi. Trong lúc cùng đám bạn chơi đùa với chó béc giê, bé bất ngờ bị con chó hơn 20kg chồm lấy, cắn vào mặt rồi dùng chân giữ chặt.

Nghe thấy tiếng la hét của cháu P., bà ở trong nhà liền cầm gậy xua đuổi chó và gỡ cháu ra. Vết thương vùng mặt cháu P. chảy rất nhiều máu, gia đình hoảng loạn dùng chiếc áo sạch để cầm máu rồi nhanh chóng đưa bệnh nhi đến bệnh viện huyện sơ cứu.

Tối cùng ngày, cháu P. được tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba cấp cứu. chúng tôi Nguyễn Mạnh Cường, khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sợ hãi, vết thương hàm mặt nặng nề, trong đó vết thương má trái rộng khoảng 6cm, mất tổ chức cơ, môi trái đứt ngang cơ vòng môi.

Ngay lập tức, bệnh nhi được vệ sinh vết cắn, khâu định hướng để cầm máu và đưa đi tiêm phòng dại.

“Với vết thương chó cắn, nguy cơ nhiễm trùng khá lớn vì vậy chúng tôi khâu thưa để tránh ứ dịch và dẫn lưu. Sau này khi vết thương liền sẽ đánh giá xem xét tạo hình”, BS Cường thông tin.

3 ngày sau nhập viện, hiện vết thương của bé P. đã khô, có thể xuất hiện trong 2 ngày tới.

Theo BS Cường, bệnh nhi khá may mắn vì nếu vắn cắn sâu thêm chút nữa có thể ảnh hưởng tuyến nước bọt gây rò nước bọt hoặc ảnh hưởng dây thần kinh gây liệt mặt.

Mỗi năm Bệnh viện Việt Nam – Cuba Hà Nội tiếp nhận khoảng 10 trường hợp bị chó cắn, trong đó đa số là học sinh cấp 1. Trường hợp nặng nhất bị cắn bay mất một phần môi, phải tạo hình lại.

BS Cường khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý, không để con trẻ chơi đùa với chó, mèo. Trường hợp bị cắn nặng, trước hết cần dùng khăn bông dày sạch bịt và ép chặt vết thương để cầm máu tạm thời, sau đó chuyển đến các bệnh viện gần nhất để phẫu thuật cấp cứu, tuyệt đối không dùng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc lào để tránh nhiễm trùng.

Bé Trai 4 Tuổi Bị Chó Becgie Nhà Nuôi Cắn Rách Mặt

Khi nhập viện, bé trai hoảng loạn, máu chảy nhiều, ở vùng đầu có một vết thương lóc da đầu dài khoảng 15cm, mặt có nhiều vết xước, mắt phải bị tổn thương vùng mí.

Các bác sĩ trực chuyên khoa đã khâu liền các vết thương, tiêm uốn ván, kê đơn kháng sinh cho nạn nhân.

Hiện bé trai được gia đình đưa về nhà điều trị.

Thời gian gần đây, trên địa bàn liên tiếp xảy ra tình trạng bị chó cắn. Vào tối 10/4, con chó của gia đình anh Phan Hữu Long (trú tại khối 4, thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn) bất ngờ lao vào điên cuồng cắn 5 người bị thương.

Các nạn nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị nhiều vết thương, tinh thần hoảng loạn.

Các bước xử lý khi bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn, bất kể là chó khỏe mạnh hay chó ốm, người dân đều phải xử trí theo các bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh vết thương

Sau khi bị chó cắn, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh vết thương, bao gồm: rửa vết thương bằng nước thường, tốt nhất là rửa trôi dưới vòi nước chảy, gần cống nước chảy để các chất bẩn theo cống thoát đi, không bị đọng lại trên sàn tắm.

Không rửa chân trong chậu, nếu không có vòi nước có thể dùng gáo múc ra để rửa. Sau đó rửa vết thương bằng xà phòng. Bởi xà phòng có thể làm rửa trôi vết bẩn và làm tan một phần virus.

Tiếp tục bôi cồn i-ốt vào vết thương để sát khuẩn, nếu không có cồn có thể dùng rượu trắng. Cách làm này sẽ làm giảm thiểu tối đa virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn. Theo các bác sĩ, nếu xử lý tốt bước này, sẽ có tỷ lệ giảm tới 50% nguy cơ bị nhiễm bệnh dại từ động vật.

Bước 2: Tiêm phòng dại

Sau khi bị chó nghi bị dại cắn, nạn nhân cần đi tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt mà không cần phải theo dõi con vật.

Nếu vết máu gần vị trí thần kinh trung ương thì phải tiêm cả huyết thanh kháng dại càng nhanh càng tốt. Với vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương thì chỉ cần tiêm vắc xin dại. Khi đi tiêm, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.

Thời gian tiêm phòng theo lộ trình người bệnh cần theo dõi từng biểu hiện của con chó. Khi có những dấu hiệu bất thường, cần gặp ngay bác sĩ để được trợ giúp.

Video: Cả nhà bị chó cắn, 2 bố con chết vì bệnh dại. Nguồn VTC

Minh Thùy

Bị Chó Cắn Trầy Da, Cào Xước Nhẹ Có Sao Không?

Chó là vật nuôi hay tấn công người. Ở các khu vực dân cư, chó nhà thi thoảng bất ngờ tấn công khách đến thăm hoặc đi qua đường. Khi bị chó cắn, ai cũng hoang mang lo lắng về cách sơ cứu, xử lý vết thương, tiêm phòng dại…

Nếu bị chó cắn, bạn cần chú ý những điều sau đây:

Tuyệt đối không buộc miếng vải xung quanh vết thương. Nếu bị chó cắn, nên nhớ luôn giữ vết thương hở.

– Rửa vết thương với nước và dung dịch diệt khuẩn. Nếu nhà có rượu, có thể dùng rượu làm sạch vết thương vì rượu được xem là một chất khử trùng. Khâu này rất quan trọng bởi nó rửa sạch vết thương, loại bỏ nước bọt của chó và bụi bặm bám vào vết thương. Tốt nhất là dùng oxy già hoặc betadine, iodine làm sạch vết thương.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ về việc có cần tiêm thuốc chống nhiễm trùng hay không.

– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, vết cào, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, uống thuốc, bôi thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng dại.

– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ tránh khâu vết thương, trừ khi vết thương đó ở trên mặt hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nếu vết thương hở quá lớn, rất có thể bác sĩ sẽ phải khâu giúp bạn.

Bị có cắn phải tiêm phòng không?

Khi bị chó cắn, rất có thể bạn phải tiêm phòng 1 trong 2 loại vắc xin sau:

– Với vết trầy xước nhỏ, tiêm phòng uốn ván là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị, dù cho vết cắn nhẹ hay sâu.

– Với vết thương có chảy máu, bạn cần theo dõi chó trong vòng 14 ngày để quyết định có tiêm phòng dại hay không:

+ Đối với các vết cắn gần khu vực đầu, cổ, bộ phận sinh dục hoặc cắn khi đang ở trong khu vực có dịch chó dại, bạn cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

+ Đối với các vết cắn ít nghiêm trọng hơn và ở trong khu vực không có dịch, nếu trong vòng 14 ngày đầu mà chó khoẻ mạnh thì bạn không cần phải tiêm phòng dại. Ngược lại, nếu chó bỏ đi đâu mất hoặc có biểu hiệm ốm thì bạn cần phải tiêm phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp có ảnh hưởng tới sức khoẻ và tốn kém. Tuy nhiên, đây là biện pháp an toàn nhất để giúp bạn tránh nguy cơ phát bệnh dại.