Chó Becgie Cắn Người / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Máu Trộn Bùn Ruộng Khắp Người Em Bé Thanh Hoá Bị 2 Con Chó Becgie Cắn

Một buổi chiều cuối tháng 4, chị Hà Thị Minh (Thanh Hoá) sai cậu con trai 12 tuổi ra đồng gọi anh trai về nhà. Chưa gặp được anh trai, hai con chó becgie gần 30kg của hàng xóm lao ra cắn bé trai 24kg.

Cuộc tấn công bất ngờ đẩy bé trai ngã xuống ruộng lúa. Hai con chó không ngừng cắn xé. Thể trạng gầy gò, bé không đủ sức chống lại sức giằng xé của hai con chó, cố vùng vẫy và kêu cứu.

Cuộc vật lộn của cậu bé với hai con chó kéo dài hơn 20 phút. May mắn, lúc này vợ chồng người em họ cũng ra ruộng thăm lúa phát hiện. Hai vợ chồng anh này lao vào dùng đất, gạch đập đuổi, hai con chó mới nhả cậu bé tội nghiệp ra.

Người anh họ lao vào ôm lấy cậu bé 12 tuổi, giúp bé thoát nạn. Lúc này, khắp người cậu bé đều toàn bùn đất, máu trộn lẫn bùn. Nhưng những vết thương dập nát mặt, da đầu bị bong lóc, hai tai biến mất… đều rất rõ.

Phải đến khi cậu bé được đưa đi viện bởi người anh họ và người chủ con chó này, mẹ bé mới biết. Lúc đó, khoảng 5h30 chiều, 30 phút sau lúc chị sai con trai đi gọi anh trai về.

Người nhà nhanh chóng đưa bé vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân, tiếp đó chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa truyền máu cấp cứu nhằm bảo toàn tính mạng, rồi chuyển tiếp ra Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, cố gắng “vá chằng vá đụp” vùng da đầu bị lóc để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn. Còn để can thiệp sau đó, phải đợi đến khi em bé qua được giai đoạn nguy hiểm.

Vùng da bị tổn thương, hai tai của em bé cũng không còn để có thể mang đến bệnh viện cấy ghép. Vì thế, phải đợi ít nhất 6 tháng các bác sĩ mới có thể can thiệp tạo hình tai cho bé.

Đến nay bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn rất hoảng loạn. Bác sĩ đang theo dõi rất sát cho bé.

5 đêm từ khi con bị nạn, chị Minh vẫn không ngừng tự trách mình và không thể chợp mắt bởi nỗi ân hận “giá như không sai con đi kêu anh trai”.

Người mẹ ấy, bị u xơ tuyến vú nhưng vì hoàn cảnh khó khăn đã từ chối điều trị. Bên giường bệnh của con, giờ đây chị chỉ mong một phép màu…

QUỲNH AN

Theo Báo giadinh.net.vn

Chó Becgie – Người Bạn Trung Thành Bậc Nhất Của Con Người

Chi tiết nguồn gốc chó Becgie (chó chăn cừu Đức)

Chó Becgie Đức (German Shepherd Dog hay chó GSD) xuất hiện vào năm 1899 do Đại Úy của quân đội Đức, ông Max Von Stephanitz lai tạo ra. Ban đầu, chó béc giê được nuôi nhằm mục đích chăn gia súc, bảo vệ tài sản, kéo xe…. Khi Đức rơi vào thế chiến thứ nhất, giống chó này được đưa đến phục vụ trong quân đội và lực lượng cảnh sát. Nhiệm vụ lúc bấy giờ của chúng là: Bảo vệ, đưa thư, cứu hộ và canh gác.

Khi chiến tranh kết thúc, Becgie bắt đầu được biết đến và nuôi phổ biến trên toàn thế giới. Chúng ngày càng được phân hóa thành nhiều giống như Becgie Nga, Becgie Bỉ, Becgie Mỹ… nhưng được yêu thích nhất vẫn là chó Becgie Đức thuần chủng.

Chó Becgie Đức thuần chủng (Ảnh: Internet)

Đặc điểm hình dáng của giống chó Becgie Đức Thân hình

Chó Becgie có thân hình to lớn, mạnh mẽ với nhiều cơ bắp săn chắc. Cổ của chúng cao, hay nghểnh, 04 chân dài và thon gọn, giúp chúng di chuyển linh hoạt. Mõm Becgie dài, cơ ngực vạm vỡ, bụng hóp sâu. Phần đầu Becgie tròn, đôi mắt đen.

Chiều cao và cân nặng

Chó săn cứu Đức trưởng thành có chiều cao trung bình từ 58 – 60cm đối với con cái và từ 60 – 65cm đối với con đực. Về cân nặng, Becgie thường nặng từ 30 – 40kg tùy con.

Bộ lông

Béc-giê có bộ lông dài, dày và bao phủ toàn bộ cơ thể. Bộ lông được chia làm 02 lớp, lớp ngoài dài và rụng quanh năm, còn lớp trong ngắn và dày hơn. Lông của Becgie có màu sắc đa dạng nhưng phổ biến nhất là màu nâu đen và đen sẫm.

Tai, lưỡi và đuôi

Giống chó Becgie thuần chủng thường có tai song song nhau, dựng đứng, to vừa phải. (Becgie còn nhỏ sẽ có tai cụp). Đuôi của chúng dài đến khủy chân sau, lông đuôi rậm và dài. Phần đuôi lúc nào cũng rũ xuống và cụp vào chân, khi Becgie chạy đuôi sẽ dựng lên nhưng không cao quá tầm lưng.

Đặc điểm tính cách của giống chó Becgie

Trung thành.

Thông minh.

Thân thiện, dễ gần.

Sống tình cảm.

Ham hoạt động.

Hung hãn khi bị chọc tức hoặc bị xâm phạm lãnh thổ.

Khi bị xâm phạm lãnh thổ, chó Becgie Đức sẽ trở nên hung dữ (Ảnh: Internet)

Cách nuôi chó Becgie Đức Môi trường sống

Chó Becgie có phát triển toàn diện hay không là do một phần ảnh hưởng từ môi trường sống. Không gian sống thích hợp nhất cho chúng là nơi sạch sẽ, thoáng mát và rộng rãi để chúng chạy nhảy cũng như tập luyện mỗi ngày. Bạn cũng có thể nuôi chó chăn cừu Đức trong căn hộ nhưng nhất định phải có không gian cho chúng luyện tập.

Không nên để Becgie ở nhà quá nhiều vì sẽ khiến chúng thụ động, trở nên rụt rè và mất dần sự dũng mãnh. Riêng đối với những chú chó mới mua ở nước ngoài về Việt Nam thì ít nhiều chúng sẽ bị ảnh hưởng đến thể lực, vì vậy người nuôi cần tạo cho chó Becgie điều kiện sống thích hợp nhất có thể.

Thức ăn

Thức ăn từ động vật: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc… Những loại thịt này sẽ cung cấp chất đạm, chất béo và sắt cho Becgie phát triển cơ bắp và có một thân hình khỏe mạnh.

Thức ăn từ thực vật: Các loại rau củ quả cung cấp cho chó Becgie đầy đủ vitamin, chất xơ để hệ tiêu hóa của chúng tốt hơn.

Thức ăn nhiều khoáng chất: Ngao, cua, tôm, sò, cá biển… là nguồn cung cấp dồi dào các loại khoáng chất như kali, kẽm, natri, magie… rất cần thiết cho sự phát triển tư duy của chó chăn cừu Đức.

Cách chăm sóc chó Becgie

Tắm cho Becgie thường xuyên để lông của chúng luôn mượt mà, tránh bị nấm ghẻ.

Chải lông Becgie mỗi ngày một lần giúp kích thích sự mọc lông và loại bỏ lông chết.

Vệ sinh kẽ chân, móng chân và lỗ tai cho Becgie hàng tuần, hạn chế tối đa sự tích tụ của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Mua chó Becgie ở đâu Uy Tín?

Hiện nay, chó béc giê được nuôi rất phổ biến. Vì vậy, để mua được giống béc-giê chất lượng đảm bảo, bạn nên tìm đến các trang trại chó lớn hoặc các cơ sở nhân giống bẹc-giê uy tín. Zoipet khuyên các bạn nên đến Dogily Petshop đây là cơ sở mua bán chó béc – giê uy tín nhất hiện nay.

Thông Tin Liên Hệ

Website: https://dogily.vn

Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetstore/

Hotline 1: 0916299911

Hotline 2: 0965086079

Địa chỉ: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 391 Đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 95 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Những bệnh Becgie Đức hay gặp phải Bệnh dại

Chó Becgie Đức dễ bị mắc bệnh dại nếu không được tiêm phòng định kỳ. Khi bị dại chúng sẽ có biểu hiện không nghe lời, hung dữ hơn bình thường, chảy dãi, khó kiểm soát.

Bệnh viêm dạ dày

Nếu virut Parvo phát triển và sinh sản trong niêm mạc dạ dày của Becgie thì chúng sẽ bị viêm dạ dày.

Bệnh tiêu hóa

Becgie ăn phải đồ ôi thiu, uống nước bẩn hoặc không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phá hoại hệ tiêu hóa của cơ thể.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do virut Demodex Canis gây ra, làm suy yếu khả năng miễn dịch trên da và gây ra ghẻ ở chó Becgie. Bệnh này có thể phòng tránh bằng cách tắm rửa cho Becgie Đức thường xuyên và dùng các loại thuốc chống ghẻ bôi lên da của chúng.

Chó Becgie Đức cần được tắm thường xuyên để phòng chống bệnh ghẻ (Ảnh: Internet)

Cách huấn luyện Becgie Đức hiệu quả nhất Dạy khẩu lệnh đơn giản

Các khẩu lệnh “ngồi xuống”, “đứng lên”, “bắt tay” cần được dạy cho Becgie từ lúc nhỏ. Khi tập luyện nên chuẩn bị dây xích để phòng trường hợp chúng chưa quen huấn luyện, có thể chạy mất.

Chạy bền, bắt bóng

Những bài tập này dành cho chó chăn cừu Đức khi trưởng thành, giúp chúng tăng cường độ dẻo dai. Nên tập bắt bóng trước rồi đến chạy bền từ 05 – 06km mỗi ngày với tốc độ nhanh dần.

Nhảy cao và chạy theo xe đạp

Treo thức ăn lên cao cho Becgie nhảy lên càng cao càng tốt. Bài tập này sẽ giúp chúng phát triển chân sau và cơ bắp. Nếu chạy theo xe đạp thì cho Becgie chạy từ 10 -15km/ngày để thân hình săn chắc và tăng cường cơ bắp.

Đánh hơi tìm đồ vật

Bài tập này có tác dụng kích thích tư duy của Becgie, khiến chúng thông minh hơn. Bạn chỉ cần cho chúng ngửi một đồ vật rồi giấu đi và bắt Becgie tìm.

Phân biệt Becgie Đức và Becgie Bỉ Giống nhau

Cả Becgie Đức và Becgie Bỉ đều là giống chó chăn cừu rất thông minh, dễ huấn luyện và đặc biệt trung thành. Chúng đều được lực lượng cảnh sát Mỹ, Pháp, Đức… chọn làm chó nghiệp vụ. Ngoại hình chó Becgie Bỉ và Becgie Đức có nhiều điểm giống nhau như: Đầu nhỏ, tai thẳng đứng, mõm dài, đuôi dài và hơi cụp.

Khác nhau

Becgie Bỉ là kết quả lai tạo giữa chó săn cừu bản địa với Becgie Đức. Chúng có thân hình gọn gàng và nhỏ nhắn hơn nhiều so với Becgie Đức, cân nặng dao động từ 25 – 30kg.

Lông Becgie Bỉ mọc thẳng, khá ngắn, không dài và mượt bằng Becgie Đức.

Chó Becgie Bỉ chỉ là một nhánh nhỏ của Becgie Đức chứ không được công nhận là một dòng riêng.

Chó Becgie Bỉ (Ảnh: Internet)

Chó chăn cừu Đức giá bao nhiêu trên thị trường? Giá chó Becgie Đức con (02 tháng tuổi)

Giá từ 06 – 09 triệu: Chó Becgie con thuần chủng được sinh tại Việt Nam, không có giấy tờ.

Giá từ 09 – 15 triệu: Becgie Đức thuần chủng, sinh tại Việt Nam, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, được tiêm phòng và tẩy giun sán.

Giá từ 15 – 20 triệu: Có những đặc điểm giống với Becgie con loại 06 – 12 triệu nhưng đẹp, lanh lợi và thông minh hơn. Ngoài ra, chúng được chăm sóc theo chuẩn châu Âu, có chứng nhận sức khỏe và được cung cấp dịch vụ thú ý sau khi mua.

Giá trên 20 triệu: Chó Becgie nhập khẩu từ châu Âu, đạt tiêu chuẩn về mọi mặt của một chú chó chăn cừu Đức thuần chủng.

Giá của chó Becgie Đức trưởng thành (Trên 04 tháng tuổi)

Giá từ 05 – 08 triệu: Becgie sinh ra tại Việt Nam, có thể giao phối. Chúng không có giấy tờ, ngoại hình và tính cách cũng không có gì đặc biệt.

Giá từ 08 – 14 triệu: Becgie thuần chủng, sinh tại Việt Nam nhưng bố và mẹ là chó ngoại.

Giá từ 15 – 20 triệu: Chó Becgie sinh tại Việt Nam, có bố mẹ được nhập khẩu từ Đức.

Giá từ 20 – 30 triệu: Đây là giá của chó Becgie nhập khẩu từ Hàn Quốc và Thái Lan, có giấy tờ đầy đủ, đạt chuẩn từ ngoại hình đến tính cách. Đặc biệt, chúng đã qua huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và canh gác.

Giá trên 50 triệu: Chó Becgie nhập khẩu từ Nga, Đức, Mỹ, có đủ tiêu chuẩn của Becgie Đức thuần chủng.

Giá của chó Becgie lai

Chó Becgie lai có giá khá rẻ, chỉ trừ 01 – 02 triệu/con cho đời F1. Nếu lai tạo qua nhiều đời thì chúng chỉ có giá vài trăm nghìn. Cách nhận biết chó Becgie lai là chúng trông không khác những chú chó bình thường ở trong nước.

Chó Becgie có nhiều giá khác nhau tùy vào độ thuần chủng (Ảnh: Internet)

Bạn thấy chó Becgie như thế nào? Có thích hợp để làm thú cưng nhà mình không? chúng tôi hi vọng qua bài viết ở trên bạn đã biết cách chọn và chăm sóc một chú chó Becgie Đức để bầu bạn với mình. Nếu bạn là người yêu chó và muốn tìm hiểu đặc điểm của từng loại chó thì có thể tìm hiểu thêm tại: https://zoipet.com/cac-giong-cho-canh

Chủ Chó Becgie Cắn Chết Người Ở Hà Nội Có Thể Bị Phạt Tù Đến 5 Năm?

Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao trước việc ông Nguyễn Văn Th. (SN 1969, trú tại ngõ 358, phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) bị chó becgie của nhà em gái cắn sau đó tử vong.

Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật khi để chó cắn người tử vong hay không?

Để giải đáp câu hỏi trên, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng văn phòng Luật sư Giang Thanh (đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Thanh cho biết: Có thể nói rằng, việc chó chạy rông không có người đi kèm hoặc có người đi kèm nhưng không rọ mõm tại nơi công cộng tạo ra những nguy hiểm tiềm tàng cho người khác.

Trên thực tế có nhiều trường hợp người dân bị chó cắn gây thiệt hại đến sức khỏe, tiền bạc và không ít trường hợp còn nguy hiểm đến cả tính mạng.

Ngay cả khi không bị chó cắn, thì hình ảnh chó chạy rông cũng gây nên sự lo lắng, sợ hãi đối với nhiều người, khiến họ cảm thấy mất an toàn.

Bên cạnh đó, thả rông chó cũng gây mất vệ sinh công cộng do chó phóng uế bừa bãi nhưng chủ nuôi chó không dọn dẹp. Ngoài ra còn tình trạng chó thả rông chạy trên đường gây cản trở hoặc gây tai nạn đối với người tham gia giao thông.

Theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày ngày 09/01/2007 về phòng, chống bệnh dại ở động vật, chủ nuôi chó khi đưa cho ra ngoài nơi cộng cộng phải rọ mõm chó.

Con ngõ 358 phố Bùi Xương Trạch.

Luật sư Thanh nói, thông tư số 07/2023/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định: Chủ nuôi chó, mèo phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

Người nào vi phạm quy định trên có thể bị xử lý theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 31/7/2023 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể là: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Tuy nhiên có thể thấy, Nghị định có hiệu lực đã gần 1 năm nhưng tình trạng chó thả rông, không rọ mõm vẫn khá phổ biến. Điều này có nghĩa là số người bị phạt tiền chưa nhiều đến mức khiến người ta phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Theo Luật sư Thanh, trong trường hợp chó không bị rọ mõm cắn người khác ở nơi công cộng, nơi đông người gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe (với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên) thì chủ chó còn có thể bị xử lý hình sự về tội ‘Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người’ theo Điều 295 BLHS 2023 với hình phạt là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài ra chủ chó còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 603 Bộ luật dân sự quy định về ‘Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra’.

Như vậy chủ chó becgie trong trường hợp cắn ông Nguyễn Văn Th. khiến nạn nhân tử vong sau đó có thể đối diện mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Bình – Tổ trưởng tổ dân phố ở ngõ 358 Bùi Xương Trạch cho biết: Trong ngõ 358 có nhiều hộ gia đình nuôi chó dữ, cũng đã nhiều lần xảy ra tình trạng chó tấn công người, tuy nhiên đây là lần nghiêm trọng nhất.

Thời gian trước khi xảy ra sự việc ông Th. bị chó becgie cắn, phường đã phát thông báo cho các gia đình nuôi chó với nội dung phải kiểm dịch, tiêm phòng đầy đủ.

Phường cũng yêu cầu các gia đình nuôi chó phải có dây xích, rọ mõm mỗi khi dắt chó đi dạo.

Theo ông Bình, trước tình trạng một số người bị chó tấn công, từ đầu tháng 7/2023, phường đã tổ chức một đội bắt nhốt chó thả rông, tuy nhiên thực trạng này vẫn tiếp diễn.

Sáng sớm có rất nhiều gia đình thả chó ra ao đầu ngõ để cho chó vệ sinh và tắm, đáng nói đây cũng là nơi trẻ em vui chơi và người già tập thể dục. Ông Th. bị chó tấn công cũng là thời điểm sáng sớm như vậy.

Hiện tại dân cư trong khu phố đang rất hoang mang lo lắng.

‘Tôi kiến nghị chính quyền cần có một giải pháp mới, hoặc một chế tài cứng rắn hơn để giải quyết dứt điểm vấn đề này. Ngày nào tôi cũng đi nhắc nhở nhưng không có nhiều tác dụng, nỗi lo lắng bấy lâu nay của dân cư trong ngõ đã thành sự thật‘, ông Bình bày tỏ.

Những Thông Tin Bạn Phải Biết Sau Vụ Chó Becgie Cắn Chết Người Đàn Ông Ở Hà Nội

Được biết cả nhà nạn nhân và nhà chủ của chó Becgie đều nuôi chó dữ. Vụ việc này vốn tiềm ẩn nguy hiểm từ lâu khi con ngõ này có nhiều nhà nuôi chó dữ, lại có thói quen thả rông không rọ mõm.

Sự việc đã xảy ra mấy ngày qua nhưng những hộ dân sinh sống tại ngõ 358 phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội vẫn chưa hết sợ hãi trước việc ông Nguyễn Văn Th. (SN 1969, trú tại địa chỉ trên) bị chó nhà nuôi cắn tử vong.

Lúc này, ông Th. đang ngồi trước cửa nhà đã cầm cây nạng gỗ chống chân đuổi hai con chó. Sau đó, con chó Becgie bất ngờ giật tuột dây xích từ tay ông H. và lao vào cắn ông Th. Bị con chó tấn công bất ngờ, ông Th. ngã đập đầu xuống đất và bị cắn trúng cổ.

Ngay sau đó, ông H. đã kéo con chó ra ngoài và cùng với gia đình đưa ông Th. đi viện. Đến hôm sau (20/8), khi các bác sĩ truyền máu cho ông Th. thì máu không lên não được. Sau đó, gia đình đưa đi chụp chiếu thì các bác sĩ xác định ông Th. bị tụ máu não.

Theo những người hàng xóm, cách đây mấy năm, ông Th. bị tai nạn và bị mất một chân nên mọi di chuyển phải dùng bằng nạng gỗ.

Được biết, nhà ông H. và ông Th. nhà ở cạnh nhau. Nhà ông H. nuôi một con chó ngoại nặng chừng 50kg, nhà ông Th. cũng có một con chó lai nặng chừng hơn 2 yến. Trước giờ hai con chó cũng đã đôi lần cắn nhau, mỗi lần con này đi qua nhà con kia thì chúng tỏ thái độ gầm gừ.

Tại địa phương này, vụ việc kinh hoàng khiến nhiều người hàng xóm vẫn chưa hết sợ hãi. Những sợ hãi của họ bấy lâu nay đã trở thành sự thật. Một phụ nữ sống cạnh nhà ông Th. cho biết, trong ngõ có nhiều chó ngoại to lớn và hung dữ, vẫn hay được thả rông, không rọ mõm. Mỗi lần thấy các “hung thần” này nghênh ngang ngoài đường mọi người đều khiếp đảm, nhất là khi chúng xuất hiện gần chỗ bọn trẻ con vui chơi.

Một phụ nữ khác cho biết mình không dám đi con đường gần để về nhà mà phải đi vòng xa hơn. “Gần hồ là nơi người ta thường thả chó để đi vệ sinh và tắm. Lâu nay tôi không dám đi ngang qua chỗ đấy, cũng cấm bọn nhỏ ra hồ chơi. Mỗi lần đón con đi học về tôi đều đi vòng cho an toàn”, người phụ nữ nói.

Ông Nguyễn Văn Bình, tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Trong ngõ có nhiều hộ gia đình nuôi chó dữ, cũng đã nhiều lần xảy ra tình trạng chó tấn công người, tuy nhiên đây là lần nghiêm trọng nhất.

Vừa rồi phường đã phát thông báo cho các gia đình nuôi chó với nội dung phải kiểm dịch, tiêm phòng đầy đủ. Phường cũng yêu cầu các gia đình nuôi chó phải có dây xích, rọ mõm mỗi khi dắt chó đi dạo. Trước tình trạng một số người bị chó tấn công, từ đầu tháng 7/2023, phường đã tổ chức một đội bắt nhốt chó thả rông, tuy nhiên thực trạng này vẫn tiếp diễn.

Sáng sớm có rất nhiều gia đình thả chó ra cái ao đầu ngõ để cho chó vệ sinh và tắm, đáng nói đây cũng là nơi trẻ em vui chơi và người già tập thể dục. Ông Th. bị chó tấn công cũng là thời điểm sáng sớm như vậy.

Được biết sau khi vụ việc xảy ra, 2 gia đình đã quyết định chuyển hết chó đi nơi khác và không nuôi chó nữa.

Trường hợp nào người nuôi chó phải chịu trách nhiệm hình sự?

Trong trường hợp nuôi “thú cưng”, khi cho “thú cưng” ra đường, người nuôi thú cưng phải rọ mõm và có biện pháp giám sát vật nuôi của minh. Nếu không, sẽ bị xử phạt vi phạm thành chính theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15/9/2023. Theo đó, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600 – 800 nghìn đồng.

Nghị định 90 cũng nêu rõ, trường hợp chủ nuôi chó không tiêm phòng bệnh dại cũng chịu mức phạt tương tự từ 600 – 800 nghìn đồng.

Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại mà chủ nuôi chó sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2023 quy định về việc Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Nếu chó cắn chết người, chủ sở hữu chó có thể chịu trách nhiệm hình sự:

– Đầu tiên, nếu người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra thì người này có thể chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người”.

– Thứ hai, người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả gây thương tích cho người bị cắn xảy ra; dù không mong muốn hậu quả chết người nhưng thực tế gây hậu quả chết người đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích”.

– Thứ ba, người chủ sở hữu không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do sơ suất trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người”.

Chó becgie Bỉ là giống thế nào?

Ngay khi vụ việc xảy ra, nhiều người đã lầm tưởng ông Th bị chó Pitbull cắn chết. Ngày 23/8, Công an phường Khương Trung cho biết, người đàn ông chết vì bị chó becgie Bỉ cắn vào cổ chứ không phải chó Pitbull.

Trên Wikimedia, Malinois là một giống chó thuộc nhóm chó chăn cừu Bỉ có ngoại hình khá giống chó chăn cừu Đức nhưng khác biệt với cái mõm đen do đó còn được gọi là Béc-giê mõm đen. Chúng nằm trong các giống chó chăn cừu Bỉ gồm các giống Groenendael, Tervueren và Lakenois. Đây là dòng chó cỡ trung trở lên, thường được gộp chung vào chó chăn cừu Bỉ.

Chúng có khả năng thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và canh gác, tìm kiếm và cứu hộ, thậm chí dẫn đường cho người khiếm thị. Nhờ có bản năng mạnh mẽ khi thực hiện các nhiệm vụ an ninh như truy tìm tội phạm và cứu thương, phát hiện chất nổ, chất gây cháy (trong các vụ hỏa hoạn) và ma túy, chó Malinois thường được sử dụng trong truy tìm tội phạm, ma túy và phát hiện bom mìn và là một trong những giống chó nghiệp vụ ngày càng phổ biến.

Chó becgie bỉ con (chó Malinois) được thuần hóa và sử dụng nuôi ở Việt Nam vào những năm 1980. Chúng được mua để làm cảnh, làm canh gác, bảo vệ.

Bất kỳ một chú chó nào, kể cả được nuôi dưỡng từ nhỏ, cũng có thể trở nên hung dữ, đặc biệt là các giống chó lai như: chó becgie Bỉ (chó Malinois). Khi nuôi nhốt trong một thời gian dài, tâm tính bị ức chế, chó sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Đây là giống chó ưa hoạt động nên khi nhốt một nơi càng trở nên nguy hiểm.

Khi muốn được an toàn trước những loài chó dữ thì bạn cần hạn chế những trường hợp này xảy ra:

– Không chạy khi đối diện với chú chó becgie Bỉ (chó Malinois). Nếu chạy chỉ làm tính hung dữ của nó tăng cao.

– Tránh nhìn trực tiếp vào mắt của chó. Vì đây sẽ ảnh hưởng đến tâm lý.

– Không nên quát nạt, mà bạn hãy nói nhẹ nhàng để chấn an tâm lý của chó, giúp chúng hạn chế bản năng hung dữ vốn có của mình.

– Nếu bị cắn thì hãy cuộn tròn người lại như quả bóng, dùng tay để bảo vệ đầu và cổ của mình, sau đó đến cơ sở y tế để khám.

– Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì chúng thường thích chơi gần chó. Điều quan trọng là không để các em chơi đùa gần các con chó hung dữ. Nếu hàng xóm nuôi chó, bạn cần giám sát chặt chẽ con của mình.

Dạy bảo trẻ em cách cư xử tôn trọng và bình tĩnh khi gần chó là điều rất quan trọng, chẳng hạn không được phép trêu chọc chó, kéo tai hay đuôi nó. Chạy quanh hay gào thét cũng có thể khiến các con vật sợ hãi hoặc quá khích thái quá.

Theo GiaDinh

Chó Dại Cắn Người Tràn Lan

Chỉ trong vòng 2 tháng, tại tỉnh Phú Yên đã có khoảng 250 người bị chó cắn, trong đó ở huyện Tuy An đã xác định có hơn 20 con chó dại cắn 28 người.

Những ngày qua, người dân ở một số xã của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên rất bất an khi liên tục xuất hiện nhiều chó dại cắn người. Những con chó này cắn hàng trăm con chó của người dân đang nuôi, lây lan bệnh dại.

Người dân lo lắng

Bên cầu Long Phú bắc qua đầm Ô Loan, nơi thường tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống và bán nhiều đặc sản tươi sống của tỉnh Phú Yên, những ngày qua vắng hoe khách du lịch. “Lịch trình của chúng tôi khi đến Phú Yên là sẽ đến đầm Ô Loan ăn hải sản. Khi đến nơi, nghe bạn bè nói vùng ấy chó dại nhiều nên ngại quá, đành thôi” – Lê Văn Vinh, một du khách đến từ huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, cho biết.

Xã An Cư, huyện Tuy An được cho là nơi phát hiện có người bị chó dại cắn đầu tiên. Cuối tháng 2-2023, một con chó xuất hiện trên đường làng ở thôn Tân Long, gặp bất kỳ ai cũng đuổi cắn. “Trên đường từ chợ Tân Long trở về, tôi bất ngờ bị một con chó lớn ngoạm vào chân. Mắt nó long lên sòng sọc, đỏ ngầu. Khi tôi vùng vẫy kêu cứu, nó mới bỏ chạy, nước dãi nhỏ xuống đường, không sủa tiếng nào” – bà L.T.T, một người dân nơi đây, kể.

Con chó này sau đó tiếp tục cắn 1 học sinh trên đường đi học về và 4 người khác. Sau khi cắn thêm một số chó nuôi, con chó này đã bị người dân đánh chết. Kết quả xét nghiệm cho thấy con chó bị bệnh dại. Sáu người bị cắn phải vào Viện Pasteur Nha Trang để tiêm ngừa.

Qua số liệu của các cơ quan chức năng, 2 tháng qua, tại tỉnh Phú Yên đã có khoảng 250 người bị chó cắn. Chỉ riêng huyện Tuy An, đã xác định có đến 28 người bị chó dại cắn. Chó dại cũng cắn 6 con bò và 71 chó nhà chưa bị bệnh nhưng các ngành chức năng chỉ mới tiêu hủy hơn 20 con chó dại. Theo ông Giáp Văn Thức, Phó trưởng Trạm Thú y huyện Tuy An, bệnh dại của chó giờ đã lan sang 6 xã và thị trấn của huyện Tuy An, gồm An Cư, An Thạch, An Ninh Tây, An Nghiệp, An Hiệp và thị trấn Chí Thạnh.

Chưa công bố dịch

Ông Trần Văn Đồng, Bí thư Đảng ủy xã An Cư, cho biết người dân đang rất lo lắng về tình trạng chó dại ngày một nhiều. Tất cả chó dại cắn người và động vật bị phát hiện đều không có người nhận là chủ. Trái lại, người dân nơi đây khẳng định những con chó dại trên của chính người dân trong xã nuôi. Khi lên cơn dại, cắn người, chủ chó sợ bồi thường nên không dám nhận.

Nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo này, UBND huyện Tuy An đã xuất 50 triệu đồng để hỗ trợ cho các xã, thị trấn tổ chức truy bắt, tiêu hủy chó dại và tiêu độc, khử trùng những nơi có chó dại xuất hiện. “Chúng tôi đã cố gắng hạn chế tình trạng chó dại lan ra diện rộng. Riêng về việc tiêm phòng cho chó không thuộc diện được hỗ trợ nhưng bắt buộc chó nuôi phải được tiêm phòng” – ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, nói.

Tuy vậy, ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, thông tin số chó được tiêm phòng ở huyện Tuy An chưa đến 5.000 con, chiếm khoảng 60% đàn chó nuôi ở huyện này. Đối với những huyện, thị lân cận có nguy cơ bị lây lan bệnh dại, dù đã vận động nhưng số chó được tiêm phòng cũng chỉ hơn 15%.

“Bệnh dại là một loại bệnh thần kinh nên mỗi khi trời nắng nóng dễ phát sinh. Khi một con chó dại cắn những con chó khác sẽ lây bệnh và cứ thế nhân rộng. Theo quy định chỉ cần có 1 người tử vong do bệnh dại thì phải công bố dịch. Cho đến nay, tại địa phương chưa phát hiện ai tử vong do bị chó dại cắn nên chúng tôi chưa công bố dịch” – ông Nhĩ cho hay.

Không có thuốc đặc trị

Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh dại hiện nay chưa có thuốc đặc trị và gần như gây tử vong 100% trên người. Ông Đào Lý Nhĩ cho rằng chỉ có một cách để bảo đảm tính mạng là sau khi bị chó cắn (dù chưa biết dại hay không), phải gấp rút đến các cơ sở y tế tiêm ngừa bệnh dại. Rất sai lầm khi nhiều người cho rằng cần theo dõi con chó cắn mình có bị chết hay không để xác định nó đúng là chó dại rồi mới đi tiêm ngừa.

“Từ khi phát bệnh, cắn người đến khi con chó ấy chết phải mất 15-20 ngày. Trong khi đó, thời gian phát bệnh dại đối với người sau khi bị chó cắn là từ 7 ngày đến 3 tháng. Đối với những người phát bệnh sớm, trước khi con chó dại chết sẽ bị phát bệnh và không thể trở tay” – ông Nhĩ cảnh báo.

Theo bài và ảnh: Hồng Ánh (NLĐ)

Nguồn: Báo Tầm Nhìn