Chó Ăn Xương / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Ăn Xương Được Không? Các Loại Xương Gặm An Toàn Cho Chó?

Bạn thường nghe nói là chó cảnh thích gặm xương. Nhưng cũng có người cho rằng xương không an toàn đối với cún cưng.

Vậy sự thật đằng sau những thông tin gây nhiễu về việc cho chó gặm xương là gì. Cho chó ăn xương có nguy hiểm không, hay là gặm xương lại rất an toàn và tốt cho sức khỏe của chó.

Bạn cần phải trao đổi, nhận tư vấn chuyên môn của bác sĩ thú y trước khi quyết định thức ăn mới cho chó để đảm bảo an toàn nhất có thể.

Không cho chó ăn xương đã nấu chin

Tuyệt đối không cho chó ăn xương nấu chin bất kể là xương vụn hay xương ống. Xương có thể dễ bị vỡ và gây các tổn thương sau cho chó. Cụ thể:

Gãy răng.

Chảy máu vùng lưỡi và miệng.

Tổn thương vùng xương hàm dưới.

Gây tắc đường tiêu hóa, chảy máu khí và thực quản.

Gây bệnh táo bón.

Bị chảy máu trực tràng.

Gây nhiễm khuẩn trên các vết thương bị thủng dạ dày và ruột non.

Xương mua tại Pet Shop có tốt cho chó không?

Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, xương công nghiệp được bán tại các cửa hàng thú cưng thường đã được xử lý an toàn theo phương pháp khác so với xương mua tại hàng thịt gây nguy hiểm như ở trên.

Năm 2015, tổ chức này đã nhận được hơn 30 báo cáo về một số loại bệnh mà cún cưng thường mắc phải của nhiều thương hiệu thức ăn cho chó bán trên thị trường Mỹ. Cụ thể:

Các nhà sản xuất thường làm khô xương công nghiệp bằng thuốc hoặc nướng. Sau đó bổ sung thêm chất bảo quản, phụ gia và hương liệu.

Các triệu chứng nguy hiểm thường gặp khi chó sử dụng xương công nghiệp là:

Hóc xương, ngạt thở.

Bị rách ở miệng hoặc a min đan.

Nôn, ói.

Tắc đường tiêu hóa.

Chảy máu trực tràng.

Tiêu chảy.

Tử vong (8 trường hợp).

Nếu bạn muốn mua xương ở cửa hàng cho cún cưng của bạn. Bạn nên tham khảo trước ý kiến của chuyên gia và bác sĩ thú y để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Xương da (rawhides) có an toàn không?

Đôi khi, xương da cũng gây ra các nguy hiểm như xương công nghiệp mua ở Petshop. Trong quá trình sản xuất, các loại xương da này có thể bị tồn dư một lượng hóa chất độc hại. Chó có thể bị nhiễm Salmonella hay khuẩn E.coli.

Các loại xương da này có thể gây ngẹn cổ, và các rủi ro về đường tiêu hóa. Trong thành phần xương nhân tạo có thể có chất gelatin, chất làm ngọt nhân tạo hay các loại phụ da bảo quản. Các hóa chất này có thể dẫn đến bị ngộ độc hoặc ung thư cho chó.

Vậy loại xương nào tốt cho cún cưng của bạn?

Chó có thể ăn được cả xương sống và chín. Các loại xương thích hợp là xương gà, bò, heo loại mềm dễ nhai găm cho chó.

Thực ra dùng loại xương nào cũng đều có nguy cơ bị hóc, nghẹn nếu cún cưng của bạn nhai không kỹ. Hoặc gãy răng, chảy máu miệng nếu xương quá sắc và cứng.

Vì vậy, bạn nên tham khảo các hướng dẫn an toàn sau đây của Dogily Kennel, các loại xương trên đều dùng được.

Xương gặm chơi là loại không phải để ăn mà chủ yếu cho chó gặm xả stress. Chủ yếu được làm từ xương đùi, hương hông lớn của trâu bò vẫn còn tủy bên trong. Trong xương vấn có thịt, sụn vẫn còn dính cùng. Bạn có thể dễ dàng mua được ở siêu thị hoặc hàng thịt ngoài chợ.

Trong xương có tủy có rất nhiều chất béo. Vì vậy, bạn cần cân đối lượng chất béo ở bữa chính. Để đảm bảo chó không bị béo phì do chế độ ăn dư thừa chất béo.

Với loại xương vẫn còn thịt sống nguy cơ nhiễm khuẩn khá cao. Bạn nên lựa chọn nguồn an toàn hoặc xử lý một các phù hợp. Tham khảo người bán hoặc bác sĩ thú y để nhận được tư vấn tốt nhất về cách bảo quản và cho chó ăn.

Về cơ bản, mỗi loại xương trên đều có thể dùng được nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn. Cún cưng của bạn có thể thưởng thức tương đối an toàn.

Hướng dẫn sử dụng xương an toàn cho chó.

Nếu bạn muốn chó cưng được gặm xương, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm cho cún ăn xương an toàn sau đây:

Luôn giám sát chặt chẽ: Không cho chó gặm xương một mình. Chó có thể tham ăn và nuốt nhiều có thể bị hóc hoặc chảy máu do cạnh xương sắc nhọn.

Lọc bỏ các phần xương giòn: Nếu cún cưng của bạn nhai phải phần xương giòn, dễ vỡ là cả một vấn đề lớn. Bên cạnh đó, nếu chó nhai kỹ quá nhiều xương, chó dễ bị ngạt thở.

Không cho chó răng yếu, sứt mẻ gặm xương. Chó có nguy cơ bị gãy răng và các vấn đề nảy sinh các vấn đề về răng miệng.

Không cho chó ăn xương có tủy đối với các bé bị viêm tụy. Trong thành phần tủy có nhiều chất béo có thể dẫn đến bệnh bùng phát. Hay nhẹ hơn là bị tiêu chảy cấp.

Không đưa các khúc xương ống cho chó có hàm răng chắc khỏe như Pitbull, Rottweiler, Doberman. Chúng có thể cắn khúc xương làm đôi. Với tính tham ăn, chúng sẽ nuốt nhanh hơn là nhai kỹ. Và khúc xương vỡ sắc nhọn là rủi ro rất lớn.

Không cho chó ăn xương sau bữa ăn. Khi no chó sẽ lười nhai và có thể nuốt xương nhanh chóng.

Không cho chó ăn xương mà chúng có thể nuốt chửng cả khúc. Đặc biệt với chó lớn, xương ống chân gà như một mũi dao nhọn có thể chọc thủng dạ dày chó.

Không cho chó cắn xương theo chiều dọc. Ví dụ: xương ống chân bị cắn theo chiều này có thể bị vỡ tung tóe.

Không cho cún ăn thịt heo và xương sườn có khả năng vỡ vụn cao.

Chỉ cho chó gặm xương trong khoảng 10-15 phút. Thời gian ngắn cũng giảm khả năng rủi ro bị tổn thương.

Bỏ xương sau khi sử dụng: Khi chó gặm xong, bạn có thể bỏ đi không tái sử dụng nữa. Do khả năng nhiễm khuẩn rất cao.

Ích lợi của xương với sức khỏe của chó.

Nhai và gặm là bản năng tự nhiên của loài chó. Đồ chơi xương có tác dụng như một cái bàn chải (hoặc chỉ nha khoa) làm sạch răng chó. Xương hàm được làm sạch cao răng sẽ giảm bệnh nướu răng.

Khi chó nhai, gặm cơ thể sẽ kích thích tiết enzyme nước bọt để gỡ bỏ mảng bám. Chó được nhai xương cũng hạn chế gãi hay liếm chân mất vệ sinh của chó.

Xương tươi sống cung cấp canxi, phốt pho và nhiều khoáng chất vi lượng. Thức ăn này cũng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Nâng cao khả năng co bóp của cơ bao tử, giảm đầy hơn. Hỗ trợ cho nhu động ruột khỏe mạnh cũng như phòng tránh các vấn đề về tuyến hậu môn.

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, chó gặm xương sẽ giảm stress và tăng hung phấn. Giúp cho chó luôn vui vẻ, ít lo sợ dẫn đến bệnh tim mạch và huyết áp.

Vậy có nên cho chó của bạn gặm xương hay không?

Cho đến nay chưa có kết luận khoa học chính thức nào về việc gặm xương đến sức khỏe của chó. Ngay trong giới bác sĩ thú y hay nhà nhân giống cũng không thông nhất với nhau. Quyết định cuối cùng thuộc về bạn.

Thông qua các phân tích về ưu và nhược điểm trên. Chúng tôi khuyên bạn nên xem xét kỹ từng hoàn cảnh cụ thể. Hoặc xin ý kiến của bác sĩ thú y trước khi cho chú chó cảnh của bạn gặm xương.

Cảnh Giác Chó Poodle Ăn Phải Xương

Chó ăn xương liệu có phải là quy luật tự nhiên và chúng thích điều này? Vấn đề đó cần đánh giá lại nhưng đối với việc chó Poodle ăn phải xương thì thực sự cần cảnh giác bởi những nguy hiểm khôn lường của nó.

+ Chó poodle trắng ăn gì để duy trì được vẻ đẹp của bộ lông?

+ Chó Poodle ăn cá được không – câu trả lời chính xác

1. Chó Poodle có thích ăn xương không?

Chúng ta gần như mặc định một suy nghĩ rằng các loài chó luôn thích ăn xương, bao gồm cả giống chó Poodle. Thậm chí, nhiều người cho rằng chúng cần gặm hoặc ăn xương để đạt được những tác dụng nào đó. Thế nhưng, tác dụng thực tế và chính xác như thế nào thì hoàn toàn chưa được xác thực.

Trong khi đó, vấn đề chó ăn xương bị hóc hoặc gặp phải các vấn đề tổn thương đường tiêu hóa lại khá phổ biến mà đôi khi chủ nuôi không để ý hoặc không biết tới.

Với những chú chó Poodle thì nguy cơ của việc chó Poodle ăn phải xương lại càng nguy hiểm hơn.

2. Chó Poodle ăn phải xương nguy hiểm như thế nào?

Việc cho chó Poodle của bạn ăn xương có thể khiến chú thú cưng của mình gặp phải những tổn thương toàn diện. Tổn thương có thể xảy ra ở trong khoang miệng, ở thanh quản, thực quản, dạ dày, ruột non.

– Gây sứt răng

– Vết thương ở lợi như làm xước và chảy máu lợi

– Xương mắc ở má trong, trên hàm

– Chức năng nuốt bị yếu

– Chảy nước dãi nhiều hơn

– Thường xuyên khạc nhổ gây mất vệ sinh

– Làm xước dây thanh quản, sưng phù thanh quản

– Làm cho các mô bị tăng huyết áp

– Gặp khó khăn với vấn đề hô hấp

– Có thể bị chảy máu vùng họng

– Làm Poodle giảm cảm giác thèm ăn

– Làm tổn thương hoặc tắc nghẽn một phần / toàn phần thực quản

– Gây viêm mô và thậm chí có nguy cơ gây hoại tử

– Có thể làm thủng thực quản

– Làm rối loạn chức năng nuốt của vật nuôi.

– Khiến vật nuôi đau đớn, nôn mửa

– Gây thủng dạ dày và ruột non, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác

– Gây khó khăn cho việc đại tiện của vật nuôi.

Cho nên, việc chó Poodle ăn phải xương là tương đối nguy hiểm, đôi khi là rất nguy hiểm cho sức khỏe của vật nuôi. Đây là vật nuôi có hình thể nhỏ bé nên việc cho chó Poodle ăn xương phải hết sức cẩn trọng.

3. Cần làm gì khi chó Poodle ăn phải xương?

Trong trường hợp nếu chú Poodle của bạn chẳng may ăn phải xương thì nên nhanh chóng xác định được tình trạng và mức độ nguy hiểm để cấp cứu kịp thời bằng các biện pháp phù hợp và hiệu quả.

Nếu nghi ngờ chú Poodle của bạn đã bị mắc xương, bạn hãy quan sát hành vi của vật nuôi với các dấu hiệu sau đây:

– Nếu bị mắc xương ở trong miệng hoặc cổ họng thì vật nuôi thường có biểu hiện rất dễ nhận biết. Lúc này chú Poodle của bạn sẽ khạc nhổ liên tiếp, thường lấy chân cọ vào miệng, má.

– Tính khí vật nuôi trở nên thất thường, dễ nóng nảy, cáu gắt, sửa và cắn vô thức nhưng đôi khi lại trở nên lãnh đạm bất thường

– Trong phân của vật nuôi có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu

– Ăn uống kém, thiếu đi sự linh hoạt thường ngày

– Trường hợp chó Poodle ăn phải xương chỉ mắc ở miệng, răng và lợi thì bạn hoàn toàn có thể sơ cứu ngay tại nhà bằng cách lấy kẹp gắp xương ra. Sau khi đã lấy được xương, cần tưới vào miệng của Poodle dung dịch kali permanganat yếu

Thông thường, nếu là mảnh xương nhỏ, vụn thì có thể được loại bỏ bằng thực phẩm như cơm, bánh mì. Các thực phẩm này sẽ bao phủ ruột và giảm nguy cơ tổn thương màng nhầy, giảm các tác động chấn thương của xương

Phương pháp Heimlich: Đây là phương pháp được các chuyên gia thú y đề xuất khi xương bị mắc kẹt trong thực quản. Vật nuôi sẽ đứng trên 4 chân, người thực hiện nắm lấy vật nuôi bằng hai tay ở ngang bụng. Tay phải nắm thành nắm đấm, định vị ngón cái chạm vào xương ức, ấn cơ hoành của vật nuôi nhiều lần và di chuyển từ dưới lên trên. Thao tác này giúp cho xương nhô cao hơn để loại bỏ nó một cách cơ học. Khi tiến hành nên thận trọng và thực hiện đúng kỹ thuật

– Trường hợp chú Poodle của bạn đã bị mắc xương bên trong thì tốt nhất nên đưa thú cưng tới cơ sở y tế có chức năng và chuyên môn về thú ý. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành xử lý bằng biện pháp tốt nhất để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của chú Poodle.

Khi cấp cứu, xương sẽ được lấy ra nếu có thể hoặc không vật nuôi sẽ được sử dụng các dung dịch chuyên dụng để làm mềm xương và phân hủy chúng. Nếu vật nuôi bị ớn lạnh do quá trình co cứng thì sẽ được tiêm No-shpa để hỗ trợ giảm co thắt cơ trơn và giúp cho mảnh xương di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa mà không gây tổn thương nào.

Với tình trạng tắc nghẽn đường ruột, tuyệt đối không tự ý cho vật nuôi uống thuốc xổ, thuốc chống nôn hoặc thuốc nhuận tràng.

Trong mọi tình huống chó Poodle ăn phải xương, chúng ta không nên tự ý xử lý xương bị hóc cho vật nuôi. Nếu nhận thấy nghiêm trọng thì tất cả các biện pháp cấp cứu đều cần được thực hiện bởi bác sĩ thú y có kinh nghiệm.

+ Cùng khám phá xem chó poodle thích ăn gì?

+ Chó poodle ăn được những gì và những thông tin hữu ích dành cho bạn

Nguy Hiểm: Đừng Cho Cún Ăn Xương Nữa!

Rất nhiều người cho rằng chó ăn xương là quy luật của tự nhiên. Tuy nhiên, sự thực là hành vi này cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tổn thương cho cún cưng.

8. Táo bón do mảnh xương gây ra. Việc bài tiết xương có thể rất khó khăn do chúng quá cứng và cọ sát bên trong thành ruột và trực tràng khi di chuyển. Những vết thương này đau khủng khiếp và có thể lại cần phải đi khám bác sĩ

9. Chảy máu trực tràng nghiêm trọng. Trường hợp này thực sự rất nguy hiểm. Bạn cần đưa cún cưng đi bác sĩ ngay.

10. Viêm phúc mạc. Ca nhiễm khuẩn nghiêm trọng và khó chữa trị này gây ra khi mảnh xương quá sắc chọc thủng dạ giày hoặc ruột của cún. Bạn cần đưa cún đi bác sĩ gấp do viêm phúc mạc hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.

Stamoer cũng khuyên những người chủ nên có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng về giải pháp thay thế món xương cho chó. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại xương đồ chơi với chất liệu an toàn cho cún cưng tập gặm.

Stamper còn cho biết thêm “Đừng rời mắt khỏi cún cưng khi chúng nhai bất cứ cái gì, đặc biệt là khi chúng lần đầu nhai thứ đó. Và bất cứ khi nào thấy cún cưng “có vẻ không ổn”, hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay!”

Theo Carmela Stamper, D.V.M, một chuyên gia thú y đến từ Trung tâm Quản lý Dược phẩm và Thức ăn chăn nuôi, “Người ta cứ nghĩ rằng cho cún cưng ăn xương cỡ lớn như kiểu đùi heo xông khói hay đùi gà nướng thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng dù ở kích cỡ nào thì xương vẫn không an toàn. Bạn cứ liều cho cún cưng ăn xương đi, rồi sau đó chú ta sẽ có một chuyến đi thăm phòng khám thú y, có thể là một ca cấp cứu khẩn hay thậm chí là tử vong”

Stamper cũng nói thêm “Bạn phải chắc chắn là đã bỏ hết sạch xương ra khỏi khẩu phần ăn của cún cưng”. Thậm chí, Stamper còn đề nghị vứt hết sạch rác khỏi nhà hoặc treo rác thực phẩm có xương lên cao ngoài tầm với của cún cưng cho tới khi bạn có thời gian đi đổ rác. “Đồng thời cũng cần chú ý những nơi cún cưng ngửi qua khi đi dạo – phải bảo nó tránh xa bất cứ vật gì nằm trên bãi cỏ”.

1. Sứt răng. Và rồi bạn sẽ phải chi một khoản kha khá ở phòng nha thú y

2. Những vết thương ở lợi và trong miệng. Xương có thể làm xước và chảy máu lợi. Nếu vết thương nghiêm trọng, cún cưng cần đến bác sĩ thú y.

3. Mảnh xương bị mắc ở hàm dưới của cún. Điều này có thể làm cún cưng bị đau và sợ hãi. Thường là lại phải đến bác sĩ thú y giải quyết và lại tốn phí

4. Bị mắc xương. Xương dễ dàng bị mắc lại trong thực quản. Cún cưng sẽ phát hoảng, tìm mọi cách để lấy miếng xương ra, và đương nhiên lại cần đi bác sĩ

5. Bị xương mắc trong khí quản. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi cún cưng không may hít phải một mảnh xương nhỏ và nhanh chóng bị khó thở. Cần đưa đi bác sĩ thú y cấp cứu ngay lập tức

6. Bị xương mắc trong dạ dày. Có thể cún cưng thuận lợi nuốt cục xương xuống, nhưng rồi cục xương quá to nên không thể tiêu hóa và đi vào thành ruột. Tùy vào kích cỡ cục xương mà cún cưng cần phải phẫu thuật hoặc tiến hành nội soi dạ dày. Đây là thủ thuật mà bác sĩ sẽ luồn một cái ống dài mang theo camera và dụng cụ để cố gắng loại bỏ phần xương bị mắc kẹt trong dạ dày.

7. Bị xương mắc trong ruột và tắc lại đó. Cần phẫu thuật ngay

Sai Lầm Của Các Mẹ Khi Cho Con Ăn Toàn Cá Không Xương

Nhiều bé lớn rồi mà còn không biết cá… có xương, vì mẹ toàn gỡ sẵn cho ăn, nên nếu mẹ nhỡ có sơ ý thì con sẽ bị hóc ngay.

Chẳng là có mẹ hỏi mình: “Sao bạn Nim ăn rau siêu đẳng thế ạ?”, “Sao chị dám cho bạn ấy ăn loại cá lắm xương thế? Không sợ con bị hóc xương ạ?”… Nói thật là mỗi lần cho con ăn cá cũng run, và không phải ngay từ đầu bạn Nim đã thích ăn rau, củ, quả ngay đâu. Qua hỏi han, giao lưu tìm hiểu thì mình nhận thấy các mẹ hỏi chủ yếu là có “hiện tượng” thế này:

– Phòng bếp không phải chỗ của con! Bếp là nơi nguy hiểm, con không nên loanh quanh ở đấy, nào thì dao kéo, nào thì nước nôi, rồi con sờ mó vào thực phẩm bẩn hết chân tay quần áo, nói chung là phiền, nên con không cần vào bếp quá sớm làm gì cho… mẹ mệt công dọn dẹp.

Mình thì làm ngược lại hoàn toàn hai điều trên:

1. Biết mình được ăn cái gì, màu sắc thế nào, hương vị nguyên bản ra sao theo mình rất quan trọng đối với việc ăn uống. Trẻ con cũng thế, ăn uống thực ra cũng là chơi, là học, là khám phá. Nếu các mẹ chỉ cho con ăn để no bụng, để lớn khỏe thì thiệt thòi con quá.

Chuyện ăn cá chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, mà củ, quả cũng vậy, nếu con được cầm, được ngắm nghía những thực phẩm tươi ngon, được mẹ cho nếm, cho hít hà để xem món đó thế nào thì tự con sẽ tò mò và… tự tin hơn khi ăn món đó lúc đã được nấu lên. Chưa kể, những quan sát từ quá trình chế biến đến thành phẩm món ăn còn là một cơ hội để mẹ cùng con có nhiều “nhận xét” thú vị, giúp con học hỏi thêm nhiều điều.

2. Mình rón rén đưa con vào bếp từ khá sớm, và chẳng còn cách nào khác là chuẩn bị, dọn dẹp để con có một vị trí đủ an toàn trong bếp, bên cạnh mẹ. Con ướt áo tí không sao, con xả nước nhiều không sao… vì đó chính là cơ hội cho mẹ dạy con làm thế nào để không ướt áo, dùng nước sao cho tiết kiệm. Các thử thách trong bếp cho Nim cứ thế ngày một “khó nhằn” hơn, từ rửa củ quả, đến nạo vỏ, thái miếng to, thái hạt lựu, rồi rửa bát, xới cao, rót dầu ăn vào chảo, đảo thức ăn, đập trứng, đánh trứng… Mẹ có phụ bếp hăm hở như bạn, tuy hơi mệt hơn nhưng bù lại rất vui, vui từ lúc nấu đếu lúc ngồi ăn, vì thực ra, chẳng ai uể oải khi ăn món mình nấu cả, bọn trẻ con hình như cũng thế, nấu có tệ thì vẫn cố mà bảo ngon rồi ăn cho hết.

Đến bây giờ, Nim có thể ăn đủ loại rau củ, rau gia vị gì cũng ăn, thậm chí nhắm mắt cũng biết là đang ăn rau mùi hay rau húng. Cái gì con thích thì ăn nhiệt tình, cái gì chưa thích thì nếm dần cho quen. Thử thách bếp của bạn cũng hấp dẫn, chẳng hạn, mẹ mua thực phẩm về, sẽ đọc thực đơn như: Mình có món thịt gà rang gừng xả, rau muống luộc cho bữa một bữa hai có món đậu phụ xốt cam, trứng rán thịt xay nấm, rau cải cúc… rồi cho bạn mở hộp xếp các thực phẩm trong đó vào đúng theo nhóm thực đơn. Cái này có vẻ dễ vì từ bé Nim đã được mẹ giới thiệu các loại thực phẩm rồi, gì chứ không thể nhầm củ hành với củ tỏi được.

Khó hơn thì mẹ bày hết thực phẩm ra, rồi giao cho bạn làm bếp trưởng, quan trọng cực, được lên thực đơn cho cả nhà cơ mà, mẹ còn dạy bạn lấy một cuốn sổ để ghi lại các thực đơn bạn nghĩ ra cho “trang trọng”. Bạn sướng lắm, chọn cái nọ nấu với cái kia xong nhiều lúc băn khoăn phết, hỏi mẹ không biết nấu lên có hợp không? Thường thì mẹ sẽ gợi ý/góp ý nếu bạn hỏi, cũng có lúc mạo hiểm nấu theo “sáng tạo” của bạn, sao không thử chứ, bọn trẻ luôn mang đến những điều kỳ diệu mà.

Thế đấy, thực ra, bố mẹ có thể chơi với con, truyền cảm hứng cho con bất cứ khi nào, bất cứ đâu với bất cứ “đồ chơi” gì là như vậy. Đừng giới hạn các con ở trong bất cứ một khuôn khổ nào do bố mẹ vạch ra.

Phạm Thị Hoài An

Nguồn: VnExpress