Chó Ăn Không Tiêu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bà Bầu Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao, Cách Trị Ăn Không Tiêu Cho Mẹ Bầu

Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao – Phụ nữ mang thai có rất nhiều vấn đề sức khoẻ phát sinh gây nên những ảnh hưởng khó chịu đến sinh hoạt hằng ngày. Trong đó có các triệu chứng bệnh về dạ dày như ăn không tiêu, đau bụng đầy bụng ợ hơi rất khó chịu. Vậy các triệu chứng bệnh này làm sao chữa khỏi.

I. Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao để chữa khỏi – Chứng ăn không tiêu ở mẹ bầu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu ở mẹ bầu

Bởi vì trong suốt giai đoạn mang thai, bà bầu sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ khác nhau, nên việc xác định nguyên nhân là vô cùng quan trọng để có thể tìm được giải pháp cho vấn đề bà bầu ăn không tiêu phải làm sao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở các bà bầu, chủ yếu là những nguyên nhân sau:

– Sự thay đổi hormone: khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có thể làm mềm, làm dãn các cơ trong hệ tiêu hoả, bao gồm van thực quản. Chính vì thế tạo điều kiện thuận lợi để axit dạ dày trào ngược lên thực quản, đặc biệt là lúc nằm. Bên cạnh đó còn khiến quá trình tiêu hoá thức ăn bị chậm đi, xuất hiện tình trạng dư axit, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng.

– Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt: cơ thể các thai phụ cần một lượng nước lớn để có thế hấp thụ được những khoáng chất có trong các loại viên sắt. Nhưng không phải bà bầu nào cũng uống đủ và cũng do các khoáng chất này không được cơ thể hấp thụ và đào thải ra ngoài gây gánh nặng cho hệ tiêu hoá, dẫn đến tình trạng khó tiêu hoặc táo bón.

– Sự phát triển của thai nhi: tình trạng khó tiêu ở các bà bầu cũng có thể là kết quả khi thai nhi phát triển, chiếm những khoảng trống của đại tràng và đường ruột. Khi đó các chất thải sẽ khó đi qua đường ruột để thải ra ngoài gây chướng bụng, đầy hơi ở bà bầu.

– Chế độ ăn uống không hợp lý và sự thay đổi tâm lý: các mẹ bầu nếu thường ăn khá nhiều hoặc ăn nhanh hay ăn uống những loại thức ăn, đồ uống ít chất xơ khó tiêu hoặc căng thẳng, lo âu cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.

II. Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Những cách chữa trị hiệu quả

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Đối với các bà bầu thì việc ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên thời gian mang thai, các bà bầu cũng phải kiêng cử nhiều thứ đôi khi khiến việc cung cấp dinh dưỡng ko đều gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Vì thế các chị em có thể kiêng cử trong khoảng 3 tháng đầu, đến các tháng sau thì có thể ăn uống thoải mái hơn, không cần quá khắc khe.

Tốt nhất bạn hãy chia nhỏ những bữa ăn thành 6 bữa phụ, không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Trong khẩu phần ăn nên bổ sung đầy đủ đạm từ thịt, cá, trứng, sữa cùng các vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau. Đặc biệt hãy dùng các thực phẩm nhiều chất xơ để giúp đường ruột tiêu hoá tốt hơn, tránh khó tiêu, táo bón.

Thêm vào đó các bà bầu hãy ăn đúng cách, ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế việc nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các thức ăn khó tiêu, đồ uống có gas, có cồn như cà phê, rượu, bia, trà đặc…

2. Khi bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Các mẹo chữa tại nhà

Đây là một thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu do bị đầy bụng, khó tiêu. Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị khó tiêu bạn nên ăn đu đủ bởi nó rất lợi tiểu do đó có thể bài tiết nước ra khỏi cơ thể, nhanh chóng xoá đi cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên hãy chọn đu đủ chín, bà bầu tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Một cốc nước ép cà rốt dùng khi đầy bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn, không còn cảm giác chán ăn nữa. Bởi trong cà rốt có các tinh chất kháng viêm giúp hoạt động của hệ tiêu hoá tốt hơn, ngoài ra cũng kích thích sự tiết dịch vị đẩy nhanh quá trình tiêu hoá cho bà bầu. Nếu không thích nước ép bạn có thể nấu cháo loãng với cà rốt và ăn nhẹ để giải quyết hiện tượng này. Cách này cũng giúp bạn bồi bổ cho cơ thể hiệu quả đấy.

Nếu bạn đang thắc mắc bà bầu ăn không tiêu phải làm sao thì nước chanh nóng cũng là một giải pháp mà bạn nên thử để khắc phục chứng khó tiêu. Bạn hãy dùng 1 muỗng nước cốt chanh pha loãng với nước ấm rồi uống trước bữa ăn, có thể cho thêm 1 ít muối. Cách này sẽ giúp giải quyết chứng khó tiêu nhanh chóng, thậm chí còn có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi nấu ăn.

Chứng khó tiêu đầy bụng ở bà bầu nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi. Vì thế hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn không tiêu phải làm sao.

Chó Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Chó ăn không tiêu do những nguyên nhân nào và làm sao để chữa trị khi chó ăn không tiêu và bị nôn mửa? Đây là vấn đề khá nhức đầu với các “sen” trong quá trình chăm sóc cho các “boss” nhà mình.

Cũng như ở người nếu như chó của bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ gây ra một số vấn đề cho đường ruột và dạ dày. Đặc biệt khi ăn quá nhiều thì quá trình co bóp của dạ dày diễn ra nhiều và mạnh hơn, làm cho chúng cảm thấy khó chịu. Lúc này hiện tượng nôn mửa có thể xuất hiện.

Chó ăn không tiêu cũng có thể là do chúng bị loét dạ dày. Nhiều trường hợp cún bị nôn ra thức ăn có lẫn màu vàng và xanh thì có thể là bị nôn ra dịch mật. Tình trạng này xảy ra khiến cún khó tiêu hoá được thức ăn khi ăn vào.

Khi thời tiết nóng bức và ẩm ướt cũng là lúc căn bệnh viêm dạ dày ở chó hoành hành. Bệnh xảy ra là do các loại vi khuẩn virus Parvo, Care,… xâm nhập vào hệ thống tiêu hoá và phát triển, sau đó phá hoại niêm mạc và dạ dày của chó cưng. Bên cạnh đó, khi ăn phải các loại thức ăn không hợp vệ sinh, độc hại, ôi thiu đều tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và những chỗ bị tổn thương trong dạ dày gây ra bệnh viêm ruột cấp tính.

Khi chó bị ăn không tiêu, việc đầu tiên bạn cần làm là không tiếp tục cho chó ăn để dạ dày của chúng được nghỉ ngơi. Bởi lẽ khi dạ dày hoạt động sẽ phải tiết ra dịch để giúp tiêu hoá thức ăn, dịch tiêu hoá này sẽ làm cho chó của bạn càng thêm đau nhức và khiến tình trạng trở nên xấu hơn.

Chó ăn không tiêu sẽ làm cơ thể mệt mỏi và mất nước, vì vậy cần cung cấp đủ nước sạch cho chó liên tục trong 24 giờ. Tuy nhiên lưu ý nên chia nhỏ phần nước cho mỗi lần uống vì nếu uống quá nhiều trong một lần có thể khiến chúng bị nôn ra.

Khi ăn không tiêu, chó sẽ có cảm giác đau bụng và một số con có thể sẽ cảm thấy khoẻ hơn nếu được chăm sóc bằng liệu pháp giữ nhiệt. Do đso bạn có thể dùng bình nước ấm quấn lại bằng khăn và lăn kên cơ thể của nó. Cần đảm bảo nhiệt độ không quá nóng để cún không từ chối sự chăm sóc của bạn.

Đưa chó cưng đến thăm khám thú y

Bạn cần liên tục theo dõi tình trạng của cún trong 24 giờ liền, nếu vẫn không có dấu hiệu hồi phục mà ngược lại xuất hiện các dấu hiệu như:

Nếu thấy có những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y và đưa cún cưng đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Không cho chó ăn những thực phẩm hỏng, thực phẩm không phù hợp

Thực phẩm hư hỏng không chỉ làm chó ăn không tiêu mà còn gây ra những tình trạng nguy hiểm hơn nên bạn cần phải lưu ý. Giấu kín hoặc loại bỏ ngay các thực phẩm bị hỏng để chó không thể ăn khi bạn không để ý. Bên cạnh đó vệ sinh nhà cửa và sân vườn thường xuyên để loại bỏ hết xác sâu bọ, động vật chết,…

Không cho chó ăn quá nhiều

Nhiều người cứ nghĩ cho chó ăn càng nhiều càng nhanh lớn nhưng đây là một sai lầm lớn. Cho chó ăn quá nhiều dễ gây ra bệnh béo phì và một số căn bệnh khác như đau bụng, bội thực,… Bạn nên cho chó ăn với lượng thức ăn và chế độ ăn khoa học, hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về chế độ ăn cho cún cưng và có những hướng dẫn cụ thể.

Khám sức khoẻ định kỳ và tiêm phòng

Sử dụng thực phẩm chất lượng cao

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm dành cho chó cưng với nhiều loại khác nhau. Các loại thực phẩm rẻ tiền thường có chất lượng kém và rất khó tiêu, vì vậy bạn cần lựa chọn những loại thức ăn hảo hạng dành cho chó để đảm bảo sức khoẻ cho chúng. Ngoài ra, trước khi mua, bạn cũng nên đọc kỹ về các thành phần, hạn sử dụng và các hàm lượng có ghi trên bao bì. Thực phẩm tốt cho chó sẽ là những loại có bổ sung nhiều protein từ thịt và cá.

Chó Poodle Bị Tiêu Chảy Nên Cho Ăn Gì?

+ Chó Poodle bị đi ngoài – hướng dẫn cách “cầm tiêu” trong nháy mắt

+ Chó Poodle không chịu ăn – “đọc vị” nguyên nhân và cách khắc phục

1. Chó Poodle bị tiêu chảy nên cho ăn gì?

Khi chó Poodle bị tiêu chảy, điều đầu tiên cần làm là ngưng cho cún yêu của bạn ăn thức ăn trong khoảng 1-2 ngày. Bạn đừng lo chó bị lả hay đói vì giai đoạn này cún sẽ không “hào hứng” đón nhận những đồ ăn này đâu.

Thức ăn trong ruột sẽ làm co bóp thành ruột để đẩy thức ăn theo đường ruột.

Khi poodle bị tiêu chảy, quá trình co bóp sẽ diễn ra mạnh hơn nên thức ăn sẽ bị đẩy nhanh hơn ở dạng phân lỏng.

Việc kiêng cho chó ăn thức ăn trong 1-2 ngày sẽ giúp xoa dịu và ổn định lại hoạt động của đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm.

Bù nước và điện giải giúp chó giảm nguy cơ mất nước, kiệt sức, rối loạn trao đổi chất.

Mỗi lần chó poodle bị đi ngoài, chó sẽ mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể, kèm theo rất nhiều chất điện giải và khoáng chất.

Poodle thể trạng yếu, có thể bị khô miệng, trũng mắt do mất nước, rối loạn điện giải.

Sau thời gian nhịn ăn (1-2 ngày khi bị tiêu chảy), bạn không được cho chó ăn theo chế độ ăn bình thường ngay, thay vào hãy cho chó poodle ăn đồ ăn dễ tiêu hóa

Thịt gà là lựa chọn được các bác sĩ thú y khuyến cáo nên dùng. Cho chó ăn thịt gà chín, không tẩm ướp gia vị, không có da gà, có thể kết hợp cho chó ăn kèm cơm trắng, mì ống.

Một số chế độ ăn bác sĩ có thể can thiệp như Hills ID và Purina EM được chứng minh giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sau khi chó bị tiêu chảy.

Lượng thức ăn/ bữa ít sẽ giúp đường ruột của chó ít bị kích thích và co thắt, chó sẽ đỡ mệt.

Vì thế, ngay sau khoảng thời gian nhịn ăn, bạn đừng vội cho chó ăn lại khẩu phần ăn như bình thường.

+Ngày đầu tiên: Trộn ⅔ thức ăn nhạt với ⅓ thức ăn bình thường

+Ngày kế tiếp trộn ⅔ thức ăn bình thường với ⅓ thức ăn nhạt

+Ngày thứ 3: Có thể cho chó ăn chế độ bình thường

Men tiêu hoá của chó mèo là probiotic, là các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hoá, giúp phục hồi sau tiêu chảy.

Khi bị tiêu chảy, các lợi khuẩn bị yếu và thất thoát nên cần một thời gian để lợi khuẩn sản sinh trở lại, tăng cường hiệu suất tiêu hoá.

Thực phẩm chức năng bổ sung probiotic sẽ giúp tăng cường số lượng lợi khuẩn lớn.

Bạn có thể trộn probiotic với thức ăn, cho chó ăn 1 lần/ ngày trong 5 ngày.

Đối với những trường hợp tiêu chảy nặng, nguy hiểm, phát hiện bệnh quá muộn cần phải đưa chó gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt mới có cơ hội thuyên giảm bệnh tình nhanh chóng cho chó.

2. Khi chó Poodle bị tiêu chảy cần làm gì?

Đối với bất cứ ai đang nuôi chó nói chung và chó Poodle nói riêng, khi chó bị tiêu chảy, đi ngoài đều rất lo lắng.

+Kiểm tra thức ăn của chó có tác nhân nguy hiểm nào không. Vì thức ăn lạ, không hợp vệ sinh là nguyên nhân trực tiếp có thể gây ra tình trạng chó bị đi ngoài, nhất là chó con.

Và trong hầu hết các trường hợp, chó có thể khoẻ mạnh trở lại sau khi đào thải thức ăn ra ngoài.

Nhưng nếu thức ăn có tác nhân độc hại như thuốc chuột, các sản phẩm vệ sinh nhà cửa,… cần cho chó đi phòng khám thú y ngay lập tức.

+Kiểm tra tình trạng mất nước của chó: Bạn có thể nâng da gáy chó ra khỏi bả vai rồi thả ra. Nếu da gáy quay về đúng vị trí so với bả vai, chứng tỏ da chó không bị mất nước. Nhưng nếu da ít đàn hồi, phải mất vài giây để trở về trạng thái ban đầu thì chó của bạn đang bị mất nước rồi.

+Kiểm tra tình trạng tiêu chảy có kèm máu không?

Nếu có máu kèm theo chứng tỏ chó đang bị viêm hoặc xuất huyết, hãy đưa chó đi khám ngay nếu phân chó lẫn máu.

Chó Bị Tiêu Chảy: Phải Làm Sao Mới Không Chết

Chó bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến ở chó, đặc biệt xuất hiện nhiều trên chó nhỏ. Đây có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cho chó. Chính vì vậy, các bạn không nên chủ quan khi chó bị tiêu chảy.

Tìm Hiểu Về Chó Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Gây Tiêu Chảy

Chó bị rối loạn tiêu hóa chính là một trong những căn bệnh thường gặp ở chó và đặc biệt là chó bị rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy. Hiện tượng nầy xảy ra khi chỉ nuôi cho chúng ăn quá no, ăn vồ vập hoặc để quá đói, chất lượng đồ ăn không được đảm bảo, thực ăn để lâu bị ôi thiu,…

Nếu như chó bị rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những nguy hiểm đe dạo tính mạng của chúng.

Triệu Chứng Chó Bị Tiêu Chảy

Thông thường, chó con bị tiêu chảy nhiều hơn chó trưởng thành. Nhiều nhất là khoảng dưới 8 tháng tuổi, đặc biệt là giai đoạn 2 đến 4 tháng tuổi. Đây là thời kỳ hệ tiêu hóa của chó chưa phát triển đầy đủ, rất dễ mắc các bệnh về đường ruột.

Thêm vào đó, một số chủ nuôi chưa ý thức được việc tiêm phòng, tẩy giun sớm và chăm sóc cún con. Dẫn tới việc chó bị rối loạn tiêu hóa, bị nhiễm ký sinh trùng. Các dấu hiệu rõ rệt nhất là:

Chó bị nôn bỏ ăn

Thêm vào đó chó cũng có thể bị nôn ra bọt trắng kèm việc bỏ ăn. Khác với nguyên nhân gây bọt vàng thì bọt trắng thường xuất phát từ bản thân nhiều hơn. Cụ thể như chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn có hại. Ngoài ra chó bị nôn bỏ ăn, nôn bọt trắng còn có thể do chó bị rối loạn tiêu hóa nữa.

Chó bị nôn ra máu

Bạn nhận thấy trong bãi nôn của chó có sự xuất hiện của máu thì đây chính là triệu chứng điển hình của việc chó bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Máu có thể là dạng máu đông, máu tươi hoặc máu đã tiêu hóa trông giống bã cà phê.

Ngoài ra việc chó bị nôn ra máu còn có thể do các nguyên nhân khác như chó bị suy gan, tiếp xúc với các chất độc từ kim loại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ hoặc ăn phải bả chó, thuốc chuột,…

Bên cạnh đó chó bị nôn ra máu còn có các dấu hiệu như chó bị đi ngoài ra máu hoặc trong phân sẽ có lẫn máu, đi ngoài có mùi tanh rất khó chịu hay ần suất đi ngoài của chó rất nhiều và liên tục,…

Nguyên Nhân Chó Con Bị Tiêu Chảy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chó. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy như: nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thuốc, thức ăn…(Wikipedia)

1. Nguyên nhân môi trường: Chó của bạn bị thay đổi môi trường sống dẫn tới căng thẳng quá độ. Ví dụ như cún stress do thay đổi chô ở, hoặc do thay đổi thời tiết …

2. Nguyên nhân thức ăn: Chó ăn phải đồ ăn bị hỏng, hoặc các thức ăn không dành cho chó dẫn tới ngộ độc. Một lý do khác là chó ăn phải thức ăn không tiêu hóa được nên chó bị ỉa chảy.

Mặc dù chó có thể gặm xương, nhưng bạn cần hạn chế tối đa cho chó nhai hoặc nuốt các loại xương nhỏ như xương gà hoặc xương cá. Sự thay đổi đột ngột chế độ hoặc do lượng thức ăn cũng có thể chính là tác nhân gây bệnh.

3. Nguyên nhân bệnh: Chó nhiễm phải bệnh nào đó, có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nguy hiểm nhất là các bệnh do virus như: Care, Parvo, Viêm gan (Hepatitis)… Đây là các bệnh gây tử vong cao nhất ở chó. Chó bị tiêu chảy ra máu rất nhiều và rất khó điều trị.

Tiếp đến là bệnh do vi khuẩn như: Leptospira, E.coli, Salmonella… Những bệnh này mặc dù dễ chữa hơn nhưng vẫn để lại di chứng. Cuối cùng là bệnh do ký sinh trùng như giun, sán. Chó bị tiêu chảy và nôn khan liên tục.

Các Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm

Vì an toàn cho chó nhà các bạn, chúng tôi chân thành khuyến cáo các bạn đọc kỹ phần này. Việc đầu tiên khi thấy cún con bị tiêu chảy là phải tìm ra được nguyên nhân của nó.

Nếu như loại trừ được hai nguyên nhân đầu, các bạn cần đưa chó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Các bệnh do virus có thời gian phát bệnh ngắn, chỉ chậm trễ 1-2 ngày bệnh tình đã tiến trển nặng lên.

Chúng tôi nghĩ rằng rất dễ để bạn loại trừ nguyên nhân đầu tiên. Đối với nguyên nhân thứ hai, các bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng (cả đồ ăn lẫn thức uống) trong vài ngày vừa qua. Nếu như bạn không chắc chắn hoặc không biết? Không sao cả! Hãy dừng toàn bộ khẩu phần ăn uống của chó và theo dõi trong vòng 24h.

Nếu là do đồ ăn, việc này sẽ sớm ngừng lại. Nếu không hãy đưa đi kiểm tra. Thú y PetHealth hiện đang cung cấp dịch vụ khám và kiểm tra bệnh miễn phí. Hãy đến để nhận lời khuyên từ các chuyên gia.

Tuy nhiên, nếu chó có các biểu hiện sau, kèm theo việc tiêu chảy, thì đừng chờ đợi đến 24h. Chắc chắn là chó nhà bạn đã mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm mà chúng tôi vừa kể tên:

Chó con bị tiêu chảy ra máu nhìn thấy bằng mắt thường

Chó bị ốm và sốt cao

Chó nôn mửa nhiều

Chó kêu la và tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh

Chó có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, phờ phạc

Cách Chăm Sóc Chó Bị Tiêu Chảy

Trước khi chia sẻ, đội ngũ bác sĩ chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa: chỉ áp dụng những điều này khi bạn chắc chắn nguyên nhân gây bệnh là loại thứ 2 (trong 3 loại kể trên).

Quan trọng nhất, cần kiêng cho chó ăn từ 12-24h sau khi phát hiện ra tình trạng tiêu chảy. Bất kể là do nguyên nhân nào, thì lúc này ruột của chó đang có vấn đề.

T iêu chảy là căn bệnh phổ biến ở chó. Nhiều trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng và có thể khỏi nếu chó được chăm sóc đúng cách tại nhà. (Wikihow.vn)

Một số chủ nuôi hỏi chúng tôi rằng: chó bị tiêu chảy có nên cho uống sữa? Chó bị tiêu chảy nên ăn gì? Câu trả lời là không gì cả, không sữa không thức ăn.

Sữa là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ở chó. Nhiều giống chó bị rối loạn tiêu hóa khi ăn những thực phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua,…

Cách Xử Lý Và Theo Dõi Tạm Thời

Nước và muối khoáng là 2 yếu tố cần quan tâm nhất lúc này. Mỗi 1 lần đi ngoài, chó sẽ mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể. Kèm theo đó là rất nhiều chất điện giải và khoáng chất.

Nếu để kéo dài, chó sẽ ngày càng mỏi mệt. Đối với các giống chó có thể trạng yếu, có thể bị khô miệng và trũng mắt do mất nước và rối loạn điện giải.

Khi chó con bị tiêu chảy phải làm sao để nó uống nước. Chính vì không thể ăn gì nên nước là nguồn bổ sung năng lượng tốt nhất lúc này. Hãy cho chó uống nước đường Glucose ấm/ E-lectrolytes. Nếu dụng cụ đựng nước bị bẩn, hãy vệ sinh sạch sẽ hoặc thay bằng dụng cụ mới. Chú ý quan sát lượng nước trong bát xem chó có uống không, và không để nước đường Glucose cho chó uống cả ngày, nửa buổi sẽ thay nước mới.

Về phần muối khoáng, các bạn có thể đi mua C-Electrolytes về cho chó uống. Đây là thuốc dạng bột hòa tan, chuyên dùng khi chó bị tiêu chảy bỏ ăn. Tác dụng chính của thuốc là bổ sung thêm các chất điện giải cho chó. Ngoài ra, còn bình ổn tâm trạng stress khi thời tiết thay đổi hoặc vận chuyển (say tàu xe).

Nếu chó không chịu uống nước có hòa tan C-Electrolytes, bạn hãy dùng xi lanh hút dung dịch rồi bơm vào miệng chó. Hoặc trong nhà có đường Glucose bột thì hãy pha loãng với nước ấm cho cún uống. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người bán và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tính toán cụ thể.

Cách Chữa Chó Bị Đi Kiết

Đối với bệnh tiêu chảy thông thường (do thức ăn hoặc stress), bạn chỉ cần làm các bước kể trên là đủ. Ngoài ra, theo dân gian lưu truyền, một số loại lá cây như là nhọ nồi, lược vàng, lá ổi… có khả năng chữa bệnh tiêu chảy cho chó.

Với cách trên các chuyên gia của PetHealth không khuyến khích các bạn làm theo cách này. Phương pháp dân gian và các bài thuốc nam thường xuyên đem lại hiệu quả bất ngờ. Nhưng không có thống kê chính xác về hiệu quả và không đảm bảo 100% thành công. Chưa kể tới việc môi trường và khí hậu bây giờ khác xa ngày xưa. Trong khi đó, chất lượng của các bài thuốc này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lá cây và cách thức giã thuốc.

Đối với bệnh nặng, các bạn cần các dịch vụ thú y ngay lập tức. Các bệnh do virus và vi khuẩn cần khá nhiều quy trình để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do loại virus nào? Đang ở giai đoạn thứ mấy? Còn cứu chữa được không? Đồng thời, quá trình chữa bệnh cũng cần theo dõi và uống thuốc (tiêm thuốc) theo chỉ định.

Đa phần chó, mèo rơi vào tình trạng này phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Một số bệnh có khả năng lây nhiễm sang người. Tuyệt đối không được chủ quan và tự chữa ở nhà. Cho chó bị tiêu chảy uống thuốc gì, là việc của các bác sĩ, đừng tự mình quyết định khi không có chuyên môn.