Chó Alaska Còn Nhỏ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Vì Sao Nên Huấn Luyện Chó Corgi Ngay Khi Còn Nhỏ

Theo tài liệu nghiên cứu, giống chó Corgi đã xuất hiện cách đây 3000 năm tại xứ Wales, một vùng đất nổi tiếng của nước Anh.

Vào năm 2007, giống chó Corgi bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng nhận được sự yêu thích và đón nhận của nhiều người yêu chó, đặc biệt là giới trẻ.

Nét nổi bật về ngoại hình

Loài chó này đặc biệt ở đôi tai thẳng đứng, hình tam giác và khuôn mặt cũng có kích thước hình tam giác nên cảm giác tỉ lệ thuận với nhau.

Đôi mắt to, sáng, lanh lẹ làm toát lên sự thông minh. Mõm của nó nhỏ và hơi nhọn, màu đen trông rất giống loài cáo nhỏ.

Lông chó Corgi dày, được bảo vệ bằng 2 lớp lông. Lớp lông trong ngắn nhưng lại mềm mượt nhằm bảo vệ thân nhiệt cho cơ thể. Lớp lông bên ngoài lại dày, dài hơn và có hơi cứng. Mục đích chính là bảo vệ cơ thể bởi sự tác động từ môi trường bên ngoài và có khả năng chống thấm nước cao.

Đặc điểm tính cách chó Corgi

Chó Corgi là giống chó thông minh, với chỉ số IQ được đánh giá khá cao so với nhiều giống chó khác trên thế giới. Loài chó này cực kì thân thiện, gần gũi với con người, luôn muốn làm hài lòng và bảo vệ chủ của nó.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn tuyệt đối thì không nên cho chó Corgi chơi với trẻ em mà không có người lớn giám sát. Nếu không muốn chó Corgi trở nên”khó bảo” thì bạn không nên quá nuông chiều.

Vì sao lại cần huấn luyện chó Corgi khi còn nhỏ?

Tuy được đánh giá là giống chó có chỉ số IQ cao, xếp thứ 11 trên danh sách những giống chó thông minh nhất thế giới. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có phương pháp huấn luyện từ nhỏ để có thể nuôi dạy loài chó này tốt nhất.

Bất cứ loài vật nào ngay từ nhỏ đều hành động theo bản năng và chó Corgi cũng vậy. Huấn luyện chó Corgi ngay từ nhỏ sẽ dễ dàng “thuần hóa” chúng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Chó Corgi hay đi vệ sinh bừa bãi

Thật ra vấn đề đi vệ sinh bừa bãi không chỉ là vấn đề nan giải với giống chó Corgi mà các giống chó cảnh khác cũng tương tự vậy. Vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bạn cần phải có phương pháp huấn luyện chó Corgi đi vệ sinh đúng chỗ càng sớm càng tốt.

Chó Corgi rất bướng bỉnh

Chó cảnh như Corgi cũng không khác gì những đứa trẻ nhỏ, bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Điều bạn cần làm là dạy những điều đơn giản như ngồi xuống, đứng lên, hay gọi quay lại…

Chó Corgi không cảnh giác

Chó Corgi cũng giống một số loài chó khác, khá thân thiện và luôn muốn gần gũi với con người. Tuy nhiên, bạn cũng cần huấn luyện chó Corgi đề phòng trước những “vị khách” lạ với mục đích xấu. Việc huấn luyện nên được thực hiện tại nhà để nó phân biệt được đâu là người lạ, đâu là người quen để tăng tính cảnh giác.

Chó Corgi thường mất kiểm soát

Thực tế điều này không chỉ có riêng với chó Corgi mà còn ở nhiều giống chó khác. Chó Corgi rất lanh lợi, thường xuyên hoạt động nên hay dùng răng để cắn một vài đồ vật trong nhà.

Vậy nên, cách huấn luyện chó Corgi hiệu quả là nên cho nó ra ngoài sân chơi dạo, còn trong nhà thì bạn nên phân chia khu vực được lại gần và khu vực không được phép bước vào. Điều này giúp chó Corgi của bạn ngoan ngoãn và biết tuân thủ nguyên tắc hơn.

Cách huấn luyện chó Corgi hiệu quả

Bạn nghĩ sao về việc đặt cho chó Corgi một cái tên? Điều này sẽ rất thú vị, vì khi gọi tên sẽ khiến bạn và nó trở nên gần gũi, dễ dàng hơn cho việc huấn luyện.

Huấn luyện chó Corgi vệ sinh đúng cách

Bước 1: Lựa chọn một nơi vệ sinh cho Corgi thuận tiện, tốt nhất là nơi ngoài trời, dễ đi lại.

Bước 2: Kiểm soát lượng thức ăn, thời gian biểu ăn uống của chó Corgi. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của Corgi hoạt động khoa học, đúng giờ giấc. Sau một thời gian, vấn đề đi vệ sinh của Corgi sẽ cố định. Bạn chỉ cần dắt chúng ra nơi vệ sinh cố định, vài lần nó sẽ quen, không đi vệ sinh bừa bãi trong nhà nữa.

Nên vuốt ve, nói chuyện và khen ngợi khi chó Corgi thực hiện việc đi vệ sinh đúng nơi quy định. Bạn có thể thưởng nó vài món đồ ăn ưa thích để động viên, khích lệ.

Huấn luyện chó Corgi biết nghe lời

Câu “thần chú” mà bạn cần đọc đầu tiên khi huấn luyện chó Corgi là “Ngồi xuống”. Điều này sẽ giúp tạo phản xạ có điều kiện cho nó. Một vài cách giúp Corgi biết nghe lời như:

Cầm đồ ăn mà nó ưa thích, gọi tên của Corgi mà bạn đã đặt. Khi nó chạy tới ăn, bạn sẽ vuốt ve và khen ngợi nó. Lặp lại vài lần việc làm này sẽ giúp chó Corgi biết nghe lời hơn.

Đọc khẩu lệnh “Ngồi xuống” với chó Corgi, bạn cũng cần ngồi xuống và điều chỉnh tư thế ngồi của Corgi. Để khích lệ tinh thần, bạn có thể để đồ ăn trên tay và giúp Corgi ngồi xuống để lấy thức ăn.

Những lưu ý khi huấn luyện chó Corgi

Việc huấn luyện xuất phát từ tình yêu thương, gắn kết và đảm bảo có sự tương tác cao. Không nên đánh đập hay quát mắng khi Corgi làm chưa đúng, như vậy sẽ khiến chó Corgi khó chịu và bất hợp tác.

Không gian huấn luyện nên rộng rãi, thoáng đãng, không có người ra vào nhiều, tránh việc mất tập trung.

Bạn cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại và phải có thái độ nghiêm túc, để Corgi có tinh thần trong việc huấn luyện.

Tùy vào từng thời điểm phát triển của Corgi mà đưa ra phương án huấn luyện phù hợp.

Trung tâm nào huấn luyện chó Corgi hiệu quả, nhanh chóng?

Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC là địa chỉ uy tín và chất lượng trong lĩnh vực huấn luyện chó Corgi hiệu quả, nhanh chóng.

Công ty đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi dạy và huấn luyện chó.

Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC sở hữu đội ngũ nhân viên huấn luyện chó giàu kinh nghiệm. Mọi nhân viên đều yêu thương động vật, có tinh thần cao trong công việc.

Đặc biệt, phương pháp huấn luyện tuyệt đối không sử dụng bạo lực hay có những phương pháp gây tổn thương đến cơ thể của các loài chó.

Trung tâm sở hữu cơ sở vật chất rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Đồ ăn của chó luôn đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng cao.

Nếu bạn muốn huấn luyện chó Corgi trở nên thông minh, mạnh dạn và biết vâng lời hơn, liên hệ ngay cho Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC qua hotline 0972 944 624. Hãy đến với trung tâm chúng tôi, chú chó Corgi của bạn sẽ phát triển một cách toàn diện, từ thể chất đến kỹ năng!

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0972 944 624

Email: huanluyenchosaigon@gmail.com

Zalo: 0972 944 624

Facebook: https://www.facebook.com/trungtamhuanluyennghiepvuchosaigon/

Chó Alaska Nhỏ Thường Gặp Các Bệnh Gì Và Cách Phòng Tránh

Sở hữu bộ lông kép dày giúp Alaska có thể chống chịu lại thời tiết lạnh giá khắc nghiệt nơi Bắc Cực, song khi về Việt Nam với nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đây là bất lợi khá lớn. Đã có không ít trường hợp chó Alaska nhỏ xảy ra hiện tượng sốc nhiệt.

Nguyên nhân gây bệnh

Do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vào những ngày hè nóng nực sự chênh lệch mức nhiệt trong phòng điều hòa và ngoài trời là rất lớn khiến chó Alaska không kịp thích nghi.

Vận động quá mức dưới thời tiết nắng nóng 37-40 độ C.

Trong quá trình vận chuyển để trong hầm xe kín, thiếu oxi.

Bệnh tim hay tăng huyết áp cũng khiến chó Alaska bị sốc nhiệt.

Biểu hiện và triệu chứng

Những chú chó Alaska nhỏ bắt đầu thở mạnh bằng miệng, phát ra tiếng thở lớn và gấp gáp. Chúng cực kì khát nước, luôn trong trạng thái mệt mỏi và yếu ớt. Chó đi không vững, tiếp đến sẽ có hiện tượng nôn mửa, khi vạch miệng kiểm tra thấy lưỡi bắt đầu chuyển sang màu đỏ tím, lợi nhợt nhạt. Càng để lâu người các bé sẽ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê và có hiện tượng xuất huyết.

Cách chữa trị

Cách phòng bệnh

Những ngày hè nhiệt độ cao chú ý lựa chọn thời điểm thích hợp để dắt chó đi dạo, tốt nhất là ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn khi trời đã tắt nắng.

Cho các bé chơi trong thời gian nhất định, hạn chế vận động nặng với cường độ cao.

Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột, đảm bảo nhiệt độ trong phòng điều hòa không chệnh lệch với bên ngoài quá nhiều. Trước khi cho chó Alaska nhỏ ra khỏi phòng cần tăng nhiệt hoặc tắt điều hòa để bé quen không bị sốc nhiệt.

Cắt tỉa lông gọn gàng tạo sự thông thoáng, giúp Alaska dễ dàng thoát nhiệt ra bên ngoài.

Bệnh đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh

Chó Alaska con ăn phải thức ăn và nước uống bẩn, mất vệ sinh.

Nơi ở ẩm ướt, không được vệ sinh thường xuyên.

Lây lan virus như Parvo, Care,…

Biểu hiện và triệu chứng

Trước tiên, bạn sẽ thấy chú Alaska nhỏ nhà mình có dấu hiệu chán ăn, ngày một ngày hai bắt đầu sốt cao kèm co giật, tiêu chảy và nôn mửa (phân chó có màu đen và mùi tanh hôi khó chịu). Lâu dần, cơ thể mất nước dẫn đến triệu chứng lờ đờ, bụng thóp lại, nằm một chỗ ít đi lại,.. Kéo dài tình trạng này chó Alaska mất nước nghiêm trọng, lúc nào cũng trong trạng thái mê man, người lạnh ngắt có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chữa trị

Nếu nguyên nhân là do đồ ăn thì hãy tạm cho Alaska ngừng ăn trong vòng 24h để bắt đầu theo dõi. Khi bị đường ruột, các bé sẽ đi ngoài rất nhiều, mất nước nên cơ thể cần được bù nước bằng cách truyền dịch và chất điện giải. Tốt nhất là hãy đưa Alaska đến cơ sở thú y để chữa trị và kê đơn,tránh việc uống thuốc linh tinh không đúng liều lượng.

Cách phòng bệnh

Tẩy giun cho chó Alaska con 2-3 tháng một lần.

Tiêm vắc xin phòng bệnh định kì.

Đồ ăn sạch sẽ, phải được nấu chín kĩ càng trước khi cho các bé ăn. Vệ sinh khay đĩa hàng ngày, đồ ăn thừa, ôi thiu hay hết hạn thì bỏ đi.

Khi ra ngoài chơi thì nên quan sát chó Alaska cẩn thận, tránh để chúng ăn rác thải hay uống nước bẩn.

Bệnh Parvo

Có thể nói đây là căn bệnh truyền nhiễm xảy ra ở hầu hết các giống chó, rất dễ lây và lây lan từ chó sang chó đặc biệt là chó con độ tuổi từ 1-6 tháng.

Nguyên nhân gây bệnh

Do lây nhiễm từ những chú chó bị bệnh.

Lây gián tiếp từ phân của các cá thể nhiễm bệnh.

Virus bám vào thức ăn, nước uống, chó ăn phải theo đường tiêu hóa vào cơ thể.

Biểu hiện và triệu chứng

Chó Alaska con nhiễm bệnh Parvovirus thể hiện triệu chứng trong vòng ba đến bảy ngày. Các dấu hiệu có thể bao gồm lờ đờ, nôn mửa, sốt và tiêu chảy (thường ra máu). Nói chung, dấu hiệu đầu tiên của Parvo là lờ đờ. Tiếp đến, chó bắt đầu sụt cân và thèm ăn hoặc tiêu chảy sau đó là nôn mửa. Tiêu chảy và nôn mửa dẫn đến mất nước, làm mất cân bằng điện giải và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chó. Nhiễm trùng thứ phát xảy ra do hệ thống miễn dịch suy yếu. Bởi vì niêm mạc ruột cũng sẽ bị tổn thương, máu và protein chảy vào ruột, dẫn đến thiếu máu và mất protein, và nội độc tố thoát vào máu, gây ra nhiễm độc huyết. Chó có mùi khác lạ trong những giai đoạn sau. Nồng độ bạch cầu giảm, làm cá thể nhiễm bệnh suy yếu hơn nữa. Những triệu chứng này có thể dẫn đến sốc và tử vong. Chó con thường có tỉ lệ sống thấp hơn.

Cách chữa trị

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này, tỷ lệ sống phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tuổi của chó và độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Chó Alaska nhiễm bệnh thường phải nhập viện, do tình trạng mất nước nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến ruột và tủy xương. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng chú chó. Nguyên lý để chữa trị bệnh parvo ở chó Alaska là bổ sung nước và các chất điện giải đã mất do quá trình tiêu chảy. Chó nhiễm bệnh được truyền nước bù điện giải, thuốc chống nôn và kháng sinh được tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Một khi có thể kiểm soát được mức độ mất nước, chó không còn cần truyền nước bù điện giải nữa, dần dần có thể ăn thức ăn nhạt. Tuyệt đối không làm ở nhà mà hãy đưa chó Alaska nhà bạn đến những cơ sở thú y uy tín càng sớm càng tốt.

Bệnh viêm da

Bộ lông dày và mọc dài của Alaska là nơi trú ẩn lý tưởng cho ký sinh trùng sống trên da như: ve, rận, bọ chét,… Nếu không được cắt tỉa thường xuyên, nguy cơ những chú chó Alaska con bị viêm da là rất lớn. Ký sinh trùng bám trên da bắt đầu hút máu và sinh sản, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh ghẻ và nấm da. Khi bị bệnh bé cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu nên nếu không muốn thấy các bé khổ sở vì căn bệnh tai quái này thì chủ nuôi cần nhanh chóng chữa trị để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện chung hầu hết các bé chó Alaska con là cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Bé sẽ bị ngứa da, liên tục cọ xát chỗ ngứa xuống mặt đất rồi cào cấu, liếm vào chỗ ngứa. Tiếp theo, lông bắt đầu rụng, thường ở khu vực mắt sau đó đến toàn thân và các chia thành nhiều mảng to nhỏ khác nhau. Nếu không được chữa trị sẽ bắt đầu xuất hiện các vết lở loét, chảy nước, đóng vảy ở vùng da bị viêm và cơ thể bốc mùi hôi khó chịu.

Cách chữa trị

Cách phòng bệnh

Chú ý kiểm tra da chó Alaska con thường xuyên phòng trường hợp bị bệnh để có những phát hiện kịp thời.

Tắm rửa cho bé bằng các loại sữa tắm dành riêng cho thú cưng, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, khô ráo.

Vệ sinh thường xuyên các ổ, đệm cho cún, tránh để ẩm ướt mất vệ sinh.

Không cho bé tiếp xúc với các bé cún đang bị bệnh.

Bệnh đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây bệnh

Do di truyền và bẩm sinh.

Do tai nạn, chấn thương: như các vật nhọn đâm vào mắt.

Kích ứng với bụi bẩn, hóa chất, bức xạ,..

Biểu hiện và triệu chứng

Với bệnh đục thể tinh thủy, mặc dù chó sẽ không có cảm giác đau đớn gì nhưng khi nhìn vào mắt Alaska sẽ thấy một lớp màng đục bao phủ quanh mắt, thị lực kém hơn. Do đó, khi ăn những chú Alaska bị bệnh đục thể tinh thủy thường có xu hướng ngửi thay vì nhìn thức ăn.

Cách chữa trị

Trường hợp chó Alaska bị đục thể tinh thủy nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến thị lực thì bạn có thể chữa trị bằng thuốc và nhỏ mắt thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu bệnh nặng hơn tiến hành phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi.

Cách phòng tránh

Lời kết

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Alaska xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Bí Kíp Cho Mẹ Để Bé Không Còn Lười Bú

Đăng bởi Suri Store ngày

Nguyên nhân trẻ lười bú mẹ

Ti mẹ có vấn đề: Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ to, cứng hoặc tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu.

Sữa mẹ có vị lạ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ hằng ngày thay đổi đột ngột. Mẹ bổ sung thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua. Những mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi, thậm chí đau bụng.

Tư thế bú không đúng: Lần đầu làm mẹ có thể mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú đúng cách. Hãy điều chỉnh vì tư thế bú không đúng, khiến trẻ lười bú và sữa mẹ không ra đều làm trẻ khó chịu.

Các mẹo nhỏ giúp bé chăm bú mẹ hơn

Đặt con trên ngực mẹ và ôm con càng thường xuyên càng tốt, kể cả khi không cho con bú. Việc này sẽ giúp dần dần gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng mối liên kết, tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, kích thích bé thèm bú nhiều hơn.

Tránh quấn tã trong những ngày đầu

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được quấn tã có xu hướng bú mẹ ít thường xuyên hơn. Trong vài ngày sau sinh, hãy cởi tã cho bé khi cho bé bú để đôi tay bé được tự do, thoải mái, điều này cũng giúp sữa mẹ về nhiều hơn.

Mẹ hãy dựa vào thời tiết để có cách mặc quần áo cho con phù hợp, tránh quấn, bọc bé trong quá nhiều lớp, khiến bé buồn ngủ hơn và không có hứng thú muốn thức dậy khi bé đói và đòi bú. Để con quá nóng và đổ nhiều mồ hôi cũng làm bé phải tiêu tốn lượng calo không cần thiết và vì thế, bé không hào hứng với việc bú mẹ.

Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ

Mẹ cần cân nhắc lại xem trong chế độ ăn của mình có món nào lạ làm ảnh hưởng đến dòng sữa không. Ăn các thực phẩm có mùi tanh nồng, gia vị mạng như tỏi, ớt, hạt tiêu, cá sống,…có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi, em bé không muốn bú. Ngoài ra, sữa mẹ có mùi lạ cũng có thể do tuyến mồ hôi của mẹ hoạt động quá mạnh.

Nguồn sữa mẹ thất thường, khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú. Nên nhớ, chăm cho con bú sữa mẹ vừa kích thích bé bú nhiều hơn mà cũng làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra.

Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm có thể làm bé gặp khó khăn khi bú và vì thế, bé không muốn bú mẹ. Hãy thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế khi cho trẻ bú để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.

Ngoài việc áp dụng những biện pháp trên, mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Lười bú có thể là dấu hiệu trẻ đang bị ốm, bệnh, nhiễm trùng, mọc răng… Nếu nghi ngờ con gặp những vấn đề trên, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lí kịp thời.

Bọ Chét Chó, Rận Chó: Không Còn Là Gánh Nặng

Bọ chét chó, rận chó là loài động vật chân đốt sống ký sinh trên da vật chủ (Chó) để hút máu. Bên cạnh đó, bọ chét, rận chó còn là vecto truyền bệnh cho người và động vật khác. Chúng có thể tồn tại nhiều tháng mà không cần ăn.

Bọ chét, rận chó sinh trưởng, phát triển qua bốn giai đoạn: Phôi, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời của chúng thường kéo dài từ hai đến ba tháng. Dù không quá dài nhưng chúng để lại vô số những phiền hà cho cả chó cưng và chủ nuôi. Bởi chúng sinh sản, phát triển và lây lan với tốc độ nhanh chóng.

Con đường lây lan

Bọ chét, rận chó tấn công chú cún chủ yếu là nhờ tiếp xúc qua da. Bởi vậy, nguyên nhân lây lan bọ chét từ chó mẹ sang chó con khá điển hình.

Ngoài ra, bọ chét, rận chó còn có thể lây qua vật chủ trung gian. Có thể là người, sóc, chuột…khi vật chủ trung gian tiếp xúc với vật chủ chính thì bọ chét, rận chó sẽ cảm nhận được hơi nóng. Ngay tức khắc chúng sẽ nhảy sang rồi chờ đợi cơ hội (VCTG tiếp xúc với VCC) để lây sang vật chủ chính mới (chó mèo chưa có bọ chét, rận chó)

Triệu chứng

Đầu tiên, bọ chét, rận chó hút máu sẽ gây ngứa ngáy. Chú cún có biểu hiện bồn chồn, thường xuyên tìm cách cọ da vào những bề mặt nhám (bờ tường, mặt sân…) Sau một thời gian, trên da chó xuất hiện những mảng lông bị rụng lỗ chỗ. Chó cưng ngày càng gầy còm, chậm lớn, chán ăn. Nếu để biến chứng nặng, chú cún có thể bị viêm biểu bì, viêm da, mưng mủ… gây nguy hiểm.

Cách chữa trị Bọ chét chó, rận chó

Bọ chét, rận chó tương đối phổ biến, hầu như bất kỳ chú chó nào cũng từng mắc phải. Điều trị bọ chét, rận chó không hề phức tạp mà chủ yếu cần kiên nhẫn. Bạn có thể chữa trị bọ chét, rận chó thông qua việc là sử dụng bài thuốc dân gian hoặc dùng phương pháp y học hiện đại.

Trước hết, điều bạn cần làm là cách li chú chó bị nhiễm bọ chét, rận ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên. Điều này giúp hạn chế sự lây lan tới những chú chó khỏe mạnh. Sau đó, có thể tham khảo hai cách chữa trị cơ bản sau.

Chữa bọ chét chó, rận chó bằng bài thuốc dân gian

Đun nước sôi cùng với vỏ cam, chanh hoặc bưởi, tắm cho chó 2 ngày/lần. Hoặc có thể dùng dung dịch vỏ cam, vỏ bưởi ngâm và xịt lên vùng da chú chó. Hai cách này rất đơn giản nhưng cũng có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời.

Chữa trị bọ chét chó, rận chó bằng phương pháp y học hiện đại

Đầu tiên, bạn nên tắm cho chó cưng bằng các loại sữa tắm đặc dụng. Siêu Pet khuyên bạn tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm cho người hoặc các loại nước rửa chén, nước lau sàn vì rất dễ gây kích ứng da. Tiếp theo, bạn xịt các sản phẩm thuốc trị bọ chét, chấy rận có uy tín.

Các sản phẩm đó bạn có thể đặt mua ở các shop có uy tín hoặc mua trên Gian hàng phụ kiện cún cưng của. Chúng tôi luôn cam kết về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lí, phải chăng. Đặc biệt hơn là đi kèm với các sản phẩm đó là một số chương trình ưu đãi cực kì hấp dẫn.

Lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, tuyệt đối không xịt vào mắt cún.

Cuối cùng, để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng vòng cổ trị bọ chét cho chó. Đây là một sản phẩm mới nhưng có tác dụng khá ưu việt. Việc đeo vòng cổ trị bọ chét, chấy rận không những trị được bọ chét ở vùng xung quanh cổ mà còn xua đuổi được bọ chét toàn thân. Tuy nhiên, chi phí của nó khá đắt đỏ và có thể bị giảm tác dụng nếu ngâm nước.

Cách phòng ngừa rận, bọ chét chó

1. Bôi thuốc trị bọ chét, chấy rận hàng tháng là một liệu pháp tối ưu. Thuốc trị bọ chét cần có sự hướng dẫn của bác sĩ và được bôi đúng liều, đúng quy trình.

2. Chú ý tiêm phòng ve chó, bọ chét cho chó thường xuyên. Bên cạnh đó, cho chó sử dụng thuốc ngừa bọ chét, chấy rận hàng tháng.

3. Vệ sinh sạch sẽ chỗ ở của cún cưng, không cho chấy rận, bọ chét có cơ hội cư ngụ tấn công chó. Có thể sử dụng các hương thơm tự nhiên như tinh dầu oải hương, tinh dầu cam, tinh dầu bưởi… để xua đuổi bọ chét.

4. Tắm cho cún bằng các loại dầu tắm chuyên dụng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dấm táo pha, men bia, nước bưởi… để tắm cho cún cưng.

5. Cách ly chú chó khỏe mạnh khỏi chú chó có dấu hiệu nhiễm bệnh. Kêt hợp song song việc tăng cường bổ sung dưỡng chất, sức đề kháng cho chó.

Hi vọng qua những chia sẻ ở trên, Siêu Pet có thể giúp bạn phần nào giảm bớt nỗi lo về chấy rận, bọ chét ở chó và có những liệu pháp chữa trị, phòng ngừa kịp thời. Xin cảm ơn các bạn đã qua tâm bài viết của chúng tôi.

Nguồn: https://sieupet.com/bo-chet-cho.html