Chó Alaska Cắn Chết Người / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chó Cắn Chết Người, Ai Chịu Trách Nhiệm?

Đăng lúc: 06/04/2023 11:09:53 AM

Mới đây, một bé trai ở Hưng Yên đã bị sáu con chó của chủ nhà trọ cắn chết. Đây là một sự việc đau lòng đối với gia đình cháu cũng như toàn bộ xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi là ai sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của cháu bé khi thủ phạm chỉ là một loài động vật vô tri vô giác?

Trước đây, ở Hàn Quốc cũng có một vụ án gây xôn xao dư luận vì chủ của chú chó là gia đình ca sĩ thần tượng Choi Si Won. Tuy đã chịu phạt hành chính tuy nhiên đến tận thời điểm bây giờ, nam ca sĩ vẫn phải chịu áp lực trước dư luận về những việc đã xảy ra. Chú chó nhà Choi Si Won đã cắn một người phụ nữ và cô mất không lâu sau đó vì bị nhiễm trùng.

Điều đáng nói là bé trai kia và cả cô gái kia đã chết, đó là cả nỗi đau của gia đình, vậy làm thế nào để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc như trên xảy ra?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS 2023 ” Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác “.

Chó là một loài động vật được nuôi trong nhà, được thuần hóa huấn luyện, nên chó là loài súc vật. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng, thuần hóa, chủ sở hữu phải đảm bảo các quy định về lĩnh vực thú y. Cụ thể theo quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2023/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:

“Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.”

Nếu súc vật gây thiệt hại, cụ thể là gây chết người như trong trường hợp của bé trai trên thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NĐ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các chi phí phải bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có); Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 100 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đối với trách nhiệm hình sự: chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề, đặc biệt là khi hậu quả xảy ra nghiêm trọng. Tuy nhiên trong trường hợp chủ sở hữu cố tình sử dụng súc vật để gây thương tích hoặc gây chết người thì phải chịu trách nhiệm tương ứng đối với tội ” Cố ý gây thương tích” hoặc ” Giết người “.

Chó nuôi vẫn là một loài động vật hung dữ, đặc biệt là những giống chó có kích cỡ to lớn. Do đó, trong quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng chó, chủ sở hữu cần đảm bảo việc xích chó cẩn thận, rọ mõm cho chó. Trước đây đã có rất nhiều trường hợp bị thương tật nặng hay chết người do chó gây ra, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều quy định siết chặt trong việc quản lý. Đặc biệt theo phong tục tập quán của người Việt thì thường nuôi chó theo kiểu thả rông, không có rọ mõm vì chủ quan và cho rằng chó nhà hiền lành.

Bị Chó Dại Cắn Có Chết Người Không?

Bị chó dại cắn có chết người không? Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tử vong do bệnh dại đang tăng lên bởi sự chủ quan của người dân trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.

Chó dại là gì?

Chó là thú cứng trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm, bảo vệ thú cưng của mình trước những mối nguy hại về bệnh tật. Không chỉ là bảo vệ thú cưng mà còn là bảo vệ chính bản thân và cả gia đình bạn. Một trong những bệnh đáng chú ý nhất là bệnh dại ở chó. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người.

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Vậy chó dại là gì? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người. Lúc này virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Chó dại cắn có thể gây chết người

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Hiện tại với những người bị chó dại cắn và phát bệnh dại rồi thì không thể chữa được. Do vậy mà bạn nên cẩn thận đi tiêm vacxin ngay sau khi bị chó cắn hoặc theo dõi xem con chó đó có dấu hiệu bị dại không. Nếu chó không bị dại thì không sao, nhưng nếu trường hợp không thể theo dõi được thì cần phải tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.

Có nên tiêm vacxin khi bị chó cắn?

Khi bị chó dại cắn mà đã lên cơn dại thì 100% là tử vong và chỉ có một cách duy nhất là tiêm kháng huyết thanh chống dại kết hợp vacxin phòng dại sớm nhất mới sống được.

Bị chó dại cắn có chết người không? Bệnh dại là bệnh do viruts rabies virut gây nên có thể dẫn đến tử vong chắc chắn.

Nhiều người vẫn truyền tai nhau thuốc nam dân gian có thể chữa được bệnh dại. Chuyện chữa khỏi bằng thuốc nam là hoang đường và càng hoang đường hơn khi thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh lúc người bệnh lên cơn.

Viruts gây bệnh là virus dại (họ Rhabdoviridae), đặc tính hướng thần kinh, gây viêm não cấp, vào máu người theo dớt dãi qua vết cắn của chó (90%), mèo (5%), lợn, chuột…

Bệnh dại không phát thành ổ dịch lớn mà luôn có những ổ dịch nhỏ, tản phát chủ yếu vào mùa hè, và đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất là chó và người.

Khi bị chó dại cắn thì việc tiêm kháng huyết thanh và vacxin là vấn đề sống còn. Nếu vết cắn nhẹ và nằm ở khu vực xa não mà chó vẫn bình thường và không phát hiện có súc vật dại ở khu vực thì bạn không nên vội tiêm.

Nên quan sát chú chó khoảng 15 ngày mà không được giết nó. Trong thời gian quan sát nếu chó không phát dại thì bạn nên cân nhắc giữa việc tiêm hay không tiêm. Nguyên nhân là do 10 ngày là đủ thời gian ủ bệnh để bệnh dại phát trên chó.

Có nhiều trường hợp bị chó cắn mà nóng giận đập chết cho ngay, sau đó các trường hợp này đều tử vong do chó đã nhiễm virut nhưng chưa phát bệnh. Nếu trong 10 ngày mà chó mất tích, ốm, chết, bỏ ăn hoặc phát dại thì bạn phải đi tiêm kháng huyết thanh ngày.

Nếu bạn bị chó dại cắn ở vùng gần não như: cổ, vai, mặt…. Các vết cắn sâu, nguy hiểm, không theo dõi được chó, khu vực có chó dại thì nên tiêm Kháng huyết thanh ngày để diệt virut và tiêm vacxin cùng ngày.

Việc tiêm kháng huyết thanh là cần thiết và càng sớm thì hiệu quả càng cao. Không được để quá 7 ngày mới đi tiêm. Tuy nhiên dù tiêm muộn hiệu quả giảm đi nhưng vẫn cso, do vậy mà có muộn cũng phải tiêm.

Tiêm kháng huyết thanh có thể gây ra sốc phản vệ nhưng tỉ lệ thấp và có thể hạn chế bằng phương pháp tiêm, cùng thuốc kháng Histamine tổng hợp.

Biểu hiện dại trên chó?

Có 2 kiểu biểu hiện dại trên chó là dại cuồng và dại câm:

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó có hai biểu hiện dại là dại cuồng và dại câm

Dại cuồng:

– Chó có vẻ bứt rứt, sợ hãi, chui vào chỗ tối, kín đáo.

– Chó thường có thái độ miễn cưỡng với chủ hoặc ngược lại vui mừng, quấn quýt quá mức.

– Chó thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru từng hồi nghe xa xăm như tiếng sói.

– Những biểu hiện trên chỉ kéo dài tối đa 2 ngày rồi nặng hơn, con vật luôn luôn bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

– Tiếng sủa của chó kéo dài và rướn cao thành tiếng hú ghê rợn ở đoạn cuối.

– Mắt chó đỏ

– Chãy dãi như bọt xà phòng quanh mép, đầu chúi xuống, lắc lư.

– Mọi kích thích nhỏ đều làm chó lên cơn dại, cắn người kể cả chủ, cắn con vật khác hoặc tự cắn. Thường chó sẽ cắn rất mạnh và bổ ra đờng chạy rông khắp nơi.

– Chó dại có thể đi xa 50km, gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, tấn công người, vật nuôi do rối loạn cảm xúc. – Những vết tự cắn do ngứa nên chó liến, cào đến rụng lông, chảy máu.

– Hàm dưới liệt và lưỡi nên chó sẽ bị trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, không nuốt được thức ăn, nước uống.

– Tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng tiếng.

– Liệt dần 2 chân sau.

– Chó sẽ chết từ 3 – 7 ngày sau triệu chứng đầu tiên tái phát.

– Chó buồn rầu, ủ rũ, nhưng tiến triển nhanh đến liệt và chết (khoảng 2 – 3 ngày).

– Chó không cắn sủa được, chỉ gần gừ trọng họng .

– Chó dại dạng này rất nguy hiểm vì cho rằng chó không dại và khi chưa liệt hàm chó có thẻ cắn chủ khi chăm sóc.

Xử lý tại chỗ vết thương bị chó cắn

– Cách ly nạn nhân với chó đã cắn: Không cho chó tiếp xúc lại bệnh nhân hoặc người cứu hộ. Đặc biệt không cố đánh chó chết vì cần phải theo dõi chó 7-15 ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại.

Bị chó dại cắn có chết người không? Khi bị chó dại cắn cần bình tĩnh xử lý vết thương và đến bệnh viện tiêm vacin phòng bệnh dại

– Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương

– Nắm vững các bước sơ cứu khi có vết thương chó cắn:

+ Dùng xà phòng để tiệt trùng và rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước sạch cùng xà phòng diệt khuẩn để laoij bỏ mầm bệnh.

+ Không trà xát mạnh vào vết thương để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. Nên khâu vết thương trong 3-5 ngày và không khâu kín hoặc băng quá kín vết thương.

+ Sát trùng vết thương: Sau khi đã rửa sạch vết thương bạn dùng bông lau khô. Dùng cồn hay oxy già, nước muối để sát trùng vết thương.

+ Cầm máu vết thương cho nạn nhân, cố gắng nâng cao vùng bị thương để tránh cho vết thương chảy máu nhiều. Sau đó dùng băng sạch băng vết thương cầm máu.

+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nến ở 48 giờ tại cơ sở y tế để theo dõi cẩn thận.

+ Tiêm phòng ngừa uốn vãn và tiêm phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh sẽ có những biểu hiện như chó dại nhưng lại tỉnh táo đến lúc chết. Bệnh được WHO xếp hạng là bệnh gây từ vong xếp thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Chó Cắn Chết Người Chủ Chó Có Đi Tù

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào. Vụ chó cắn…

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào.

Vụ chó cắn chết người ở TP. Hải Phòng và nhiều vụ việc khác tương tự đã đặt ra nhiều câu hỏi cho nhà chức trách. Ngày 8/6/2023 khi đang đi đổ rác, bà Lý Thị Nga bị 3 con chó trong Công ty cổ phần may Thái Anh (An Lão, TP. Hải Phòng) lao vào cắn. Bà Nga được đưa đi cấp cứu trong tình trạng toàn thân thương tích và qua đời sau đó.

Vụ việc xảy ra, ông Xanh chủ của 3 con chó trên (chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP may Thái Anh) cho biết, tai nạn xảy ra là ngoài ý muốn, bà Nga vẫn thường cho 3 con chó này ăn, đây là lần đầu tiên chúng cắn người gây thương tích nghiêm trọng như vậy.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Việc cho rằng đây là việc ngoài ý muốn rồi bỏ qua của ông Xanh đã vấp phải những phán ứng của bạn đọc. Một bạn đọc ở Hải Phòng cho hay: “Hải Phòng có rất nhiều người nuôi chó Pitbull – giống chó chọi, đã cắn thì không nhả. Ở nhiều nước, giống chó này bị cấm nuôi nhưng ở Việt Nam thì thả nổi. Người ta mua bán, trao đổi và huấn luyện công khai”.

Nuôi thú cưng các loại phải đảm bảo an toàn cho người khác, chưa nói đến tử vong, nhiều nguy cơ như truyền dịch bệnh là vẫn có”.

“Nói là ngoài ý muốn, thế bây giờ sao? Một người chết, ai chịu trách nhiệm? Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm chứ chẳng lẽ bắt 3 con chó… ra hầu tòa?”, một bạn đọc chia sẻ thẳng thắn với một cơ quan báo chí.

Về phía luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia chúng tôi cho biết, pháp luật hiện hành không cấm việc nuôi chó cũng như không có quy định nghiêm cấm việc huấn luyện chó, trừ những trường hợp huấn luyện nhằm mục đích vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:

a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô). b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y; c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng; d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Ngoài ra ý kiến về việc nuôi chó tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) thì chủ nuôi chó phải đăng ký, trình UBND xã, phường để cấp sổ quản lý chó của ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục thú y chúng tôi cũng được đưa ra.

Trong sổ quản lý phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, loài, giống, tính biệt, màu lông, ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô.

Chó cắn người chủ nuôi phải chịu trách nhiệm

Nói về điều này luật sư Hậu dẫn chứng điều 5 về vi phạm quy định trật tự nơi công cộng từ nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành 12-11-2013 của Chính phủ.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng; phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tăng gấp đôi.

Ông Hậu cũng khẳng định bất kể có quan hệ họ hàng hay không, người chủ súc vật vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo điều 625, Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Nếu trong trường hợp thiệt hại về tính mạng việc bồi thường sẽ gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa người bị thiệt hại, cho mai táng, tiền cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và khoản tiền khác bù đắp thiệt hại về tinh thần. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

“Chỉ trong trường hợp xác định người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi, làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” – Ông Hậu nói.

Còn về phía Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, luật sư Trương Thanh Đức cho hay về pháp luật hình sự, chủ sở hữu chó dữ gây chết người có thể bị truy tố về “Tội vô ý làm chết người” theo Điều 98, Bộ luật Hình sự năm 1999, với mức phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù. Nếu có lỗi vô ý để gia súc làm chết nhiều người, thì còn có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Như vậy quy định của pháp luật đã rõ ràng, dù vật nuôi là hung thủ thì chủ nhà vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào mức độ của sự việc.

Để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu người chủ vật nuôi chấm dứt vi phạm.

Trường hợp người nuôi chó đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm thì mọi người có quyền thông báo cho trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố (nếu ở chung cư thì có thể đề nghị Ban quản lý khu chung cư) hoặc đề nghị trực tiếp với UBND xã, phường sở tại để được giải quyết.

Người Phụ Nữ Cả Đời Buôn Chó Bị Chó Dại Cắn Chết

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, trong đó có người phụ nữ làm nghề buôn chó.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết nạn nhân mới nhất nhập viện do chó dại cắn dẫn đến tử vong là một phụ nữ hơn 40 tuổi ở Bắc Giang làm nghề kinh doanh, buôn bán thịt chó.

Cách đây hơn 1 tháng, trong khi bắt chó ở lồng để làm thịt, chị bất ngờ bị một con khó khác cắn vào chân. Một ngày sau đó, chị cũng lôi con chó đã cắn mình ra làm thịt. Sau khoảng 40 ngày, chị lên cơn dại. Ngày 4/3 vừa qua, bệnh nhân được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hoảng loạn, sợ nước, sợ gió… và tối cùng ngày, bệnh nhân đã lên cơn dại và tử vong.

Trước đó, một bệnh nhân 60 tuổi ở Nghệ An nhập viện sau khi lên cơn dại vì bị chó cắn khoảng hơn 1 tháng. Khoảng 6 ngày sau khi cắn người, con chó chết nhưng nạn nhân chủ quan nghĩ là chó ốm nên đã không tiêm phòng. Được chuyển đến BV nhưng sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân lên cơn dại, hấp hối nên gia đình đã xin về.

Tương tự, một trường hợp khác là nam bệnh nhân 44 tuổi ở Tuyên Quang bị chó dại cắn vào tay trước khi phát bệnh 2 tháng. Bệnh nhân cũng chủ quan, không theo dõi con chó đã cắn mình nên không đi tiêm phòng. Bệnh nhân cũng đã không qua khỏi sau khi lên cơn dại.

Giới chuyên môn cho biết chó dại là những con chó nhà hoặc chó hoang bị mắc bệnh dại. Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên).

Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. Phần lớn chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân nên hay chạy vòng tròn, chảy nước bọt, nấp vào chỗ tối, lờ đờ rồi chết.

Ngay sau khi bị chó cắn, nên nhanh chóng cách ly con chó đã cắn người ra một khu vực khác và nhốt lại để theo dõi. Không nên đánh đập và tìm cách bắt giữ nó ngay lúc đó vì có thể nó sẽ cắn thêm nhiều người nữa trong lúc bị đuổi bắt. Trong trường hợp bị chó cắn, cần theo dõi con chó trong vòng 10 ngày. Nếu qua thời gian này con chó chết và có biểu hiện bất thường như trên cần phải tiêm phòng vắc-xin dại ngay.

Bác sĩ Cấp cũng khuyến cáo người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo (giết mổ chó mèo, nhân viên thú y…) nên tiêm phòng vắc-xin dại để dự phòng các nguy cơ.

Chó Dại Cắn Chết 1 Người Ở Lang Chánh, Thanh Hóa

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là địa bàn có số lượng tiêm phòng dại cho chó mèo rất thấp nên khi người dân bị chó dại tấn công thì tỷ lệ tử vong rất…

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là địa bàn có số lượng tiêm phòng dại cho chó mèo rất thấp nên khi người dân bị chó dại tấn công thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa

Một con chó nghi mắc bệnh dại tại tổ 1, phố 2, thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã cắn 7 người, trong đó có 1 người đã tử vong.

Người phát bệnh tử vong đó là chị Nguyễn Thị Hà (31 tuổi, ở thị trấn Lang Chánh). Chị Hà bị phát bệnh sau khi bị chó cắn và tử vong ngày 21/3.

Ngay khi nhận được thông tin, Chi cục Thú Y Thanh Hóa đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về địa bàn kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại.

Theo ngành chức năng thì nhiều năm qua việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện Lang Chánh đạt rất thấp, không đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch.

Trước đó ở Quảng Ngãi cũng xảy ra vụ việc bé gái bị chó dại cắn dẫn đến tử vong rất thương tâm. Vào cuối tháng 8/2014, cháu Nguyễn Thị Thanh T. (10 tuổi, ngụ xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) bị chó dại nhà hàng xóm cắn. Ngay sau đó, gia đình có chó dại đã hỗ trợ tiền để chích ngừa cho cháu T.

Tuy nhiên, gia đình cháu T. chủ quan không cho con đi tiêm ngừa. Sự việc kéo dài đến tối ngày 25/1/2023, cháu T. lên cơn sốt, rồi tự bẻ ngón tay, xé quần áo đang mặc và cắn 5 người trong gia đình.

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Hình ảnh chó dại được lực lượng chức năng bắt giữ

Chị Phạm Thị Thu Oanh – mẹ cháu T., kể lại: ” Nhớ lại cảnh cháu cắn và cào mọi người trong nhà, tôi quá hoảng hốt, cháu không còn là chính mình. Lúc đó tôi đang mang thai cũng bị cháu cắn, dẫn đến sảy thai “.

Trước hành động khác lạ của cháu T., gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện ĐK Trung ương Quảng Nam. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định cháu T. bị bệnh dại và vô phương cứu chữa, dẫn đến tử vong ngay sau đó.

Đến ngày 28/1, gia đình cháu T. tiến hành mai táng cháu tại quê nhà. Được biết, cha cháu T. mưu sinh nghề biển, mẹ không có việc làm ổn định, gia đình đông con và hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn.

Được biết vào năm 2013, cháu T. cũng từng bị chó cắn và đã đi tiêm phòng bệnh dại. Đến lần này, gia đình cháu T. chủ quan dẫn đến sự việc đau lòng.