Chích Ngừa Chó Mèo Cắn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Cắn Chích Ngừa Ở Đâu?

Khi bị chó cắn, cần bình tĩnh xử trí vết thương để không bị nhiễm trùng. Nếu chỉ bị xước da, cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, hoặc tốt nhất là sử dụng dung dịch sát khuẩn cho vết thương.Nếu bị chó cắn gây vết thương hở thì cần đảm bảo không bị mất máu. Sau khi sát khuẩn, có thể dùng băng gạc để băng vết thương, đảm bảo cầm được máu.Nếu vết cắn rách rộng thì cần phải được khâu bằng chỉ chuyên dụng ở các cơ sở y tế.Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng kháng sinh để điều trị vết thương theo đơn của bác sĩ.

Bị chó cắn khi nào không phải tiêm phòng bệnh dại?

Nếu bị chó cắn không phải các vùng gần não, cơ quan sinh dục… và con vật hoàn toàn bình thường thì bạn chưa nhất thiết phải tiêm phòng bệnh dại mà chú ý theo dõi sức khỏe của chó.Thông thường, bạn cần phải theo dõi chó trong 15 ngày. Nếu trong vòng 15 ngày mà con vật vẫn sống khỏe mạnh thì bạn có thể yên tâm là không có nguy cơ bị lây bệnh dại nên không nhất thiết phải tiêm phòng.

Trong thời gian theo dõi chó, bạn cần điều trị vết thương, tránh nhiễm trùng và đảm bảo để sẹo liền.

Bị chó cắn khi nào phải tiêm phòng bệnh dại?

Nếu vị trí chó cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được con vật… thì tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chích ngừa vắc xin phòng bệnh dại.

Trong trường hợp bạn bị có cắn mà con vật có biểu hiện của bệnh dại (thè lưỡi, chảy nước dãi, hung hãn cắn lung tung kể cả người quen…) hoặc trong khu vực có nhiều súc vật bị bệnh dại thì bạn cần được tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt.

Tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Cũng giống như bất cứ loại thuốc nào khác, văcxin dại ngoài tác dụng rất quý là ngừa bệnh dại (nên lưu ý cho tới nay ngừa được bệnh dại chỉ có tiêm ngừa văcxin dại chứ không có phương cách nào khác) vẫn có thể gây ra phản ứng có hại (gọi là ADR).

ADR của văcxin dại có thể thuộc loại tại chỗ như gây ngứa, đau, sưng tại chỗ tiêm. Hoặc thuộc loại toàn thân (cũng thuộc loại hiếm tức không thường xuyên xảy ra) như gây buồn nôn, ói, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mỏi mệt, chóng mặt, đau họng, sốt, đau cơ, đau khớp, dị ứng (có thể gây sốc phản vệ).

Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.

Tiêm phòng vắc xin phòng dại ở đâu?

Vắc xin phòng dại thường được tiêm ở các Trung tâm Y tế dự phòng của các tỉnh. Bạn có thể tìm địa chỉ của Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh để được tư vấn chích ngừa vắc xin.

Địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội

1. Trung tâm y tế dự phòng

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (04) 39 035 688/37 730 268

2. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng

Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: Phòng tiêm chủng: (04) 39717694/39723173 máy lẻ 0

3. Phòng tiêm chủng SAFPO

Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00

4. Phòng tư vấn sức khỏe

Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 9439525

5. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 39716356/38213241

6. Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 3577 1100

8. Phòng tiêm chủng Quốc tế

Địa chỉ: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3733 9803

Địa chỉ tiêm chủng tại TP Hồ Chí Minh

1.Viện Pasteur Tp HCM

Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Điện thoại: 08. 3823 0352, phòng khám: 3820 7150

Lịch tiêm ngừa của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh diễn ra từ:

Thứ 2 – Thứ 6 (Sáng: 7h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 18h00)

Thứ 7 (Sáng: 7h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 16h00)

Chủ nhật (Sáng: 7h30 – 10h30; Chiều: 13h00 – 16h00)

Ngày lễ (Sáng: 7h30 – 10h30; Chiều nghỉ)

2. Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM

699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM

ĐT: 08 39 234 629

Bị Mèo Cào Có Cần Chích Ngừa Không?

“Bác sỹ ơi em bị mèo cào có cần đi chích ngừa không?”

Chắc ai cũng biết mèo có vũ khí rất lợi hại là bộ móng vuốt của chúng. Vì một số lí do nào đó các bạn sẽ bị mèo cào trên tay hay trên cơ thể. Điều này có khi là những vết cào bình thường nhưng cũng có khi đó là hành động vô cùng nguy hiểm.

Thật ra không phải cứ bị mèo cào là chúng ta phải đi chích ngừa ngay. À chích ngừa ở đây là mình đi chích ngừa dại đó các bạn. Điều này cho thấy bệnh dại rất quan trọng cần phải phòng ngừa nha. Với những bạn đã có kinh nghiệm nuôi mèo rồi thì rất yên tâm. Vì hằng năm đều chích ngừa dại cho mèo. Nếu lỡ có bị mèo cào hay cắn trúng cũng không có vấn đề gì cả.

LÀM SAO BIẾT BỊ MÈO CÀO, CẮN PHẢI ĐI CHÍCH NGỪA?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm chéo giữa người nuôi chó mèo với nhau. Đường lây chủ yếu lây qua vết thương, vết cắn có chứa virus dại. Khi chó mèo mắc bệnh dại thì virus dại có hầu hết trong dịch tiết cơ thể vật nuôi.

Thời gian ủ bệnh của virus dại trên chó mèo ít nhất là 7 ngày cho đến vài tháng. Tùy vào vị trí cắn, vết thương sâu rộng mà thời gian ủ bệnh sẽ có tốc độ nhanh hay chậm.

Vậy làm sao chúng ta biết khi bị mèo cào, cắn cần phải đi chích ngừa?

Đó là chúng ta phải quan sát hành vi của chúng. Khi mèo cào, cắn bạn mà có lý do thì đó là hành vi tự vệ.

Ví dụ: Bạn dắt mèo vào nhà tắm và chuẩn bị tắm thì bị mèo cào. Do nhiều bé mèo không thích nước, chưa quen với việc tắm rửa. Thì vết cào đó là có lý do. Hoặc một ví dụ khác là bạn vô tình dẫm lên đuôi của chúng, hành vi phản xạ là chúng sẽ cắn bạn…

Trường hợp mà bạn cần đi chích ngừa đó là: hành vi của mèo không tự chủ, mất ý thức, không nhận ra chủ nuôi. Có những biểu hiện của bệnh dại như: miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi, sợ ánh sáng (trốn trong bóng tối), sợ tiếng động lớn, cắn phá đồ vật vô ý thức, (gặp cái gì cũng cắn), ăn những thứ khác thường, có những cơn co giật không tự chủ…

CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ MÈO CÀO, CẮN TRƯỚC KHI CHÍCH NGỪA

Cách xử lý vết thương, trường hợp mà các bạn nghi ngờ mèo mắc bệnh dại.

Vệ sinh kỹ với chất sát khuẩn ở vết thương như: cồn, povidine

Tuyệt đối không băng bó, bịt kín vết thương, không nặn máu, hút máu hay bôi lên vết thương như chanh, kem đánh răng,… điều này làm vết thương trở nên dễ nhiễm trùng hơn.

Đến các cơ quan y tế gần nhất để chích ngừa. Đồng thời theo dõi sức khỏe mèo trong 14 ngày như thế nào? Trường hợp mèo đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khi mèo phát dại thì mới có triệu chứng thấy rõ.

Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”.

Bài viết số: 47

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Bị Chó Con Cắn Có Phải Tiêm Chích Ngừa Dại Không?

Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.

Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.

Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.

Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?

Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.

Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.

Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.

Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.

Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại

Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bị Chó Con Cắn Có Sao Không? Có Cần Chích Ngừa Không?

Bị chó cắn là vấn đề mà rất nhiều người lo lắng. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số người chủ quan, không đi tiêm phòng cũng như không theo dõi tình trạng của chó. Khi bị chó con cắn có sao không? Có cần chích ngừa không? Thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

Bị chó con cắn có nguy hiểm không?

Chó con thường có tính hiếu động và rất hay nghịch ngợm, cắn phá lung tung. Đặc biệt, nhiều người thấy chúng nhỏ nhỏ, đáng yêu rất chơi đùa cùng chúng. Chó con thường có hành động cắn vào ngón tay hoặc chân chủ, đôi lúc chúng còn dùng móng chân để cào cào vào tay chân khiến chúng ta bị trày xước. Những vết xước nhỏ, có thể liền sau vài ngày là điều mà nhiều người thường chủ quan nhất.

Xử lý khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn bạn cần biết cách xử lý đúng cách, kịp thời. Đầu tiên là cách ly chó ra khỏi vị trí nguy hiểm, sử dungh kéo để cắt phần quần áo bị rách hoặc xắn cách xa vết cắn hạn chế nước dãi của chúng dính vào vết cắn.

Tiếp theo, bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh,nếu có nước ấm, xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương thì càng tốt. Nhưng không nên chà mạnh vào vết thương vì sẽ gây tổn thương lan rộng. Nếu vết thương nhẹ thì băng bó và điều trị tại nhà. Nếu chúng sưng đau, chảy máu không ngừng sau 15 phút bị cắn, vết cắn sâu thì phải đến viện điều trị ngay.

Theo dõi vết thương, đặc biệt là chó là vấn đề quan trọng nhất. Trường hợp chó làn thang, chó không rõ nguồn gốc, không chắc đã tiêm phòng hay chưa thì phải đi tiêm phòng dại ngay khi cắn. Trường hợp chó nhà vẫn ăn ngủ hoạt động khỏe mạnh và đã tiêm phòng dại thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, với chó con cắn thì tốt nhất bạn hãy đi chích ngừa vì chúng ít khi tấn công để lại vết thương nặng trừ khi có vấn đề về sức khỏe, tinh thần. Đề phòng vẫn là biện pháp giữ an toàn tốt nhất cho bản thân.