Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không? Tiêm Ở Đâu? Chi Phí Bao Nhiêu

Mới đây, bé trai người Mông 11 tuổi ở Sơn La đã tử vong thương tâm do lên cơn dại sau 3 tháng bị chó cắn. Trước đó, một người phụ nữ ở Hải Dương cũng chết tức tưởi sau khi bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng mà lại đến thầy lang “lấy nọc”. Những cái chết do chó dại cắn luôn là đề tài nóng mỗi năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy người dân vẫn còn rất chủ quan với vấn đề tiêm phòng. Những cái chết thương tâm do chủ quan và thiếu hiểu biết

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin dại. Tại Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn, trong đó, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, cả nước đã có 67 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Trước đó không lâu, cũng vì tin thầy lang “phán” bị chó dại cắn có thể chữa bằng thảo dược, anh T. (Hà Nội) đã được thầy lang dùng một loại lá chà xát vào vết thương. Ít ngày sau, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương trong tình trạng nguy kịch, lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và tử vong.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh nhân mắc bệnh dại một khi đã lên cơn, chắc chắn sẽ chết rất đau đớn và thương tâm. Tuy là căn bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng cho đến nay, người dân vẫn còn thờ ơ với việc tiêm phòng.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Có rất nhiều trường hợp nghĩ rằng chó nhà cắn thì sẽ không sao, vì trước đó con chó không có biểu hiện khác thường. Cho đến khi con chó chết, người bệnh bất ngờ lên dại thì mới cuống cuồng đi tiêm vắc xin. Lúc này đã quá muộn, virus dại khi lên đến não thì không có thuốc nào chữa được”.

Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vắc xin dại có tác dụng bao lâu?

Cho đến nay, nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đối với sự phát triển của hệ thần kinh và sức khỏe.

Tuy nhiên, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha đã nêu rõ: “Nếu như trước đây các loại vắc xin phòng dại đều là vắc xin thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, vắc xin phòng dại đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vắc xin phòng dại thế hệ mới là vắc xin bất hoạt (vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên), với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ”.

Tiêm phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Do đó, ngay khi bị chó dại, chó nghi dại hoặc động vật cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng, không nên chờ đợi theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại sự ảnh hưởng của vắc xin dại đến sức khỏe. Tất cả vắc xin tiêm phòng thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn.

Vắc xin phòng dại loại nào tốt?

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur (Pháp).

Tiêm phòng dại bao nhiêu mũi?

Phác đồ tiêm vắc xin dại thế hệ mới Verorab

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm

– Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28 – Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm sau phơi nhiễm ở bắp tay

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da Liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên

Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Tiêm phòng dại ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Tháng 4/2023, trên tất cả các bệnh viện, trung tâm Y tế dự phòng tại địa bàn chúng tôi liên tục báo động tình trạng hết vắc xin phòng dại. Trước tình hình “cháy hàng” vắc xin dại, nhiều người dân lo lắng đổ xô đi tiêm trước hoặc về các điểm tiêm phòng lớn để được tiêm mũi vắc xin này.

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, tiêm vắc xin dại là cách giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Do vậy, ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng. Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung ứng đủ vắc xin dại để phục vụ nhu cầu cho người dân, kể cả tại thời điểm khan hiếm. Hiện tại, VNVC đang có 3 loại vắc xin phòng dại là Verorab của Pháp, Abhayrab và Indirab của Ấn Độ.

Với quy trình một chiều liên tục 4 khâu bao gồm: phòng chờ, phòng khám và tư vấn trước tiêm, tiêm vắc xin, theo dõi sau tiêm, VNVC cam kết 100% khách hàng đến tiêm phòng đều được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí, miễn phí wifi, nước uống, giữ xe, và bỉm tã đối với trẻ sơ sinh.

Giá vắc xin phòng dại tại VNVC

Verorab (Pháp) 0.5ml: 260,000 đồng/liều

Abhayrab (Ấn Độ) 0.5ml: 255,000 đồng/liều

Indirab (ẤN Độ) 0.5ml: 255,000 đồng/liều.

Gọi ngay tổng đài VNVC 1800 6595 (miễn phí cuộc gọi) để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm

Thanh Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phác Đồ Tiêm Phòng Bệnh Dại Do Chó Cắn

Với liều tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Với liều tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Một số hướng dẫn phòng chống bệnh dại

Để phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Với các gia đình có nuôi chó, mèo thì cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đặc biệt, cần lưu ý tránh thả rông chó, mèo, nếu chó ra đường phải đeo rọ mõm nhằm tránh gây nên các vụ việc không đáng có.

– Không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là với chó, mèo lạ.

– Nếu không may bị chó, mèo cắn, hãy thực hiện các bước sơ cứu và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa trị. 

– Nên tiêm phòng ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp cứ chờ cho con chó bị ốm/chết rồi mới đi tiêm. Bởi có rất nhiều con chó sau khi cắn thì 2 – 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị cắn mới đi tiêm thì đã muộn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn tham khảo thông tin:

Sở Y tế Thành phố Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn)

Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (vnvc.vn)

Bị Chó Cắn Có Phải Đi Tiêm Phòng Dại Không?

Bé 16 tháng bị chó cắn đã 5 ngày nhưng chưa tiêm phòng có làm sao không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi. Con em 16 tháng tuổi xuống nhà hàng xóm chơi, lúc họ cho chó ăn bé cứ nghĩ là chó nhà mình nên lại nắm đuôi nó không may bị chó cắn. Nay đã được 5 ngày nhưng em chưa đưa cháu đi tiêm phòng vì hàng xóm bảo chó đã được tiêm vắc xin dại mà nó tưởng bị tranh đồ ăn nên mới cắn không sao. Em muốn hỏi bác sĩ xem liệu con em có bị gì không đã 5 ngày rồi giờ tiêm phòng có được không. Thuốc có ảnh hưởng gì không. Đến nay con chó vẫn khoẻ mạnh và ăn uống tốt. Mong bác sĩ giải đáp giúp em càng sớm càng tốt.

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Bé bị chó cắn đã 5 ngày do cầm đuôi chó chứ không phải bị con chó tấn công, hiện con chó vẫn khỏe mạnh. Theo như chủ nhà cho biết là con chó đã được tiêm phòng. Theo tôi, bạn nên mời bác sĩ thú y xem xét con chó, nếu con chó được tiêm phòng đầy đủ, hiện tại khỏe mạnh, thì có thể tiếp tục theo dõi con vật, sau 15 ngày mà con chó khỏe mạnh, bác sĩ thú y xác nhận con vật không có triệu chứng của bệnh dại thì khi đó bạn không cần tiêm phòng cho bé.

Trong khoảng thời gian 10 ngày đầu tiên tính từ khi bị chó cắn mà con chó xuất hiện những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh dại thì bạn cho cháu đi tiêm phòng sớm. Bạn cũng nên đưa bé đến Trung tâm y tế dự phòng để được giải đáp, nếu không có khả năng theo dõi sát và đánh giá tình trạng con vật thì bé nên được tiêm phòng sớm. Sau 10 ngày mà con vật còn sống thì có thể xem xét ngừng tiêm.

Chúc em và bé mạnh khỏe.

Bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, cần tiêm phòng không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ.

Em bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, chó con ở nhà đã được chích ngừa đầy đủ và lúc nhỏ em củng bị chó cắn vài lần đã chích ngừa dại, vậy bây giờ em có phải chích nữa không thưa bác sĩ.

Em cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Nếu con chó nhà em đã được tiêm ngừa dại đầy đủ, khả năng nó bị bệnh dại rất thấp trừ khi tiêm phòng không đạt hiệu quả bảo vệ. Với một vết thương ngay dưới phía mắt do chó cắn thì cần tiêm phòng ngay. Vì vết thương gần thần kinh trung ương, nếu con chó có bệnh dại thì thời gian ủ bệnh ở người sẽ ngắn. Do con chó nhà em được tiêm phòng đầy đủ nên khả năng mắc bệnh dại của nó là thấp.

Khuyên em mang theo sổ tiêm chủng đến Trung tâm y tế dự phòng của địa phương để được giải đáp và tiêm phòng. Đối với vắc xin phòng dại, lúc nhỏ em cũng bị chó cắn và đã trích ngừa, nay em có thể tiêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Em cũng nên tiêm vắc xin phòng uốn ván.

Chúc em mạnh khỏe.

Khi bị chó đẻ cắn có cần phải tiêm phòng không?

Câu hỏi bởi: Nhỏ XìTai

Chào bác sĩ.

Em mới bị chó cắn ở bắp chân phải, dưới đầu gối. Con chó vừa đẻ xong. Vậy có phải đi tiêm không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại, gây tổn thương thần kinh trung ương ở các loại động vật có vú. Bệnh được lây truyền bằng các chất tiết nhiễm virus dại. Người mắc bệnh do bị nhiễm virus dại từ súc vật bị dại qua vết cắn. Nguồn bệnh: phần lớn ổ chứa virus dại là chó hoang dã và chó nhà. Ngoài ra ổ chứa còn ở mèo, cáo, chó sói, chồn, dơi, dơi hút máu. Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vết thương bằng cách:

Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy rửa khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

Tiêm phòng uốn ván

Việc chỉ định tiêm vắc xin dại phụ thuộc vào tình trạng vết thương và theo dõi con chó đó trong vòng 10 – 15 ngày. Cần phải tiêm phòng vắc xin ngay nếu :

Con vật lên cơn hoặc có triệu chứng nghi dại.

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị xây xát nhẹ.

Có nhiều vết cắn hiểm sâu.

Không theo dõi được con vật.

Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các tình huống sau, bác sĩ trì hoãn tiêm vắc xin mà dặn bệnh nhân phải theo dõi con vật trong 15 ngày:

Vết cắn nhẹ, xa não.

Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm. Chính vì vậy, bạn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

Bị chó mẹ mới sinh con cắn có nên đi chích ngừa?

Câu hỏi bởi: Anh khoa

Thưa bác sĩ!

Em có đứa em trai năm nay 24 tuổi bị chó nguời hàng xóm cắn. Con chó đó mới đẻ con được 3 ngày. Vết cắn không chảy máu nhưng bây giờ em của em rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn và có cho em có nên đi chích ngừa bệnh dại không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Sau khi bị chó cắn cần được rửa vết thương sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu trong 10 – 15 phút, đây là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh dại. Em trai em bị chó cắn, em nên mời bác sĩ thú ý, kiểm tra tình trạng con vật, nếu con chó có triệu chứng bệnh dại thì cần tiêm phòng ngay. Việc chích ngừa bệnh dại là cần thiết khi nghi ngờ con vật có triệu chứng mắc bệnh dại hoặc không thấy điều kiện theo dõi con vật. An toàn nhất là đi tiêm phòng dại, theo dõi con vật trong 10 ngày, sau 10 ngày nếu con vật bình thường thì có thể ngừng tiêm.

Chúc em mạnh khỏe!

Tiêm Phòng Chó Dại Cắn Ở Đâu Tốt Nhất

Tiêm phòng chó dại cắn ở đâu tốt nhất có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, nhất là đối với người vừa có người thân vừa bị chó dại cắn. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp sơ cứu vết chó cắn tạm thời trước khi chuyển tới bệnh viện và một vài địa chỉ uy tín, đáng tin cậy về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn tham khảo và lựa chọn.

Phương pháp sơ cứu nạn nhân sau khi bị chó dại cắn

Các thao tác chủ yếu để sơ cứu bao gồm 3 bước làm sạch, sát trùng và cầm máu.

Làm sạch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để sơ cứu vết thương trước khi cân nhắc đưa nạn nhân đi tiêm phòng chó dạ cắn ở đâu. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông hoặc nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không chà quá mạnh.

Sau đó là bước sát trùng, bạn sử dụng cồn hoặc nước oxi già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết thương sau đó lau nhẹ đi.

Sơ cứu vết thương chó dại cắn trước khi tới các cơ sở y tế vô cùng quan trọng

Ở bước cầm máu, nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 phút – 15 phút sau khi bị chó cắn thì trong lúc rửa bạn không nên cầm máu, sau 15 phút bạn mới bắt đầu tiến hành cầm máu. Bạn đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong 7 phút vẫn thấy máu tiếp tục chảy thì đặt them vài miếng gạc nữa lên trên. Chờ đến khi máu ngừng chảy mới băng lại vết thương.

Trong trường hợp vết thương quá sâu, máu chảy mạnh thành tia thì bạn nên dùng dây thun để garo xung quanh vết thương rồi lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời tránh để mất quá nhiều máu. Dù tiêm phòng chó dại ở đâu thì bạn nên nhớ rằng việc sơ cứu cho nạn nhân trước vẫn rất quan trọng, nó giúp tăng cao hiệu quả của thuốc cũng như kéo dài thời gian chờ thuốc tiêm của bệnh nhân.

Tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội?

Để giải đáp thắc mắc về địa chỉ tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội tốt nhất của các bạn, chúng tôi xin cung cấp 3 địa chỉ uy tín nhất cả về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và chọn lựa.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Tạo lạc tại địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,

Địa điểm đâu tiên trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng. Trung Tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức tiêm phòng chó dại cắn cho mọi người dân, không phân biệt lứa tuổi, nơi sinh sống…Nơi đây sở hữu đội ngũ nhân viên y, dược, điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp dưới sự hỗ trợ của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ khoa cũng như các phòng Dịch tế khác. Trong suốt thời gian qua, Viện vệ sinh dịch tế trung ương vẫn là cơ quan đầu ngành, đi đầu về khoa học lĩnh vực Y tế Dự phòng do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm phòng ở nơi đây.

Toạ lạc tại địa chỉ 70 nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, dịch vụ chăm sóc tận tình đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trung tâm còn có liên kết với Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế Thành phố Hà Nội và Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương do đó bạn không phải lo lắng nhiều về chất lượng cũng như nguồn gốc nguồn vắcxin nơi đây.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế.

35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Thêm một địa chỉ uy tín nữa trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu tốt nhất. Không chỉ có đội ngũ nhân viên chất lượng cao như các trung tâm khác, nơi đây còn nổi bật với trang thiết bị thăm khám hiện đại cùng các công nghệ tiến tiến, đạt chuẩn quốc tế. Hơn nữa, trung tâm cũng thường xuyên có cập nhật thông tin cùng lời khuyên các phòng, tránh, sơ cứu bệnh cần thiết cho khác hàng. Do đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế cũng là một lựa chọn tốt dành cho bạn.

Có Nên Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn ?

Bác Đỗ Minh Ri, 73 tuổi, quê Hưng Yên bị chó cắn hiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, bác sang nhà hàng xóm chơi không may bị chó nhà hàng xóm cắm. Lúc đầu bác rất hoang mang vì nhiều người khuyên bác phải đi tiêm phòng dại ngay để tránh mắc bị dại, nhưng có người lại khuyên không nên tiêm vì chó nhà không sao cả. Vì cẩn thận bác vẫn đến bệnh viện để kiểm tra.

ThS.BS Trần Quang Toản, phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Chưa thể khẳng định hai trường hợp trên là bị chó dại cắn nhưng việc trước tiên là phải xử lý vết thương trước. Bác sĩ toản cho biết thêm, rất nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không đi khám mà thường tự xử lý vết thương tại nhà hay vì tức giận mà đánh chết chó, như vậy rất khó cho việc theo dõi. Nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải tiêm phòng còn nếu cũng trong thời gian đó chó có biểu hiện dại, lúc đó đi tiêm vẫn chưa muộn.

Người dân cần tiêm phòng khi bị chó dại cắn

Thay vì việc lo lắng khi bị chó cắn có nên đi tiêm phòng dại không thì điều cần làm trước đó là phải tiêm phòng bệnh dại ngay cho vật nuôi. Hầu hết ở nông thôn, các gia đình khi có vật nuôi thường không cho vật nuôi tiêm phòng dại. Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề. Dù chưa biết những con vật nuôi đó có mầm bệnh dại hay không nhưng những vết thương khi chúng gây ra như trường hợp nêu trên là rất nguy hiểm.

Khi bị chó cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng, nước muối đặc. Sát trùng vết thương bằng dung cồn, oxi già. Không được làm dập vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương. Nếu trường hợp được chuẩn đoán là chó dại cắn, cần phải được tiêm vắc xin đúng quy trình.

Ngoài việc chưa ý thức trong việc tiêm phòng dịch cho vật nuôi, thì nhiều gia đình còn thiếu ý thức trong việc chăn thả vật nuôi. Nhiều vùng nông thôn khi nuôi chó, mèo, gà… vẫn thường chăn thả tự do dẫn đến tình trạng chó mèo cắn, quào những người đi đường. BS Châu Hoàng Sơn, khoa y tế công cộng Viện Pasteur chúng tôi cho biết: Nếu vật nuôi đều được tiêm phòng dại thì khi chẳng may cắn người sẽ ít nguy cư bị dại hơn. Nhưng ngược lại nếu con vật cắn không mang bệnh dại mà chúng ta vội vàng đi tiêm phòng thì sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều trường hợp chưa chết vì bị chó dại cắn mà chết vì phản ứng thuốc.

PGS.TS Kim Xuyến Phó chủ nhiệm thường trực chương trình phòng chống bệnh dại, cho biết: Trong trường hợp sau tiêm, người đó có phản ứng quá mạnh, bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời con vật cắn hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể ngưng tiêm. Tuy nhiên, không ít những tình huống hết sức khó khăn khi người tiêm gặp phản ứng nguy hiểm, nhưng nếu ngưng tiêm sẽ chết do bệnh dại. Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.

Điều đó cho thấy không phải cứ chó cắn là phải tiêm phòng dại ngay và thà tiêm thuốc phòng dại vào người ảnh hưởng sức khỏe còn hơn bị chết vì bệnh dại. Điều quan trọng là khi bị chó cắn phải được theo dõi, tư vấn và chuẩn đoán chính xác.

Trang Thu

Nguồn :