Chăm Sóc Chó Pug / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Cách Chăm Sóc Và Cho Chó Pug Ăn

Chó Pug, cũng giống như tất cả giống chó khác, là động vật ăn thịt. Chế độ ăn của chúng cần phải nhiều thịt vì hệ tiêu hóa của chúng vốn được tạo ra chủ yếu để hấp thụ protein. Chúng cũng có thể tiêu hóa tinh bột như cơm, cháo, bánh tuy nhiên lượng lớn tinh bột với chúng là không cần thiết và dễ khiến chúng bị tích mỡ thừa gây béo phì. Trong khí đó, chế độ ăn ở Việt Nam lại rất giàu tinh bột (từ cơm), khiến nguy cơ mắc bệnh béo phì ở chó Pug càng cao.

Chế độ ăn hàng ngày của chó pug phải chứa ít nhất từ 20 – 25% protein từ các loại thịt, nội tạng hoặc các thức khác. Chúng không kén ăn, các loại thịt cho chó pug có thể là thịt lợn (càng nạc càng tốt), thịt gà, cá hoặc sang hơn có thể là thịt bò. Thịt bò rất tốt vì chúng chứa rất ít mỡ và giàu protein. Nội tạng cũng là món ăn ưa thích hầu hết các giống chó mà lại rẻ, có thể cho chúng ăn gan lợn, lòng hoặc phổi, có điều kiện thì có thể là bầu dục, tim, óc. Trứng cũng là lựa chọn không tồi, trứng vịt lộn thì càng tốt vì phần lớn chất béo đã được chuyển hóa hết, một em pug mỗi bữa chỉ cần 1 quả trứng vịt lộn, thêm chút cơm và rau quả là ok.

Chất béo

Chất béo cũng quan trọng, chúng giúp lông em pug bóng mượt và tăng khả năng hấp thụ các vitamin. Một chế độ ăn tốt cho chó pug cần phải có từ 10 – 15% chất béo, nếu bạn chọn thức ăn thực nhiên nhu thịt, cá, nội tạng,… thì thành phần chất béo đã được cân bằng tự nhiên, không cho thêm gì cả.

Tuy nhiên nếu bạn cho ăn thức ăn sẵn thì có chút lưu ý. Thức ăn sẵn cho chó thường ít chất béo hơn lượng cần thiết đối với pug do các nhà sản xuất lo ngại một số giống chó bị tiêu chảy nếu ăn quá nhiều chất béo. Bạn cần xem thành phần dinh dưỡng, nếu không đủ 10 – 15% chất béo thì bạn có thể cho ăn bổ sung mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật (không nên cho mỡ lợn), có thể trộn với thức ăn sẵn khi cho ăn.

Tinh bột, chất xơ và vitamin

Các chất này có chủ yếu trong cơm và rau quả. Các giống chó không thích ăn những loại thực phẩm này, nhưng như đã nói, pug là ngoại lệ. Chúng rất tham ăn nên không khó để bắt chúng ăn rau quả (một em pug thậm chí có thể ăn ngấu nghiến 1 củ cà rốt khi đang đói). Mỗi bữa bạn nên cho chúng ăn thêm một chút cơm, rau và quả thái nhỏ trộn lẫn với thịt để dễ ăn.

Nên cho chó pug ăn như thế nào?

Hầu hết em pug đều rất lười nên bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều để tránh béo phì. Với những em pug nhỏ từ sau cai sữa đến 2 tháng tuổi, bạn nên cho ăn 5 lần ngày. Những em lớn hơn từ 2 – 4 tháng tuổi, nên cho ăn 3 bữa / ngày. Còn với những em nhỡ và trưởng thành, ngày 2 bữa là đủ. Không nên để thức ăn trong bát suốt cả ngày, chỉ để thức ăn trong bát khoảng nửa tiếng khi cho ăn rồi lại cất đi để chúng tập thói quen ăn ngay khi được cho.

Khối lượng thức ăn mỗi ngày còn tùy thuộc vào kích thước từng em pug và mức độ hoạt động của từng em. Tuy nhiên có 1 cách đơn giản để ước lượng là dựa vào cân nặng, khối lượng thức ăn mỗi ngày thường bằng 1/35 đến 1/25 (3 – 4%) khối lượng cơ thể. Tùy vào mức độ hoạt động. Giả sử 1 em pug nặng 5kg, sẽ cần 1 lượng thức ăn mỗi ngày ít nhất là 150g, chia làm 2 hoặc 3 bữa. Nếu chơi đùa nhiều thì cần nhiều hơn, dao động trong khoảng 3 – 4% khối lượng cơ thể.

Chăm Sóc Chó Pug Mới Sinh Như Thế Nào?

Cũng giống như những em bé sơ sinh mới chào đời thì chó Pug mới sinh cũng cần phải có sự chăm sóc một cách tốt nhất. Cách chăm sóc này vừa đòi hỏi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn lại vừa phải đúng khoa học để giúp cho chó con có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Chăm sóc chó pug mới sinh theo đúng khoa học không chỉ đơn thuần là chỉ có tập trung vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng mà còn phải quan tâm, chú trọng đến cả việc bảo vệ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch cũng như lưu ý đến từng giai đoạn trong quá trình phát triển của chó con.

Vậy chăm sóc chó pug mới sinh như thế nào?

Trong 02 tuần đầu tiên sau khi mới sinh thì bạn không nên tắm cho chó mà chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm, nhẹ nhàng lau sạch cơ thể chó bằng nước ấm rồi dùng khăn khô để lau lại lần nữa

Sau khi sinh từ 3 – 4 ngày thì bạn cần phải cắt đi các ngón thừa ở bàn chân của chó và đến 1 tuần tuổi thì phải cắt hết phần nhọn ở phía hai chân trước để tránh việc chó con cào rách vú mẹ trong lúc bú

Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đàn chó con, khoảng từ 3 – 4 tiếng/01 lần để tránh việc chó mẹ nằm đè lên chó con gây ngạt hoặc tránh trường hợp chó tranh nhau bú mẹ mà giẫm đạp lên nhau

Luôn chú ý vệ sinh chuồng chó, thay vải lót ở phía dưới nhằm đảm bảo chỗ chó nằm luôn sạch khuẩn. Tuyệt đối không nên lót quá nhiều vải ở dưới bởi điều đó có thể làm cho chó con bị mắc kẹt dưới vải

Trong tuần đầu mới sinh thì chó con cần phải được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo được lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch. Vì vậy mà bạn nên lưu ý việc giúp chó con có thể bú được sữa từ chó mẹ bằng cách đưa chúng đến gần mẹ hơn

Sau 01 tuần đầu thì để giúp chó con có được sức khỏe tốt hơn bạn có thể pha sữa dành riêng cho chó con, dùng bình sữa cho chúng uống hoặc có thể dùng kim tiêm để bơm vào miệng chúng

Khi chó con được 3 tuần tuổi thì bạn có thể nấu cháo xay nhuyễn để cho chúng tập ăn dặm và chia nhỏ thành 1 – 2 bữa mỗi ngày

Chó Pug Giá Bao Nhiêu? Cách Chăm Sóc Chó Pug Cho Những Bạn Yêu Chó

1. Mua chó Pug ở đâu uy tín nhất?

a. Thú Kiểng

Chắc chắn rồi, Thú Kiểng suốt nhiều năm qua luôn là địa chỉ tin cậy nhất với cộng đồng nuôi chó ở Việt Nam. Những người yêu thú cưng luôn có câu “mua thú cưng, cứ đến Thú Kiểng”, loại nào cũng có (tất nhiên là chỉ chó và mèo thôi). Chó Pug là một trong 5 giống chó mạnh nhất của Thú Kiểng, với 8 trại giống và trên 50 con giống chất lượng.

b. Pet Xinh

c. Các địa chỉ mua khác

2. Nguồn gốc và đặc điểm của chó Pug

a. Nguồn gốc

Giống chó cảnh Pug có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nuôi khá phổ biến tại các đền chùa ở vùng Tây Tạng. Giống chó này du nhập vào châu Âu vào tầm thế kỷ 16 và nhanh chóng chở thành loài chó được yêu thích nhất.

Thậm trí, chó Pug còn được nữ hoàng Anh Victoria yêu mến và giới thiệu với những người trong giới hoàng tộc. Giống chó này vì thế ngày càng nổi tiếng và được duy trì cho tới tận bây giờ. Hiện nay, chó Pug đã xuất hiện khá nhiều và trở thành thú nuôi được yêu quý trong các gia đình tại nước ta.

b. Đặc điểm

Chó Pug rất trung thành và nhạy bén nên khá thích hợp với nhiệm vụ trông nhà. Chúng cũng rất thân thiện với con người và thích chơi đùa với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, Pug lại rất hay giận dỗi nếu bạn không quan tâm tới chúng bằng những vật nuôi khác trong nhà. Chó Pug nhận thức khá nhanh nên chúng có khả năng học hỏi và hoàn thành các bài huấn luyện rất đơn giản.

3. Cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó Pug

a. Chăm sóc chó Pug

Chó Pug hay những giống chó mặt xệ khác bởi đặc điểm chiếc mũi quá ngắn nên chúng rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Phế quản của chó Pug khá hẹp nên chúng thường bị khó thở và không điều hoà được thân nhiệt của cơ thể. Một chú chó Pug bình thường có thân nhiệt khá giống con người, vào khoảng 37 tới 39 độ C nên nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng trên 41 độ C thì bận cần tìm cách giảm nhiệt cho chúng.

Bên cạnh đó, giống chó Pug cũng hay mắc các bệnh về mắt vì xương phần mắt thiếu. Đặc biệt hơn, chó Pug là giống rất dễ bị béo phù nên bạn cũng cần cho chúng vận động thường xuyên, Pug có tuổi thọ trung bình khoảng 12 năm và rất dễ nuôi.

Bạn nên lưu ý chăm sóc bé Pug của mình bằng cách thường xuyên làm sạch tai, mắt, các nếp nhăn trên mặt, đồng thời chải lông và loại bỏ các lông rụng hàng ngày. Một vấn đề mà khá nhiều người nhầm lẫn là tắm quá nhiều cho chó, thực tế bạn không cần tắm cho Pug quá nhiều. Nếu tắm thì cần phải sấy khô ngay sau khi xong để chúng không bị cảm lạnh.

b. Thức ăn dành cho chó Pug

Để tránh tình trạng chó Pug bị béo phì, bạn không nên cho thú cưng của mình ăn quá nhiều cơm, các chất có nhiều tinh bột. Cụ thể, thức ăn cho chó Pug cần đảm bảo hàm lượng các chất dinh dưỡng sau đây:

Hàm lượng chất béo chỉ nằm trong ngưỡng từ 10% tới 15% trong thức ăn một bữa cho chó Pug, có thể là nội tạng của lợn, bò hoặc gà,….

Tinh bột, chất sơ và vitamin có thể bổ sung cho Pug bằng rau, củ, quả. Khi cho ăn, bạn phải thái nhỏ và trộn lẫn với cơm và thức ăn thì giống chó Pug mới ăn được.

Hàm lượng Protein từ các loại thịt bò, lợn hoặc gà từ 20% tới 25% hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm trứng vịt lộn và một tuần chỉ nên ăn 3 tới 5 quả.

4. Mua chó Pug bao nhiêu tiền?

Chó Pug rất phổ biến tại nước ta bởi nhiều ưu điểm về ngoại hình, tính cách và rất dễ nuôi. Thế nên giá chó Pug rẻ hơn rất nhiều so với giá chó Corgi, Husky… Tuy vậy, giá thành để sở hữu một bé Pug cũng không hề rẻ và được phân loại cụ thể như sau:

Giá chó Pug bình thường rơi vào khoảng 7 tới 8 triệu đối với những bé thuần chủng được sinh sản tại nước ta và không có hồ sơ hay gia phả.

Với mức giá từ 10 tới 15 triệu đồng, bạn có thể sở hữu một bé Pug tại Việt Nam nhưng có đầy đủ gia phả, hồ sơ. Đồng thời, nguồn này cũng có hệ gen ổn định hơn, bạn có thể tìm tới các trang trại chó giống để lựa chọn một bé cho mình.

Đối với chó cảnh Pug nhập từ các trại chó ở Thái Lan thì bạn sẽ phải bỏ ra số tiền từ 12 tới 15 triệu đồng. Chất lượng chó nhập từ Thái Lan được đánh giá khá cao, thuần chủng và đảm bảo giấy tờ, gia phả.

Cuối cùng là giống Pug thuần chủng nhập từ châu Âu. Nguồn nhập này được đánh giá là chuẩn nhất, các em Pug nhập từ đây có giá trên 20 triệu đồng và rất hiếm.

Hy vọng, với những thông tin mà bài viết chia sẻ về giống chó Pug của chúng tôi Bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm khi muốn sở hữu và nuôi dưỡng một chú chó Pug dễ thương này.

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Pug Mới Sinh Chuẩn Kỹ Thuật

Chăm sóc chó Pug trưởng thành được cho là khá dễ. Tuy nhiên, chăm sóc chó Pug mới sinh lại không đơn giản như vậy. Lúc này, chúng ta cần đặc biệt kỹ lưỡng và đúng cách trong khi chăm sóc những chú Pug “sơ sinh”.

+ Cách chăm sóc chó sau khi đẻ mổ

+ Chó poodle 1 năm đẻ mấy lứa

Việc chăm sóc chó Pug mới sinh nên chia thành hai giai đoạn gồm: Những ngày đầu mới sinh và thời gian sau đó.

1. Cách chăm sóc chó Pug mới sinh những ngày đầu

Khi chó Pug mới “lọt lòng” thường thì bạn không phải tác động nhiều đến cho con bởi hầu hết chó mẹ đều có thể “tự lo” được như một bản năng tự nhiên. Chúng sẽ tự sinh con, xé bọc ối, cắn rau thai, liếm láp và cho chó con bú mớm. Bạn chỉ cần chú đến các vấn đề sau đây khi chăm sóc chó Pug mới sinh vào những ngày đầu:

– Không tự ý tác động đến cho con vì chó Pug mẹ lúc này sẽ khá “dữ dằn” để bảo vệ con của mình. Mọi tác động vuốt ve hay can thiệp giúp đỡ chó Pug con khi cần đều phải thận trọng, từ từ hoặc nên thực hiện khi không có mặt chó mẹ trong ổ.

– Không nên tự ý cắt dây rốn cho Pug con vì đó là nơi chứa các mạch máu co ngót có thể gây xuất huyết cho chó con. Tốt nhất nên để dây rốn khô tự nhiên, chúng sẽ tự co ngót lại và rụng đi.

– Không cần thiết phải bôi thuốc chống nhiễm trùng vào dây rốn cho Pug con bởi nếu ổ đẻ được vệ sinh tốt trước khi chó Pug mẹ sinh thì có thể yên tâm chó Pug con sẽ không bị nhiễm trùng.

– Vệ sinh và thay tấm lót ổ đẻ thường xuyên, bắt đầu từ ngày thứ 3 sau sinh để đảm bảo chó Pug không bị nhiễm trùng hay mắc bệnh khi còn yếu. Nhưng nên nhớ thực hiện việc này khi chó mẹ ra ngoài ăn hoặc đi vệ sinh để tránh việc Pug mẹ lo lắng bị lấy mất con dẫn đến đổi tính và trở nên dữ dằn

– Nên hạn chế việc di chuyển chó con trong khoảng 5 ngày đầu sau sinh để mẹ con chó Pug cảm thấy an toàn và yên tâm

– Kiểm tra thân nhiệt chó con bằng cách sờ nhẹ và bụng chó con, nếu chúng nằm im không cựa quậy thì có thể yên tâm.

2. Cách chăm sóc chó Pug mới sinh

Sau khoảng 7 ngày đầu tiên có thể coi là giai đoạn “ổn định” của chó Pug con nhưng chưa an toàn, đặc biệt là với giống chó Pug. Lúc này bạn cần chăm sóc chó con theo những lưu ý sau đây:

2.1. Chú ý đến môi trường ở của Pug con

Sau khi được sinh ra, Pug con phải chịu đựng điều kiện sống bên ngoài khắc nghiệt hơn nên bạn cần chú ý đến môi trường mà Pug con sống.

– Giữ nhiệt ổn định

Thường khi mới sinh, Pug có nhiệt độ tương đối thấp, thường là từ khoảng 34,5-36 0 C trong 1 – 2 tuần đầu. Đây cũng là khoảng thời gian mà chó Pug thường bị chết yểu do không thích nghi được với môi trường bên ngoài. Tỷ lệ ước tính có thể lên đến 50%.

Thông thường chó con sẽ được Pug mẹ bao trong lòng để giữ ấm nhưng nếu thời tiết lạnh, nhiệt độ môi trường xuống thấp chúng ta vấn cần phải tác động thêm bằng cách sưởi ổ nằm cho Pug con.

Bạn có thể cho ổ của chúng nằm ở nơi khuất gió, trong phòng có máy sưởi nhiệt, dùng khăn ấm lót ổ, dùng ổ có mái che và quây các bên, nhưng không nên quá kín để giữ độ thoáng khí nhất định cho ổ nằm.

– Giữ môi trường sạch sẽ:

Môi trường sống của Pug trong thời gian đầu nên đặc biệt chú ý. Sức đề kháng của Pug lúc này khá yếu, cho nên ổ nằm cần phải sạch sẽ, nên thay lót ổ và vệ sinh ổ định kỳ hàng tuần. Nếu chó Pug đi vệ sinh hoặc chó mẹ ăn rơi vãi trong ổ nên được làm sạch ngay.

Ngoài ra, nên cách ly ổ nằm và chó Pug con với người lạ hoặc vật nuôi lạ để tránh cho chó con bị hoảng sợ và lây nhiễm các bệnh lý do virus. Việc này cần đặc biệt kỹ lưỡng và thận trọng để Pug con không gặp phải các vấn đề bất trắc.

2.2. Chú ý đến nguồn sữa mẹ cho chó Pug

Sữa đầu rất tốt cho Pug con vì có chứa nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ được bệnh tật. Vì thế, Pug con sau khi mới sinh ra cần được bú sữa mẹ ngay. Nếu Pug mẹ vụng về không biết cách cho Pug bú thì bạn có thể giúp.

Trường hợp có nhiều chú Pug con cùng được sinh ra thì bạn nên ưu tiên cho chú Pug sinh ra sau cùng được bú sữa đầu vì đó là Pug con có sức khỏe yếu nhất trong đàn.

Những ngày sau đó, chó Pug vẫn cần tiếp tục được bú sữa mẹ trong khoảng từ 3 – 4 tuần.

2.3. Chú ý đến dinh dưỡng cho Pug con

Thông thường trong khoảng 3 – 4 tuần đầu sau sinh, chó Pug chỉ cần bú sữa mẹ là đủ và bạn chỉ cần tập trung cung cấp dinh dưỡng cho Pug mẹ. Chú ý đến dinh dưỡng cho Pug mẹ chính là chăm sóc dinh dưỡng cho Pug con.

Nhưng nếu Pug sinh nhiều con trong một lứa, khả năng sẽ có những chú Pug con bị thiếu sữa. Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu chó Pug mẹ bị cạn sữa bạn có thể bổ sung thêm sữa ngoài cho Pug con có đủ sữa. Sữa dùng nên là sữa ấm trong bình sữa, nếu Pug tự liếm sữa được bạn có thể cho sữa ra đĩa cạn lòng. Cho ăn cho đến khi cho Pug con được 120 ngày tuổi.

Sau thời gian này, chó Pug con có thể bắt đầu khám phá thế giới bên ngoài, đặc biệt là khám phá thức ăn ngoài, trực tiếp chính là thức ăn của cho mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó Pug ăn thêm cháo sữa có thịt băm để dạ dày Pug làm quen.