Chăm Sóc Chó Phốc Mang Thai / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Phốc Sóc Mang Thai Bao Lâu? Cách Chăm Sóc Chó Phốc Sóc Sinh Sản

Chăm sóc cảnh khuyển Phốc sóc (Pomeranian, Pom) lúc bình thường đã khó, chăm sóc chúng trong quá trình sinh sản còn khó hơn rất nhiều. Giống cảnh khuyển này sở hữu thân hình nhỏ bé nên việc mang thai rất dễ xảy ra biến chứng. Người nuôi phải có những kiến thức cơ bản thì việc sinh sản của Phốc Sóc mới diễn ra thuận lợi.

Dấu hiệu chó Phốc Sóc mang thai

Thông thường, sau khi phối giống từ 2-3 tuần, Phốc Sóc sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai.

Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết như sau:

Phốc Sóc ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn.

Một số bé cún có thể cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống.

Phần ngực nở ra, có thể tăng gấp đôi kích thước sau 2 tuần mang thai. Các núm vú bị ẩn sẽ lộ dần và ngày càng to ra.

Từ 25- 30 ngày sau khi thụ thai, bụng Phốc Sóc bắt đầu to lên. Lúc này, bạn đã có thể chắc chắn bé Pom đang có bầu.

Trên thực tế, chủ chó sau khi phối giống thường đưa bé Phốc đến bác sĩ thú y để kiểm tra xem thai đã đậu hay chưa? Bác sĩ thú y sẽ có 4 phương pháp để xác nhận như sau:

Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra một loại hormone gọi là Relaxin. Nếu loại hormone này tăng cao thì 99% chó Phốc Sóc đã mang thai. Phương pháp này sẽ đưa ra kết quả chính xác nhất sau 22 ngày sau khi giao phối.

Siêu âm có thể xác nhận chó nhà bạn đậu thai hay chưa ngay 1 tuần sau khi phối giống. Siêu âm cũng là cách duy nhất để kiểm tra tình trạng sức khoẻ chó con trong bụng.

Chụp X-quang có thể xác nhận mang thai sớm nhất là vào Ngày 42. Tuy nhiên, phải chờ đến ngày 55 mới có thể biết chính xác có bao nhiêu thai trong bụng.

Chó Phốc Sóc khi mang thai cần tăng bao nhiêu cân?

Chó Phốc Sóc tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng không tốt. Thai quá to có thể dẫn đến khó sinh hoặc sinh non. Tốt nhất, bạn nên kiểm soát cân nặng của chúng. Lý tưởng nhất là tăng khoảng 20% trọng lượng cơ thể trong suốt thai kỳ.

Ví dụ: Một bé Phốc Sóc nặng 8kg, quá trình mang thai cho đến ngày sinh, tổng cân nặng của chúng tốt nhất là 9.6-10kg. Một thực đơn ăn uống khoa học và một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Số lượng chó Phốc Sóc con trong một lần sinh sản

Chó là loài động vật đa thai, chúng có thể sinh ra 2-9 thai trong một lần mang thai. Tuy nhiên, số lượng thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như: Chất lượng tinh dịch, thời tiết, môi trường, giống loài…

Ở đây, Siêu Pet sẽ chỉ đề cập đến yếu tố giống loài. Trên thực tế, Phốc Sóc là một giống chó sinh sản rất ít, số lượng con non sinh ra trong một lứa cũng không nhiều. Trung bình một lần mang thai, chó Pom chỉ sinh khoảng 2-3 bé, thậm chí là 1 bé. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cún mẹ sinh được 5 bé trong một lần mang thai.

Chó Phốc Sóc mang thai bao lâu?

Phốc Sóc là một giống chó có kích thước nhỏ bé dẫn đến thời gian mang thai cũng ngắn hơn những dòng chó to khác. Trung bình, quá trình mang thai của loài chó sẽ diễn ra trong vòng 63 ngày. Tuy nhiên, nếu chó Phốc Sóc sinh con trong khoảng 58-70 ngày vẫn được coi là bình thường, chó con ra đời cũng không có gì nguy hiểm cả.

Dưới 58 ngày sẽ bị coi là sinh non, trên 71 ngày chưa sinh thì tình trạng đang gặp nguy hiểm, khó sinh. Cần gọi ngay cho bác sĩ thú y để tiến hành phẫu thuật mổ đẻ lấy chó con.

Chăm sóc chó Phốc Sóc khi mang thai

Trong thời gian chó Phốc Sóc mang thai, bạn cần đảm bảo cung cấp cho chúng một thực đơn dinh dưỡng khoa học và một chế độ vận động hợp lý:

Hãy lựa chọn những loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng. Cung cấp lượng lớn Protein và canxi trong suốt thai kỳ để chó con trong bụng phát triển đầy đủ. Bạn có thể tìm thấy protein trong các loại thịt, tốt nhất là thịt bò. Cho cún cưng uống sữa hay các loại thuốc bổ sung canxi vì chó mẹ trong quá trình mang thai cần một lượng lớn canxi để tạo khung xương cho chó con. Nếu không bổ sung đầy đủ canxi sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng cún mẹ bị tụt canxi huyết gây nguy hiểm đến tính mạng chó mẹ và chó con trong bụng.

Cần hạn chế lượng chất béo, tinh bột cung cấp trong thai kỳ để chó mẹ không bị tăng cân quá nhiều. Thai được 1 tháng tuổi sẽ bắt đầu tăng khối lượng thức ăn và cho ăn thành nhiều bữa, 4-5 bữa / ngày.

Theo Siêu Pet nhận thấy, vấn đề vận động đối với Phốc Sóc trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng. Bạn cần thường xuyên cho cún cưng tập luyện thể dục và chỉ cho chúng nằm yên một chỗ nếu có yêu cầu của bác sĩ thú y.

Những bài tập luyện dành cho Phốc Sóc mang thai tất nhiên không phải là những bài tập nạng như nhảy cao, bắt bóng hay bơi lội… Bạn nên cho cún tập những bài tập nhẹ nhàng như: đi dạo, chạy nhảy nhẹ, nô đùa nhẹ… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp cho Phốc Sóc khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, giúp quá trình sinh con sau này diễn ra thuận lợi hơn.

Nếu bạn cho chó Phốc Sóc ngủ trên giường, hãy thiết kế một chiếc giường phù hợp với chiều cao, đề phòng trường hợp trượt ngã ảnh hưởng tới thai nhi. Nhà bạn có nuôi chó đực thì tốt nhất nên cách ly chúng ra ở tuần thứ 5 của thai kỳ.

Chăm sóc chó Phốc Sóc trong quá trình sinh con

Bạn có thể cho chó Phốc Sóc sinh con tại nhà, không nhất thiết phải đưa chúng đến bệnh viện thú y. Hơn 98% chó Phốc Sóc đều có thể tự sinh con một cách hoàn toàn khỏe mạnh. Chỉ khoảng 2% trường hợp cần can thiệp mổ đẻ. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng. Tất nhiên, vẫn cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp.

Những thứ cần chuẩn bị

Một căn phòng kín, ấm áp, nếu trời quá lạnh cần chuẩn bị thêm đèn sưởi.

Một nhiệt kế

Ga trải giường, khăn bông hoặc báo cũng được

Một thùng giấy các tông hoặc giường cho chó

Đệm sưởi

Kéo, chỉ, cồn y tế, găng tay, nước muối, số điện thoại bác sĩ thú y để đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Dấu hiệu chó Phốc Sóc sắp sinh

Một số dấu hiệu chó Phốc Sóc sắp sinh như sau:

24h trước khi đẻ, chó Phốc Sóc bắt đầu tiết ra sữa non màu trắng đục.

Chúng bắt đầu ăn ít hơn hoặc bỏ ăn, phản xạ đi vệ sinh nhiều lần do bàng quang bị thai chèn ép.

Khi nhiệt độ chó Phốc Sóc giảm xuống dưới37 độ C, chúng sẽ sinh ra chó Pomeranian con trong vòng chưa đầy 24 giờ. Bạn có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra chính xác nhất.

Từ 2-4h trước khi sinh, những cơn đau dồn dập sẽ kéo đến. Chó mẹ cuống quýt và kêu rên. Nhịp thở bắt đầu tăng mạnh, tim cũng đập nhanh hơn.

Nếu thấy dấu hiệu nguy hiểm như: Nước ối chảy mà chó con chưa ra thì hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Các giai đoạn chuyển dạ và sinh con

Giai đoạn 1: Chuyển dạ

Giai đoạn đầu chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra, các cơn đau bắt đầu dồn dập tới. Chó Phốc Sóc sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội phần bụng dưới. Chúng không thể bước đi, bồn chồn, run rẩy và thở hổn hển. Có thể xuất hiện thêm nôn mửa. Lúc này, bạn tuyệt đối không cho chó Phốc Sóc ăn.

Bạn nên đặt chó Phốc vào thùng các tông hoặc giường đã chuẩn bị trước đó để chờ sinh. Thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 6-8 tiếng trước khi những bé Phốc Sóc con đầu tiên ra đời. Bạn nên giữ không gian xung quanh yên tĩnh để tâm trạng chó Phốc mẹ được thoải mái nhất.

Giai đoạn 2: Đỡ đẻ

Khi giai đoạn chuyển dạ qua đi, những chú chó con sẽ lần lượt ra đời sau khoảng 15-30 phút. Mỗi bé chó con sinh ra sẽ bị bao quanh bởi một túi nước ối. Chó mẹ sẽ là người xé những túi nước ối đó, cắn đứt dây rốn và liếm láp sạch người cho chó con. Đừng lo lắng về sự liếm láp thô bạo của chó mẹ. Nó giúp kích thích những chú chó con thở và giúp hệ hô hấp được lưu thông.

Một số trường hợp chó Phốc mẹ quá mệt khi sinh, bạn sẽ là người thay chúng làm những công việc trên cho chó con. Đầu tiên, buộc dây rốn lại bằng chỉ nha khoa và sử dụng một chiếc kéo sắc, đã được sát trùng sạch sẽ cắt dây rốn cho chúng. Sau đó, dùng khăn bông lau sạch người. Và cuối cùng, sử dụng một chiếc xi lanh nhỏ, nhẹ nhàng hút chất lỏng và chất nhầy ra khỏi mũi và miệng của chó con.

Trường hợp phôi thai ngược có thể gây ngạt thở cho chó con nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu nhìn thấy chân sau của chó con nhô ra mà không phải đầu, bạn cần can thiệp ngay bằng cách chỉnh lại tư thế thuận của thai và nhẹ nhàng kéo con chó con ra ngoài. Càng nhanh càng tốt. Chú ý lực tay của bạn vì chó Phốc con sơ sinh rất mỏng manh và dễ bị tổn thương.

Giai đoạn 3: Sau sinh

Khi tất cả chó con đã được sinh ra, tử cung chó Phốc mẹ sẽ co bóp mạnh, đẩy tất cả nhau thai, máu và chất lỏng còn lại ra ngoài. Bạn sẽ thấy chó mẹ ăn nhau thai nhưng đừng lo lắng. Đó là phản xạ tự nhiên của loài chó, không có gì nguy hiểm cả.

Khi ra hết nhau thai tức là quá trình sinh con đã hoàn thành, bạn nên tiến hành dọn dẹp ngay. Tất cả các giường bẩn nên được loại bỏ và thay bằng giường mới. Nhiệt độ xung quanh phải đảm bảo từ 25-28 độ C. Khi mọi thứ đã sạch sẽ, hãy cho chó Phốc mẹ và những đứa con của chúng được âu yếm, rúc vào nhau để bú dòng sữa đầu tiên.

Những dấu hiệu nguy hiểm cần gọi bác sĩ thú y ngay lập tức

Quá trình chuyển dạ kéo dài tới 12-18 tiếng mà chó Phốc mẹ vẫn chưa sinh. Đây được xem là trường hợp đẻ khó và phải tiến hành mổ.

Sau khi sinh chó con đầu tiên mà hơn 4 giờ trôi qua không có thêm bất kỳ bé nào khác ra đời. Trong khi, bạn chắc chắn vẫn còn chó con trong bụng.

Có máu và dịch nước ối chảy ra bất thường trong quá trình chuyển dạ.

Chăm sóc cho chó Phốc mẹ và Phốc con sau sinh

Sau khi sinh con, lông chó Phốc mẹ rụng khá nhiều và trở nên thưa thớt hơn. Chúng đang trong giai đoạn thay lông sau sinh. Thông thường, sẽ mất vài tháng để bộ lông có thể lấy lại độ dày, độ óng ả và mượt mà như trước. Bạn có thể chải chuốt cho chó mẹ thường xuyên để giảm thiểu tình trạng rụng lông ra nhà.

Chó Phốc con sơ sinh cần cho bú sữa mẹ trong vòng 6 tuần đầu tiên. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch giúp chó con sống khỏe mạnh hơn. Nếu chó mẹ không đủ sữa thì bắt buộc bạn phải cho cún con bú bình.

Lưu ý: Siêu Pet khuyên bạn không nên cho chúng ăn ngoài quá sớm. Tuyệt đối không tách đàn trong giai đoạn 6 tuần đầu tiên.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc chó Phốc Sóc sinh sản

Cần nắm rõ ngày phối giống để có thể dự sinh một cách chính xác nhất. Hãy chuẩn bị sẵn sàng trước ngày dự sinh khoảng 1 tuần để không bị bất ngờ.

Khi chó Phốc Sóc có những dấu hiệu sắp sinh đầu tiên, hãy theo dõi chúng 24/7. Đề phòng chó mẹ đẻ rơi và bỏ con ở đâu đó mà bạn không biết.

Giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình sinh con và sau sinh con. Tất cả giường, khăn, nệm bẩn nên được loại bỏ và thay bằng đồ mới.

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như: Chảy máu bất thường, phôi thai ngược, rặn đẻ không được, … thì hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y để được hỗ trợ.

Lời kết

Chăm sóc chó Phốc Sóc sinh sản dễ hay khó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ sở hữu. Siêu Pet hi vọng, những thông tin trên thực sự hữu ích với người mới nuôi chó Phốc Sóc sinh sản lần đầu.

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/cach-cham-soc-cho-phoc-soc-sinh-san.html

Chăm Sóc Chó Đang Mang Thai

Hãy đưa chó của bạn đến phòng khám thú ý trước khi quyết định cho chúng mang thai. Cùng với khám thú ý, bạn cũng nên đảm bảo chó của mình không bị ký sinh trùng trong ruột và mạch máu. Nếu có thể thì hãy xét nghiệm máu xem có bị mắc bệnh Brucelle không. Một chú chó béo tốt sẽ rắc rối hơn những con gầy còm. Vì thế, hãy cho chúng ăn kiêng, nếu cần, thời gian thích hợp là 6 tháng trước khi thụ thai.

Những người có kinh nghiệm gây giống chó sẽ kiểm tra con đực. Một số bệnh viện thú y cũng chuyên cho nhảy giống nhưng tôi không khuyến khích mọi người đưa chúng đến đây bởi vì ở đây giống thường không tốt.

Hệ miễn dịch của chó mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch của chó con. Sức đề kháng của chó mẹ sẽ được truyền cho con ngay từ những dòng sữa đầu tiên. Vì vậy, hãy tiêm vắc – xin cho chó của bạn trước khi gây giống cho nó. Thông thường, sẽ không tiêm chủng cho những con chó đang trong giai đoạn mang thai.

Sẽ không tốt cho chó sắp thụ thai khi có ký sinh trùng trong ruột hoặc trong mạch máu. Hãy mang mẫu phân của chúng đến bác sĩ thú y để kiểm trước ngày thả nước. Nếu bạn đã có biện pháp ngăn ngừa hàng tháng, cả 2 loài ký sinh trùng này sẽ khó có thể sinh sôi. Hoặc là, bạn cũng xó thể tẩy giun sán cho chó cưng ít nhất hai lần bằng pyrantel pamoate hoặc fenbendazole trước khi thả nước. Chó mẹ có sán sẽ truyền cho chó con qua dạ con và sữa mẹ. Việc kiểm tra phân không có tác dụng gì với những con chó này bởi vì sán đã ăn sâu vào cơ của chúng. Điều này thường xảy ra với những con sống trong cũi với nhiều con khác. Khi những con chó bị nhốt có con sẽ được ngăn ngừa bằng pyrantel vào tuần thứ 6, 9 và 11 và tiếp tục phòng ngừa sán cho chó mẹ trong thời gian mang thai.

Diệt bọ chét cũng là bước quan trọng khi chó con được sinh ra. Vì Frontline, Advantage and Advantix đã cảnh báo nguy cơ khi sử dụng các loại này trên động vật đang mang thai, tôi sẽ bỏ qua cách sử dụng những sản phẩm này trong giai đoạn mang thai mà tiếp tục tập trung vào thời kì sinh nở. Không được dùng các sản phẩm này cho những chú chó mới sinh – chỉ bắt bọ chét bằng một cái nhíp và bỏ chúng vào một lọ cồn. Nên nhớ, trong thời kỳ sinh sản chỉ được dùng thuốc xịt methoprene để diệt bọ chét

Mang thai và nuôi con khiến nhu cầu về dinh dưỡng của chó mẹ tăng cao. Chúng thậm chí còn yêu cầu nhiều dinh dưỡng hơn thời kỳ trưởng thành. 6 tuần đầu mang thai, chó mẹ không được ăn quá hàm lượng thức ăn như trước khi mang thai. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần thứ sáu, cân nặng cũng như khẩu phần ăn của chúng sẽ bắt đầu tăng lên, bắt đầu giữ ở mức tăng 25%. Tôi rất muốn chuyển chế độ ăn được thiết kế cho những chú chó đang phát triển cho những chú chó mới sinh này nhưng sẽ chẳng thể tạo được một khẩu phần ăn nào phù hợp cho mọi giai đoạn. Để chó con không bị các cơ quan bên trong chèn ép, chó mẹ không thể ăn nhiều giống như trước đây. Hãy cho chúng ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì một hoặc hai bữa lớn trước đây. Nước sạch phải có đầy đủ mọi lúc mọi nơi. Không cần phải cung cấp vitamin hay khoáng chất. Nếu chó có dấu hiệu giảm cân dù đã được cho ăn nhiều hơn, cần bổ sung thêm các đồ ăn đóng hộp cho chó như Alpo hoặc Pedigree. Cùng với sự phát triển của thai nhi, chó mẹ sẽ ăn nhiều hơn. Cho chúng ăn khi chúng muốn trừ phi chúng trở nên quá béo như những con Labrador hay những giống chó lớn khác.

Một số có thể ăn không ngon miệng, thậm chí là “ốm nghén” trong 3, 4 tuần mang thai. Triệu chứng này sé sớm kết thúc sau khoảng một tuần. Nếu không, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y. Bổ sung canxi vào khẩu phần ăn trên thực tế có thể làm gia tăng nguy cơ bị kinh giật hoặc sốt sữa khi sinh con. Tương tự, bổ sung vitamin cũng không cần thiết.

Thời kỳ sau khi sinh mới thực sự là giai đoạn kích thích dinh dưỡng nhất đối với chó mẹ. Lượng hấp thụ sẽ tăng đều đặn trên 20 đến 30 ngày tùy vào ngày tuổi của chó con khi chúng lớn lên và bú nhiều hơn. Đến hết tháng đầu tiên, chó mẹ sẽ ăn gấp hai hoặc bốn lần lượng thức ăn chúng ăn lúc mới mang thai. Hãy để chúng ăn nhiều nhất có thể. Nếu chúng quá gầy, bạn có thể kích thích khẩu vị bằng việc làm ẩm đồ ăn hoặc thêm nhiều đồ ăn đóng hợp có nhiều hương vị hơn.

Chó mẹ nên được đưa đi khám thú ý sau 30 ngày mang thai nếu chúng chưa được khám trước lúc mang thai. Đây sẽ là một cuộc kiểm tra sức khỏe thai nhi. Lúc này, các bác sĩ sẽ dò khám bằng tay, sử dụng máy siêu âm hoặc phân tích hooc-mon sinh lý để xác nhận tình trạng thai nhi. Lúc này,núm vú sẽ nở ra. Một số bác sĩ sẽ gợi ý chụp X quang 3 tuần trước khi xác định được số lượng chó con để bạn có thể biết được khi nào chó mẹ đã đẻ xong và đảm bảo tất cả chó con đã ra hết. Tôi không cảm thấy việc cho chó tiếp xúc với các tia vật lý trong quy trình này được đảm bảo.

Những bài tập và đi bộ sẽ giúp chó của bạn duy trì được thể lực và sức khỏe tốt. Huấn luyện với cường độ cao không phải là một cách hay. Béo phì là một mối nguy hiểm tiềm tàng khi kỳ sinh nở đến gần nên hãy kiếm soát cân nặng qua các bài tập rèn luyện và quan tâm đến nhu cầu calo của chúng. Sẽ an toàn hơn khi hạn chế khẩu phần ăn của chó trước khi chúng mang thai hơn là sau khi mang thai. Trong 3 tuần mang thai cuối cùng, chó mẹ sẽ bị cách li khỏi những con chó khác trong nhà cũng như ở bên ngoài. Sự cách li này sẽ bảo vệ chó mẹ khỏi vius herpe, loại virus có thể gây nên những cơn đau âm đạo hoặc khô mũi tuy vô hại với chó mẹ nhưng lại nguy hiểm cho chó con.

Hãy chuẩn bị một nơi sinh nở có sàn không thấm nước và có thể lau dọn dễ dàng. Nơi này phải kín gió và yên tĩnh. Tiếp đến là một cái ổ lót khăn hoặc quần áo cũ. Nếu chó mẹ không chịu ở, bạn có thể nhử chúng với một ít đồ ăn và dẫn đến nơi đã được bố trí sẵn. Nếu chó mẹ sinh con ở bên ngoài trước khi được chuyển đến ổ đẻ thì hãy cứ để nó sinh xong, sau đó chuyển chúng về ổ mới. Nhiều con sẽ quấn lấy bạn và muốn bạn ở bên nó cho đến khi sinh xong, hãy kiên nhẫn để làm chúng thoải mái hơn. Sau khi sinh những chú chó đầu tiền, chó mẹ thường cuốn quýt với các con và quên đi sự hiện diện của bạn, số khác thậm chí còn tìm cách trốn tránh bạn. Lúc đó, hãy để cho chúng có không gian riêng nhưng vẫn phải kiểm tra đều đặn vì bạn rất dễ có thể lơ là quá trình sinh nở của chúng. Bạn chỉ cần đến một lần vào buổi sáng hoặc trở lại để thay một cái ổ rơm mới à chắc chắn đàn chó con đang bú mẹ một cách ngon lành. Nếu phòng sinh không đủ ấm, bạn có thể trải thêm một miếng lót vào chỗ thấp và chỉ đặt vào dưới một nửa cái ổ để chó mẹ và chó con có thể chuyển từ nguồn nhiệt này đến nơi khác khi chúng muốn. Bọc một cái ống dẫn quanh dây cắm đệm nhiệt vì chó con có thể cắn dây cắm này.

Khi chó con đã cứng cáp, chó mẹ cũng không còn thèm ăn như trước. Vào tuần thứ ba hoặc thứ tư, nên cho chó con tập ăn. Bạn nên cho chúng tập ăn đồ cứng để giảm thiểu việc bú mẹ. Vào tuần thứ sáu hoặc tám,chó con đã hoàn toàn cai sữa nên khẩu phần ăn của chó mẹ sẽ quay về mức trước khi mang thai. Khi bạn cai sữa cho chó con, hãy làm nguồn sữa mẹ cạn kiệt bằng cách rút lượng thức ăn và chỉ cung cấp 1/2 lượng nước trước đây.Những ngày tiếp theo,chỉ cho chó mẹ ăn 1/4 lượng thức ăn và 1/2 lượng nước trước khi mang thai. Từ ngày thứ hai, cho chó mẹ uống bao nhiêu tùy thích. Sau 5 ngày, tăng dần lượng thức ăn cho đến mức trước khi mang thai. Nếu chó mẹ sút cân, hãy điều chỉnh lại lượng thức ăn để cân nặng trở về như ban đầu.

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com

Cách Chăm Sóc Chó Becgie Mang Thai Chi Tiết Nhất

Khi chó Becgie trong thời kỳ sinh sản, bạn cần xây dựng cho chúng chế độ nuôi dưỡng một cách hợp lý.

Cách chăm sóc chó becgie mang thai

Ở 3 tháng đầu, do cơ thể có những biến đổi về mặt sinh lý nên chó Becgie sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng. Chẳng hạn như: nghén, kém ăn, bỏ bữa hoặc ăn không ngon miệng… Giai đoạn này bạn cần phát hiện và đưa chó mẹ đến cơ sở thú y để khám. Vì rất có thể đây cũng là triệu chứng của cảm cúm.

Khi phát hiện chó mang thai, bạn cần cung cấp cho chúng đầy đủ các khoáng chất và canxi. Không được cho Becgie ăn nhiều chất béo và khó tiêu hóa như da lợn, bò. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dẫn chúng đi dạo và vận động dưới ánh nắng mặt trời.

Khi phát hiện chó mang thai, bạn cần cung cấp cho chúng đầy đủ các khoáng chất và canxi.

Thường xuyên vận động là cách chăm sóc chó Becgie mang thai hiệu quả. Điều này không những giúp chó mẹ dễ tiêu hóa, mà con non trong bụng cũng khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên để ý tránh cho Becgie tiếp xúc với chó khác. Bởi nếu chó nô đùa thì rất dễ bị sảy thai. Đặc biệt là đối với những chú chó Becgie mới mang thai 3 tuần đầu.

Trước khi phối giống thì bạn nên tiêm vacxin tốt nhất cho chó Becgie. Bởi sẽ giúp chúng có hệ miễn dịch tốt hơn. Điều này giúp bào thai khỏe mạnh và tránh bị dị tật. Lưu ý là khi chó mang thì bạn không nên tiêm cho chúng bất kỳ loại chất nào.

Cần chế độ ăn uống hợp lý cho becgie khi mang thai

Mua chó Becgie thuần chủng ở đâu?

Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chó mang thai, thì rất nhiều người vẫn đang quan tâm đến địa chỉ bán Becgie uy tín. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một em Becgie thuần chủng thì trại chó Sơn Tây chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Bởi chúng tôi chuyên cung cấp các dòng chó Becgie Đức khỏe mạnh và thông minh.

Chó Becgie tại Tây Sơn luôn có giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ đầy đủ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như sức khỏe của từng em cún. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng về chi phí vận chuyển và tiêm phòng. Ngoài ra, giá thành tại Sơn Tây cũng được công khai trên chúng tôi Chính vì vậy, việc mua đắt hơn giá thị trường không còn là lo lắng của mỗi khách hàng.

Nốt ruồi trên bàn tay

Bật Mí Cách Chăm Sóc Chó Poodle Mang Thai Đúng Cách

Thời điểm mang thai

Chó Poodle có thể mang thai khi đạt được một trong những điều kiện sau:

Chó Poodle đã được phối giống sau cơn động đực với một chú chó Poodle nào đó (ngay cả khi Poodle có tuổi đời nhỏ thì việc mang thai hoàn toàn có thể xảy ra).

Chó Poodle ở mọi lứa tuổi đều có thể mang thai miễn là thể chất của chúng vẫn xuất hiện những cơn động đực.

Khi chủ nuôi chưa tiến hành đưa vật nuôi đi triệt sản, thì việc chó Poodle mang thai là rất tự nhiên.

Dấu hiệu mang thai của chó Poodle

Theo các nghiên cứu khoa học thì sóng siêu âm hay X – Quang sẽ không thể phát hiện được thai nhi trong 30 – 45 ngày đầu mang thai. Chính vì vậy người nuôi cần nhận biết được các dấu hiệu mang thai để kịp thời có biện pháp cách chăm sóc chó Poodle mang thai khoa học, hiệu quả. Dấu hiệu mang thai của chó Poodle như sau:

Chó Poodle đột nhiên ít hoạt động, đi dạo hay tập thể dục. Cô chó nhà bạn ngủ thường xuyên và ngủ nhiều hơn.

Bụng của chó Poodle lớn khá nhanh nên bạn có thể dựa vào quan sát để biết rằng cô chó có mang thai không. Thông thường từ tuần thứ 2 – thứ 4 bụng sẽ sưng to trông thấy.

Tuyến vú của chó Poodle phát triển, to hơn.

Núm vú bình thường dính sát với da sẽ xuất hiện và dễ dàng trông thấy.

Chú Poodle sẽ thường xuyên liếm lông để vệ sinh cơ thể.

Poodle sẽ có những hành vi làm ổ để chào đón thành viên mới. Như việc kéo chăn gối mềm về góc nhà để xây dựng một cái tổ mới cho bé poodle.

Poodle sẽ ăn nhiều hơn.

Cách chăm sóc chó Poodle mang thai

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sẽ quyết định rất lớn đến sức khỏe của cô chó Poodle đang mang thai và chó nhỏ chưa chào đời. Trong thời gian thú cưng mang thai bạn cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống, vận động của chúng.

Cách chăm sóc chó Poodle mang thai – Chế độ dinh dưỡng

Sau khi thụ thai thì chó Poodle sẽ có triệu chứng thai nghén khá tương tự đối với con người: bỏ bữa, chán ăn, nôn mửa, ngủ nhiều… Đây là một hiện tượng bình thường, bạn cần lưu ý hơn trong cách chăm sóc Poodle mang thai, đặc biệt với chế độ dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng tháng đầu tiên

Chó Poodle mang thai nên ăn gì? Đây là giai đoạn rất quan trọng của thai kỳ, nếu chó Poodle nghén bỏ ăn nhiều bữa thì bạn có thể truyền dịch dinh dưỡng cho chúng. Thêm vào đó hãy giữa chế độ ăn với liều lượng như bình thường. Đồng thời chú ý bổ sung thêm protein, vitamin, chất xơ từ rau củ để tăng sức đề kháng.

Ngoài ra chủ nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để cho Poodle uống thêm Canxi, sắt… Những dưỡng chất chất này giúp cô chó bồi bổ sức khỏe và tốt cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng từ tháng thứ 2

Bắt đầu từ tháng mang thai thứ 2, thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Đòi hỏi cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chó nhỏ phát triển thể chất lẫn trí não. Bạn nên tăng thành phần dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt protein có trong thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng rất có lợi cho Poodle mang thai.

Cá cũng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà bạn cũng nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Không chỉ bổ sung protein mà Poodle cũng cần có lượng chất xơ, vitamin trong rau củ quả để hỗ trợ tiêu hóa.

Khẩu phần ăn của Poodle mang thai

Các cô chó Poodle mang thai sẽ có sức ăn lớn hơn bình thường. Thay vì tăng liều lượng thực phẩm vào 1 bữa ăn, bạn có thể chia nhỏ thành 4 – 5 bữa/ ngày. Ăn không quá no sẽ giúp Poodle tiêu hóa tốt hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách chăm sóc chó Poodle mang thai – Chế độ vận động

Poodle là những chú chó linh hoạt, ưa thích chạy nhảy. Tuy nhiên trong 4 – 5 tuần đầu bạn cần lưu ý chăm sóc chó poodle mang thai không để chúng chạy nhảy quá nhiều. Vận động quá mạnh có thể khiến chó con trong bụng gặp nguy hiểm, thậm chí là sảy thai.

Bạn nên có một kế hoạch vận động cho Poodle mang thai một cách khoa học như sau:

Dắt Poodle đi dạo 20 – 30 phút mỗi ngày. Nên chọn địa điểm thoáng đãng, vắng vẻ tránh người đông đúc có thể khiến chú chó Poodle kích động muốn chạy nhảy, vui chơi.

Đi bộ là hình thức tập luyện an toàn nhất cho Poodle mang thai, vừa giúp giãn gân cốt đồng thời giúp máu lưu thông.

Bạn nên biết rằng trong thời gian mang thai Poodle sẽ có hiện tượng ngủ nhiều, ít vận động. Từ đó có thể gây ra béo phì, thừa cân, mỡ máu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh nở sau này. Chính vì vậy vì sức khỏe và sự an toàn của Poodle mẹ và chó con, bạn nên khuyến khích chúng vận động bằng cách đưa đi dạo mỗi ngày.

Khi Poodle mang thai nếu được cung cấp chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện khoa học thì sẽ hạn chế được rủi ro khi sinh nở. Chó Poodle nhỏ cũng sẽ được phát triển khỏe mạnh, an toàn ra đời. Để có được kết quả tốt như vậy phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc chó Poodle mang thai của bạn.

Những lưu ý khi chăm sóc chó poodle mang thai

Chăm sóc chó Poodle mang thai không quá khó khăn tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Nếu chó Poodle nhà bạn đang mang thai thì đừng nên bỏ lỡ những lưu ý sau đây:

Các vật dụng cần thiết để chăm sóc chó Poodle mang thai

Vừa chăm sóc chó Poodle mang thai bạn cũng nên chuẩn bị sẵn những vật dụng để dành cho quá trình sinh nở. Thời gian mang thai của chó Poodle sẽ khoảng từ 60 – 65 ngày tùy thuộc thể chất, số chó nhỏ. Khi sắp sinh, Poodle sẽ có những biểu hiện rất rõ rệt:

Đi lòng vòng quanh khu vực Poodle đã làm tổ.

Thở dốc, khó thở.

Dáng đi chậm, khó nhọc.

Rên rỉ, đau đớn.

Bụng có dấu hiệu động đậy, di chuyển xuống phần dưới.

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì bạn nên đưa chó nhỏ đến cơ sở thú y gần nhất. Nếu bạn ở quá xa các trung tâm thú y thì có thể tự đỡ đẻ cho Poodle tại nhà. Hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết sau:

Chuẩn bị một căn phòng thoáng mát, sạch sẽ và kín gió cho Poodle sắp sinh. Không cần quá rộng tuy nhiên phải có nhiệt độ mát mẻ, đủ ánh sáng.

Trong phòng nên chuẩn bị một chiếc hộp rộng rãi để Poodle sinh con. Trong hộp nên lót một lớp đệm khô ráo, mềm mại.

Cần chuẩn bị 2 tấm nệm để thay kịp thời sau khi Poodle đã sinh.

Chuẩn bị thêm các vật dụng như: kẹo, bông gòn, bông băng, nước khử trùng, nước ấm và khăn sạch. Tất cả các vật dụng này yêu cầu phải sạch sẽ được sát khuẩn để tránh gây nhiễm trùng cho Poodle.

Nếu thời tiết quá lạnh giá, hãy thêm lò sưởi hoặc đèn sưởi để giữ ấm cho Poodle mẹ và chó nhỏ.

Giữ vệ sinh cho chó Poodle khi mang thai

Vệ sinh sạch sẽ giúp Poodle có một sức khỏe tốt, tránh khỏi những bệnh lý về da hay nhiễm trùng. Đầu tiên ổ nằm hoặc chuồng nghỉ phải đảm bảo tiêu chí rộng rãi, sạch sẽ đủ cho Poodle mẹ và những chú chó con. Nên đặt ổ ngủ Poodle trong phòng để tránh tác động từ nhiệt độ và thời tiết.

Sau mỗi lần cho Poodle ăn hãy vệ sinh bát, khay uống nước để tránh vi khuẩn sinh sôi. Trước khi đổ thức ăn vào bát bạn cũng nên tráng qua với nước sôi để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.

Chó Poodle mang thai cũng cần được tỉa lông và tắm rửa định kỳ. Ký sinh trùng trên lông và da Poodle: rận, ve chó, vắt… sẽ khiến Poodle sụt cân, chán ăn. Đồng thời đây đều là những sinh vật hút máu, nếu chúng sinh sôi quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Poodle và chó con trong bụng. Bạn chỉ cần tắm cho Poodle 2 – 3 lần/ tháng để đảm bảo chúng được sạch sẽ. Tắm quá nhiều sẽ khiến lông Poodle kém mượt mà và khô da.

Có nên đưa chó Poodle đi thăm khám thú y thường xuyên?

Thăm khám thú y thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra những bất ổn về sức khỏe của Poodle để kịp thời chữa trị. Nếu có điều kiện kinh tế và thuận lợi về địa lý hãy đưa Poodle mang thai đến cơ sở thú y kiểm tra định kì. Nhờ vậy bạn có thể giúp Poodle có một quá trình mang thai khỏe mạnh, hạn chế thấp nhất những rủi ro. Chó Poodle đẻ bao nhiêu con cũng có thể dự đoán trước thông qua thăm khám thú y

Ngoài ra trong thời kỳ mang thai Poodle cũng cần được tiêm phòng để tránh một số bệnh lý nguy hiểm. Poodle mẹ và con cũng sẽ được bổ sung vitamin, sắt, canxi để khỏe mạnh hơn.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc chó Poodle mang thai

Bạn cũng cần lưu ý đến một số điều sau để đảm bảo an toàn cho Poodle mang thai:

Tuyệt đối không nên phối giống Poodle cận huyết. Bởi chó con ra đời sẽ có khả năng cao bị dị tật bẩm sinh.

Lưu ý đến thời gian phối giống của Poodle tốt nhất là từ 16 – 18 tháng tuổi. Lúc này cơ thể chó Poodle đã phát triển hoàn thiện.

Nên tạo cho Poodle mang thai tâm lý thoải mái, tránh nhốt chúng trong nhà quá lâu.

Không tự ý mua thuốc cho Poodle mang thai uống mà chưa có chỉ định của bác sĩ thú ý.

Nên chăm sóc chó Poodle sơ sinh như thế nào?

Sau khi Poodle nhỏ ra đời thì bạn cũng cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho chúng:

Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng thiết yếu

Trong sữa mẹ có nhiều thành phần dinh dưỡng mà bạn khó có thể thay thế bằng thực phẩm nào khác. Trong sữa non có nhiều vitamin, khoáng chất đặc biệt, giúp chó nhỏ tăng sức đề kháng để khỏe mạnh trong năm tháng đầu đời. Chính vì vậy sữa mẹ là chất dinh dưỡng tốt nhất, không thể thiếu cho sự phát triển cho chó Poodle nhỏ.

Có thể bạn chưa biết 80 – 90% Poodle nhỏ không được bú sữa mẹ sẽ trở nên còi cọc, yếu ớt. Vì vậy hãy tạo điều kiện tốt nhất để Poodle nhỏ được bú sữa mẹ trong 48h sau sinh. Bạn hãy đặt từng bé vào núm vú của Poodle mẹ. Trong 1 tháng đầu đời nên để Poodle nhỏ ăn hoàn toàn sữa mẹ. Bắt đầu từ tháng thứ 2 bạn mới nên cho chó Poodle nhỏ ăn dặm.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tẩy giun và tiêm phòng sẽ nâng cao tỷ lệ sống sót cho chú chó Poodle nhỏ, là điều rất quan trọng bạn cần nhớ khi chăm sóc chó Poodle đẻ. Vậy nên tiêm phòng tẩy giun vào thời điểm nào?

Tiêm phòng cho Poodle sau sinh

Poodle mới sinh có sức đề kháng yếu, chính vì vậy chúng có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm: care, parvo… Vì vậy hãy đưa những chú cún đi tiêm phòng trong năm tháng đầu đời là việc làm cần thiết.

Khi chó Poodle được 40 ngày tuổi, bạn sẽ đưa chúng đến cơ sở Thú ý để được tiêm phòng mũi đầu tiên. Sau 20 ngày tiếp tục mũi tiêm thứ 2. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho các mũi tiêm 5 in 1 hoặc 7 in 1 để không phải đi tiêm quá nhiều lần mà chó nhỏ vẫn có thể tránh được nhiều bệnh.

Chú Poodle con sẽ được tiêm phòng 2 mũi vacxin chống víu nguy hiểm là Parvo và Care. Còn víu gây bệnh đường tiêu hóa và hô hấp thì hiện nay vẫn chưa có thuốc tiêm phòng.

Tẩy giun cho Poodle

Thời điểm thích hợp nhất để tẩy giun sán cho chú chó Poodle mới sinh là khi chúng được 30 ngày tuổi. Lúc này cơ thể Poodle đã khỏe mạnh hơn để có thể tiếp nhận thuốc tẩy giun.

Sau 1 tháng bạn lại tiếp tục tẩy giun cho Poodle lần 2. Sau đó tẩy lần 3 khi chúng được 1 tuổi. Khi được 1 tuổi thì nên tẩy giun sán cho Poodle 1 năm/ lần. Tẩy giun sán đảm bảo cho Poodle có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thụ được chất dinh dưỡng và phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm do giun sán gây ra.

Nếu bạn biết cách chăm sóc Poodle mang thai thì đàn Poodle nhỏ sẽ được khỏe mạnh chào đời. Bất cứ bước nào trong quy trình chăm sóc Poodle cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khoa học. Nếu bạn cần thêm tư vấn về cách chăm sóc chó Poodle mang thai hãy liên hệ với IUpets qua Hotline: 0937 630 689.