Chăm Sóc Chó Cảnh Đúng Cách / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Mách Bạn Cách Chăm Sóc Chó Phốc Sóc Đẻ Đúng Cách

Hướng dẫn chăm sóc chó phốc sóc đẻ Cách chăm sóc chó phốc sóc mẹ sau sinh

– Giữ yên tĩnh và kín đáo cho chó mẹ và chó con

– Vệ sinh chó con và khu vực sau của chó mẹ.

– Sắp xếp lại ổ đẻ, thay vải lót ổ đẻ bằng đồ sạch. Tuy vậy bạn cần chú ý không nên lót quá nhiều chăn, vải, giử trong ổ vì có thể khiến chó con bị mắc kẹt, không tìm vú để bú hoặc mẹ đè chết con.

Chó Phốc sóc từ 3 – 6 tháng tuổi nên cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm, nên nấu cháo cho chó như cháo thịt gà, heo, bò, tôm băm nhuyễn, hoặc cơm nhão trộn với thịt nạc. Tập cho chó ăn các loại rau xanh và củ quả như bí, cà rốt, bắp cải, dưa leo, dưa hấu, táo… Khi chó Phốc sóc từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 3 – 4 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều đạm, protein, canxi, tinh bột và rau củ, trái cây cho chó. Nên cho Phốc sóc cần ăn thêm hột vịt lộn sẽ giúp bộ lông đẹp và mướt hơn. Thời điểm này bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô dành cho chó nhỏ để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn.

Nước uống cho chó cần phải dễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó pom uống sữa tươi vì rất dễ bị tiêu chảy. Không nên cho chó Phốc sóc ăn đồ ăn khô cứng, xương xóc, cá hay các loại nội tạng động vật, thức ăn quá mặn, thức ăn nhiều mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.

Để có thể chăm sóc chó Phốc sóc đẻ tốt nhất, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, lưu ý chó Phốc sóc thường không chịu được khí hậu quá nắng nóng, vì vậy cần phải đảm bảo sắp xếp chỗ ở cho chó cưng của bạn nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Một kinh nghiệm cần lưu ý là chó Pom thường không chịu nằm yên một chỗ mà thường chạy nhảy quanh nhà, vì vậy tốt nhất bạn nên chuẩn bị một cái chuồng nhỏ để con chó có thể chui vào chuồng để ngủ. Chú ý vào thời điểm thời tiết nóng bức thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó pom, cho chó ngồi quạt và uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để giúp chó cưng của bạn mạnh khỏe hơn.

Việc tắm gội cho chó phốc sóc chỉ cần 1 – 2 tuần tắm một lần, nếu thời tiết khô nóng thì có thể tắm 1 lần một tuần. Khi tắm cho chó Phốc sóc bạn nên dùng vòi nước xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm và massage cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.

Với những chia sẽ về cách chăm sóc chó phốc sóc đẻ ở trên, chúng tôi hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ giúp bạn chăm sóc tốt nhất cho giống những chú chó của mình.

Vì sao bạn nên chọn S&C Dog Shop?

S&C Dog Shop cung cấp những giống chó thuần chủng, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.

S&C Dog Shop sở hữu đa dạng các loại chó, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: béc giê, Alaska, Husky, Bull Dog, Phốc Sóc, Corgi, vv.

S&C Dog Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi chó và chăm sóc các loại chó cảnh, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.

S&C Dog Shop – Thiên Đường Thú Cưng Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888.

Cách Chăm Sóc Chó Poodle Đúng Kỹ Thuật

Cách chọn giống chó Poodle

Hiện có 3 dòng chó chính là Toy Poodle và Standard Poodle, Mini Poodle bên cạnh đó còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle. Poodle, Tiny poodle và chúng đều là những giống chó thông minh ngoan ngoãn và có đặc điểm là vô cùng đáng yêu.

Để lựa chọn được một chó Poodle thuần chủng giống tốt và khỏe mạnh thì khi lựa chọn cần quan sát kỹ tổng thể. Thân hình phải cân đối đầu tỉ lệ thuận với thân hình của chó, cổ dài trung bình hơi cong phần sau gáy. Ngực chó sâu khuỷu chân trước phần bụng thon cao cò vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp.

Mặt chó nhỏ gọn có mõm thẳng dài mũi thẳng cùng chiếc lỗ mũi lớn đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng cùng đôi tai dài rũ xuống 2 bên má. Hông chó tròn chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.

Nét đặc trưng nổi bật của giống chó Poodle là bộ lông xoăn với nhiều kiểu dáng kết cấu màu sắc da dạng như màu đen, trắng, kem, màu sô cô la. Màu lông chó phổ biến và được ưa chuộng nhất đó chính là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng.

Lúc mua cũng cần chọn mua và theo dõi hoạt động của chó trong khoảng 30 phút để quan sát những hành vi của chó có nhanh nhẹn hay không. Thể trạng của chó chó có được tốt, vui tươi, nhanh nhẹn hoạt bát….

Chế độ dinh dưỡng

Chó Poodle thường có thể trạng khá yếu không thích hợp cho việc chạy nhảy nhiều, đường ruột của chúng cũng rất kém nên chế độ ăn của chúng là vô cùng quan trọng trong trong việc chăm sóc.

Đối với chó Poodle từ 1 đến 2 tháng tuổi thức ăn chính là cháo đã xay nhuyễn hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm nước cho mềm. Một ngày nên cho ăn từ 4 đến 5 bữa.

Nên để sẵn nước uống và thường xuyên thay nước. Khi cho chó Poodle cũng tránh những thức ăn cứng và xương, không cho ăn các loại nội tạng động vật, và những đồ nhiều chất béo

Cách chăm sóc lông

Đặc điểm của chó Poodle là loài chó này có bộ lông xoắn dày rậm và khá dài, việc chăm sóc lông cho poodle cần phải tỉ mỉ nếu không sẽ khiến lông của poodle trở nên xấu đi. Chó poodle nên được tắm mỗi tuần 1 lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Chú ý nên pha nước hơi ấm để tắm cho chó, vì poodle rất dễ bị cảm lạnh.

Kinh nghiệm tắm cho poodle để chăm sóc lông của chó được sạch đẹp và không có mùi, đầu tiên bạn cần dùng nước ấm xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm, rồi xả sạch bằng nước. Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho chó được mềm mượt rồi xả sạch dầu xả với nước.

Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Có thể dùng dầu dừa thoa lên lông của chó để dưỡng lông cho poodle. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt và răng miệng cho chó poodle. Bộ lông của chó Poodle nên được tỉa lông mỗi 2 tháng một lần.

Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, trong giai đoạn đó lông của chúng bắt đầu phát triển, để poodle có được một bộ lông đẹp thì cần phải thường chải lông và cắt tỉa lông cho chó poodle con để lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần. Khi poodle được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện.

Một số bệnh thường gặp ở chó Poodle

Chó Poodle có thể chất yếu kém dễ bị bệnh cảm hay mắc những chứng bệnh về đường hô hấp các vấn đề về lông, bệnh ngoài da, các bệnh xương khớp, đường ruột… Với bộ lông dày và rậm rạp cũng là nguyên nhân chính dễ gây ra những bệnh như nấm, vẩy gầu trắng…nếu như chăm sóc vệ sinh nó không đúng cách không sạch sẽ. Khi nuôi chó Poodle cần đảm bảo giữ cho bộ lông sạch khô ráo và thoáng cho nó tắm nắng vào mỗi buổi sáng và chiều tối.

Chó Poodle thường hay bị cảm lạnh và ho vì khả năng chịu lạnh rất kém nặng hơn nữa sẽ là những triệu chứng như viêm phổi, viêm phế quản. Khi phát hiện ra chó Poodle bị cảm nhẹ hãy cho nó uống thuốc bổ phế hoặc là gừng để giữ ấm cơ thể cho nó.

Cần đưa chó đến cơ sỡ thú y để tiêm thuốc ngừa bệnh, tẩy giun sán định kỳ thường xuyên và làm sổ khám bệnh cho chó. Tiêm chủng những loại vacxin ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở chó một cách đầy đủ. Khi chó có những triệu chứng như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi cần đưa đến cơ sỡ thú y ngay.

Bí Quyết Chăm Sóc Chó Rottweiler Đúng Cách

Trong quá trình nuôi chó rottweiler chắc hẳn bạn sẽ gặp nhiều rắc rối nếu không biết cách chăm sóc chúng đúng cách. Đặc biệt nếu chú rottweiler của bạn bị hôi thì điều này sẽ khiến nhiều bạn cảm thấy cực khó chịu. Trong bài viết này, Trung tâm huấn luyện Toàn Phát sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc chó rottweiler đúng cách để chúng không bị hôi.

Nguyên nhân khiến cho những chú chó rottweiler có mùi hôi

Nguyên nhân chính khiến chúng bị hôi đó là để lông bị ẩm. Chó rottweiler là loài hiếu động nên những lúc chúng nghịch với nước mà bạn không sấy khô, đặc biệt là vào những ngày mưa ẩm mốc thì những chú cún rất hay bị bốc mùi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những hạt bụi bẩn, nước dãi, bám trên lông gây ẩm mốc và làm chú cún hôi. Ngoài ra còn do mắc phải một số các bệnh vệ da hay có triệu chứng bệnh về da sẽ khiến những chú cún nổi mủ và mụn gây mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó có một số chú chó cún có tuyến mồ phát triển mạnh cũng sẽ khiến lưu lại những mùi hôi khó chịu, có thể là do không được vắt tuyến mồ hôi thường xuyên.

Cách chăm sóc chó rottweiler không bị hôi

– Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho cún

Những chú chó rottweiler bị hôi, bẩn thỉu do lâu không được tắm thì biện pháp vệ sinh tắm rửa được xem là giải pháp tối ưu giúp cải thiện mùi hôi hữu hiệu nhất. Đồng thời bạn nên mua các loại sữa tắm chuyên biệt dành cho cún. Khi tắm cho chó cún cần lưu ý những điều sau:

Dội nước toàn thân: nên sử dụng nước ấm vừa phải để tắm cho cún, dội từ đầu xuống đuôi, cần được làm ướt toàn thân trước khi thoa thêm dầu gội.

Tắm gội: cho một ít dầu gội lên tay và thoa từ trên cổ đến chóp đuôi. Thoa đều sữa tắm bên ngoài ngực, tay và chân, toàn bộ lông và tất cả các bộ phận còn lai. Tránh để dầu tắm vào tai và mắt chó vì những bộ phận đó rất nhạy cảm.

Dội sạch lớp sữa tắm: sử dụng nước ấm phù hợp để dội lên lớp lông cún, tránh để nước vào tai, mắt và mũi.

– Chải lông hằng ngày thường xuyên cho cún

Chải lông thường xuyên chính là giải pháp để giúp loại bỏ mùi hôi ở cún. Cần lưu ý khi thực hiện công việc chải lông và nên sử dụng các loại lược chuyên dụng.

– Vệ sinh răng cho cún

Cũng giống như ở người, để răng bẩn có thể gây mùi hôi miệng. Do đó nếu muốn giảm mùi hôi, cải thiện sức khỏe cho chó, bạn nên đánh răng cho cún đều đặn mỗi ngày. Lựa chọn những chiếc bàn chải đánh răng phù hợp với kích thước của cún. Hơn thế nữa cùng cần sử dụng loại kem đánh răng phù hợp với chó rottweiler. Cách vệ sinh đánh răng cho cún cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho một lượng kem vừa phải lên bàn chải đánh răng. Tiếp đó thực hiện nhẹ nhàng đẩy môi cún lên để nhìn thấy được hàm răng và đánh toàn bộ một lượt hàm răng của cún chừng 1 phút. Cần đảm bảo phải làm sạch cả 2 mặt của những chiếc răng. Đa số các chú chó đều không thích được vệ sinh chải răng, vì vậy bạn cần thực hiện huấn luyện từ từ.

– Không nên xịt nước hoa cho chó khi chúng đang bị hôi

Bạn nên tránh sử dụng những sản phẩm khử mùi hay nước hoa hoặc các sản phẩm gia dụng có hương. Bởi thông thường những sản phẩm này sẽ giảm bớt mùi hôi nhưng lại không trị được dứt điểm bệnh hôi ở chó. Bên cạnh đó những sản phẩm này lại không dành riêng cho cún, do đó những sản phẩm đó có thể không an toàn và thậm chí làm cún bị thương.

– Cân nhắc chế độ dinh dưỡng ăn hằng ngày

Cho chó ăn các loại thực phẩm phi tự nhiên và thiếu lành mạnh có thể gây mùi hôi ở chó. Do đó, bạn cần lưu ý những thực phẩm cho cún và kiểm tra thành phần ở trên bao bì thức ăn. Một số thực phẩm ăn sẵn cũng có thể chứa nhiều thành phần không tốt và gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi ví như đậu nành hoặc ngũ cốc. Ngoài ra cún cũng có thể gặp phải nhiều vấn đề tiêu hóa ngay khi ăn uống khoa học. Bên cạnh đó một số đồ ăn vặt trên thị trường cũng có thể khiến chúng gặp vấn đề về tiêu hóa.

– Thay đổi thực phẩm dinh dưỡng ăn

Nếu chú chó rottweiler của bạn bị hôi thì bạn không nên cho chúng ăn thực phẩm kém dinh dưỡng, thực phẩm giá rẻ và chuyển sang thức ăn tự nhiên có chất lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay trên thị trường cũng bán nhiều thực phẩm chất lượng cao, uy tín và bạn cũng có thể tự chuẩn bị thực phẩm cho chúng ngay tại nhà. Cũng cần lưu ý chuyển đổi thực phẩm ăn hằng ngày một cách từ từ. Bạn cũng nên bắt đầu bằng một chút thực phẩm mới sau đó tăng dần lên. Để tránh chú cún không ăn phải các thực phẩm vụn có trên bàn, bởi những thực phẩm dư thừa để lâu hay đã bám bẩn thường không tốt, góp phần làm đầy hơi và cún của bạn sẽ bị hôi miệng. Đặc biệt bạn cũng nên lưu ý để chú cún không đi bới thùng rác bởi thông thường những chiếc thùng rác sẽ không sạch sẽ gì và đầy các thực phẩm hư hỏng, ôi thiu, khi ăn phải những thức ăn này rất dễ làm cún mắc bệnh.

Chăm Sóc Bữa Ăn Cho Chó Phốc Sóc Đúng Cách

Thú cưng được nuôi trong nhà, thường thì người ăn thế nào chúng cũng được ăn như vậy. Tuy nhiên với chó Phốc Sóc, loài vật khá kén ăn thì chúng ta cũng phải chú ý hơn một chút. Thường thức ăn cho chó phốc sóc được chia làm 2 loại chính là thức ăn sẵn và thức ăn tươi.

Chó Fox Sóc là loài khá kén ăn

Thức ăn sẵn

Muốn học cách nuôi chó Phốc sóc khỏe mạnh , lớn nhanh thì bạn cần tìm hiểu về khẩu phần ăn của chúng. Nếu bạn chọn thức ăn cho chó Phốc Sóc là các loại thức ăn đóng hộp kiểu thức ăn sẵn, thức ăn nhanh thì cũng chỉ nên dùng theo kiểu chống cháy. Bởi thường thức ăn sẵn chỉ thích hợp với những loài chó phàm ăn như bulldog, pitbull, pug… trong khi chó phốc Sóc lại vốn nổi tiếng là loài chó kén ăn, ăn khá ít.

Thức ăn sẵn cho chó được khá nhiều người nuôi chó lựa chọn bởi sự tiện lợi và sạch sẽ mà chúng đem lại. Những loại thức ăn cho chó này có mùi vị khá hấp dẫn với phần lớn những chú chó. Trên thị trường hiện nay đa số những loại thức ăn sẵn cho chó chứa khá nhiều chất độn, những loại này phần lớn không có giá trị dinh dưỡng, chúng chỉ nhằm mục đích tăng trọng lượng cho gói thực phẩm và nhanh chóng lấp đầy dạ dày những chú phốc sóc.

Có rất nhiều loại thức ăn sẵn dành cho chó trên thị trường

Tuy nhiên cũng không thể phủ định tác dụng của những thức ăn sẵn này, ngoài sự tiện lợi ra thì những hất độn có trong thức ăn sẵn của chó phốc sóc giúp phân của chúng cứng hơn, hoặc làm tăng độ giòn và xốp của thức ăn giúp chúng nhai dễ hơn, tuy nhiên cần phải có 1 tỉ lệ hợp lý, thường chất độn có trong thức ăn sẵn ít hơn 10% được cho là một tỉ lệ phù hợp.

Thức ăn tươi

Thức ăn tươi có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của chó fox sóc

Những loại thức ăn tốt nhất cho chó phốc sóc được kể đến là thịt, trứng và nội tạng. Thịt chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày, giúp cung cấp chất béo và protein cho Phốc Sóc. Thường chúng thích ăn thịt bò nhất, tuy giá thành cao nhưng lại giàu chất dinh dưỡng và ít béo. Trứng và nội tạng cũng là nhóm thực phẩm yêu thích của chó Phốc , cung cấp nhiều đạm, đặc biệt là trứng vịt lộn.

Cách Nuôi Chó Con Và Chăm Sóc Đúng Chuẩn

Cần quan tâm khi chọn mua giống chó con.

Nếu mua ở cửa hàng thú cưng, nên chọn giống chó trực tiếp được nhập về, có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Chú chó con phải nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có sổ sức khỏe kèm lịch tiêm vacxin phòng dịch, ngày tẩy giun sán…

Để quá trình nuôi chó con được thuận lợi, bạn nên mua chó trên 2 tháng tuổi, nhanh nhẹn và vận động tốt.

Nếu mua hoặc xin chó của chủ nuôi có chó mẹ đẻ thì cũng nên kiểm tra về sức khỏe, chó con có nhanh nhẹn, có đang bú mẹ tốt không? Cần xem kỹ để chọn nuôi được giống chó tốt, đầy đủ sức khỏe giúp bạn chăm sóc dễ dàng hơn tại nhà.

Chọn được giống chó cảnh tốt là tiêu chí hàng đầu

Các giống chó cảnh khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt tiêu biểu là chó husky, alaska, phú quốc, becgie… rất thông minh biết nghe lời, không kén ăn, khỏe mạnh ít bệnh tật, dễ nuôi dễ huấn luyện.

Chó husky và alaska là các giống chó cảnh có sức khỏe tốt nhưng nhược điểm là những giống này đã quen với khí hậu lạnh và ôn đới, độ ẩm cao. Khi mang về Việt Nam chăm sóc cần cho chúng chạy nhảy ở không gian sân vườn rộng, thoáng mát ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tránh để chúng bị sốc nhiệt khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng đột ngột dễ ốm, chết.

Tuy không thích nghi lắm với khí hậu ở nước ta nhưng husky và alaska là 2 giống chó cảnh được nhiều người Việt Nam ưa chuộng mặc dù giá thành của chúng khá đắt đỏ.

Ngoài ra còn có các giống chó cảnh bé hơn poodle, corgi, chó nhật, thì bạn cần chăm sóc kỹ hơn. Chúng có kích thước khá nhỏ, sức khỏe cũng yếu hơn các giống chó lớn. Các giống chó cảnh này thường có bộ lông dày, xù, bạn khá vất vả để cắt tỉa lông, chải lông, gỡ rối, tắm rửa thường xuyên để chúng có bộ lông mượt mà, sạch sẽ.

Các giống chó này thường ăn rất nhiều, bạn cần lên lịch chế độ ăn cho phù hợp tránh để chúng thừa cân hoặc quá béo.

Cách nuôi chó con mới đẻ trước khi cai sữa

Chó con mới sinh sẽ không nghe được, mắt nhắm chặt, sau 9- 13 ngày từ lúc sinh chó mới mở được mắt, sau 13- 17 ngày mới nghe thấy âm thanh.

Khi nuôi chó con mới đẻ, mỗi ngày ta nên quan sát vài lần, tránh để chó mẹ đè khiến chó con bị thương và chăm sóc để cún con bú mẹ được thuận lợi.

Nếu kiểm tra thấy con nào trèo ra khỏi ổ, ta đặt chúng vào vị trí an toàn.

Sữa cho chó con tốt nhất vẫn là sữa mẹ vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là kháng thể giúp chó con chống lại bệnh tật trong những tháng đầu đời mà không loại sữa nào thay thế được.

Nếu chó con không có điều kiện được bú mẹ hoặc sữa mẹ ít thì bạn có thể mua thêm sữa cho chó con hoặc chó sơ sinh. Đây là giải pháp khi cún con nhỏ bé không may mất mẹ hoặc xa mẹ quá sớm.

Vì sao phải sử dụng sữa cho chó con ?

Không phải loại sữa nào chó con cũng uống được vì hệ tiêu hóa của chúng còn non nớt, nếu dùng loại sữa không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn, rụng lông.

Sữa cho chó con nên mua loại nào?

Esbilac xuất xứ từ Mỹ với nguồn dưỡng chất dồi dào, giàu khoáng và vitamin hỗ trợ hệ tiêu hóa, là loại sữa phù hợp cho chó sơ sinh và chó mẹ sau sinh.

Thị trường có nhiều loại sữa dành cho chó con như sữa bột Biomilk có thành phần dinh dưỡng dồi dào, cân bằng vi sinh đường ruột phù hợp với cả chó sơ sinh và chó mẹ đang mang thai hoặc cho con bú.

Ngoài ra, dòng sữa Petlac chứa nhiều protein, omega3, DHA,vitamin và khoáng chất, hương vị thơm ngon rất phù hợp với chó mới sinh.

Sau 21 ngày, chó con có thể đi lại được, lúc này ta có thể cho chúng ăn thêm nước cơm hoặc cháo loãng, bổ sung thêm dầu gan cá, bột cá và bột xương hoặc các loại hạt dinh dưỡng cho chó để cung cấp thêm khoáng chất, protein, cân bằng dinh dưỡng bị thiếu hụt, giúp cún con ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Tẩy giun khi chó được 3 tuần tuổi, 15 ngày sau khi ra đời ta cho bú sữa kết hợp ăn 3-4 lần/ ngày, sau 50- 60 ngày ta có thể cai sữa cho chúng.

Cách nuôi chó nhanh lớn

Giai đoạn sau cai sữa rất quan trọng vì sau khi cai sữa, chó con rất dễ bị mắc bệnh, tỉ lệ tử vong cao, đòi hỏi người nuôi phải chăm sóc và có chế độ cho ăn hợp lý, cho ăn vừa đủ và đúng bữa. Cần bổ sung thêm một số loại thức ăn dinh dưỡng nhất là protein để tăng sức đề kháng, đảm bảo phát triển tốt.

Kiểm tra sức khỏe cũng là một trong những cách nuôi chó con quan trọng nhất.

Bạn nên đưa chó con đến Bác sĩ thú y có kinh nghiệm khám tổng quát, và nhờ Bác sĩ tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn, cấp sổ theo dõi sức khỏe, lưu lại số điện thoại và địa chỉ để tiện thăm khám lúc cần thiết.

Chuẩn bị chu đáo chỗ ở cũng là một trong những cách nuôi chó con cần thiết. Chỗ ở của chó phải thoáng mát, ấm, có đủ không khí. Chó con còn yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh, ho nếu nằm gần điều hòa hoặc quạt. Ta cũng không nuôi chó ở vị trí cao như ban công, cửa sổ, cầu thang vì cún cưng còn bé nên rất dễ rơi, ngã.

Tắm cho chó con như thế nào?

Khi vừa mang chó con về nuôi, bạn không nên tắm ngay vì chúng rất dễ nhiễm lạnh, bị viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu thấy cún quá hôi, bạn có thể dùng phấn bột làm sạch khô.

Điều đặc biệt cần lưu ý khi nuôi chó con vào những ngày đầu mới mang về

Chó sẽ kêu sủa ầm ĩ vì xa mẹ và xa chủ cũ nên bạn có thể âu yếm, vuốt ve, trò chuyện để cún được yên tâm hơn khi về nơi ở mới.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong những cách nuôi chó con mang lại hiệu quả thiết thực.

Khẩu phần ăn uống của cún yêu phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng: protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên.

Không lạm dụng hoặc tự ý cho cún uống thuốc, không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ hoặc thức ăn quá mặn. Không cho chó con ăn phổi hoặc gan heo, bò vì những thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn và độc tố dễ gây bệnh. Nên cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt nạc không mỡ.

Một ngày nên cho cún ăn mấy bữa?

Bạn cho chó con ăn 3-4 bữa một ngày, không để chó ăn no hoặc quá no. Không để chó thích ăn lúc nào thì ăn, vì cách nuôi chó con như vậy sẽ rối loạn tiêu hóa, và tập thói quen hay ăn vặt, ăn không đúng bữa.

Cung cấp nước uống đầy đủ và sạch sẽ, dụng cụ cho cún ăn phải đảm bảo sạch sẽ và khô ráo. Nếu rửa bằng xà phòng ta nên tráng nước cho sạch.

Theo kinh nghiệm của nhiều người cách nuôi chó con khi chúng có những dấu hiệu bất thường: Bỏ ăn, nôn, mệt ỏi, tiêu chảy, ốm, phải ngừng cho ăn hoặc uống sữa, không nên ép cún ăn. Kịp thời mời Bác sĩ thú y khám và tư vấn.

Không cho cún ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn thừa của mèo, cám lợn, phân người hoặc động vật sẽ làm cún đau bụng, tiêu chảy, bị nhiễm độc, nhiễm bệnh.

Chó con thích gặm, mài răng, cắn nát giày dép, đệm mút, ghế đệm gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Vì vậy nên để chó tránh xa những vật này. Bạn có thể mua những cục xương giả hoặc đồ chơi giành riêng cho chó.

Bạn có biết loại thức ăn nào cấm kỵ khi nuôi chó con?

Cách nuôi chó con đơn giản nhất là tránh cho chó ăn đồ ăn cay, mặn, quá nhiều chất béo hoặc quá ngọt, đồ hun khói, đồ ăn để quá lâu, ôi thiu, thức ăn quá nóng ( vừa mới nấu) hoặc quá lạnh ( mới lấy từ tủ lạnh).

Chỉ cho cún ăn một số loại cá biển đã nấu chín, hạn chế cho ăn cá nước ngọt vì cá biển sống và cá nước ngọt thường nhiễm nhiều giun sán dễ gây bệnh truyền nhiễm.

Có cho chó con ăn xương không ?

Không ăn xương, tuyệt đối không để cún con tiếp xúc với xương cá.

Ngày còn nhỏ, ta thường quen thuộc với hình ảnh chú chó say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương lại chính là tai họa với chó con. Món ăn này có khả năng gây chứng táo bón, tắt ruột. Xương ống, nhất là xương gà rất dễ vỡ ra thành nhiều mảnh, gây mắc cổ, thủng ruột. Gặm xương còn làm bộ răng cún con bị mòn, gẫy, mẻ.

Nên cho cún ăn ít mì, các loại đậu, bánh mì trắng, khoai tây.

Hạn chế các loại thức ăn nhanh như xúc xích, giò, nhất là các loại thực phẩm đã hết hoặc gần hết hạn sử dụng vì cún có thể bị hỏng gan hoặc bị bệnh, chết trước lúc trưởng thành.

Ngoài ra trứng gà, vịt còn sống, mỡ lợn, mỡ cừu, các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu cũng là những thực phẩm không phù hợp khi nuôi chó con.

Khẩu phần ăn phù hợp với chó con ?

Cách nuôi chó con dưới 2 tháng tuổi: Cho ăn 6 lần/ 1 ngày, khoảng cách giữa các lần ăn là 3,5 giờ.

Chó còn từ 2 đến 4 tháng: Cho ăn 5 lần/ 1 ngày, khoảng cách giữa các lần ăn là 4 giờ.

Nuôi chó con từ 6 đến 10 tháng: Cho ăn 3 lần / 1 ngày.

Chó con từ 10 tháng tuổi trở lên bạn nên cho ăn 2 lần / 1 ngày như nuôi chó trưởng thành.

Ngoài ra, để chó con được nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất, nên cho ăn các loại bột dinh dưỡng dành riêng cho chó con để chúng luôn được bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bột bổ sung dưỡng chất cho cún con của bạn với nhiều thương hiệu và sản phẩm rất đa dạng như Royal Canin, Whiskas, CP, SmartHeart,Pedigree, Ganador …

Chăm sóc y yế là một trong những cách nuôi chó con hiệu quả nhất

Để chú cún yêu của bạn luôn khỏe mạnh, bạn đừng quên tìm hiểu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh cho chúng. Tẩy giun sán đối với chó dưới 6 tháng tuổi là điều rất cần thiết. Bạn nên dùng thuốc tẩy giun cho chó khi được 1 tháng tuổi, và sau đó cứ mỗi tháng tẩy giun lại một lần cho đến 6 tháng tuổi.

Tẩy giun định kỳ 3-4 tháng / 1 lần khi nuôi chó trên 6 tháng tuổi.

Ngoài ra tiêm phòng dịch bệnh cũng là một cách nuôi chó con hiệu quả để cún yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Cún con còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm phải các bệnh như: carre, pavorius, viêm gan, hô hấp, cúm, leptospirs. Những bệnh trên thường chỉ tiêm trong 1 mũi vacxin, nên nhờ bác sĩ tư vấn về lịch tiêm cho cún để đi tiêm đúng thời gian quy định.