Câu Chuyện Chó Trắng Mũi Đỏ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Trắng Mũi Đỏ Những Sự Thật Rùng Rợn Trong Dân Gian

Từ thuở xa xưa, chó rừng đã được loài người thuần hóa và chó đã được con người nuôi nấng, gần gũi bên nhau. Tục ngữ có câu “đêm nghe chó, ngày ngó tre” để thấy rằng con chó gắn liền với miền quê Việt như thế nào. Chó đã giúp con người thực hiện nhiều việc trong sinh hoạt, nuôi làm cảnh cũng như cung cấp thịt cho một số người.

Trong dân gian, những người nuôi chó kiêng nuôi một số loài chó và tin những điều tốt xấu do chó đưa lại. Nuôi chó, người nuôi tìm những con “tứ túc huyền đề”, nghĩa là bốn chân chó đều có móng thừa. Thủy tổ của loài chó chân có 5 ngón. Cần thích ứng với khả năng chạy nhanh để săn bắt mồi, chân chó dần dần dài ra, và nhỏ lại, còn 4 ngón. Sự biến cải này, giúp vận tốc chạy của chó tăng lên. Ngón “huyền đề” chính là ngón chân thứ 5 bị teo lại và mọc toòng teng, lủng lẳng phía trên. Phần lớn ngón huyền đề thường thấy ở hai chân trước, nhưng đôi khi, cũng xuất hiện cả 4 chân.

Quan niệm cho rằng chó có ngón huyền đề khôn hơn chó thường thì cũng tùy trường hợp. Tuy nhiên những người nuôi chó có ngón huyền đề đều tin rằng sẽ được phát tài, phát lợi. Người nuôi chó không nuôi chó trắng, nhất là chó trắng có mũi màu đỏ, họ cho rằng đó là một “yêu khuyển”. Theo truyền thuyết, giống chó này tuy mang hình chó, nhưng khi chủ vắng nhà, nó nhảy lên nằm võng đưa như người, và những đêm thanh vắng, sáng trăng suông nó sẽ đội nón, chống gậy đi trên mái nhà bằng hai chân sau như người.

Nó sẽ tìm gặp những yêu ma để tỏ rõ hết mọi sự trong nhà và xúi giục ma quấy rầy nhà chủ, gây bệnh hoạn làm đau ốm các người trong gia đình. Nhưng chó trắng mà đầu vàng, đuôi vàng thì nuôi lại có lợi. Nếu chó trắng là bạn của yêu ma thì chó đen (chó mực) có bộ lông đen tuyền lại kỵ yêu ma. Ngày xưa, phụ nữ sinh nở thường lấy máu chó đen vẫy ở quanh buồng đẻ để tà ma không dám tới khuấy phá mẹ con, nhất là để kỵ giặc Phạm Nhan.

Phạm Nhan có cha là người Trung Quốc, mẹ là người Việt, thời nhà Nguyên bên Trung Quốc, Phạm Nhan đỗ tiến sĩ, lại giỏi thuật phù thủy, thường làm bậy trong cung cấm nên bị bắt đem chém, nhưng vua tha cho, bắt làm hướng đạo dẫn quân Nguyên sang xâm lược nước ta. Tại trận Bạch Đằng, bị Hưng Đạo Vương bắt sống, dùng thần kiếm mới chém được đầu Phạm Nhan. Khi sắp thọ hình, Phạm Nhan hỏi cho ăn gì, Hưng Đạo Vương bảo cho ăn máu đẻ của đàn bà, như thế là để sỉ nhục tên giặc này.

Từ đó, hồn Phạm Nhan thường gặp sản phụ để hớp hồn họ. Chuyện giặc Phạm Nhan này đã được chép trong tác phẩm “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên trong truyện “Trần triều Hưng Đạo đại vương” . Ngoài ra, sản phụ còn phải ăn thịt, ăn dồi của con chó đen nữa và xương chó được chôn ở dưới chân giường sản phụ nằm, thế mới hiệu nghiệm trong việc phòng tránh tà ma.

Trò Chuyện Cùng Chú Chó Trắng

Trang chủ/KINH NGHIỆM SỐNG/Cuộc sống Nhật Bản/Trò chuyện cùng chú chó trắng – Chương trình truyền hình yêu thích của tuổi thơ©NHK EDUCATIONAL CORP

Với mỗi bạn nhỏ ở Việt Nam thời 9x, đây là thời điểm Internet chưa phổ biến như hiện nay thì tivi là người bạn đồng hành thân thiết của các bạn nhỏ. Chắc hẳn chúng ta, những người đã lớn với những kí ức tuổi thơ thật đẹp không thể quên được những chương trình truyền hình mà bạn đã mong ngóng cả ngày để đến khung giờ chiếu trên tivi.

Trò chuyện cùng chú chó trắng là một chương trình thiếu nhi của Nhật Bản đã từng một thời gây sốt không những tại Nhật Bản mà còn tại Việt Nam với lượng khán giả nhí đông đảo đến từ mọi miền tổ quốc từ Bắc vào Nam. Trò chuyện cùng chú chó trắng lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 30-12-2004 gồm một seri những câu chuyện giành cho thiếu nhi.

Cho tới hiện nay, mặc dù “Trò chuyện cùng chú chó trắng” không còn được sản xuất và phát sóng trên truyền hình nữa, tuy vậy hình ảnh chú chó đáng yêu với những giai điệu bài hát thân quen như bài hát “xoay vòng tay” vẫn còn lưu lại trong kí ức của mỗi bạn nhỏ thời 9x.

Vì chương trình truyền hình đã phát sóng từ rất lâu, nên hiện nay trên mạng cũng không có nhiều thông tin cũng như các tập phim được lưu lại, điều này có lẽ làm cho bạn rất khó để xem lại seri của bộ phim để ôn lại một chút kỉ niệm thời ấu thơ. Tuy vậy, vẫn còn một số bài hát trong seri chương trình mà bạn có thể tìm kiếm.

Nhật Bản vốn là một đất nước nổi tiếng với những phương pháp dạy trẻ em thông minh và được nhiều nước học hỏi, hy vọng rằng sẽ còn nhiều chương trình bỏ ích dành cho các bé.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn sống lại một phần kí ức thật đẹp!

Câu Chuyện Chú Chó Hachiko Tội Nghiệp

Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.

Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con ruột.

Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Bên cạnh đó người ta còn có thuyết rằng bởi lẽ cạnh nơi Hachiko ngày ngày vẫn ra ngóng đợi chủ nhân của mình có một nhà hàng thịt nướng và Hichiko rất giỏi trong việc gỡ những miếng thịt ra khỏi que dùng để nướng nên được khách hàng thường cho chú ăn . Vì lẽ đó lý do mà hàng ngày chú ra đây đợi chủ là vì những miếng thịt nướng đó .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko.

Kể Lại Câu Chuyện Bán Chó Của Lão Hạc

(Kenhvanmau.com) – Em hãy kể lại câu chuyện bán chó của Lão Hạc qua sự chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giám trong tác truyện ngắn Lão Hạc của Nam cao.( Lớp 8- tường THCS Thái Dương)

Đề bài: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn ” Lão Hạc” của tác giả Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Vào những năm 1930-1945 xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt đời sống của người dân lao động khiến cuộc sống ngày càng cơ cực. Không riêng gì người nông dân mà cả những người tri thức như chồng tôi- Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc, một người hàng xóm của vợ chồng tôi phải bán con chó vàng yêu quí của mình rồi mà tìm đến cái chết khiến tôi dây dứt mãi. Ôi một kiếp người!

Lão Hạc ở cạnh nhà tôi nên tôi rất thấu hiểu hoàn cản sống của lão, góa vợ sống cảnh” gà trống nuôi con”. Vì không đủ tiền cho con cưới vợ, con lão phải phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su khiến lão đau đớn day dứt vô cùng, nhiều lần khóc vì thương con và nhớ nó. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết tiền. Có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi thấy lão nói với chồng tôi nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn thế nhỉ?

– Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

Chồng tôi vừa hỏi cho có chuyện thì lão bật khóc. ” Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xơ lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” Khi xưa cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết

” Tuổi già hạt lệ như xương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” Tuổi già nước mắt thường lẩn vào trong nỗi đâu kìm nén thế mà lão vẫn khóc như con trẻ. Phải chăng nỗi đau đớn thành những giọt nước mắt, lão cho rằng mình đã lừa một con chó, tấm lòng lão nhân hậu quá! Tâm hồn lão mới thánh thiện làm sao!

Chồng tôi đinh mời lão ăn khoai luộc, uống nước chè, một niềm vui dung dị, để tìm lời an ủi lão. Rồi lão cũng nguôi ngoai nhưng từ chối lời mời của tôi bởi lão muốn nhờ chồng tôi mấy việc. Việc thứ nhất là trông hộ lão mảnh vườn cho con lão và việc thứ hai là gửi 30 đồng bạc lo ma sợ phiền lụy bà con hàng xóm. Ôi tấm lòng lão Hạc không chỉ dành hết cho con mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đó là vẻ đẹp đáng quý ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài trông tưởng như lẩn cẩn, gàn dở.

Lão Hạc ơi! Một người thật nhân hậu quá! Một người để dành lại tiến lo ma cho mình đã khóc rất nhiều và day dứt khi trốt lừa một con chó để mà rồi sau tìm đến cái chết thật đau đớn. Cả hội này đen bạc quá! Phải làm gì để xã hội bất nhân này biến mấy đây? Đó là câu hỏi khiến tôi day dứt mãi!