Cách Trị Ong Đốt Cho Chó / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Ong Đốt Bị Sưng Phải Làm Sao? 7 Cách Trị Ong Đốt Tại Nhà

Nếu bị ong mật đốt, ngòi đốt của ong vẫn còn trên da, hãy gỡ bỏ nó ngay lập tức bằng móng tay. Điều này giúp hạn chế lượng độc tố đi vào da.

Rửa thật sạch vết đốt bằng xà phòng.

Chườm đá tại vị trí ong chích là cách hiệu quả nhất để giảm sự hấp thụ nọc độc.

Chườm đá là giải pháp tạm thời hiệu quả giúp giảm đau hoặc có thể bôi thuốc giảm sưng.

Nha đam. Theo một nghiên cứu năm 2015 Nha đam được biết đến với tác dụng làm dịu da và giảm đau. Nếu bạn có một cây lô hội, hãy bẻ một lá, lột lấy ruột bên trong và chà trực tiếp lên khu vực bị ong đốt.

Tinh dầu oải hương. Có khả năng chống viêm và có thể giúp giảm sưng. Pha loãng tỷ lệ 1:5 tinh dầu với dầu nền (dầu dưỡng hữu cơ), chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu ô liu. Nhỏ một vài giọt hỗn hợp lên vị trí vết chích.

Witch hazel (nước cây phỉ trong làm đẹp da). Là một phương thuốc thảo dược đã thử và rất hiệu quả để chữa vết côn trùng cắn và ong đốt. Nó có thể giúp giảm sưng, đau và ngứa. Sử dụng nước hazel hazel trực tiếp lên vết ong đốt khi cần thiết.

Tỏi. Tỏilà thực phẩm tự nhiên có khả năng chống viêm rất cao khi bị ong cũng như các loại côn trùng khác đốt. Hãy dùng vài tép tỏi đập nát ra, bỏ vào băng gạc và đắp lên vết thương trong 10 phút. Chú ý, không để tỏi tiếp xúc trực tiếp với da quá lâu có thể gây bỏng da.

Nếu ngứa và sưng nghiêm trọng, dùng thuốc kháng histamine bằng đường uống như có thể có ích.

là bút tiêm epinephrine dùng để điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây tử vong và bệnh nhân cần được xử lý trước khi gọi dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp.

Dị ứng với ong có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong cuộc sống của bạn, ngay cả khi bạn đã bị ong chích trước đó và hoàn toàn không bị dị ứng. Điều quan trọng cần để ý là các triệu chứng của bạn ngay tại thời điểm hiện tại.

Đừng đi bộ xung quanh bằng chân không bên ngoài vì rất có thể bạn dẫm phải tổ ong ở dưới đất, như ong vò vẽ, ong dế, ong vàng chẳng hạn.

Đừng mặc quần áo có màu tối hoặc quần áo có in hoa quá nhiều, vì ong rất ghét màu tối.

Bạn chưa biết nuôi ong dú có lợi gì, bạn không biết cách nuôi nó. Đừng lo tôi sẽ cho bạn 18 lý do thuyết phục bạn phải nuôi nó

(1) Home Remedies for Bee Stings: What Works? chúng tôi

Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, bị sưng và có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Các loại ong thường gây nhiễm độc và nguy hiểm là ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loài ong chưa rõ ở các vùng rừng núi. Người bị ong đốt nhiều mũi thường bị tím tái, sốc, trụy tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong rất đáng tiếc. Nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách, nhiều người sẽ qua được cơn nguy hiểm.

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (acid). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine… Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất; nhưng cũng có loại gần như không độc (ong mật).

Nhận dạng và biểu hiện nhiễm độc khi bị ong đốt

Ong mật

Đốt bàn chân sau cùng (chân thứ 3) to lên và mang theo cục phấn hoa (giỏ phấn), khi đốt để lại ngòi, tổ có mật.

Ong khoái (ong gác kèo) làm tổ to trên cành cây cao, vách đá, tổ treo xuống như bọng nước, ong to, rất dữ tợn.

Nước ta hiện có 5 loài ong bản địa (ong nội, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen và ong đá) và ong nhập từ nước ngoài. Nói chung ong mật hiền (trừ ong khoái).

Biểu hiện bệnh sau khi bị đốt:

Tại vết đốt đau, sưng nề.

Đốt các vị trí nguy hiểm (đầu, mặt, cổ): có thể gây khó thở, tổn thương mắt + Dị ứng: mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, sốc do dị ứng (mạch nhanh, yếu, tụt huyết áp).

Ong vò vẽ, ong bắp cày

Nhận dạng: Ong vò vẽ (ong bồ vẽ, ong mặt quỷ) làm tổ trên cây, mái nhà, cột,… tổ có hoa văn như vân gỗ, hình bầu nậm hoặc hình khối lớn chỉ có một lỗ để ong ra vào, hung dữ. Ong bắp cày (ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình) làm tổ dưới mặt đất, thường dùng tổ mối đã bỏ đi, hốc đất, người đi rừng dễ dẫm phải. Ong rất to, có thể cỡ ngón tay, rất hung dữ. Các ong này khi đốt không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt.

Độc tính: Rất độc, gây tổn thương da và để lại vết thương, sẹo ở vùng bị đốt, độc với cơ, thận, máu. Dễ tử vong, gia súc lớn bị đốt nhiều nốt cũng có thể chết.

Sơ cứu khi bị ong đốt

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.

Đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.

Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng.

Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố.

Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.

Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt). Bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, ví dụ:

Bệnh nhân khó thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.

Một số kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị ngay vết thương do ong đốt

Những cách này được áp dụng với trường hợp vết đốt không nhiều và không quá nặng:

Bài 1: 30g lá hẹ hoặc 30g hạ khô thảo tươi hoặc lá bán hạ tươi, hoặc 50 – 100g lá bầu ta, hoặc 30 – 50g lá đậu ván trắng hoặc lá bạc hà tươi giã nát đắp vào chỗ bị ong đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.

Bài 2: 1 đóa hoa tươi (bất kể là hoa gì), lấy xát vào chỗ bị đốt giúp giảm sưng ngay.

Bài 3: 15g lá phù dung tươi, thêm vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.

Bài 4: vắt lấy một ít sữa mẹ (người mẹ đang nuôi con bú), bôi vào vết đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.

Bài 5: lá cúc vò nát, xát vào vết đốt mỗi ngày 5-7 lần.

Bài 6: 1 củ khoai sọ sống, cắt miếng xát vào vết đốt giúp giảm đau.

Bài 7: Lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.

Bài 8: Chặt vát cành, nhánh tươi cây sứ cùi một góc xéo 45 độ, vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.

Ngoài ra bạn có thể bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.

Phòng tránh bị ong đốt

Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.

Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn.

Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng (ong dễ đến làm tổ).

Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4).

Không nên coi ong vào nhà hoặc làm tổ trong nhà là báo hiệu điều tốt lành.

Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).

Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng).

Cách loại bỏ tổ ong: Dùng khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua ong đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi (để tránh trường hợp ong còn trong tổ). Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng.

Bà Bầu Bị Muỗi Đốt Có Sao Không? Cách Trị Muỗi Đốt Cho Bà Bầu

1. Vì sao phụ nữ mang thai hay bị muỗi đốt?

Theo nhiều nghiên cứu, muỗi thích tấn công bà bầu vì những đặc điểm về cơ thể và thân nhiệt.

Mang thai bị muỗi đốt bởi cơ thể thường tỏa ra một lượng cacbon dioxide nhiều hơn do cân nặng cao hơn trong khi muỗi thường bị thu hút bởi yếu tố này.

Một lý do khác là người mang bầu tỏa nhiệt cao và nhiều hơn mức bình thường. Nhiệt độ cơ thể cao cũng là một yếu tố thu hút muỗi hơn.

Ngoài ra còn do một số yếu tố khác như nhóm máu, môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị muỗi đốt.

2. Bà bầu bị muỗi đốt có sao không?

Khi bị muỗi đốt, các vết mẩn ngứa sẽ rất khó chịu, thậm chí nếu mẹ bầu là người dễ bị dị ứng còn có thể dẫn đến bị sưng tấy, dị ứng thậm chí bị sốt rét, sốt xuất huyết khi mang thai…

Ngoài ra, tại Việt Nam đã có trường hợp mẹ bầu bị muỗi đốt gây truyền nhiễm virus Zika – virus Zika gây ra tật đầu nhỏ ở thai nhi.

Chính vì vậy, các mẹ cần cẩn trọng tránh bị muỗi đốt thường xuyên tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm hại.

Giải đáp này nhằm giúp các mẹ hiểu rõ mang thai bị muỗi đốt có sao không.

3. Bà bầu bị muỗi đốt bôi gì?

Tất cả các loại thuốc bôi đều cẩn trọng khi sử dụng trên da bà bầu vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi do đó bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có giải pháp phù hợp cũng như loại thuốc trị muỗi đốt cho bà bầu an toàn.

Đối với những trường hợp muỗi đốt chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, nổi nốt chị em có thể tham khảo một số loại thuốc dân gian bôi ngoài da an toàn cho bà bầu như:

Nha đam có tính khử trùng và làm dịu da, giúp giảm ngứa và sưng hiệu quả khi bị muỗi đốt. Lấy phần gel nha đam để lạnh trong 10 – 15 phút sau đó thoa đều lên vết muỗi cắn để làm dịu da.

Cắt lát khoai tây và thoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng vài phút lại cắt miếng khác để giảm ngứa, sưng, tránh để lại sẹo. Đây là cách trị muỗi đốt cho bà bầu rất an toàn và hữu hiệu.

Lúc mới bị muỗi đốt, bạn lấy ngay một viên đá lạnh thoa lên vết đốt trong một thời gian ngắn sẽ giảm thiểu sự khó chịu và sưng tấy.

Chanh có tác dụng sát trùng rất tốt, mẹ bầu lấy một lát chanh mỏng thoa lên nốt muỗi đốt, lặp lại động tác này trong vài phút và rửa lại với nước sạch.

Thoa mật ong vào nốt muỗi cắn cũng rất hiệu nghiệm vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da.

Có thể bôi một chút kem đánh răng lên nốt muỗi đốt để giảm sưng ngứa nhanh chóng.

Đó là những gợi ý cho mẹ bầu khi bị muỗi đốt nên bôi gì để giảm sưng ngứa, tấy đỏ. Bên cạnh cách trị muỗi đốt cho bà bầu nhanh và an toàn ở trên, chị em cần thực hiện thêm một số giải pháp để hạn chế bị muỗi đốt:

– Giữ nhà ở, môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều ánh sáng.

– Luôn mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt

– Sử dụng tinh dầu để đuổi muỗi trong phòng như dầu tràm, oải hương, vỏ cam, vỏ quýt khô.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 như khoai tây, đậu xanh,…

– Hạn chế những thực phẩm có nhiều muối vì sẽ tăng nồng độ axit lactic tạo ra sự thu hút với muỗi.

Bà bầu bị muỗi đốt là tình trạng rất phổ biến, thông thường nốt muỗi đốt có thể không gây ảnh hưởng gì lớn nhưng cũng không thể chủ quan vì loài muỗi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm. Vì vậy tốt nhất bà bầu cần chủ động phòng tránh bị muỗi đốt.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Chó Bị Ong Đốt Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Triệu trứng khi chó bị ong đốt

Chó thường rất năng động, tò mò và ưa thích khám phá môi trường xung quanh nên không tránh khỏi việc chúng bị ong đốt. Biểu hiện của chó bị ong đốt rất rõ nét và nếu bạn không kịp thời điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Đa phần chó thường bị ong đốt ở phần đầu, nhất là ở mõm, chân hoặc ngực. Vị trí bị ong đốt sẽ sưng to. Nếu chó bị đốt ở phần mặt, không những bị sưng mà cơ mặt của chúng sẽ bị co giật, mắt híp lại và kêu rên đau đớn. Chó sẽ có hành động dùng chân cào vào nơi bị ong đốt nên dễ dẫn tới hiện tượng trầy xước, nhiễm trùng gây nguy hiểm.

Nếu chó bị ong đốt vào phần ngực, vết thương sưng to có thể chèn vào tim phổi khiến chó bị ngạt thở. Chó sẽ có triệu trứng thở khò khè, kêu rên và dùng chân gãi ngực liên tục. Chó bị ong đốt vào chân sẽ di chuyển khó khăn hoặc không thể đi lại được. Chó bị đốt vào chân rất dễ bị nhầm lẫn với việc chó bị thương do trầy xước ở chân.

Chó bị ong đốt phải làm sao?

Quan sát bộ phận chó bị ong đốt và tìm đúng vị trí ngòi châm của ong. Dùng một vật dụng mảnh bằng nhựa đặt nghiêng và gạt ngòi ong ra khỏi da của chó. Để chắc chắn và an toàn, bạn nên nhờ người trợ giúp để giữ chó.

Khi lấy ngòi ong phải thao tác thật nhanh, dứt khoát để tránh cho nọc độc lây lan. Tuyệt đối không nặn nọc ong bằng tay vì sẽ làm chó đau và có thể tấn công lại bạn, hơn nữa việc nặn bằng tay có thể tác động khiến nọc độc phán tán nhiều hơn.

Khi đã lấy được nọc ong, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng cùng chất có tính mát phù hợp để bôi vào vết thương cho chó. Nếu bạn xác định được chó bị ong mật đốt thì không nên lo lắng vì nọc độc của chúng không quá nguy hại, có thể tự hết. Tuy nhiên, vẫn cần bôi bột nở hoặc nước vôi để hỗ trợ giúp giảm đau và giảm sưng tấy.

Lưu ý, nếu chó cưng của bạn bị ong vò vẽ đốt thì hết sức nguy hiểm vì loài ong này rất độc. Khi đó, bạn dùng dấm hoặc nước măng chua xoa đều nên vị trí ong đốt trên người chó. Kết hợp sử dụng đá lạnh chườm trong khoảng 10 phút giúp vết thương bớt sưng.

Nếu những cách điều trị trên không có hiệu quả, vùng bị đốt vẫn sưng và chó có nhiều biểu hiện khác biệt như sốt, rên rỉ, sủa liên tục thì cần liên hệ và mang chó tới bác sĩ thú y để thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng tránh để chó không bị ong đốt

Mùa xuân và mùa hè là thời gian các loài hoa khoe sắc, cây cối đâm trồi nẩy lộc. Lúc này cũng là thời điểm hoạt động mạnh nhất của ong và các loài côn trùng khác. Thời điểm này, chúng ta cần có những biện pháp can thiệp để phòng tránh giúp chó không bị ong và côn trùng đốt.

Khi dắt cho đi chơi, bạn nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc những ngày thời tiết mát mẻ. Điều này vừa giúp chó vận động, rèn luyện cơ bắp mà lại tránh được thời điểm hoạt động mạnh của ong và côn trùng vì ong thường đi kiếm mật vào những lúc trời nóng.

Khi dắt cho đi dạo tại các công viên, tránh để chó chạy nhảy, xục mõm vào những bụi rậm, khóm hoa vì rất có thể đó là nơi đàn ong đang trú ngụ và hoạt động. Nếu thấy có ong xuất hiện phải tránh xa khu vực đó để phòng tránh bản thân và chó không bị ong tấn công.

Nước hoa cho chó được khá nhiều bạn trẻ sử dụng để tạo hương thơm cho thú cưng của mình. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện kích thích đàn ong tìm tới và tấn công chó cưng của bạn. Vì vậy, khi dắt cho ra ngoài không nên xịt nước hoa cho chó.