Cách Trị Chó Hay Cắn Người / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Hay Cắn Kiểu Người Như Thế Nào?

Tiến sĩ Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada) cho rằng, những người tâm lý bất ổn thường trở thành mục tiêu bị cắn vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái.

Một chàng trai trẻ trong độ tuổi 20 từng chia sẻ với chuyên gia tâm lý Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada) rằng:” Tôi không biết tại sao nhưng lũ chó luôn chọn tôi là mục tiêu tấn công. Chỉ mới vào thứ ba tuần trước thôi, tôi đang vội tới chỗ hẹn ăn trưa. khi đi qua một phụ nữ đang dắt con chó chăn cừu Đức thì con chó bỗng nhiên lao tới cắn vào chân tôi”, chàng trai thở dài rồi kể tiếp. “May mắn, vết thương không quá nghiêm trọng, chỉ là vết ngoài da, chảy máu một chút. Người phụ nữ bối rối xin lỗi tôi, bản thân cô ấy cũng bất ngờ vì đã nuôi con chó này hai năm rưỡi nhưng chưa từng thấy nó cắn ai “.

bị chó cắn một phần do tính cách của con người. (Ảnh: minh họa)

Trong lúc nghe vị khách chia sẻ, tiến sĩ Stanley Coren quan sát ngôn ngữ cơ thể của anh ta. Ông nhận thấy rằng chàng trai rất hay xoa má và vuốt tóc trong lúc kể chuyện. Anh này cũng chớp mắt nhiều hơn người bình thường, hay có hành động bặm môi, nắm chặt tay, liên tục đổ người từ bên này sang bên kia. Đây đều là những dấu hiệu của sự lo âu, căng thẳng.

” Các nhà tâm lý học lâm sàng tin rằng nếu một cá nhân có biểu hiện quá nhiều hành vi gắn với cảm xúc trong một thời gian dài, thì điều đó có thể là đặc điểm tính cách của họ chứ không đơn giản là phản ứng với tình huống tức thời“, tiến sĩ Coren lý giải. ” Lúc đó trong đầu tôi lóe lên ý tưởng là có thể anh ta không lo lắng vì sợ chó cắn mà đang gặp vấn đề tâm lý “.

Đây là kết luận từ một nghiên cứu được đăng tải trên ” Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng”. Nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Đại học Liverpool tiến hành, đứng đầu là nhà dịch tễ học Carri Westgarth, nhằm tìm hiểu có những đặc điểm nào khiến con người thường xuyên hoặc ít bị cắn và hiện tượng bị chó cắn có phổ biến không?

Nghiên cứu từ gần 700 người dân ở Cheshire (Anh), nhóm nghiên cứu kết luận bị chó cắn không phải là hiện tượng phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 19 vụ trên 1.000 người mỗi năm và đa số không cần tới can thiệp y tế. Thông thường, những con chó thường tấn công người lạ.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool cũng chưa giải thích được vì sao người tâm lý bất ổn lại hay bị chó cắn. Nhưng theo tiến sĩ Coren thì cho rằng sự lo lắng, bất an khiến cơ thể họ phát ra các pheromones (phân tử mùi có ý nghĩa sinh học). ” Một số pheromones có thể giúp chó bình tĩnh hơn những không loại trừ khả năng cũng có những pheromones khiến nó trở nên hung hăng hơn “, ông phân tích.

Bên cạnh đó, giống như chàng trai tìm đến tiến sĩ Coren, người tâm lý bất ổn thường có nhiều hành vi khiến chó chú ý hơn.

Chưa kể, nhiều nghiên cứu chỉ ra cảm xúc có thể lây lan. Nhìn một người đang bất an và lo sợ sẽ khiến chúng ta dễ không được thoải mái. Có nhiều khả năng chó cũng cảm nhận được điều tương tự. Tiến sĩ Coren kết luận rằng, những người tâm lý bất ổn thường trở thành mục tiêu bị cắn vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái.

Mẹo Hay Giúp Bạn Trị Vết Cắn Của Bọ Chét Đáng Ghét

Bọ chét là loài côn trùng nhỏ bé, tuy nhiên mức độ nguy hiểm lại tỷ lệ nghịch với kích thước của chúng. Chúng rất thích tấn công vật nuôi, nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì nguy cơ mắc bọ chét cũng rất cao, và có thể bạn cũng là nạn nhân của chúng.

Các vết cắn của bỏ chét thường có màu đỏ, có vết hằn chạy dọc theo đường cắn. Những nơi dễ bị cắn nhất là xung quanh mắt cá chân, chân. Trong một số trường hợp, vết cắn cũng được tìm thấy trên cổ, eo, nách hoặc những vùng khác. Để ngăn chặn bọ chét, bạn nên kiểm soát sự xâm nhập của chúng.

5 Cách điều trị vết cắn của bọ chét

Làm gì khi bị bọ chét cắn ? Đó là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, tất nhiên cũng có cách trị những vết đốt đó. Mosfly sẽ nêu ra 5 biện pháp tốt nhất để xử lý vết thương này.

Nén lạnh

Phương pháp nén lạnh giúp giảm cơn ngứa và đau do bọ chét gây ra. Có thể sử dụng cho người và vật nuôi. Sử dụng nhiệt độ lạnh để làm tê cứng các dây thần kinh, giúp làm giảm cơn đau tức thì.

Đầu tiên, bạn rửa sạch vết thương và khu vực xung quanh các vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó, cho vài viên đá vào một cái khăn mỏng. Đặt khăn đá chà sát vào vết cắn nhưng không được quá 2 3 phút. Dừng lại một lúc và tiếp tục làm vài lần trong ngày, mỗi lần làm 10-15 phút. Không nên dùng đá chườm trực tiếp lên da, vì có thể gây ra bỏng, rát.

Soda nướng

Áp dụng baking soda lên vết thương cũng là biện pháp tuyệt vời. Với thành phần là những chất trung hoa tự nhiên, có thể làm diệu vết ngứa chỉ trong chốc lát. Bên cạnh đó, Baking soda giúp giảm sưng, viêm hay các nguy cơ về nhiễm trùng.

Pha 1 muỗng Baking soda cùng nước, bôi đều lên các vết thương, để đó trong khoảng từ 5-10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khôi bằng khăn sát khuẩn. Thực hiện 1-2 lần/ngày.

Ngoài ra, có thể đổ 1 chén banking soda vào bồn tắm sau đó khuấy đều. Ngâm mình trong đó khoảng 10p, mỗi ngày làm 1 lần sẽ thấy hiệu quả.

Nếu thú cưng của bạn bị ngứa do bọ chét, hãy cho chúng tắm với ½ đến 1 cốc nước soda trộn với nước sẽ giúp chúng đỡ hơn nhiếu. Không nên, dùng banking soda trên vết thương hở.

Trà xanh

Để phục hồi vết cắn do bọ chét gây nên, bạn có thể sử dụng trà xanh. Nó sẽ giúp bạn làm dịu da, giảm vết sưng và thúc đẩy quá trình hồi phục được nhanh hơn. Bạn còn có thể sử dụng trà xanh để rửa vết cắn trên da của thú nuôi.Trà xanh được xem là phương pháp điều trị vết cắn của bọ chét tự nhiên và hiệu quả.

Bột yến mạch

Đây là phương pháp điều trị tự nhiên. Bột yến mạch giúp hút chất độc bên trong vết thương ra, làm dịu cơn ngứa và vết viêm. Bột này sử dụng an toàn trên cả người và vật nuôi.

Đối với vật nuôi: trộn dung dịch bột yến mạch vào cùng nước. Sau đó tắm thú cưng (chó hoặc mèo) trong dung dịch, hãy ngâm lông của chúng trong ít nhất 15 phút. Cuối cùng, rửa sạch với nước mát, mỗi ngày nên tắm ít nhất 1 lần.

Aloe vera

Gel lô hội vốn có chức năng rất nhiều, làm dịu da người khi bị cháy nắng, dưỡng tóc, dưỡng móng.Nhưng không phải ai cũng biết rằng lô hội cũng làm dịu da vật nuôi. Nó có tính chất khử trùng, chống viêm và sưng tấy do bọ chét tấn công. Lô hội còn đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Cắt một phần nhỏ của lá lô hội và lấy gel, sau đó sử dụng gel lên các bề mặt da hay những nơi bọ chét gây ra đối với vật nuôi của bạn. Để lâu trong khoảng 15p rồi rửa lại bằng nước ấm. Gel lô hội còn lại có thể bỏ trong tủ.

Chó Pitbull Có Mấy Loại? Có Hay Cắn Người Không? Giá Bao Nhiêu?

1/ Chó Pitbull là chó gì? Có bao nhiêu loại?

Đầu rộng

Mắt hình quả hạnh

Xương hàm và răng chắc khỏe

Tai ngắn

Thân hình vuông vức, cơ bắp

Bạn có biết rằng cái tên chó Pitbull không phải bắt nguồn từ một địa danh hay bất cứ một ai phát hiện ra kiểu chó này không. Thực tế cái tên này bắt nguồn từ một bộ môn thể thao tàn ác và đẫm máu ở vương quốc Anh hồi thế kỷ 19.

Tại Vương quốc Anh vào thế kỷ 19 thì người ta không có nhiều trò giải trí, tiêu khiển như bóng đá hay bóng chày như chúng ta ngày nay. Chính vì vậy không hiểu từ đâu mà họ nghĩ ra một bộ môn thể thao rất đẫm máu được gọi là bull-baiting và bear-baiting.

Đó là một trò chơi mà người ta sẽ cột những con bò tót hoặc gấu lại bằng dây xích trong một khu vực kín (tiếng lóng là “pit”), sau đó sẽ thả một số vào để tấn công chúng và cái người ta mong đợi chính là việc những con chó bị hất tung lên trời rồi cuối cùng con bò hoặc gấu sẽ chết do kiệt sức. Và đây cũng chính là cái cách mà cái tên chó Pitbull được ra đời.

Sau khi bị chính phủ cấm tuyệt đối mọi hình thức tàn ác này thì những người đam mê lại nghĩ ra thú vui tiêu khiển của họ bằng cách cho những chú chó Pitbull này đi săn chuột. Họ nhốt toàn bộ một số lượng lớn chuột vào một vòng tròn và thi xem con chó nào sẽ giết được nhiều chuột nhất

Cho tới ngày nay thì chúng vẫn “đảm nhiệm” rất đa dạng vai trò của mình như chó cảnh, chó nghiệp vụ, chó săn hoặc thậm chí chó tội phạm. Vai trò nào thì sẽ tùy thuộc vào cách mà người chủ của nó huấn luyện cho nó và cũng chính vì lý do này mà chó Pitbull thường bị hiểu lầm là một con chó hung tàn.

2/ Đặc điểm ngoại hình của các giống chó Pitbull hiện nay

Thông thường những chú là kết quả lai tạo giữa giống chó Bulldog và chó sục. Chúng sẽ thừa hưởng được sức mạnh, sự dẻo dai của chó Bull và thừa hưởng sự tinh khôn, nhanh nhẹn của chó sục, tạo ra một giống chó mạnh mẽ.

Mặc dù người ta vẫn tin rằng có rất nhiều giống chó có thể được coi thuộc dòng Pitbull, tuy nhiên cho tới ngày nay thì người ta cũng mới chỉ công nhận 4 dòng chó sau đây nằm trong danh sách này.

American Pit Bull Terrier (Chó sục Pitbull Mỹ – giống phổ biến nhất)

American Staffordshire Terrie

American Bully

Staffordshire Bull Terrier

Nếu tinh ý thì theo như ảnh phía trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng chỉ có giống chó sục mỹ (American Pit Bull Terrier) thì mới có từ Pitbull ngay trong tên phải không. Đó cũng chính là bởi chúng là giống duy nhất được số lượng lớn hiệp hội cũng như con sen công nhận là đại diện chính thức cho cái tên Pitbull này.

Mặc dù trong bài viết này có lẽ Ngân sẽ nói nhiều hơn về giống American Pitbull Terrier bởi nó là đứa được tìm mua và quan tâm nhiều nhất, nhưng những đặc điểm cơ bản của 3 giống còn lại Ngân sẽ cố gắng mô tả dễ hiểu nhất cho bạn.

Trong số 4 chú chó được công nhận thuộc dòng dõi Pitbull thì giống American Pit Bull Terrier là đứa có thân hình cân đối và thể thao nhất. Chúng cao nhất trong “hội” với chiều cao từ 43 – 53cm và nặng chỉ khoảng 15 – 30 kg. Ngoài ra toàn bộ những đặc điểm khác về thân hình như cơ bắp cuồn cuộn, hàm răng chắc khỏe, đôi mắt hình quả hạnh, tai cụp và ngắn của chúng cũng không khác gì những người anh em cùng họ khác.

Thực ra thì đúng là mũi xanh hay mũi đỏ cũng chỉ là sự khác nhau về màu mũi và lông mà thôi, còn tất cả các đặc điểm khác thì hầu như chúng đều giống nhau. Chỉ có điều rằng với tỷ lệ 10 chú chó Pitbull con sinh ra thì có tới 7, 8 chú mang mũi xanh rồi nên từ đó mới có việc nhiều con sen nâng giá đối với những chú chó mũi đỏ lên.

American Staffordshire Terrier hay còn gọi tắt là Amstaff tuy có một chút khác biệt về ngoại hình so với APBT nhưng để phân biệt hai đứa này thì thực sự khó. Theo nhiều con sen có kinh nghiệm thì kể cả những người chơi lâu năm cũng rất khó xác định một chú Pitbull sẽ thuộc dòng nào trong 3 đứa APBT, Amstaff hoặc Stafford bởi chúng quá giống nhau.

Một chú Amstaff có thể có cân nặng dao động từ 28 – 40 kg và chiều cao khoảng 43 – 48 cm, vì thế nên đây là đặc điểm duy nhất để bạn phân biệt Amstaff với APBT và chỉ có thể phân biệt khi chúng đã trưởng thành (chứ lúc còn nhỏ con nào chả giống nhau).

Staffordshire Bull Terrier về bản chất còn được coi là tổ tiên của những chú Amstaff, lý do là bởi cả hai giống chó này đều có nguồn gốc từ vùng Staffordshire, Anh. Vào những năm 1800, một số người Anh di cư sang Mỹ đã mang theo giống chó này và cũng chính bởi dòng Staffordshire này chưa được công nhận vào thời điểm đó nên người ta đã lai tạo, cải thiện chúng thành giống chó Amstaff có phần to lớn và mạnh mẽ hơn như ngày nay.

American Bully thực chất là sản phẩm lai tạo giữa chó Bulldog Mỹ và Pitbull. Chúng có ngoại hình cơ bắp giống y như APBT và đôi khi còn có phần to hơn. Tuy nhiên chúng lại tương đối lùn và đầu có xu hướng to về bề ngang. Chính vì vậy khi nhìn những chú Bully bạn sẽ có cảm giác chúng to hơn khá nhiều so với APBT thông thường.

1 bên thì chỉ công nhận American Pitbull Terrier là đại diện duy nhất của giống chó Pit

1 bên thì cho rằng bất cứ chú chó có ngoại hình tương tự như APBT đều thuộc Pit.

Xoắn não quá phải không :)). Vì vậy bài viết này Ngân sẽ tập trung chỉ nói về giống APBT thôi nha, vì dù sao phe công nhận APBT là Pitbull ở Việt Nam cũng tương đối nhiều mà.

3/ Đặc điểm tính cách của chó Pitbull? Chúng có cắn người không?

Sau hàng loạt tin chó Pitbull cắn chết người hoặc động vật khác xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam thì Ngân tin rằng nhiều bạn đang nghĩ rằng đây là một giống chó dữ, một giống chó nguy hiểm. Quả thực thì Ngân cũng từng cảm thấy khá bất an mỗi khi đi gần hay đứng cạnh một con chó Pit như vậy.

Tuy nhiên theo nhiều người chuyên chơi dòng chó này tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho biết rằng: “ĐÚNG! Chúng quả thực là một giống chó mạnh mẽ, hiếu chiến và hiếu thắng hơn bất kỳ giống chó nào khác bạn từng gặp. Tuy nhiên sự hung dữ đó có xảy ra hay không sẽ nằm ở cách mà người chủ của nó huấn luyện và dạy bảo”

Cũng đúng thôi, bất kỳ giống chó nào và ngay cả con người cũng thế, mỗi khi rơi vào hoàn cảnh căng thẳng, nguy hiểm hoặc được nuôi dưỡng trong một môi trường “xã hội đen” thì đương nhiên tính khí cũng trở nên hung tàn hơn, dễ nổi nóng hơn.

Và bạn có biết không, rất nhiều người trên thế giới còn xác nhận rằng, họ cảm thấy yên tâm khi để cho một chú chó Pitbull được huấn luyện trông chừng mấy đứa nhóc của họ. Bởi chúng sẽ tự dưng trở thành một bảo mẫu cực kỳ tuyệt vời cũng như vô cùng mạnh mẽ, điều mà không “ông ba bị” nào muốn dây vào. Con bạn có thể vô tư chơi đùa một mình giữa một bầy chó khác mà không phải lo sợ chúng “dám” tấn công.

Vì vậy, dù biết rằng chúng có hung dữ hay không phụ thuộc vào cách chủ nhân huấn luyện thì bạn cũng nên tự bảo vệ bản thân bằng cách không nên trêu đùa hoặc tới quá sát chúng mà không có sự giám sát của chủ nhân. Ngoài ra nếu bạn sở hữu những chú chó Pitbull thì cũng nên huấn luyện thật kỹ và đeo rọ mõm cho chúng mỗi khi ra nơi công cộng.

Là một chú chó khá đặc biệt nên chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc giống chó Pitbull cũng có phần khác biệt so với nhiều giống chó khác. Cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng của một chú chó Pit cần phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển của chúng.

Nếu chúng mới sinh được khoảng từ 2 – 4 tháng, mới dứt sữa mẹ thì tốt nhất bạn nên duy trì chế độ ăn cũng như loại thực phẩm mà người chủ trước đang cho chúng ăn. Hoặc nếu vì lý do nào đó mà bạn không biết thì có thể cho chúng ăn cơm nát, thịt heo, bò, gà xay nhuyễn nấu chín và ngoài ra có thể xay nhỏ rau trộn vào cho chúng (Pitbull không khoái ăn rau đâu nha). Bạn nên cho chúng ăn chừng 4 bữa/ ngày ( Sáng – Trưa – Xế chiều – Tối)

Khi chúng được từ 4 – 6 tháng tuổi thì bạn nên tăng cường cho chúng ăn các loại thịt bổ sung năng lượng và hạn chế tinh bột, chất béo để tránh thừa cân. Ngoài ra nên bắt đầu cho chúng gặm các loại xương để gia tăng canxi, bổ sung sức mạnh cho hàm, khớp cắn.

Nhìn qua thì bạn cũng có thể thấy hơi đau ví khi cho chó Pitbull ăn rồi phải không. Nhưng đã chịu chơi thì phải chịu chi thôi :D.

Và hơn nữa nên lựa mấy ngày nắng nắng mà tắm cho chúng nha, để chúng ra phơi nắng một lúc là khô. Chứ ngồi cầm máy sấy như với mấy con mèo thì có mà rã tay nha!

5/ Chó Pitbull giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Tuy là dòng chó không mấy hiền lành nhưng muốn sở hữu một chú chó Pitbull thì bạn cũng cần chi ra số tiền không mấy dễ chịu đâu.

Ở phân khúc cao hơn, từ 10 – 15 triệu thì bạn sẽ sở hữu được các em Pitbull nhập khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên phân khúc này đối với giống Pit lại rất ít con sen quan tâm bởi chúng cũng không quá nổi bật so với các em Pit Việt Nam, chỉ được cái mác thương hiệu thôi nên rất ít người hỏi mua những em như này.

Còn đối với các sen đại gia hoặc sen con buôn thì thường sẽ chọn phân khúc cao cấp (50 – 60 triệu). Đây là những em Pit được nhập từ châu Âu. Tại đây các sen sẽ yên tâm rằng chúng 100% là thuần chủng và sẽ đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân.

Còn thực sự vương giả hơn thì các sen có thể tham khảo những em Pitbull tới từ châu Mỹ. Những em này ngoài giấy tờ tùy thân đầy đủ ra thì ngoại hình, tính cách gần như thuộc hàng xịn sò 100%. Tuy nhiên, để mua được những em này, ngoài tiền ra bạn còn phải chứng minh được cho tổ chức AKC rằng bạn đủ khả năng nuôi và đào tạo chúng nữa cơ.

Cách Ít Người Biết Để Điều Trị Mèo Bị Nấm

4.7

/

5

(

20

bình chọn

)

Nếu mèo có các dấu hiệu như ngứa, rụng lông từng mảng, khu vực rụng lông có màu đỏ, hình tròn rất có thể mèonhà bạn đã bị nấm.

Bệnh Nấm Ở Mèo

Bệnh nấm mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da.

Nấm được tìm thấy trong đất và trong phân của động vật bị nhiễm bệnh. Mèo mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.

Tuy nhiên, có một số loại nấm chỉ tấn công mèo bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số loại nấm không gây ra hậu nghiêm trọng và dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số loại nấm có khả năng làm hỏng da và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó.

Nguyên Nhân Mèo Bị Nấm

Do khí hậu của Việt Nam rất nóng ẩm, một trong những điều kiện lý tưởng để nấm phát triển, nên nếu mèo ít được tắm nắng, không sấy khô lông sau khi tắm xong, hoặc sống trong môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ làm cho mèo bị nấm.

Hiện nay nấm mèo có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là Microsporum Canis Trichophyton Mentagrophytes, và Microsporum Gypseum.

Khi nhiễm nấm, có hàng triệu, bào tử vi mô tạo ra xung quanh sợi lông dẫn tới nhiễm trùng. Đây chính là tác nhân lây truyền chính cho mèo và các động vật khác.

Nấm rất dễ lây lan, con đường lây lan chính là tiếp xúc giữa cơ thể giữa mèo. Phần lớn mèo trưởng thành ít mắc bệnh hơn so với mèo nhỏ bởi sức đề kháng, miễn dịch tốt hơn. Ngoài ra những chú mèo bị bệnh cũng có khả năng cao mắc nấm hơn.

Triệu Chứng Mèo Bị Nấm

Bệnh nấm ở mèo có thể gây ra một loạt các triệu chứng thường gặp như:

Mèo ngứa, khó chịu và thường xuyên gãi vùng da bị nấm.

Da đỏ có vảy, mủ nhày.

Mèo bị nấm rụng lông.

Bề mặt da có lớp dịch nhờn có mùi hôi.

Da dầy lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị tổn thương.

Hạch bạch huyết sưng.

Bệnh nấm mèo gây ra tình trạng ngứa, gãy sợi lông hoặc rụng lông thành từng mảng.

Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.

Trường hợp mèo bị nấm nặng, lây lan toàn thân có thể thấy rụng lông mảng lớn, da dày tăng sinh, viêm da, lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng máu, có thể gây tử vong.

Bệnh nấm mèo lây lan trong cả đàn mèo và có thể lây sang người, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người mới đến khu vực, những người mẫn cảm với mèo.

Mèo bị nấm dễ lây lan khi nhốt chung với các con khác hoặc lây lan khi mèo mới đẻ. Mèo bị nấm dễ nhầm lẫn với ghẻ. Để chẩn đoán chính xác tốt nhất nên cạo 1 mảng da & lông khu vực bị và soi kính để chẩn đoán.

Điều Trị Nấm Ở Mèo

Bạn có thể điều trị bệnh nấm da cho mèo nhà bạn ở nhà nhưng bạn nên xem xét kĩ các vấn đề vệ sinh xung quanh nơi bạn ở vì bệnh này có thể lây truyền qua người.

Nếu bác sĩ thú y kê đơn thuốc chống nấm để bôi thì bạn nên mua cho mèo nhà bạn một chiếc loa chống liếm để ngăn ngừa tình trạng mèo nuốt phải thuốc kháng nấm được bôi trên da.

Dùng thuốc bôi da điều trị mèo bị nấm

Bệnh nấm cần điều trị dài ngày, chủ nhân cần kiên trì mới có thể đem lại hiệu quả tích cực. Nấm mèo có thể điều trị bằng một số loại thuốc như Nizoral, Ketoconazol dùng 1 -2 lần/ ngày.

Bản thân mình đã sử dụng Nizoral cho mèo khi bị nấm. Bạn chỉ cần bôi 2 lần / ngày. Kết hợp tắm thường xuyên nhớ sấy thật khô. Đeo loa cổ cho mèo là điều cần thiết.

Ngoài ra nhiều bạn cũng chia sẻ việc tắm lá chè xanh hàng ngày và bôi cồn sát trùng Betadin. Mình cũng xin chia sẻ rằng, tình trạng nấm ở mèo khác nhau, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc và từng cá thể. Có thể cách làm của bạn đúng nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác.

Chăm sóc mèo bị nấm

Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm có trong da. Một số loại thuốc điều nấm phải mất vài tuần mới thấy sự cải thiện các triệu chứng.

Bạn có thể mang mèo về nhà tự điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ thú y, nhưng cần định kỳ thăm khám bác sĩ thú y hàng tuần để kiểm tra.

Nếu con mèo của bạn phải phẫu thuật để loại bỏ các u nang, ổ apse quá trình phục hồi của nó có thể mất nhiều thời gian hơn.

Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc vết mổ, cách sử dụng thuốc và cách cho mèo uống thuốc, bôi thuốc. Mèo của bạn sẽ được chỉ định tháo chỉ khâu sau khoảng 7 – 10 ngày.

Trong một số ít trường hợp, bệnh nấm da ở mèo có thể bị nhiễm trùng thứ phát gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc không thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đề nghị quá trình điều trị tốt nhất trong những trường hợp này.

Phòng Bệnh Nấm Ở Mèo

Không mua mèo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Nếu thấy mèo có nguy cơ bị nấm, phải tách nhốt riêng 1 chuồng tránh cho tiếp xúc với những bé mèo khác.

Thường xuyên cho mèo tắm nắng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo khu vực nuôi mèo.

Sấy khô lông cho mèo sau khi tắm.

Những ngày độ ẩm cao, nồm giữ cho mèo ở nơi khô ráo.

Những mèo có biểu hiện ngứa cần cách ly, chăm sóc, theo dõi đặc biệt.

Không tiếp xúc với mèo nghi bị nấm hoặc khi tiếp xúc phải đeo găng tay.

Chọn mua mèo có nguồn gốc rõ ràng, kiểm tra sức khỏe đầy đủ.

Nấm mèo không phải là loại có thể chữa trị khỏi hoàn toàn trong ngày 1, ngày 2, nên các bạn cần hết sức kiên nhẫn với bé.

Gia Đình Pet hy vọng các thông tin trên đã giúp các bạn có thể nhận biết và biết cách phòng trị bệnh nấm cho mèo.

MỤC CÂU HỎI

Sữa Tắm Cho Mèo Bị Nấm

Sữa tắm trị nấm cho mèo Davis Miconazole

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da ở mèo, chuyên trị nấm ringworm, viêm tuyến nhờn, viêm da tiết bã, nhiễm trùng da, giảm đau, giảm ngứa ngáy khó chịu,…

Độ an toàn: Không chất tạo hương, không thuốc nhuộm nên rất an toàn đối với da của “Boss”

Sữa tắm trị nấm cho mèo Bio Derma

Công dụng: Hỗ trợ điều trị nấm cho mèo, chữa lành tổn thương, phục hồi da bị hư tổn, tái tạo tế bào da, cung cấp độ ẩm,…

Độ an toàn: Các thành phần của sữa tắm trị nấm cho mèo Bio Derma lành tính, an toàn đối với da của “Boss”

Nizoral Trị Nấm Cho Mèo

Nếu dùng kem trị nấm Nizoral khoảng vài hôm thì khu vực da bị nấm sẽ bắt đầu tróc da lên một cách kinh khủng.

Các bạn đừng lo, da tróc hết lên như vậy mới hết nấm được. Phần da đó có thể bị cháy do thuốc trị nấm trở nên đen đen sạm sạm nhưng trong 1 2 tháng sẽ hết hoàn toàn.

Cứ kiên trì 1 ngày bôi thuốc 2 lần, đeo loa chống liếm, tắm cho mèo bằng Nizoral và nước trà xanh nấu đặc pha muối, đảm bảo mèo sẽ khỏi bệnh.

Trị nấm cho mèo phải kiên trì vì nấm rất dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Thậm chí một số bé mèo nấm da là do di truyền, máu không tốt nên dễ bị nấm liên tục.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho mèo, dọn dẹp chỗ ở và cho mèo tắm nắng thường xuyên để ngừa bệnh.

Cách Trị Nấm Cho Mèo Bằng Lá Trà Xanh

Mèo bị nấm tắm lá gì? Lá trà xanh, vì lá trà xanh có tính kháng khuẩn nên bạn có thể dùng để chữa các bệnh viêm da. Hãy nấu trà xanh với nước, sau đó để nước âm ấm thì tắm cho bé.

Tắm 1 lần/tuần và trong lúc tắm hãy lấy lá trà chà toàn thân mèo. Với những con bị viêm da nặng tapilu thì nên sử dụng thuốc bôi bổ sung.