Cách Nuôi Chó Husky Con 2 Tháng Tuổi Khỏe Mạnh

Chó Husky con trước khi quyết định nuôi, bạn nên dành chút ít thời gian tìm hiểu về lối sống và tính cách của chúng. Đặc biệt với những loài có sự thay đổi lớn về môi trường như giống chó Husky, vốn sống ở miền đất lạnh. Điều này càng đáng được quan tâm khi bạn bắt đầu với những chú Husky con. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nuôi một chú Husky khoảng 2 tháng tuổi khỏe mạnh nhé.

Như đã đề cập ở trên, Husky là giống chó sống ở vùng lạnh, trong khi khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh năm. Vì vậy, để đảm bảo việc các chú Husky có thể hòa nhập và làm quen với khí hậu này, hãy bắt đầu nhận nuôi chúng vào mùa thu mát mẻ hoặc tốt hơn nên là mùa đông.

Giống chó này rất nhạy cảm với thời tiết, nên cần sống trong khu vực bóng râm, thoáng mát. Nuôi chúng trong nhà có trang bị điều hòa là một giải pháp rất đáng xem xét để tránh trình trạng sốc nhiệt cho các em Husky nhỏ.

Husky là giống chó sạch tự nhiên. Chúng có khả năng tự chải chuốt, và có ít mùi. Do đó, bạn chỉ cần tắm em ấy mỗi tháng một lần. Tắm nhiều sẽ khiến chúng bị rụng lông, xơ lông hoặc dễ mắc các bệnh về da. Tuy nhiên, bộ lông dày của Husky sẽ cần được chải thường xuyên.

Bạn nên chải lông cho chó mỗi tuần một lần, cũng nhân cơ hội này, bạn có thể kiểm tra tai và đánh răng cho chúng. Trong mùa rụng lông, việc chải lông hàng ngày sẽ giúp hạn chế lượng lông rụng trong nhà của bạn.

Chó Husky cần được giữ cơ thể luôn khô ráo, tránh để chó bị ẩm ướt, vì vậy bạn có thể sấy khô lông cho chó, thường xuyên cho em ấy phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông. Ngoài ra, các loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông tốt hơn cho chó Husky.

Những chú chó Husky luôn rất năng động và thường xuyên chạy nhảy. Vì vậy, bàn chân rất quan trọng đối với chúng. Tỉa những lông dài trên bàn chân và giữ cho móng chân của chúng luôn được cắt gọn gàng.

Chú ý, trong móng của loài chó luôn có mạch máu, vì vậy không nên cắt quá ngắn. Nếu bạn không có kinh nghiệm cắt tỉa móng cho chó, tốt nhất nên yêu cầu bác sĩ thú y làm điều đó, hoặc ít nhất là hướng dẫn cho bạn cách làm.

Bởi vì giống chó Husky Siberia thường có xu hướng mắc các bệnh về mắt vì vậy bạn đừng bỏ quên việc kiểm tra này ngay khi chúng còn nhỏ. Cụ thể, Husky thường được chuẩn đoán mắc các bệnh:

Đục thủy tinh thể;

Loạn dưỡng giác mạc, vẩn đục trên giác mạc mà con cái đặc biệt dễ mắc phải;

Bệnh teo võng mạc, tình trạng mắt chó dần thoái hóa cho đến khi bị mù.

Những bệnh này thường do di truyền. Vì vậy, hãy tìm hiểu tất cả mọi thứ về cha mẹ của chú chó con để xem chúng có khả năng xảy ra không.

Về cơ bản theo kinh nghiệm nuôi những em chó này ở thời điểm 2 tháng tuổi thì các bạn nên tuân thủ theo một số những nguyên tắc là cho chó con ăn 4 lần/1 ngày, ăn các bữa sáng, trưa, chiều, tối. Mỗi bữa cách nhau 4 đến 5 tiếng đồng hồ.

Thực đơn chất lượng mỗi ngày

Bữa sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa khoảng 15-30s;

Bữa trưa: ăn cơm. Có thể mua men tiêu hóa Biotic của người trộn vào thức ăn. 1 ngày 1 gói, 1 gói chia làm 2 lần ăn. Luôn phải có rau trong khẩu phần ăn của thú cưng. Nếu có thể bổ sung trái cây thì càng tốt;

Bữa chiều: ăn cơm như trên hoặc đầu gà đã được hầm thật mềm;

Bữa tối: thức ăn khô ngâm nước khoảng 15-30s.

Những lưu ý trong việc cho Husky ăn

Không ham rẻ mua thực phẩm khô chứa đầy chất phụ gia nhân tạo. Điều này rất quan trọng với chú chó đang lớn. Có thể mua nhãn hiệu nổi tiếng sau: Royal, ANF, Classic được nhiều người tin dùng.

Tránh cho Husky ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, thực phẩm chưa qua chế biến chưa hay những đồ ôi thiu, để lâu ngày dễ khiến chó Husky bị các bệnh đường ruột. Việc chú chó ăn quá no hoặc quá đói sẽ dẫn đến tình trạng chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Đôi khi đối với những chú chó có bộ lông đẹp như Husky thì ta có thể cho chó ăn trứng vịt lộn bổ sung đạm, khoáng canxi và vitamin E. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các em cún nhỏ sau khi ăn trứng vịt lộn thấy ngon nên lần sau ăn cơm không có trứng là biến ăn, bỏ luôn cơm. Vì vậy, hãy để em ấy làm quen với thực đơn ở trên trước, sau đó mới bổ sung trứng theo tỷ lệ 1 tuần 1 trứng, và 1 tuần tối đa 3 trứng dành cho em trên 5 tháng tuổi.

Luôn đảm bảo cung cấp bữa ăn vào thời gian quy định và dọn bữa ăn đi khi chó ăn xong. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

Trong khi đó, nước uống cho chó cần phải có sẵn cho chúng tự uống khi chúng khát, nên thay nước thường xuyên 3 lần/ngày.

Với bản tính năng động, chó Husky luôn trong tình trạng dư năng lượng nên cần rất nhiều hoạt động. Vì vậy, chúng rất dễ chán nếu không có nhiệm vụ. Để giúp cho chú Husky vui vẻ, hạnh phúc, bạn sẽ cần đảm bảo nó được chạy nhảy, chơi đùa từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Nếu liên tục nhốt em ấy trong nhà, chúng sẽ không vui, có thể sủa liên tục và cắn xé đồ đạc.

Chăm sóc một em Husky nhỏ chưa bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên khi nhìn em ấy ngày ngày vui vẻ, ngày ngày lớn lên chính là thành tựu đền đáp xứng đáng chuỗi ngày vất vả. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và động lực để chăm sóc em cún ấy tốt hơn.

Cách Nuôi Chó Husky Con Ở Việt Nam Bạn Nên Biết

Ngày nay, giống chó Husky trở thành thú cưng trong nhiều gia đình và có mặt ở khắp nơi trên thế giới bao gồm Việt Nam. Để giống chó này sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới cần chuẩn bị những gì? Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn cách nuôi chó Husky con tại Việt Nam.

Thời điểm nên nuôi chó Husky ở Việt Nam để có sức khoẻ tốt nhất

Do có nguồn gốc từ xứ lạnh (vùng Đông Bắc nước Nga) quen với nhiệt độ âm, nên khi chuyển đến sinh sống tại môi trường khí hậu nhiệt đới như Việt Nam sẽ là thách thức lớn đối những chú chó Husky con. Để khắc phục được điều này, bạn nên lựa chọn thời điểm nuôi tốt nhất cho sinh vật đáng yêu này.

Nếu bạn ở khu vực miền Bắc hay miền Trung, cách nuôi chó con Husky sẽ có lợi thế hơn miền Nam nhờ thời tiết. Tại những khu vực này, thời điểm bắt đầu nuôi Husky tốt nhất là vào lúc thời tiết chuyển lạnh dịp cuối năm. Bởi vì lúc này nhiệt độ lạnh dần và kéo dài, khiến những chú chó con làm quen và dần thích ứng.

Ở khu vực Tây Nguyên, bạn có thể chọn thời điểm gần cuối năm hoặc vào mùa mưa. Vì lúc này nhiệt độ hạ thấp, không còn nắng nóng gay gắt ảnh hưởng đến thú cưng. Tuy nhiên, tùy năm mà không khí lạnh ở mỗi vùng kéo dài hoặc ngắn khác nhau. Do đó, nếu có kế hoạch nuôi một chú chó Husky nhỏ tuổi thì khi đợt không khí lạnh đầu tiên tràn về bạn nên quyết định nuôi ngay để cún yêu có thời gian thích ứng dài nhất có thể.

Cách nuôi chó Husky con từ 2 tháng đến 6 tháng trở lên Husky 2 tháng tuổi

Husky 2 tháng tuổi đã bắt đầu ăn được các dạng thức ăn khô. Tuy nhiên, thời gian trước chúng chỉ uống sữa và ăn thức ăn lỏng nên khi chuyển sang thức ăn khô cũng phải được ngâm mềm để dạ dày thích ứng dần. Husky ở độ tuổi này nên ăn 4 đến 5 bữa/ ngày, chia khoảng cách giữa các bữa ăn đều nhau.

Husky 3 – 6 tháng tuổi

Cách nuôi chó Husky con từ 3 đến 6 tháng tuổi cần đáp ứng khẩu phần ăn đủ chất để các cơ phát triển. Các loại thực phẩm tốt cho chó Husky ở độ tuổi này gồm: Cá, trứng, thịt…và một số loại rau, củ được nấu chín. Giai đoạn này, có thể giảm số lượng bữa ăn của chúng xuống còn 3 đến 4 bữa/ngày.

Husky 6 tháng tuổi trở lên

Giai đoạn chó Husky từ 6 tháng tuổi trở lên được coi là trưởng thành. Vì vậy, bạn phải đáp ứng đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết và tăng khẩu phần ăn để chúng phát triển hệ xương, cơ và linh hoạt các kỹ năng. Ngoài nguồn thực phẩm không thể thiếu là thịt, cá, trứng, nội tạng…, nên bổ sung thêm các thức ăn có chứa chất xơ vào khẩu phần ăn của chúng.

Giai đoạn này cần tăng khẩu phần trong bữa ăn nhưng có thể giảm thời gian ăn xuống còn 2 đến 3 bữa/ngày. Ngoài ra, để chúng phát triển cơ hàm, trong thức ăn cần có xương, thức ăn cứng để chúng luyện gặm cắn, đồng thời bổ sung thức ăn nhiều canxi để răng chắc khỏe.

Một số lưu ý khi cho chó Husky con ăn

Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng độ tuổi để đảm bảo sự phát triển thể chất đầy đủ là một trong những cách nuôi chó Husky con. Do đó, để tránh những hậu quả đáng tiếc, khi cho Husky con ăn bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

Nên đảm bảo nguồn thức ăn được nấu chín, không tanh sống hoặc ôi thiu.

Lựa chọn thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Hạn chế cho các thức ăn dạng ăn tinh bột và chất béo.

Nên thay rửa bát ăn thường xuyên để tránh vi khuẩn.

Nên tập thói quen ăn đúng bữa.

Không cho ăn tại chuồng tránh việc đạp đổ khiến vi khuẩn phát triển.

Ngoài thức ăn cần đảm bảo lượng nước uống luôn đầy đủ và sạch.

Cách chăm sóc chó Husky con

Khi sống ở môi trường mới ngoài việc đảm bảo thời tiết thuận lợi nhất để những chú Husky con thích nghi dần thì bạn phải quan tâm và chăm sóc vệ sinh cá nhân cho chúng. Một số cách chăm sóc chó Husky con như sau:

Những chú Husky con rất thích được chải lông. Hành động này giúp chúng massage thư giãn và loại bỏ một số sinh vật sống ký sinh. Tuy nhiên, không phải dùng bất cứ loại lược nào cũng có thể chải lông cho những chú chó con đáng yêu này. Do vậy, nếu đã muốn nuôi em ấy thật tốt thì bạn nên mua dụng cụ chải lông phù hợp.

Tắm cho chó Husky

Tắm cho vật nuôi không chỉ giúp chúng sạch sẽ cho chúng mà giữ sạch không gian sống của chúng ta. Việc tắm rửa đều (khoảng từ 1 đến 2 lần/tuần) và đúng cách sẽ ngăn chặn một số bệnh ngoài da và ngăn ngừa ve chó, bọ… sống ký sinh trên da bé Husky.

Trước khi tắm cho chó bạn nên nhẹ nhàng trấn an chúng, nhất là những em Husky còn nhỏ để chúng không giật mình, kinh sợ. Ngoài ra, bạn nên mua xà phòng, bàn chải, dụng cụ tắm… được sản xuất riêng da và lông chúng được bảo vệ tốt nhất. Khi sức khỏe của chúng không tốt thì không nên tắm để tránh việc những chú Husky con ngã bệnh.

Cắt tỉa móng

Việc cắt tỉa móng thường xuyên là việc làm không thể thiếu nếu bạn nuôi thú cưng nói chung, Husky con nó riêng. Những chiếc móng sắc nhọn của chúng không những làm hư hại đồ vật trong nhà mà đôi khi gây nên thương tổn cho con người. Sử dụng bộ cắt tỉa móng dành riêng cho thú cưng để mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, sau khi cắt tỉa xong, bạn nhớ mài trơn đầu móng giúp chúng không bị xước khi hoạt động.

Huấn luyện và tập thể dục cho chó Husky

Huấn luyện là tập thể dụng cho Husky sẽ giúp vật nuôi của bạn hoạt bát và đáng yêu hơn. Nếu chỉ là thú nuôi yêu thích bạn nên huấn luyện các bước đơn giản như tập cho chúng làm quen và thực hiện theo các hiệu lệnh như chạy đi, ngồi xuống, đứng lên hoặc lấy đồ vật trở về… Husky là loài chó rất thông minh, từ 2 tháng tuổi chúng đã có thể tiếp nhận tập luyện, ghi nhớ và thực hiện các động tác một cách trôi chảy.

Husky vốn là giống chó thuần chủng đầy năng lượng hoạt động vì vậy, dù là Husky con bạn cũng không nên nuôi nhốt nhiều. Mỗi ngày bạn nên cho chúng ra ngoài hoạt động thể dụng hoặc đi lại ít nhất là 1 tiếng. Việc làm này sẽ giúp chúng trở nên ngoan ngoãn, hoạt bát và ít cáu bẩn, phá khách hơn.

Cách Nuôi Chó Husky Ở Việt Nam. Nuôi Chó Husky Có Khó Không?

Việc nuôi chó Husky ở Việt Nam chưa bao giờ là dễ dàng. Khó khăn đến từ điều kiện cơ bản nhất, khí hậu, cho đến không gian giống, thức ăn,… Từ kinh nghiệm thực tế qua hơn chục năm nhân giống và nuôi hàng trăm bé Husky, Thú Kiểng sẽ chia sẻ tới bạn cách nuôi chó Husky ở Việt Nam, và những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình nuôi giống chó tuyết này. Nếu bạn đang cân nhắc mua một bé Husky, hãy đọc kỹ trước khi ra quyết định!

Thú Kiểng có thể trả lời rằng “nuôi chó Husky ở Việt Nam KHÔNG DỄ”. Có hai yếu tố gây khó cần phải phải tính đến là khí hậu và không gian sống.

1. Điều Kiện Khí Hậu

Khí hậu là vấn đề cơ bản nhất khi nuôi chó Husky ở Việt Nam. Husky vốn thích nghi hoàn hảo với môi trường lạnh, nhiệt độ trung bình năm ở mức âm. Vì vậy sống trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam là cả một thách thức.

Để khắc phục điều này, khi mua chó Husky con (khoảng 2 – 4 tháng tuổi), bạn đón bé khi bắt đầu vào mùa thu ở miền Bắc, hoặc mùa mưa ở miền Nam để dễ nuôi hơn trong những tháng đầu đời.

Để chống chọi lại điều kiện thời tiết “khắc nghiệt” ở Việt Nam, bạn cần có các biện pháp để giải nhiệt không cho ra hạn chế cho ra ngoài khi trời nắng nóng. Bất cứ khi nào nhiệt độ ngoài trời cao hơn 32 độ bạn đều không nên cho ra ngoài. Trong những ngày nắng nóng, chỉ nên cho ra ngoài lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Có thể cho “ăn kem” hoặc tuyết tủ lạnh. Những giống chó tuyết như Samoyed, Alaska và Husky đều rất thích ăn kem và tuyết. Đó vừa là cách giải nhiệt, vừa là cách bổ sung nước trong thời tiết nóng.

Không gian sống là yếu tố quan trọng thứ 2 cần tính đến. Husky là giống chó lớn, cân nặng từ 25 – 35kg khi trưởng thành. Thêm nữa là Husky lại là giống chó ưa vận động, nên nơi ở không được quá chật hẹp, gần nhà nên có công viên hoặc sân bãi rộng để bé chạy nhảy hàng ngày.

Nếu nhà bạn quá nhỏ, hoặc Husky không được cho đi thể dục hàng ngày sẽ xảy ra hiện tượng “cuồng chân”. Lúc này bé sẽ làm bất cứ điều gì để giải phóng năng lượng dư thừa như cắn xé đồ đạc, quậy phá, nhà bạn sẽ chẳng khác gì bãi chiến trường. Hoặc nếu có nhốt lại thì bạn cũng inh ai nhức óc.

Nói chung, nếu nhà bạn quá nhỏ, hoặc không thể đưa bé ra sân bãi rộng hàng ngày để chạy nhảy thì không nên nuôi Husky. Bạn nên tham khảo một giống chó khác nhỏ hơn và ít gây “phiền phức” hơn.

1. Tập Thể Dục

Như đã nói ở trên, Husky là giống chó lao động luôn trong tình trạng dư thừa năng lương. Do đó, cần được chạy nhảy chơi đùa ở không gian rộng mỗi ngày. Nếu bị nhốt trong nhà quá lâu, em husky sẽ bị tăng động và trở nên phá phách, cắn xé quần áo giầy dép, đào bới, sủa inh ỏi liên tục,…

Vì vậy, để nuôi được Husky, bạn cần cho chúng ra ngoài thể dục ít nhất nửa tiếng mỗi ngày. Đây là điều kiện thiết yếu để giữ cho em Husky ngoan ngoãn trong nhà.

Nếu bạn có sân vườn rộng thì quá tốt, có thể thả cho em Husky chơi ở vườn nhưng phải làm rào thật cao và sân phải tương đối cứng. Husky là bậc thầy đào tẩu, chúng có thể nhảy qua rào cao, dật đứt xích, hoặc đào hầm để trốn đi chơi khi bạn không để ý.

Nhưng đừng quên yếu tố thời tiết khi đưa bé đi chơi, nhiệt độ ngoài trời không nên quá 32ºC – ngưỡng nắng nóng với chó Husky. Tốt nhất, chỉ nên cho ra ngoài trước 8h sáng và sau 5h chiều.

Đừng quên rọ mõm nếu ra nơi đông người. Chó Husky có thể bị kích động và tấn công nếu có ai chêu đùa thái quá. Dây dắt cũng cần thiết trong thời gian đầu mới đón bé về. Theo bản năng, Husky thường đuổi theo mèo hoặc chó nhỏ dẫn đến đi lạc. Nếu chưa quen chủ thì chúng sẽ không biết tự tìm đường về.

2. Chăm Sóc Lông Cho Chó Husky

Thật may mắn là lông chó Husky không quá dày và dài như chó Alaska hay Samoyed. Do vậy, chăm sóc lông cho Husky không quá vất vả. Bạn chỉ cần chải lông hàng ngày bằng lược chải lông hoặc găng tay chải lông chuyên dụng, để loại bỏ lông rụng tránh vương vãi ra nhà.

Nên tắm cho chúng nó 2 lần mỗi tuần, nếu thường xuyên nghịch bẩn thì nên tắm ngay sau khi nghịch. Sau khi tắm nên xì khô để tránh lông ẩm bị mốc hoặc có mùi khó chịu. Sữa tắm cũng nên chọn loại phù hợp với màu lông để giữ màu được tự nhiên.

Giống chó Husky về cơ bản ăn khá ít so với các giống chó khác cùng kích thước, do chúng có khả năng trao đổi chất cực tốt. Đây là kết quả của quá trình tiến hóa hàng nghìn năm để thích nghi với điều kiện lạnh giá và khan hiếm thức ăn vùng cận Bắc Cực. Vì vậy, thức ăn của chúng cũng cần phải giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Thức ăn cho chó Husky có thể là thức ăn tươi tự chế biến, hoặc các loại thức ăn đóng gói, đóng hộp sẵn. Thức ăn sẵn nên là loại được ưu tiên hơn do tiện lợi, sạch sẽ, hợp khẩu vị và quan trọng hơn là đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng cho chó Husky.

Để biết chi tiết về thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của chó Husky, mời bạn tham khảo bài viết chi tiết: Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho chó Husky tại Việt Nam

⁉ Nếu Bạn Cần Tư Vấn Thêm Trước Khi Nuôi Husky

Như đã phân tích, Husky không phải là giống chó dễ nuôi ở Việt Nam. Do vậy trước khi nuôi, bạn cần cân nhắc kỹ để tránh việc chọn mua theo cảm xúc nhất thời. Kẻo sau khi đón về lại không hợp, hoặc không nuôi được thì sẽ rất vất vả nhiều năm sau này.

Nếu chưa chắc chắn liệu Husky có phải là giống chó phù hợp với mình hay không, hay liệu điều kiện nhà mình có phù hợp để nuôi Husky không, bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chó Husky – Alaska – Samoyed của Thú Kiểng theo số bên dưới, để được hướng dẫn chi tiết trước khi ra quyết định rất quan trọng này.

Nếu bạn đã cân nhắc kỹ và sẵn sàng “chung sống” với một bé Husky, mời bạn tham khảo các đàn cún Husky đang bán tại Thú Kiểng ngay bên dưới. Mọi bé Husky tại Thú Kiểng đều được bảo hành 1 đổi 1 lên tới 180 ngày, để bạn hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé trong nửa năm đầu tiên sau khi bé về nhà mới.

Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Husky

Khí hậu phù hợp với chó Husky

Husky ngay từ khi mới sinh ra đã thích nghi với cái lạnh khắc nghiệt của vùng đất Sibir. Vậy nên, nuôi chó Husky tại Việt Nam là một thách thức không hề nhỏ.

Do đó, bạn cần chọn bắt đầu nuôi chó Husky vào các thời điểm mát mẻ, hoặc là vào mùa lạnh trong năm để tiện việc chăm sóc.Sau khi đem em về, bạn không nên để em ở ngoài trời nắng nóng 30 độ, vì có thể những em Husky quá nhỏ sẽ không thể nào chống chọi được cái nắng nóng của thời tiết mà chết.

Đối với những chú Husky lớn hơn một tí, bạn cũng cần bảo vệ chúng bằng cách như hạn chế cho chó chơi đùa dưới trời nắng gắt, cho uống nước mát, đưa chúng vào bóng râm hoặc dưới điều kiện có điều hòa.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Husky

Chó Husky ăn khá ít vì chúng trao đổi chất rất tốt. Nói như vậy không có nghĩa là bạn nhất thiết phải tiết giảm lại khẩu phần ăn cho chú chó Husky của mình. Bạn nên đáp ứng nhu cầu cơ thể của chúng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Mặc dù lượng ăn ít nhưng khẩu phần ăn của Husky cũng cần khá đầy đủ các chất dinh dưỡng như:

Protein có trong thịt, cá tăng cường sức mạnh cho các cơ.

Đạm và chất khoáng bổ sung cũng như hỗ trợ năng lượng cho cơ thể Husky

Chất xơ trong rau cỏ tăng cường tiêu hóa hấp thụ chất thật tốt.

Cho Chó husky tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một vấn đề khá quan trọng đối với giống chó Husky. Khi nuôi chó Husky, bạn cần phải cho chúng ra ngoài sân vườn rộng để chúng được chạy nhảy. Rèn luyện sức khỏe cho Husky bằng cách tập chạy bền mỗi ngày, nó cũng giúp chúng giải phóng năng lượng dư thừa nữa. Nếu như suốt ngày nhốt chúng trong phòng thì có thể chúng sẽ nổi loạn, đập phá đồ, cắn xé quần áo của bạn. Husky rất dễ bị tăng động nếu như bị giam giữ một chỗ.

Cách huấn luyện chó Husky

Thông thường, những người chủ sẽ dạy cho chó Husky tự đi vệ sinh, tập ngồi, nằm, bò cho chúng. Với bản tính hoang dã nên trước khi sử dụng nhiều bài tập khó chúng ta cần giúp chúng làm quen với môi trường sống mới. Làm quen với giờ giấc ăn ngủ đúng lúc, đi vệ sinh đúng nơi quy định,…

Đây là giống chó thông minh vì vậy chúng học rất nhanh, hiểu rất lẹ. Bạn chỉ cần kèm theo phần thưởng mỗi lần chúng làm tốt bổn phận của chúng thì sẽ trở thành thói quen.

Husky không chỉ thông minh, hiền lành mà chúng còn là một loài chó độc lập, cá tính, có cách suy nghĩ riêng. Bạn không nên áp đặt cho chúng quá nhiều vì như vậy sẽ khiến chúng cảm thấy ngột ngạt.

Cách làm vệ sinh và lông cho chó Husky

Lông Husky dễ rụng theo mùa, bạn chỉ cần chải lông cho chúng từ 2-3 lần mỗi tuần. Bạn thường xuyên sử dụng bình xịt hơi nước xịt sơ qua, bộ lông của chúng sẽ mượt mà và óng ả.

Husky là loài chó này khá ưa sạch sẽ, chúng sẽ không tự làm dơ mình. Vì vậy bạn không cần phải tắm gội cho chúng thường xuyên .Trong một tháng, bạn chỉ cần tắm cho giống chó này 1-2 lần là đủ. Tắm nhiều sẽ khiến cho lông Husky bị rụng nhanh và dễ phát sinh ra nhiều căn bệnh không đáng.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

MÈO CÚN PET SHOP

Địa chỉ: Ki ốt 6, 88 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 094 686 5620

Email: [email protected]

Website: www.meocun.com

Fanpage: https://www.facebook.com/meocunpetshop

Xin cảm ơn quý khách hàng.

Copied

Chó Husky Là Chó Gì? Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Husky Khôn Ngoan

Chó Husky có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia nước Nga nơi có khí hậu lạnh giá nhất trên thế giới. Người Chukchi ở vùng này là người phối giống ra Husky để giúp họ kéo xe tuyết và sinh tồn ở vùng đất khắc nghiệt này.

Giống chó Husky này có chiều cao trung bình vào khoảng 52 – 55cm và trọng lượng khoảng 20 – 25 kg. Vì sống ở vùng khắc nghiệt nên các chú chó Husky có bộ lông khá dày và màu lông phổ biến là trắng – đen. Màu của chiếc mũi chó sẽ khác nhau tùy theo màu lông và đổi màu theo thời gian. Chúng có đôi mắt hình quả hạnh nhân hơi xếch, đuôi nhỏ và dài, tai hình tam giác và luôn hướng về phía trước.

Chó Husky được đánh giá là một trong những loài chó cảnh đẹp và được ưa chuộng nuôi nhất hiện nay. Giá của một chú chó Husky không hề rẻ. Chúng có thể lên tới vài chục triệu/ 1 con.

    Cách chọn giống chó Husky

    Chọn giống là một bước rất quan trọng để có được những chú chó Husky khỏe mạnh và có ngoại hình đẹp. Để có được điều này cần chú ý chọn những chú chó thuần chủng. Người nuôi cần chú ý những điều sau:

    – Chọn những chú chó Husky có thân hình cân đối và kích thước lớn và nặng, cổ lớn, ngực săn chắc, chân to và cao.

    – Chú ý quan sát vùng mặt của những chú chó Husky và chọn những con có mắt xếch hình hạnh nhân, mũi và mõm dài và nhọn, tai hướng về phía trước. Đây là những chú chó rất thông minh và hoạt bát.

    – Chọn những con Husky có đuôi dài và rậm lông, có màu trắng ở cuối đuôi. Và khi di chuyển phần đuôi này phải dựng đứng lên thì mới đạt chuẩn là một chú chó đẹp.

      Cách nuôi chó Husky

      Chó Husky là loài chó xuất xứ từ những vùng có độ khắc nghiệt cao, nhiệt độ giá lạnh, thức ăn khan hiếm. Vì thế khi nuôi chúng ở điều kiện khác cần chú ý những điều sau:

      3.1. Thức ăn cho chó Husky

      – Chó Husky con từ 1 – 2 tháng tuổi thì cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc. Hoặc người nuôi cũng có thể mua những thức ăn khô ngâm mềm với nước mắm. Thời gian này tuyệt đối không được cho chúng ăn những thức ăn cứng. Nó sẽ ảnh hưởng tới dạ dày của chó Husky sau này, nguy hiểm hơn có thể bị đường ruột và chết.

      – Những chú chó Husky từ 3 – 6 tháng có thể tăng lượng cơm và các loại thịt, trứng, rau củ, thức ăn thô …. Cần cung cấp đủ và đa dạng chất dinh dưỡng cho chó phát triển. Thức ăn của chó husky không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng.

      – Khi chó Husky từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày. Khẩu phần thức ăn của chó là các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, nội tạng động vật, protein, đạm, thức ăn khô dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả… Những thức ăn này sẽ giúp cho chó tăng trọng lượng cơ thể, phát triển cơ, xương chó chắc khỏe hơn.

      3.2. Cách nuôi chó

      Husky

      dưới 2 tháng tuổi

      Khi mua chó Husky nhỏ dưới 2 tháng tuổi trước hết bạn cần đưa chó đến các trạm thú y để tiêm phòng một cách đầy đủ.

      Có một vấn đề trong việc chăm sóc chó Husky dưới 2 tháng tuổi đó là việc tắm cho chó. Khi sinh sống ở vùng khí hậu nóng ẩm thì độ ẩm cao cùng bụi bẩn sẽ khiến lông chó nhanh bị bết dính hơn. Chính vì thế tắm là điều cần thiết, tuy nhiên bạn không nên tắm cho chó con khi mới mang về mà nên để chó quen dần rồi mới tắm.

      Chó Husky trong giai đoạn này đa phần chưa mọc răng đủ. Vì thế bạn chỉ nên cho chúng ăn cháo nấu với nước hầm xương, hoặc thức ăn khô đã ngâm mềm khoảng 5 phút. Không nên cho chó ăn thức ăn quá cứng sẽ làm ảnh hưởng tới đường ruột và răng miệng chúng.

      3.3. Cách Nuôi chó trên 2 tháng tuổi

      Ở độ tuổi này chó Husky nhỏ bắt đầu phát triển chính vì thế khẩu phần ăn cần phải được người nuôi chú trọng. Một bữa ăn của chó cần có đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ để chó có thể phát triển một cách tốt nhất. Càng lớn tỷ lệ khẩu phần ăn cần phải tăng chất đạm hơn, để chó phát triển cơ bắp và khung xương một cách tốt nhất. Ngoài ra người nuôi còn có thể cho chó ăn thêm các bữa phụ như sữa chua, phô mai để tăng thêm canxi.

      Đến khoảng 9 tháng tuổi chó Husky bắt đầu phát dục thì cho ăn thêm trứng vịt lộn, bổ sung dầu cá để tăng cường khả năng sinh lý.

      Ngoài chế độ ăn thì cũng nên chú ý tắm và chải lông hàng ngày để giữ bộ lông đẹp nhất cho chó và hạn chế các bệnh ngoài da.

      Kiểm tra các bộ phận trên cơ thể chó thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

      Trong giai đoạn này người nuôi chó Husky cần phải đặc biệt chú ý tới sự sinh trưởng và phát triển của chó. Thời kỳ động dục đầu tiên ta nên bỏ qua. Sau vài lần mới cho chó phối giống và mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả chó mẹ và chó con.

        Cách huấn luyện chó

        Husky

        4.1. Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ

        Bước 1: Đầu tiên theo dõi hành động hàng ngày của chó và lập một thời gian biểu. Nếu chó kêu, sủa, cào đất… thì chúng có thể buồn đi vệ sinh và ngày hôm sau bạn cần điều chỉnh theo thời gian này.

        Bước 2: Theo đúng thời gian đó dắt chó đi vệ sinh đúng nơi bạn định sẵn. Sau đó ra lệnh cho chúng đi vệ sinh.

        Bước 3: Lặp đi lặp lại trong vòng 1 tháng là chó Husky sẽ có thói quen đi vệ sinh ngay thôi.

        4.2. Cách dạy chó ngồi

        Để huấn luyện chó Husky ngồi theo hiệu lệnh của bạn, chúng ta nên làm như sau:

        – Để chó đứng đối diện và cho nó nhìn thấy phần thưởng mà chúng đạt được nếu thực hiện đúng yêu cầu.

        – Đặt phần thưởng sát vào mũi chó từ từ kéo lên cao để nó khuỵu chân về sau hướng mõm theo. Nếu chó chưa thành thạo thì dùng tay ấn xuống và hô khẩu lệnh “ngồi”. Nếu chó ngồi yên thì thưởng cho nó.

        – Thực hiện khoảng 10 – 15 lần thì sẽ thành công.

        Lưu ý: Tất cả các cách huấn luyện trên bạn cần thực hiện cho chó thường xuyên và chúng phải thực hiện theo hiệu lệnh của bạn. Hãy thưởng thức ăn mà chúng yêu thích nếu chúng thực hiện tốt và phạt nếu chúng vi phạm. Luôn giữ kỷ luật mọi lúc mọi nơi đối với chó Husky.

          Các bệnh thường gặp ở chó Husky

          Chắc chắn khi mới nuôi chó Husky bạn sẽ cho chó đến kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vacxin phòng dịch, tẩy giun sán ở các trạm thú y. Bản thân những chú chó này cũng khỏe mạnh và ít bệnh tật. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cũng có nhiều tác động bên ngoài khiến những chú chó này bị bệnh.

          Những bệnh thường gặp ở loài chó này là các bệnh ngoài da, về mắt như teo võng mạc, mờ mắt, suy giáp, đục thủy tinh thể. Các bệnh về đường ruột như táo bón hoặc chó bị bệnh cảm. Bạn cần theo dõi thường xuyên để nắm bắt được bệnh của chúng kịp thời và có biện pháp chữa trị kịp thời.

          Camnangnuoitrong.com