1. Nguồn gốc của chó Phốc Sóc
Trước khi tìm hiểu cách nuôi chó Phốc sóc, bạn có thể tìm hiểu một chút về nguồn gốc của loài chó xinh xắn này. Chó Phốc sóc có tên tiếng anh là Pomeranian, hay còn gọi là Pom được yêu thích nhờ vẻ ngoài đáng yêu, ngộ nghĩnh. Tên của giống chó này được lấy từ chính vùng đất sản sinh ra nó – vùng Pomeranian, châu Âu. Ngày nay, khu vực này chính là một phần lãnh thổ của hai nước Ba Lan và Đức. Những chú chó Phốc sóc được tiến hóa từ loài chó Spitz xa xưa ở phương bắc, được những người dân du mục lùa đến Châu Âu với nhiệm vụ trông nom đàn cừu. Những chú chó Spizt xa xưa khá to lớn và khỏe mạnh, có những con cân nặng lên tới 13kg (30 pounds). Những người nổi tiếng thế giới như Marie Antoinette, Emily Zola hay nhạc sỹ Mozart rất yêu thích giống chó này vã đã từng nuôi khá nhiều thế hệ.
Chó Spitz cứ được nuôi với nhiệm vụ chăn cừu như thế cho đến cuối thập niên 80, nữ hoàng Victoria đã nhân giống thành công loài chó to lớn này để khiến chúng có thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu như ngày nay. Trước đó, vì rất yêu thích chó, bà đã kêu gọi những người yêu chó thành lập ra một tổ chức nuôi giống chó tổ tiên của Pomeranian này. Tuy nhiên, vì thích một thân hình nhỏ bé hơn nên bà đã cùng nhiều nhà chuyên nghiên cứu, lai tạo chó nhân giốn ra giống chó Pomeranian với ngoại hình nhỏ, nựng từ 1,8 – 2,3 kg.
Chó Phốc sóc là loài vật nuôi rất được ưa chuộng tại nước ta
2. Đặc điểm của chó Phốc sóc – Pomeranian
Ngoại hình của chó Phốc sóc
Chó Phốc sóc (Pomeranian) được biết đến với một thân hình bé tí hon, có khi chỉ bằng một món đồ chơi. Chó có chiều cao khoảng từ 18-30 cm, cân nặng từ 1-3kg. Đầu của chúng có hình nêm và đôi tai hơi nhọn, hay dựng thẳng rất cân xứng cơ thể. Về khuôn mặt, có con sở hữu gương mặt vô cùng đáng yêu, được ví như búp bê nhưng cũng có một số con lại có gương mặt hao hao loài cáo. Mắt của Pomeranian không quá to, có hình quả hạnh, hơi đậm màu và luôn long lanh, thể hiện rõ sự lanh lợi, thông minh. Mũi của Pomeranian có màu sậm, thường cùng tông màu với bộ lông chúng mang. Hàm răng của chó Phốc sóc được xếp giống hình kéo, chiếc đuôi xù lông luôn trong bộ dạng uốn cong rất mềm mại và đáng yêu. Chó Pom sở hữu bộ lông kép khá dày với lớp ngoài thường dài thẳng và hơi cứng, lớp lông bên trong ngắn và mềm, mật độ cũng dày hơn. Phần lông ở khu vực cổ và ngực cũng khá dài và dày.
Về màu lông của chó Phốc sóc, chúng sở hữu bộ lông với nhiều màu sắc đa dạng, từ đỏ, cam, trắng, kem cho tới xanh, nâu hoặc đen. Và dù với màu lông nào thì chó Phốc Sóc với ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu vẫn luôn khiến người yêu thú cưng phải động lòng.
Hiểu rõ về thể chất để biết cách chăm sóc chó Phốc Sóc
Khi chăm sóc chó Phốc sóc mang thai, cần theo dõi, nếu thể trạng yếu thì nên được sinh mổ để giữ an toàn cho cả mẹ và con. Về già, những chú chó Pom này có xu hướng rụng lông và hói, nhưng vì sở hữu lớp lông xù dày nên có thể tình trạng này sẽ không biểu hiện rõ. Do đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh cơ thể cho chúng, không được để chúng quá nóng, quá lạnh, chải lông thường xuyên và có thể dùng dầu gội khô nếu cần.
Nắm được tập tính để biết cách nuôi Phốc sóc khỏe mạnh
Những loài bé nhỏ thường có tính cách ngược với thể trạng của chúng, chó Phốc sóc cũng vậy, chúng có một tính cách rất sôi nổi. Chó Pomeranian nổi tiếng là loài vật nuôi thông minh, ham học hỏi cùng trí tò mò cao, trung thành với chủ nhân. Cũng vì bản tính này mà đôi khi chúng khá cứng đầu và liều lĩnh. Tuy nhiên, nếu chủ nhân biết cách chăm sóc chó Phốc sóc, biết rèn luyện chúng một cách bài bản và chu đáo thì giống chó này rất được việc, không chỉ có thể diễn xiếc mà còn làm người bạn tri kỷ với các thành viên trong gia đình, kể cả người cao tuổi.
Kinh nghiệm nuôi chó Phốc sóc là nếu nhà bạn nuôi nhiều thú cưng như chó, mèo cùng nhau hoặc từ hai chú chó Phốc trở nên thì bạn cần rèn chúng ngay từ ban đầu để tạo mối quan hệ hòa thuận với nhau. Tuy nhiên, không ít những chú chó Pom vẫn tự coi mình có vóc dáng to cao hơn thực tế mà không ngần ngại tỏ vẻ ta đây và tấn công những con có ngoại hình to cao hơn. Đây được gọi là Hội chứng Small Dog Syndrome, nếu đã mắc chứng này thì những chú chó Phốc không giữ được nét đáng yêu nữa vì chúng rất khó tính, hay ra yêu sách, thái độ bởi chúng nghĩ mình mới là chủ nhân của của con người.
Về khả năng trông giữ nhà, chó Pomeranian được đánh giá là loài chó trông nhà cực kỳ xuất sắc bởi trí thông minh, nhanh nhẹn cùng tiếng sủa vang. Vì thế, bạn nên huấn luyện chó Phốc sóc từ khi mới đưa về nhà đẻ tránh chúng sủa dai dẳng không ngừng. Bằng cách, hễ thấy chúng sủa khi ai đó mới chỉ đứng cửa cổng bấm chuông thì nên bắt chúng im miệng ngay sau 1-2 tiếng sủa đầu tiên. Hãy cố gắng giữ thái độ nghiêm khắc này nếu bạn muố loại bỏ hoàn toàn tật sủa dai dẳng không ngớt từ chúng.
Hiểu rõ điều kiện sống để có cách chăm sóc chó Phốc sóc tốt hơn
Chó Pom – Phốc sóc khá dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống mới. Về không gian sống, Phốc sóc có thể sống trong những căn hộ chung cư có diện tích chật hẹp, không cần sân vườn, không cần khoảng không rộng rãi bởi tính cách của chúng khá nhí nhảnh, vui vẻ dù ở môi trường nào.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng gò bó chúng trong 4 bức tường hay một khoảng không gian chật hẹp của căn hộ. Cách chăm sóc chó Phốc sóc tốt là bạn nên dẫn chúng đi dạo hằng ngày, có thể xuống sân rộng, có thể đi bộ trong công viên. Đây là cách rèn luyện sức khỏe cho chó Phốc rất tốt và hiệu quả.
Chọn mua được một chú Phốc sóc đẹp, ưng ý đã khó, nuôi nó lớn lên khỏe mạnh còn khó hơn. Bạn cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng chế độ rèn luyện tập và chạy nhảy mới giúp tạo ra một chú chó Phốc trưởng thành vừa đẹp về ngoại hình, vừa rắn rỏi, thông minh, lanh lợi.
Cách nuôi chó Phốc sóc con
Để có thể nuôi lớn một chú chó phốc sóc một cách thuận lợi và khỏe mạnh thì bạn cần lưu ý, nên mua chó Phốc con từ 2-2.5 tháng tuổi trở nên. Số tuổi này mới đảm bảo chó con có thể lực tốt trước khi bắt về một môi trường sống mới.
Về cho ăn, với cún con từ 2-6 tháng tuổi, bạn cho ăn 3 bữa/ngày. Có thể cho ăn cùng bữa người, có thể cho ăn theo thời gian tùy ý khác nhưng nhớ là chia đều trong ngày sao cho hợp lý. Tại sao lại phải chia đều, vì chó cũng cần một khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa hết thức ăn.
Sau mỗi bữa ăn, bạn nên huấn luyện cho chó đi vệ sinh, hoặc cứ thả tự do từ 5-10 phút, ăn no là chó tự khắc có nhu cầu.
Khẩu phần ăn của chó Phốc sóc
Chó Phốc sóc thường thích ăn bột gạo, bột ngô, thịt thái băm nhỏ hoặc các loại nội tạng của trâu bò, ngan ngỗng… Không nên cho ăn quá nhiều nội tạng lợn vì loại thức ăn này rất khó tiêu với chó Pom. Mọi loại thực phẩm đều phải nấu chín kỹ, đảm bảo độ mềm, có thể loãng như cháo chứ không nên cho chó Phốc con ăn thức ăn khô, không tốt cho dạ dày.
Về định lượng thức ăn, cái này chỉ là tương đối, bạn có thể căn cứ vào giống chó to hay nhỏ, vào cân nặng và nhu cầu ăn thực tế để ước lượng cho phù hợp.
Mỗi bữa ăn của Phốc con không nên kéo dài quá 5 phút, để ý nếu chó ăn hết suất và hơi thòm thèm vậy là đủ, không cần cho ăn thêm. Bữa sau có thể tăng định lượng khẩu phần lên một chút. Sau khi ăn xong, nhớ mang bát đi rửa luôn để tránh vi khuẩn, ấm mốc phát triển gây bệnh đi ngoài cho chó. Còn trường hợp chó bỏ ăn, ăn không hết suất thì bạn cần để ý xem, có thể khẩu phần hơi nhiều, có thể món ăn không được hấp dẫn, không phải là món ưa thích của chó. Một sai lầm trong cách nuôi chó Phốc con mà nhiều người hay mắc là nếu chó ăn thừa thì vẫn để nguyên đấy để nếu đói chó sẽ tự ăn. Điều này là phản khoa học, đồ ăn để quá lâu sẽ ôi thiu, trong khi chó Phốc con hệ tiêu hóa còn non kém, chưa hoàn thiện, rất dễ gây bệnh về đường tiêu hóa, có thể bị đi ỉa dẫn tới chết.
Chó Phốc ngoài 5 tháng tuổi có thể bổ sung thịt bò vào khẩu phần ăn mỗi tuần, hoặc ngựa sống tươi với định lượng tăng dần. Đến giai đoạn này, bạn không phải lo chó sẽ bị đi ỉa nếu ăn thịt sống vì chó Phốc vẫn mang trong mình bản năng hoang dã, có thể ăn thịt sống từ thú rừng, từ khi được thuần chủng, chó mới được con người cho ăn đồ đã nấu chín.
Cách nuôi chó Phốc sóc trưởng thành
Chó Phốc trưởng thành có tuổi đời từ 6 tháng – 1 năm tuổi. Cách nuôi chó phốc sóc trưởng thành trong giai đoạn này, bạn có thể cho chó ăn 2 bữa/ ngày cũng được, không nhất thiết phải 3 bữa/ngày như giai đoạn trước. Tuy nhiên, lượng chất trong mỗi khẩu phần ăn phải tăng vì đây là thời kỳ chó rèn luyện thể lực, đòi hỏi nhiều năng lượng. Nhưng lưu ý là chỉ nên tăng lượng chất chứ định lượng cố gắng giữ nguyên để tránh chó bị béo phì.
Ở các nước khác, tại các siêu thị thường bán sẵn thịt hộp dành riêng cho chó với trọng lượng từ 1-2kg rất hợp lý. Còn tại nước ta, thực phẩm cho cho Phốc sóc còn hạn chế, chủ nhân thường phải tự mua về chế biến các loại nội tạng gia súc cho Phốc ăn. Nên nhớ, tẩy giun định kỳ cho chó thì chó mới nhanh lớn và hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng từ mỗi bữa ăn.
Với những chú Phốc ngoài 1 tuổi, bạn có thể rút xuống còn 1 bữa ăn/ ngày nhưng nhớ vẫn phải cung cấp đủ lượng chất cho chó. Có thể là thịt, rau, ống xương chân bò, xương đùi bò…
Về già, Phốc thường giảm trọng lượng nên chủ nhân chỉ nên duy trì, không được để chó tăng cân sẽ ốm yếu, không khỏe mạnh.
Thời gian sống trung bình của một chú chó Phốc vào khoảng 12 – 14 năm.
4. Cách tắm cho chó Phốc sóc
Có nên tắm cho chó không?
Cũng như người, chó cũng nên tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để luôn sạch sẽ, tránh những bệnh về ngoài da. Tuy nhiên tần suất tắm cho chó Phốc như thế nào mới đúng?
Với những vùng có khí hậu lạnh, khô, bạn nên hạn chế tắm cho chó Phốc bởi loài vật nuôi này không có tuyến mồ hôi trên da, mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cũng rất nhỏ.
Còn nếu bạn sống ở một nơi khí hậu nóng ẩm, Việt Nam mình là một trong số đó thì nên tắm cho chó Phốc sóc thường xuyên. Nhất là tại những nơi nhiều bụi bẩn, lông chó dễ bết dính cộng với việc ký sinh trùng như ve chó sản sinh dễ khiến Chó bị mắc các bệnh ngoài da như nấm, rụng lông, loét da… dể nặng có thể gây hoại tử, khiến chó bị chết. Lúc này, tắm chính là biện pháp tốt nhất và cần thiết để giữ được bộ lông bông tơi, mềm mịn.
Khi nào thì không nên tắm cho chó?
Ngoài điều kiện môi trường, khí hậu, bạn cần lưu ý một số điều sau khi tắm cho chó Phốc
Chó con vừa đẻ, còn đang bú mẹ hoặc vừa được tách mẹ
Chó có dấu hiệu ốm hoặc bị ốm
Chó cái trong thời điểm động dục chuẩn bị phối giống cũng không nên tắm vì sẽ làm giảm đi mùi hấp dẫn đặc trưng với những con chó đực.
Chó cái vừa giao phối chưa quá 15 ngày.
Chó mẹ vừa sinh con.
Chó vừa mua về
Chó vừa được đưa đi tiêm phòng ngừa
Chó nuôi để vận chuyển.
Các bước tắm cho chó Phốc
Nên tắm bằng nước ấm, sạch sẽ.
Có thể mua những chai nước tắm dành riêng cho chó. Nếu không có, bạn có thể dùng những loại sữa tắm dành riêng cho người với độ ẩm cao. Với những con đang bị ve rận, có thể mua những loại sữa tắm đặc trị.
Nếu không tắm bằng sữa tắm dành riêng cho chó, bạn có thể tắm cho chúng bằng chanh, cách làm: Vắt trực tiếp quả chanh lên bộ lông chó sau khi đã tắm bằng shampoo để giúp bộ lông luôn tơi, mềm mượt. Lưu ý phải tắm lại bằng nước sạch để tránh gây xót da cho chó. Hoặc bạn cũng có thể đun các loại lá từ cây khế, bưởi, chè xanh, xà cừ, xoan hay các loại lá có tính chua chát, không độc khác để trị bệnh viêm nhiễm ở chó Phốc.
Khi tắm cho chó, không nên tắm ở tư thế nằm ngửa, phải cẩn thận không được để xà phòng bắn vào tai hay mắt chó. Nếu dây vào phải dội rửa lại bằng nước sách ngay lập tức. Khi tắm xong, nên sấy khô bộ lông và dùng tăm bông vệ sinh tai cho chó. Thao tác này đặc biệt quan trọng ở những loài chó tai cụp, dài như Cocker Spaniel, Poodle, Golden, Labrador… để ngăn ngừa các bệnh viêm tai ở chó.
Về thời gian tắm cho chó, nên tắm ở thời điểm chó đói hoặc vừa đi vệ sinh xong
Nếu là lần đầu được tắm, bạn nên nhẹ nhàng, vuốt ve bộ lông chú chó dưới làn nước ấm, tránh gây hoảng sợ cho chó.
Tham khảo cách tắm cho chó Phốc qua video (Nguồn: Youtube)
Bảng giá chó Phốc sóc hiện nay
Giá chó Phốc sóc cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bạn cần tìm hiểu giá bán từ nhiều cơ sở bán chó Phốc khác nhau, từ đó có sự so sánh để chọn được nơi bán có giá phải chăng nhất. Tuy nhiên, giá bán chó Phốc cũng đi liền với các yếu tố khác như nguồn gốc chó, thể trạng chó cùng chế độ bảo hành, chăm sóc chó về sau.
Những chú Phốc sóc thuần chủng sinh trong nước, thể trạng khỏe mạnh, bộ lông đẹp, không được gắn chip và không giấy tờ (đăng ký và gia phả do VKA cấp) thường có giá phổ biến là 8 triệu. Nếu Phốc con có mức giá 6 triệu thường không được đẹp, nhưng cũng có trường hợp chủ nhân bán rẻ. Còn nếu thấy bán chó Phốc với mức giá rẻ hơn nữa thì người mua phải cẩn thận, có thể đây là chó mang bệnh hoặc là chó lai.
Cũng được sinh tại Việt Nam và không có giấy tờ, nhưng Phốc sóc có ngoại hình rất nhỏ (gọi là loại teacup hoặc mini), cao dưới 20cm và nhỏ hơn 1kg sẽ có mức giá bán trong khoảng này.
Những chú Phốc sóc được sinh tại Việt Nam nhưng có đầy đủ giấy tờ do VKA cung cấp. Đặc biệt, chúng là giống thuần chủng 100% và có cả gia phả chứng minh. Để mua được những em chó này, bạn cần tìm đến những trang trại nuôi chó chuyên nghiệp hay những cửa hàng bán chó quy mô lớn.
Những chú Phốc sóc nhập từ Thái Lan thường có giá bán dao động từ 12-16 triệu đồng. Bạn phải mua những chú chó này ở những trang trại chó Thái, hoặc mua qua trung gian trong nước. Loài chó này cũng đảm bảo thuần chủng và có giấy tờ đầy đủ do hiệp hội chó Thái cấp. Với những chú chó có giá trên 16 triệu phải có ngoại hình đẹp, đáng yêu cùng bộ lông mượt bóng. Nếu đầu tư, bạn có thể mua những chú chó này về làm giống.
Những chú Phốc sóc được nhập từ Châu Âu – Châu Mỹ về thường có mức giá này. Bởi khâu vận chuyển cũng khá đắt đỏ. Tuy nhiên, do đường xa, nhiều chú chó về tới Việt Nam sức khỏe không còn tốt, vì thế bạn nên cân nhắc nếu định mua những chú chó đắt tiền này.