Cách Làm Chó Mèo Thân Nhau / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chó Và Mèo Có Chơi Thân Với Nhau Không?

Mèo và chó nổi tiếng là bất hòa, nhưng chúng không phải như vậy.

Không phải video của chó và mèo chơi với nhau dễ thương sao? Tự hỏi tại sao họ không chiến đấu như, tốt, mèo và chó? Nếu được giới thiệu đúng ở độ tuổi trẻ hơn, bạn đồng hành của bạn và chó có nhiều khả năng sống hòa thuận. Tuy nhiên, những trải nghiệm tồi tệ có thể thúc đẩy mối thù truyền kiếp giữa các loài. Đó là công việc của bạn với trọng tài.

Khảo sát cho biết …

Nghiên cứu của Đại học Tel Aviv được công bố trên 2008 cho thấy công thức tối ưu cho các mối quan hệ răng nanh thành công. Các biến chính là thứ tự và tuổi.

Giới thiệu một con chó vào một ngôi nhà với một con mèo, không phải cách khác. Sự quen thuộc của một con mèo với môi trường xung quanh cho phép anh ta thoải mái rút lui khi anh ta cảm thấy ít chơi đùa hơn so với người bạn đời huyên náo của mình. Nếu bạn đang giới thiệu một con mèo đến một ngôi nhà với một con chó, hãy cách ly con sau khi con trước khám phá những cây đào mới của nó.

Chó nhỏ hơn 1 tuổi và mèo nhỏ hơn 6 tháng tuổi phát triển mạnh hơn, dung nạp nhiều loài suốt đời. Chúng không nhất thiết phải chơi thân với nhau – phần trăm 25 của thú cưng Tel Aviv thờ ơ với nhau và phần trăm 10 rất hung dữ – nhưng chúng có thể sống hòa thuận.

Truyền thông đặc trưng cho loài

Ngôn ngữ cơ thể của chó và mèo không phải lúc nào cũng dịch giữa các loài. Chó vẫy đuôi khi chúng vui, trong khi mèo vẫy đuôi khi chúng điên. Chó quay đầu khi chúng phục tùng; mèo làm điều đó khi chúng hung dữ.

Bên trong những ngôi nhà có chó và mèo được tích hợp thành công, các nhà nghiên cứu của Tel Aviv phát hiện ra rằng chó và mèo mượn từ các tiết mục tín hiệu của nhau. Hiệu quả, chó và mèo học cách giao tiếp với nhau hiệu quả hơn nhiều.

Chơi ngày

Bất kể lứa tuổi vật nuôi của bạn, chó và mèo trải nghiệm với nhau hình thành những năm hành vi trong tương lai.

Đầu tiên, nhốt con chó của bạn vào một hoặc hai phòng bằng cổng bé. Điều này cho phép các loài cagier – con mèo, chắc chắn – bắt đầu liên lạc một cách an toàn, với các lối thoát rõ ràng.

Điều hướng Choppier Waters

Cho dù lần đầu tiên giới thiệu chó và mèo hay cố gắng để có được các kiến ​​trúc về các điều khoản tốt hơn, kỷ luật đúng đắn có thể trở nên cần thiết.

Sử dụng các lệnh như “không” và “ngồi” nếu con chó của bạn sủa, lung hoặc cắn vào con mèo. Đừng để một con chó nhặt một con mèo trong miệng của nó, vì điều này có thể kích hoạt tự nhiên, mặc dù khá khó chịu, xung động săn mồi.

Không bao giờ la mắng con mèo của bạn nếu nó bơi hoặc rít vào con chó. Felines dường như có những ký ức dài hơn những con chó khi nói đến các hiệp hội tiêu cực. Nếu mối quan hệ của họ trở nên quá phiến diện, tốt hơn là để một con mèo hung dữ với một con chó ngoan ngoãn hơn là cách khác.

Làm Cách Nào Để Ngăn Cản Mèo Đánh Nhau?

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NGĂN CẢN MÈO ĐÁNH NHAU?

Nếu như bạn đang nuôi nhiều mèo, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng giữ được hòa bình. Gầm gừ, cắn và cào là những điều khá khó để bạn có thể ngăn cản mèo không làm với nhau. May mắn thay, vẫn còn có một số cách để ngăn chặn điều này.

Video: Mèo không lông Sphynx con đánh nhau đầy “kịch tính”

Vì sao mèo lại đánh nhau?

Đầu tiên hãy tìm hiểu xem vì sao mèo lại đánh nhau để có thể ngăn chặn vấn đề này. Trong tự nhiên, mèo thường có mối quan hệ thân thiết với mèo mẹ và các anh chị em. Tuy nhiên, khi chúng tách bày, chúng sẽ có xu hướng trở nên độc lập.

Nếu có bất kỳ con vậy nào xâm phạm vào lãnh thổ chủa chúng, chúng sẽ có dấu hiệu ngăn cản điều đó. Và ngay cả khi trong gia đình cũng vậy, những trận đánh nhau thường xảy ra khi mèo đang cố bảo vệ những thứ được cho là của riêng nó, chẳng hạn như khu vực ở, đồ chơi của mèo hoặc chủ nhân.

Làm thế nào để ngăn chặn những cuộc đánh nhau của mèo?

Khi trận ẩu đả bắt đầu, theo bản năng bạn sẽ la lớn, vỗ tay, tuy nhiên những việc làm này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Thay vào đó, hãy thật bình tĩnh và chèn một vật gì đó (như một miếng bìa cứng lớn) giữa các con mèo. Nếu mèo đang cắn nhau, hãy nắm gáy một trong hai, điều này sẽ khiến chúng buông đối phương ra.

Tách chúng ra trong một khoảng thời gian để chúng có thể bình tĩnh lại. Mỗi lần đánh nhau, mối quan hệ của chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn!

Lưu ý: Những điều không bao giờ được làm với mèo của bạn

Làm thế nào để làm cho mèo hòa thuận với nhau?

Để khắc phục vấn đề này cần một thời gian và cả sự kiên nhẫn. Những lời khuyên sau đây có thể sẽ khá hữu ích đối với bạn:

– Hãy để mèo ở những khu vực riêng biệt, cung cấp thức ăn cho mèo con công bằng, nước uống và không gian thư giãn tương ứng với nhau. Sau đó hãy để chúng làm quen với nhau.

– Đầu tiên hãy cho mèo chia sẻ mùi hương của chúng. Hãy cho chúng ăn gần nhau, sự liên kết mùi vị của món ăn sẽ khiến chúng cảm thấy dễ chịu hơn.

– Tiếp theo là việc trao đổi mùi hương thông qua chất thải.

– Sau đó, đã đến lúc cho chúng gặp nhau. Hãy để mèo đối diện nhau và cách nhau bằng một tấm rào hoặc một tấm màng. Chúng có thể nhìn thấy nhau, ngửi nhau nhưng trong vùng an toàn.

– Khi bạn cảm thấy không còn bất kì vấn đề nào, bạn đã có thể cho chúng gặp nhau mà không cần phải sử dụng những tấm rào nữa. Bạn có thể nhờ những người bạn hoặc thành viên trong gia đình để hỗ trợ những bước này.

Bài viết: Làm cách nào để ngăn cản mèo đánh nhau?

Biên soạn và tổng hợp: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Làm Cách Nào Để Ngăn Chặn Cảnh Mèo “Hỗn Chiến” Với Nhau?

Mèo đánh nhau không còn là khái niệm lạ nếu như bạn đang nuôi nhiều mèo. Gầm gừ, cắn và cào là những điều khá khó để bạn có thể ngăn cản mèo không làm với nhau. Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng giữ được hòa bình. May mắn thay, vẫn còn có một số cách để ngăn chặn điều này.

Vì sao mèo đánh nhau thường xuyên?

Đầu tiên hãy tìm hiểu xem vì sao mèo đánh nhau để có thể ngăn chặn vấn đề này. Trong tự nhiên, mèo thường có mối quan hệ thân thiết với mèo mẹ và các anh chị em. Tuy nhiên, khi chúng tách bày, chúng sẽ có xu hướng trở nên độc lập.

Nếu có bất kỳ con vậy nào xâm phạm vào lãnh thổ của chúng, chúng sẽ có dấu hiệu ngăn cản điều đó. Và ngay cả khi trong gia đình cũng vậy, những trận đánh nhau thường xảy ra khi mèo đang cố bảo vệ những thứ được cho là của riêng nó, chẳng hạn như khu vực ở, đồ chơi hoặc chủ nhân.

– Khi trận ẩu đả bắt đầu, theo bản năng bạn sẽ la lớn, vỗ tay. Tuy nhiên những việc làm này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

– Thay vào đó, hãy thật bình tĩnh và chèn một vật gì đó (như một miếng bìa cứng lớn) giữa các con mèo. Nếu mèo đánh nhau lúc đó, hãy nắm gáy một trong hai. Điều này sẽ khiến chúng buông đối phương ra.

– Tách chúng ra trong một khoảng thời gian để chúng có thể bình tĩnh lại. Mỗi lần đánh nhau, mối quan hệ của chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn!

– Hãy để mèo ở những khu vực riêng biệt, cung cấp cho chúng thức ăn, nước uống và không gian thư giãn tương ứng với nhau. Sau đó hãy để chúng làm quen với nhau.

– Đầu tiên hãy cho mèo chia sẻ mùi hương của chúng. Hãy cho chúng ăn gần nhau, sự liên kết mùi vị của món ăn sẽ khiến chúng cảm thấy dễ chịu hơn.

– Sau đó, đã đến lúc cho chúng gặp nhau. Hãy để mèo đối diện nhau và cách nhau bằng một tấm rào hoặc một tấm màng. Chúng có thể nhìn thấy nhau, ngửi nhau nhưng trong vùng an toàn.

– Khi bạn cảm thấy không còn bất kì vấn đề nào. Bạn đã có thể cho chúng gặp nhau mà không cần phải sử dụng những tấm rào nữa. Bạn có thể nhờ những người bạn hoặc thành viên trong gia đình để hỗ trợ những bước này. Để hạn chế tối đa mèo đánh nhau bất cứ lúc nào.

Làm Thế Nào Để Chó Và Mèo Sống Chung Với Nhau?

Chó và mèo được xem là “thiên địch” nhưng nếu chúng được lớn lên cùng nhau trong căn nhà thì có thể chúng vẫn sẽ rất thân với nhau. Tuy nhiên, trước hết bạn phải biết cách cho chó mèo làm thân đã. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước đơn giản để chó và mèo sống chung với nhau vui vẻ, hòa thuận.

Chó và mèo có thể sống chung với nhau không?

Chó và mèo có thể sống chung với nhau hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

Tuổi và tính cách của chó/mèo.

Độ tuổi và tính nết của chó/mèo mới đến.

Không gian sống xung quanh chó/mèo

Thái độ hiện tại của chủ nuôi dành cho chó mèo.

Thường thì dễ dàng hơn khi ta chào đón một con mèo mới tới gia đình đang nuôi chó, bởi phần lớn chó có xu hướng xem mèo như một thành viên mới của bầy đàn chứ không phải một mối đe dọa. Tuy nhiên, chó và mèo có ngôn ngữ khác nhau, vì thế nếu bạn muốn giúp chó mèo hòa thuận, hãy xem xét tới những lời khuyên sau đây.

Công bằng cho cả chó và mèo

Bạn cần biết cách để hóa giải sự thù hận vốn có đằng sau mối quan hệ giữa chó và mèo bằng cách thực hiện sự công bằng cho cả 2 con. Ví dụ như nếu bạn dành cho chú chó 10 phút chơi đùa âu yếm thì với mèo cũng cần thêm 10 phút nữa. Việc cư xử công bằng sẽ giúp con vật cũ và kẻ mới đến yên tâm và phần nào vơi đi lo lắng khi thay đổi. Trong khi đó, việc dành ưu ái lớn hơn cho một trong hai sẽ khiến con vật còn lại thêm ghen tị.

Giữ khoảng cách đảm bảo an toàn cho cả chó và mèo

Nếu gia đình bạn mới tới một chú mèo và nhà bạn đã có sẵn chó thì nên để mèo vào trong phòng riêng, chỉ riêng một phòng này là …”cấm chó”. Bởi trong những tháng đầu tiên, việc có không gian an toàn và yên tĩnh sẽ giảm bớt sự lo lắng của mèo và ngăn ngừa căng thẳng.

Và bạn cũng cần chắc chắn rằng khay vệ sinh, bát ăn bát nước hay bất cứ món đồ chơi nào là của mèo không có chó đến gần, kể cả khi chú chó không hề biểu lộ vẻ gây chiến hoặc tranh giành.

Nên cho chó và mèo ăn cùng một lúc

Ban đầu, bạn nên dành thời gian cho chó mèo ăn cùng nhau có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm quen cho chó và mèo. Nhưng cần cẩn thận, khi bạn cho chó và mèo ăn, thì mèo nên được tách ra khỏi chó trong khi ăn. Đơn giản nhất là thử đặt bát thức ăn cho mèo gần với một cánh cửa đóng kín, trong khi bát thức ăn cho chó đặt ở phía bên kia.

Ngoài ra, hãy thử giúp mèo và chó cảm nhận được mùi của nhau. Nếu có thể ngửi thấy nhau trong khi cả mèo và chó đều có tâm trạng thoải mái thì chúng sẽ dễ làm thân với nhau hơn.

Một ý tưởng hay khác để hỗ trợ nhận biết và chấp nhận mùi của nhau đó là hành động hoán đổi giường nằm hoặc vật dụng cá nhân của chúng với nhau.

Cần có kế hoạch giúp chúng làm quen với nhau

Hãy sắp xếp một buổi giới thiệu và làm quen cho chó mèo sắp sống với nhau cùng một mái nhà. Hãy thử nhờ một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình tham gia hỗ trợ mỗi người giữ một con trong vài lần gặp gỡ đầu tiên giữa mèo và chó để phòng ngừa trường hợp chúng lao vào đánh nhau. Cả hai con vật có thể cảm thấy khó chịu (hoặc không) và bạn và một người nữa sẽ đóng vai trò điều hành, kiểm soát, an ủi và kịp thời phản ứng của chúng.

Theo dõi hành vi của 2 con vật

Bạn cần theo dõi cả hai phản ứng của chó mèo trong những lần chạm trán nhau. Nếu chú chó sủa quá mức hoặc run rẩy, bạn hãy xoa dịu cho con chó bình tĩnh và tập trung. Nếu con mèo có đôi tai dựng thẳng, nhìn thẳng đầy cảnh giác trong khi không ngừng vẫy đuôi liên tục và giữ ở vị trí thấp, thì bạn nên từ từ can thiệp hoặc tạm thời tách chúng ra.

Hãy nhớ chó và mèo có tính cách khác nhau

Khi bạn chào đón mèo và chó dưới một mái nhà, thì rất có thể do một số đặc điểm tính cách riêng của thú cưng, nên có thể chúng sẽ không hợp nhau. Tốt nhất bạn hãy dành thời gian đủ cho kẻ mới đến trước khi đưa quyết định chào đón chú chó hoặc con mèo mới vào nhà và điều này cần phải dựa trên thể hiện gần nhất của cả 2 con vật.

Hãy giữ bình tĩnh và trở thành điểm tựa cho thú cưng

Trong quá trình cho mèo và chó sống chung với nhau, bạn sẽ là điểm tựa của 2 con vật. Hãy thể hiện sự vững tin của bản thân và làm cho chó mèo cảm thấy điều đó. Cảm xúc và sự bình tĩnh của bạn sẽ có tác động tích cực đến bầu không khí chung của gia đình mới thành lập.

Những Giống Chó Thân Thiện Với Mèo

Chắc chắn rằng bạn đã từng nghe qua câu nói: “Ghét nhau như chó với mèo” để diễn tả mối quan hệ giữa 2 người không hợp nhau. Tuy nhiên nếu bạn có thú cưng thì sẽ không muốn câu nói này xảy ra trong hiện thực đâu.

Mặc dù từ lâu đã mang tiếng là không ưa nhau, nhưng không phải chú chó nào cũng được định sẵn là kẻ thù không đội trời chung của mèo. Rất nhiều gia đình đang nuôi cả chó lẫn mèo và chúng sống với nhau rất hòa thuận. Nếu bạn đang nuôi một chú mèo và muốn tìm một người bạn đồng hành khác loài có thể chung sống hòa bình hoặc ngược lại nếu bạn đang nuôi chó cũng vậy, nên cân nhắc về giống chó có phù hợp với mèo hay không.

1. Chó Becgie Đức

Nếu chỉ nhìn vào vẻ ngoài to lớn của giống chó này thì khó ai có thể liên tưởng hình ảnh chúng âu yếm một chú mèo đúng không? Nhưng trên thực tế chó Becgie luôn là lựa chọn đáng cân nhắc.

Với trí thông minh và lòng trung thành tuyệt đối, nên việc huấn luyện chú chó này không hề khó như bạn nghĩ. Chúng là những chàng vệ sĩ tuyệt vời cho gia đình của bạn. Nếu bạn ra lệnh hoặc ám chỉ cho anh chàng to lớn này biết “mèo là bạn, là để yêu thương”, chúng sẽ sẵn sàng bảo vệ và chăm sóc cho chú mèo của bạn.

Chiều cao: 55 – 65cm Cân nặng: 28 – 35kg Ngoại hình: Có bộ lông kép, dày dặn, hơi lượn sóng hoặc thẳng, độ dài lông trung bình và rụng quanh năm.

2. Beagle

Là giống chó hướng ngoại và thân thiện với tất cả mọi người, trong đó có cả mèo. Sự năng động của của Beagle có thể không quá phù hợp với những chú mèo già hoặc trầm tính. Nhưng nếu chú mèo của bạn thích vận động và luôn hứng thú với những cuộc vật lộn, thì Beagle chính là chú chó mà bạn đang tìm kiếm.

Chiều cao: 33 – 40cm Cân nặng: 10 – 15kg Ngoại hình: Cơ bắp và cơ thể săn chắc, mõm dài hình vuông, tai mềm và dài, đuôi dài luôn hướng lên trên.

3. Collie

Làm gì có ai mà Collie không thể hòa hợp được? Từ người lớn, trẻ em, những chú chó khác và cả mèo – Collie đều có thể vui vẻ sống cùng, chúng là một người bạn đáng yêu và thành viên đáng quý của gia đình. Sự thông minh và ngọt ngào của Collie sẽ làm tan chảy trái tim của bạn đấy.

Chiều cao: 48 – 56cm Cân nặng: 14 – 20kg Ngoại hình: Thuộc nhóm chó kích cỡ trung bình, có bộ lông kép dài vừa phải, cơ thể dài hơn chiều cao một ít.

4. Golden Retriever

Một trong những giống chó phổ biến nhất thế giới, Golden là một giống chó dịu dàng, sự tốt bụng chúng dành cho những chú mèo cũng giống như với người vậy. Golden rất đáng yêu và ngọt ngào, tính cách hướng ngoại, dễ dàng thích nghi. Hầu hết những chú chó Golden đều có thể sống hòa thuận với mèo miễn là bạn giới thiệu cả hai với nhau đúng cách.

Chiều cao: 52 – 58cm Cân nặng: 26 – 32kg Ngoại hình: Khỏe mạnh, cường tráng, bộ lông vàng rực rỡ dài và dày, đôi mắt linh hoạt.

5. Poodle

Nếu nhắc đến giống chó phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay thì không thể bỏ qua Poodle. Năng động và vui vẻ, poodle hòa đồng với tất cả mọi người – trong đó có cả chú mèo của bạn. Là giống chó thông minh nên dễ huấn luyện, điều làm chúng thích nhất đó là dành thời gian cho gia đình. Poodle còn đặc biệt nổi tiếng do kích thước của chúng, cùng một ngoại hình bên ngoài nhưng bạn có thể thấy được phiên bản phóng to, bình thường và thu nhỏ tương ứng với size: Standard, mini và toy của chúng.

Chiều cao:  Standard 38cm, mini 25 – 38cm, toy < 25cm. Cân nặng: Standard 20 – 30kg, mini 7 – 8kg, toy 2 – 4kg. Ngoại hình: Bộ lông xoăn dày, không bị rụng lông, có thể có một hoặc nhiều màu, màu lông phổ biến là đen, trắng, xám, nâu đỏ và màu vàng mơ.

6. Cavalier King Charles spaniel

Tên thường gọi là chó Spaniel hoặc chó kỵ sĩ, có nguồn gốc từ Vương Quốc Anh và còn khá mới lạ ở Việt Nam. Giống chó Spaniel có sự tôn trọng rất lớn dành cho vùng lãnh thổ của động vật khác, điều này có nghĩa là chúng sẽ không xâm phạm vào không gian riêng của mèo. Spaniel có xu hướng dễ bị cô đơn hoặc lo lắng nếu bị bỏ lại một mình trong khoảng thời gian dài. Vì vậy việc lựa chọn giống chó này để bầu bạn với mèo hoặc lựa chọn một chú mèo để làm bạn đồng hành với chú chó Spaniel của bạn đều rất tốt.

Chiều cao: 39 – 41cm Cân nặng: 13 – 14kg Ngoại hình: Bộ lông mềm mượt xoăn lượn sóng, có độ dài trung bình, khi trưởng thành sẽ xuất hiện lớp lông mịn dài trên tai, ngực, bàn chân và đuôi.

7. Maltese

Tính cách của Maltese rất giống một chú mèo – chúng thích cuộn tròn người, thích ngủ trong tư thế duỗi thẳng người và thích âu yếm trong lòng của chủ nuôi. Những đặc điểm ở trên giúp chú chó nhỏ xinh xắn này trở thành lựa chọn tốt nhất cho chủ nuôi đã quen với việc chăm sóc thú cưng không quá cầu kì hoặc không đòi hỏi phải dành quá nhiều thời gian cho chúng.

Chiều cao: 20 – 25cm Cân nặng: 3 – 4 kg Ngoại hình: Đôi mắt đen láy, linh hoạt được che phủ dưới bộ lông dài trắng tinh và mềm mượt. Cấu tạo lông khá giống với tóc của con người, không có lớp lông lót nên giống chó này rất ít khi bị rụng lông.

8. Pomeranian

Tên thường gọi ở Việt Nam là Phốc Sóc. Là một giống chó tràn đầy sức sống cùng với vẻ ngoài duyên dáng nên chúng cực kì nổi tiếng trong cộng đồng yêu thú cưng. Giống chó này còn đặc biệt do bề ngoài tí hon chỉ nặng từ 1,9 – 3,5kg. Hầu hết tất cả các giống mèo đều cao hơn Pomeranian, nên giống chó này rất khó để trở thành mối đe dọa với mèo. Chúng còn có xu hướng sống hòa bình với những động vật nhỏ khác, trong đó có cả mèo.

Cân nặng: 1,9 – 3,5kg Chiều cao: 15 – 18cm Ngoại hình: Bộ lông kép, dài và dày, mặt giống cáo, tai nhọn, dựng thẳng và đuôi cong.

9. Pug

Pug là người bạn đồng hành vui nhộn có thể hòa đồng với bất cứ ai. Đa số Pug đều trầm tính, không thích đuổi theo và làm phiền những chú mèo, vì vậy cả 2 có thể trở thành cặp đôi ăn ý nếu được giới thiệu đúng cách. Ngược lại, một chú mèo có thể làm bạn tốt với Pug khi bạn vắng nhà.

Chiều cao: 25 – 30cm Cân nặng: 6,3 – 8,2kg Ngoại hình: Thân hình nhỏ, hình trụ tròn nằm ngang, đầu tròn và nhăn, mũi ngắn, đuôi xoăn.

Những giống chó không nên nuôi chung với mèo

Nhìn chung, những giống chó dễ tính và ít năng lượng sẽ là lựa chọn tốt hơn so với những giống chó luôn tràn đầy năng lượng với bản năng săn đuổi. Chẳng hạn như các giống chó sục với bản tính ngoan cố, dễ nóng nảy với nguồn năng lượng dồi dào, chúng được lai tạo với mục đích săn mồi, tiêu diệt các loại động vật nhỏ hơn và mèo không phải là ngoại lệ. Còn những giống chó thuộc nhóm chăn gia súc lại luôn muốn chăn dắt tất cả các thành viên trong gia đình bạn, những anh chàng cô nàng mèo khó tính sẽ không hề đánh giá cao việc bị một chú chó quấy rầy nhiệt tình đâu.

Tìm một người bạn đồng hành cho thú cưng không khó nhưng cũng không phải việc đơn giản, nếu cả hai cùng hòa hợp sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tinh thần tốt hơn. Ngược lại, nếu thú cưng của bạn không hòa hợp được với thành viên mới sẽ gặp trở ngại trong việc cảm thấy thoải mái, lâu dần có thể mắc phải các hội chứng lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. 

Bài viết: NHỮNG GIỐNG CHÓ THÂN THIỆN VỚI MÈO 

Nguồn: Tổng hợp

Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]