Lá bạch đàn có tính mát, giúp thanh nhiệt giải đôc. Tuy hiệu quả chữa bệnh này của lá bạch đàn không được nhiều người biết đến nhưng thật ra vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu lá bạch đàn, rửa sạch và đợi nguyên liệu ráo nước.
Cho lá bạch đàn vào nước, đun sôi đến khi nước chuyển màu.
Bỏ bã lá, chỉ tắm với phần nước lá không. Khi tắm có thể pha thêm nước nóng hoặc lạnh để có nhiệt độ nước tắm phù hợp.
2. Tắm lá đàoLá đào khi đun trên nước sôi sẽ được hơi nước hấp nóng giúp những dưỡng chất cần thiết tiết ra nước để giúp trị ngứa, ghẻ, nóng trong rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu lá đào rửa sạch, đợi ráo nước.
Sau khi lá ráo nước, cho vào nồi đun đến khi nước sôi và chuyển màu nhạt.
Khi tắm có thể pha thêm nước nóng hoặc lạnh để có nhiệt độ nước phù hợp, chú ý chỉ tắm với nước không, bỏ bã lá.
3. Tắm lá xoanLá xoan có tác dụng tốt trong chữa các bệnh ngoài da vì nóng trong như ghẻ lở, nổi mẩn đỏ hoặc vào mùa hè tắm có công dụng làm mát.
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: lá xoan, lá sả, lá bông cò.
Sau khi vệ sinh, đợi các nguyên liệu ráo nước rồi cho vào nồi nước đun đến khi sôi.
Khi tắm, vớt sạch bã lá và bỏ đi, chỉ tắm với nước lá không.
4. Những lưu ý chung khi trị ghẻ bằng lá tắm dân gian
Khi chọn nguyên liệu lá nên đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ để chắc chắn nguyên liệu lá không bị phun thuốc sâu hoặc có chứa thuốc bảo vệ thực vật có hại cho da và cho sức khỏe.
Vệ sinh nguyên liệu lá thật kỹ bằng nước muối để loại bỏ tạp chất trên phiến và cuống lá.
Khi nấu nước tắm nên chú ý đến tỉ lệ lá và nước, nếu tỉ lệ không đều (nước tắm quá loãng hoặc quá đặc) sẽ không đạt được hiệu quả tối đa.
Sau khi áp dụng phương pháp mà không thấy hiệu quả hoặc có dấu hiệu kích ứng da lạ thì nên dừng áp dụng và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu.