Cách Dùng Siro Chó Mèo / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Siro Chó Mèo – Siro Ho Papuron S Kids 120Ml

Siro chó mèo Nhật Bản ( Siro ho Papuron S Kids ) giúp điều trị những bệnh khi thay đổi thời tiết như ho, viêm họng, sổ mũi, nhức đầu cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.

Thành Phần Của Siro Chó Mèo Trị Ho Cảm Sốt Paburon S:

– Dextromethorphan hydrobromide hydrate …..16mg

– Guaifenesin …. 83.3mg

– Clorpheniramin maleat …. 2,5mg

– Acetaminophen …. 300mg

Công Dụng Của Siro Trị Ho Paburon S:

– Giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi, ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ

– Tiêu đờm giúp vòm họng của bé khỏe hơn, dễ chịu hơn

– Cắt ngay các cơn ho do cảm cúm, cảm lạnh

– Giảm ngứa rát và đau họng làm dịu các cơn ho của bé

– Giảm các triệu chứng nhức đầu, đau mỏi người, cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

– Sản phẩm chiết xuất dưới dạng siro hương dâu, giúp bé dễ uống hơn

– Được chiết xuất hoàn toàn từ những thành phần tự nhiên, không chứa chất kháng sinh

– Dùng được cho trẻ trên 3 tháng tuổi trở lên

– Phụ gia: đường trắng, sucralose, acid benzoic, paraben, acid citric Na, axit citric, vanilin

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Siro Chó Mèo Trị Ho Cảm Sốt Paburon S:

1. Cách sử dụng:

Sử dụng ngày 3 lần sau bữa ăn.

– Bé từ 3 tháng đến 1 tuổi sử dụng mỗi lần 5 ml

– Bé từ 1 đến 2 tuổi sử dụng mỗi lần 7,5 ml

– Trẻ từ 3 -6 tuổi mỗi lần 10ml

Lưu ý:

– Siro có thể khiến bé bị buồn ngủ trong quá trình sử dụng.

– Ngưng sử dụng khi có dấu hiệu: Mẩn đỏ, phát ban, ngứa, buồn nôn và nôn mửa, chán ăn , chóng mặt, khó đi tiểu…và tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình sử dụng sản phẩm.

– Tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế trước khi sử dụng nếu bé đang sử dụng các sản phẩm kê đơn khác.

– Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn, không tự ý tăng liều dùng khi chưa có chỉ dẫn của chuyên gia y tế.

2. Bảo quản:

Đậy kín nắp sản phẩm sau khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Sản Phẩm Siro Chó Mèo:

1. Siro chó mèo có tốt không ?

– Hỗ trợ giảm các tình trạng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ

– Giúp họng của bé dễ chịu hơn.

– Sản phẩm chiết xuất dưới dạng siro có vị hương dâu, giúp bé dễ uống.

– Được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên, lành tính không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

2. Cách mở nắp Siro chó mèo ?

Sau khi mở nắp nếu bị rớt siro ra ngoài nắp hãy lau sạch trước khi đóng nắp vì Siro Paburon S có thể đông cứng lại khi mở nắp lần sau sẽ khá khó khăn.

3. Siro chó mèo khi mở nắp sử dụng trong bao lâu ?

Sử dụng trong vòng 3 tháng kể từ khi mở nắp.

4. Siro chó mèo giá bao nhiêu ?

Giá bán lẻ sản phẩm 01 chai: 170.000 vnd/01 chai. Giá sỉ mua từ 03 chai trở nên: 162.000 vnd/01 chai.

Công Dụng, Cách Dùng Chó

A. Mô tả con vật

Ở nước ta hiện nay có thể có bốn giống chó: Giống chó thường có cỡ trung bình, bộ lông vàng tuyền, là gốc giống chó săn ở Việt nam, giống chó Mèo ở miền núi cao, có cỡ cao lớn, tai nhỏ và vểnh, giống chó Lào ở miền trung du và miền núi, có cỡ lớn bộ lông xồm màu hung và hai vết trắng trên mắt. Thường những giống đó lại lai với nhau. Tất cả đều có thể dùng làm thuốc.

B. Phân bố, chế biến

Chó được thuần hóa nuôi giữa nhà và giúp người đi sãn bắn ở nước ta ít nhất cũng khoảng từ 3.000-4000 năm trước công nguyên. Hầu như ở đâu cũng có nuôi, chủ yếu để giữ nhà và ăn thịt. Có ít người biết dùng những bộ phận của chó để làm thuốc, mặc dầu tài liệu cổ của nước ta đều có ghi (Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh-thế kỷ 17).

Thường người ta dùng xương đầu chó, thịt chó, dương vật và tinh hoàn của chó và sỏi trong dạ dày của chó có bệnh.

Thịt chó dùng tươi, còn xương chó cắt bỏ hết thịt và gân phơi khô, dương vật và tinh hoàn chó phơi hay sấy khô được gọi trong nghề thuốc là cẩu thận (thận chó) mặc dầu không phải là thận; sỏi trong dạ dày của chó có bệnh rất hiếm gặp cho nên trong thuốc người ta gọi là cẩu bảo (vật quý của chó).

C. Thành phần hóa học

Không thấy tài liệu nghiên cứu riêng về những bộ phận dùng làm thuốc của con chó, chỉ mới biết trong thịt chó có từ 13,5 đến 20,9% protit, từ 13 đến 28,6% lipìt (theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, 1972).

D. Công dụng và liều dùng

Thịt chó cẩu nhục – theo y học cổ người ta cho thịt có vị mặn, chua, tính nóng, không độc. Có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương là vị thuốc cường tráng dùng yên ngũ tạng, nhẹ người, ích khí.

Cẩu thận – Penis et testis Canis-còn có tên hoàng cẩu thận (thận chó vàng) – quảng cẩu thận. Theo tài liệu cổ cẩu thận có vị mặn tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu. Những người âm hư, có nhiệt không dùng được. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng bột hoàn thành viên, hay ngâm rượu. Theo những nghiên cứu mới đây trong cẩu thận có nội tiết tố đực (androsteron), protit và chất béo.

Cẩu bảo – Calculus Canis theo tài liệu cổ có vị ngọt, mặn, tính bình, có tác dụng hạ khí nghịch (nghẹn) khai uất kết, giải độc, dùng chữa nghẹn, mụn nhọt, nôn mửa, nấc. Ngày dùng 0,30 đến 2g dưới dạng tán nhỏ sắc uống.

Chú thích:

Trong đông y còn dùng phổ biến vị hải cẩu thận – Penis et testis Callorhini là dương vật và tinh hoàn của con báo bể – Calỉorhinus ursinus L. (còn có tên Otaria ursinus Gray) thuộc họ Báo bể Otariidae là một loài thú ăn thịt có đời sống thích nghi với đời sống dưới nước, có thân tròn dài, chi biến thành mái chèo, tai không phát triển nhưng còn vành tai, cổ dài, thân phủ lông rậm và bàn chân sau có thể gập dưới thân khi con vật ở cạn. Loài này đa thê, con đực rất lớn so với con cái, một con đực sống với vài chục con cái. Phải chăng vì vậy người xưa mới sử dụng bộ phận sinh dục của con báo bể đực này làm thuốc chữa bộ phận sinh dục yếu đuối. Tên hải cẩu thận cũng còn dùng để chỉ dương vật và tinh hoàn của con chó bể – Phoco vitulina L. thuộc họ Chó bể Phocidae. Con này chuyên sống ở dưới nước, chi sau không gập dưới thân mà duỗi xuôi về phía sau. Lông thưa, cổ ngắn, không có vành tai Cả hai loài này đều chỉ sống ở miền lạnh bắc cực và nam cực.

Những Thức Ăn Không Nên Dùng Cho Chó, Mèo

Một số loại thức ăn của người, thậm chí của chó không được cho mèo ăn. Vì sự khác nhau về đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hoá của mèo, nhẹ có thể gây tiêu chảy, rối loạn hấp thu, nặng gây trúng độc hoặc tử vong. Qua bài viết này Pet Việt mong muốn các bạn cảnh giác trong chăm sóc, nuôi dưỡng, dinh dưỡng, tránh sơ suất đáng tiếc.

1. Các loại nước giải khát có cồn: Gây trúng độc, hôn mê và tử vong.

2. Cháo nấu cho trẻ con có hành, hoặc bột hành tây: Độc cho mèo nếu ăn một số lượng nhiều, hành gây rối loạn tiêu hoá, nôn mửa.

3. Các loại thịt có xương: xương gà, vịt, ngan ngỗng, xương cá… gây hóc, rách thủng ống tiêu hoá.

4. Cá ngừ đóng hộp của người: Gây suy dinh dưỡng nếu dùng lâu dài vì thiếu vitamin và khoáng chất.

5. Chocolate, trà, cà-phê hoặc các loại khác có chứa caffeine: Chứa các hoạt chất caffeine, theobromine, theophylline gây ngộ độc, ảnh hường tới hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh của mèo.

6. Thức ăn, đồ uống có tinh dầu cam, chanh: Rất nhạy cảm với mèo, gây nôn mửa.

7. Thức ăn khô cho Chó: Mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nếu cho ăn lâu dài. Nên sử dụng Thức ăn cho Mèo để đảm bảo sức khỏe cho chú Mèo yêu quý của bạn.

8. Các loại rau thơm, gia vị thức ăn của người: Gây thiểu năng tuyến tuỵ, rối loạn tiêu hoá, hấp thu.

9. Nho quả tươi hoặc nho khô: Chưa rõ có chứa chất gì, nhưng gây độc tiết niệu, tổn thương thận của mèo.

10. Các loại thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin của người có chứa sắt: Gây độc, rối loạn chức năng gan, thận của mèo.

11. Ăn nhiều gan động vật: Gây trúng độc hệ cơ, xương vì hàm lượng vitamin A quá cao trong gan.

12. Quả hạnh nhân, chất cần-sa, ma tuý: Gây nôn, rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung ương.

13. Sữa và các sản phẩm của sữa: Rất dễ gây tiêu chảy, đặc biệt với mèo trưởng thành, mèo già vì men chuyển hoá đường Lactose (Lataza ) không đủ để tiêu hoá. Các loại sữa và sản phẩm sữa không có đường Lactose – Lactose – free milk product sử dụng tốt cho mèo.

15. Nấm ăn có chứa độc tố: gây độc, sốc, ảnh hường tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh. Nặng có thể tử vong.

16. Hành, tỏi tươi hoặc đã chế biến: Có chứa sulfoxides và disulfides có thể phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu- anemia. Mèo dễ bị độc hành tỏi hơn chó. Hành gây độc nặng hơn tỏi.

17. Hạt quả hồng vàng Persimmons seeds: Hạt có thể gây nôn mửa, viêm ruột.

18. Củ khoai tây, cây khoai tây gồm toàn bộ: cuống lá, lá, thân có chứa chất oxalates làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng hệ thần kinh và tiết niệu. Các loại vật nuôi khác cũng dễ bị ngộ độc.

19. Trứng sống : Chứa một loại me gọi là avidin làm giảm tổng hợp biotin ( một loại vitamin nhóm B) gây rụng lông, loét sùi. Ngoài ra, trứng sống còn chứa vi khuẩn Salmonella gây trúng độc tiêu hoá.

20. Cá tươi sống: Gây thiếu hụt vitamine B làm giảm tính thèm ăn, nếu cho ăn thường xuyên dễ gây liệt tiêu hoá và tử vong.

21. Muối ăn: Nếu ăn quá mặn sẽ gây rối loạn các chất điện giải, viêm thận, tiết niệu, bí đái và chết.

22. Sợi cơ, gân bò, lợn, gà: Trở thành dị vật, khó tiêu gây tắc nghẽn ống tiêu hoá.

23. Thức ăn quá ngọt: gây chứng béo phù, hỏng răng, lâu ngày chuyển sang bệnh Đái tháo đường diabetes.

24. Sợi thuốc lá: Chứa chất nicotine gây trúng độc tiêu hoá, hệ thần kinh, tăng nhịp tim, suy sụp, hôn mê, nặng có thể tử vong.

25. Bột mỳ đã trộn men: Gây chứng đầy hơi, khó tiêu, đau đớn trong dạ dày, ruột.

B. Những thức ăn cấm kỵ đối với chó

1. Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói.

2. Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó.

3. Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ.

5. Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trưởng thành

6. Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt).

7. Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống.

8. Trong Thức ăn cho Chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu.

9. Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.

Cách Nuôi Chó Pitbull &Amp; Bully Con. Đồ Dùng, Thức Ăn Cho Chó Pitbull, Bully

1. Dạy Pitbull Cách Cư Xử Với Người và Các Vật Nuôi Khác

Vì mục đích của pitbull ban đầu được tạo ra để tấn công và chiến đấu với các con chó và loài vật khác (như bò, gấu nâu Bắc Mỹ), bẩm sinh chúng có kỹ năng sát thủ mạnh mẽ nên bạn cần dạy chúng cách giao tiếp và cư xử đúng mực với con người, cũng như với các loài vật khác ngay từ khi chúng còn nhỏ. Bắt đầu bằng cách dậy chúng nhìn vào bạn ngay khi gọi tên, và thưởng cho chúng mỗi lần chúng thực hiện tốt.

Khi dạy pitbull giao tiếp với các vật nuôi khác, trước hết hãy gọi tên em pit, và thưởng cho chúng khi chúng nhìn vào bạn. Chờ cho chúng nhìn vào bạn theo lệnh trước khi cho phép chúng đến gần các con vật khác. Hãy khen ngợi, vuốt ve và thưởng cho chúng nếu có bất kỳ sự tương tác tích cực nào, chẳng hạn như đánh hơi hoặc tham gia chơi đùa.

Nếu em pit trở nên bị kích động và bắt đầu sủa hay gầm gừ, bạn cần đưa chúng ra một chỗ tránh xa các vật nuôi khác cho đến khi bình tĩnh lại. Không cần quá vội, hãy giữ những tương tác ngắn nhưng tích cực.

2. Huấn Luyện Cách Giao Tiếp

Ngoài giao tiếp xã hội, pitbull cần được huấn luyện để biết cách cư xử đúng mực. Pitbull rất hiếu động và có xu hướng lao đám đông những con chó khác để chơi đùa. Hành động này tuy rất bình thường nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ pitbull tấn công các chú chó khác.

Bạn cần phải huấn luyện chúng để chúng chỉ được phép lại gần các đám đông khi bạn cho phép. Bắt đầu bằng việc đưa chúng đến 1 lớp hoặc 1 hội nuôi chó để chúng tiếp xúc với những chú chó khác. Khi nhìn thấy đám đông, chúng sẽ kéo bạn lại gần. Ngay khi chúng kéo, hãy ngừng bước, kéo chúng lại và ra lệnh ngồi xuống, đừng quên xoa đầu và phần thưởng nếu chúng thực hiện tốt. Chỉ cho phép lại gần các vật nuôi khác khi chúng đã thực sự bình tĩnh và làm theo lệnh.

Việc huấn luyện này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ pitbull gây ra các hành vi tiêu cực với những em chó khác.

3. Tập Thể Dục Cho Pitbull

Giống như nhiều giống chó cơ bắp, pitbull luôn trong trạng thái “dư thừa” năng lượng và cần được vận động thường xuyên. Bạn nên cho chúng tập thể dục ở không gian rộng rãi 1 tiếng mỗi ngày ngay từ khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi.

Đi bộ là 1 bài tập thể dục tốt với những em chó nhỏ, Pitbull lớn rất thích chạy và trò đuổi bắt. Nên có ít nhất 1 nửa thời gian tập thể dục mỗi ngày để em pit chơi đùa với những em chó khác, chạy hoặc đuổi bắt bóng. Việc tập thể dục 1 giờ mỗi ngày sẽ giúp em pit bớt bị “tăng động” khi ở trong nhà.

Dây dắt. Nên dùng các loại dây dắt thật chắc chắn, có thể dùng loại xích sắt. Chó Pitbull rất khỏe, có thể giật đứt các loại dây nhỏ.

Lồng hoặc chuồng nuôi. Chuồng nuôi chó Pitbull nên là loại chuồng lớn, có thể là chuồng sắt sơn tĩnh điện, hoặc chuồng inox lớn.

Đồ chơi, bóng hoặc gậy cao su. Dùng cho bé chơi đùa, tập thể dục, đuổi gậy bắt bóng,… rất tốt cho phát triển cơ bắp.

Lưu Ý Khi Chọn Thức Ăn Cho Chó Pitbull

Là một giống chó mix (được lai tạo giữa 2 giống chó khác nhau), Pitbull có một vài vấn đề về sức khỏe. Phổ biến nhất là dị ứng với thức ăn, vì vậy việc chọn loại thực phẩm chất lượng tốt là rất quan trọng.

Tránh thức ăn chứa nhiều ngũ cốc (cơm, ngô, khoai – thực phẩm dễ gây dị ứng với pitbull). Nên chọn thức ăn giàu protein như thịt (ít mỡ), trứng vịt lộn, thịt bò (nếu có điều kiện),… Nếu em pit nhè thức ăn ra và gãi thường xuyên, hãy thử chọn loại thức ăn khác.

Pitbull gặp nhiều vấn đề về xương khớp, các bệnh này vốn phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng chứng thừa cân do cho ăn không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, đặc biệt là khi chó về già.

Kiểm Tra Chó Pitbull Có Bị Thừa Cân Hay Không

Kiểm tra thường xuyên xem em pitbull có bị thừa cân không bằng cách: nhìn xuống lưng em pit, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ.

Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em pitbull của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu không em ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn nhẹ, em pit này đang gầy và bạn cần cho ăn nhiều hơn (chút xíu).

Loại Thức Ăn Tốt Nhất Cho Chó Pitbull

Loại thức ăn tốt nhất cho chó Pitbull là các loại thức ăn hạt khô dành riêng cho dòng chó cơ bắp (giống chó Pitbull, Rottweiler, Doberman, Bulldog,….) của các thương hiệu lớn như Royal Canin, Morando, Smarthearth hay Fitmin.

Những loại thức ăn này này được cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng, không chứa các thành phần gây dị ứng cho chó Pitbull, rất giàu protein giúp phát triển cơ bắp. Đặc biệt có đủ canxi, giúp bé Pit của bạn không bị hạ bàn (chứng bệnh rất hay gặp ở dòng chó lớn như Pitbull) và lên tai đẹp. Bạn có thể tham khảo địa chỉ mua thức ăn chính hãng cho pitbull với giá rẻ nhất tại các cửa hàng được nêu ở cuối bài viết.