Cách Chữa Kiến Cắn Cho Bé Bằng Mẹo Dân Gian

Ít ai biết rằng, kiến cắn khác với kiến đốt. Thông thường kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da trẻ nhưng nếu đốt thì kiến sẽ dùng ngòi ở phần cuối cơ thể để chích vào da.

Nọc độc của kiến chứa nhiều độc tố nhưng chủ đạo vẫn là axit fomic. Khi bị kiến cắn hoặc đốt trẻ sẽ thấy đau, nhói đôi khi đau dữ dội và dịu sau đó vài giờ. Để ý sẽ thấy, vùng da xung quanh vết cắn sẽ bị tấy đỏ và phồng rộp.

Nếu không may bị kiến lửa, kiến ba khoang đốt thì vết cắn ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vì đây là những loài kiến rất độc. Cá biệt, ở một số trường hợp trẻ có thể bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như sưng đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu và hôn mê… Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Nhiều người cho rằng, chẳng làm gì cũng có thể bị kiến cắn, đơn giản kiến là vậy, trẻ ngồi chơi nhưng vô tình gặp kiến cũng có thể bị đốt, và kiến thì có thể tồn tại và bò ở khắp nơi từ nền nhà đến tủ gỗ, từ giường cho đến chiếu, chỗ nào kiến cũng có thể xuất hiện. Bởi vậy nếu thấy trẻ bị kiến cắn, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tránh xa khỏi tổ kiến để tránh bị đốt nhiều hơn và gỡ kiến ra khỏi cơ thể trẻ, cởi quần áo trên người và thay cho trẻ bộ đồ khác.

Cách chữa kiến cắn cho bé an toàn, hiệu quả

Khi bé bị kiến cắn, mẹ nên rửa sạch vùng da bị tổn thương của trẻ bằng xà phòng một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, nọc độc trên da, sau đó chườm gạc mát hoặc đá lạnh lên vùng da này để làm dịu, tê vùng da và giảm sưng ngứa hiệu quả. Tiếp đó, mẹ dùng tinh dầu oliu nguyên chất xoa lên cho bé để làm xẹp vùng da bị kiến cắn, đốt.

Hoặc trẻ bị kiến cắn mẹ cũng có thể áp dụng những cách chữa kiến cắn cho bé bằng mẹo dân gian như sau:

Vệ sinh vùng da bị kiến cắn, trườm đá lạnh để giảm đau, rát, thoa dầu oliu để giảm ngứa và nhiễm độc

– Muối trắng: Sau khi rửa vùng da trẻ bị kiến cắn với nước sạch, mẹ chà nhẹ một vài hạt muối trắng lên. Cách này sẽ giúp sát trùng và giảm ngứa cho trẻ khá tốt.

Muối trắng – Giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng

– Chanh: Có khả năng sát trùng tuyệt vời nên mẹ có thể áp dụng mỗi khi trẻ bị kiến cắn. Mẹ chỉ cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước và thoa lên vùng da bị kiến cắn của trẻ, sau đó rửa lại bằng nước sạch cho bé.

Chanh có tác dụng sát khuẩn tốt

– Giấm: Cũng như chanh, giấm là một trong những nguyên liệu có thể dùng để chữa kiến cắn cho trẻ. Để trị kiến cắn, mẹ pha giấm với nước rồi xoa lên vết cắn, sau đó lấy gạc đắp lên cho bé. Giấm sẽ giúp giảm sưng tấy và ngứa rát do kiến cắn một cách hữu hiệu.

Giấm trắng(giấm gạo) – giúp giảm ngứa, sưng tấy, rát vùng kiến cắn

Hỗn hợp hành tây và tỏi giúp giảm sưng, dị ứng…

– Hành tây và tỏi: Là hai gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp của các gia đình, hai gia vị này cũng là cách hay chữa kiến cắn cho bé. Để chữa kiến cắn cho bé, mẹ thái một lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Các hoạt chất có trong các loại gia vị này sẽ giúp giảm sưng, giảm dị ứng do kiến cắn ở trẻ.

Cũng cần phải nói thêm, kiến cắn thường gây ngứa và dễ khiến da trẻ bị phồng rộp, bởi vậy cha mẹ cần hạn chế tối đa để trẻ cào, gãi lên vùng da đang bị tổn thương. Nếu da trẻ xuất hiện những vết phồng rộp thì đừng để trẻ làm vỡ chúng vì có thể gây nhiễm trùng, rỉ mủ, cực kỳ nguy hiểm.

Không để trẻ cào gãi lên vùng da bị kiến cắn

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Bài Thuốc Dân Gian Chữa Chó Dại Cắn

Điều bạn cần biết khi bị cho dại cắn

Khi bị chó cắn sứt da (chó của nhà người quen không chắc có bị điên hay không, nhưng vẫn thường cắn người) thì tốt nhất nên xử lí vết thương như thế nào? Có nhất thiết phải tiêm phòng bệnh dại? Thời gian trễ nhất thực hiện việc tiêm phòng là khi nào và cách thức tiêm? Ở đâu có dịch vụ này và giá là bao nhiêu?

– BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa Bác sĩ gia đình, Trung tâm y tế quận 1): Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

– Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Bài thuốc dân gian chữa chó dại cắn

Người bị chó dại cắn đã lên cơn nguy kịch, vô phương cứu chữa, hoặc bị bệnh viện trả về… trường hợp này cần áp dụng phương pháp dân gian, cổ truyền sau:

– Ở Việt Nam trước đây làm lò rèn, người thợ rèn nung thanh sắt cho đỏ rồi đập mỏng làm dao, liềm…sau đó nhúng dao vào thùng nước cho nguội. – Người ta múc nước trong thùng này cho – Bây giờ người làm thợ rèn ít dần, để người bị chó dại cắn sẽ trừ được nọc và khỏi bệnh. chữa chó dại cắn có thể dùng thanh sắt nung đỏ, nhúng vào chậu nuớc nhiều lần, sẽ có nước giống như nước thợ rèn làm.

7 Cách Chữa Chướng Bụng Đầy Hơi Đơn Giản Bằng Mẹo Dân Gian

Cách chữa chướng bụng đầy hơi đơn giản và hiệu quả từ bài thuốc Nam. Những vị thảo dược như lá bạc hà, củ gừng, lá ổi, hoa cúc, quế… là những vị thuốc tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Hãy tận dụng chúng để giúp sức khỏe của bạn tốt hơn. Vì sao chướng bụng đầy hơi nên áp dụng mẹo dân gian?

Các vị thuốc dân gian đã được nghiên cứu và truyền tụng qua nhiều đời về giá trị đối với sức khỏe. Đã có rất nhiều người áp dụng phương pháp này và cải thiện được chứng bệnh của bản thân. Hơn nữa, đây đều là những vị thuốc có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm, dễ kiếm và dễ chế biến. Đặc biệt, những vị thuốc này không có hoặc rất ít tác dụng phụ, chỉ cần tuân thủ hướng dẫn chế biến và sử dụng sẽ đảm bảo được hiệu quả và tính an toàn.

Một ưu điểm nữa khiến các phương pháp dân gian được áp dụng nhiều với những triệu chứng bệnh đơn giản, đó là rẻ, chúng rất rẻ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách chữa này cho chướng bụng đầy hơi, người bệnh cần tìm hiểu kĩ trước. Hiệu quả đạt được còn tùy thuộc vào cơ địa và nhiều yếu tố khác.

7 cách trị chướng bụng đầy hơi bằng bài thuốc dân gian Chữa chướng bụng đầy hơi bằng quế

Quế là loại gia vị rất phổ biến trong dân gian. Loại gia vị này không chỉ được dùng trong nấu nướng mà còn được sử dụng như một vị thuốc. Vỏ và cành cây quế có vị cay thơm nồng do hàm lượng cinnamaldehyde cao. Nhờ đó, quế được xếp vào loại thuốc Đông y có tác dụng chống nấm, giảm đau, sát trùng, giảm lượng đường trong máu…

Cách chữa chướng bụng đầy hơi từ dân gian bằng quế như sau:

Đun sôi 250ml nước. Bỏ vỏ quế khô vào đun thêm 5 phút (có thể dùng bột quế). Sau đó uống nước quế sau khi ăn, mỗi lần 1 chén nhỏ, ngày 2-3 lần giúp cải thiện bệnh tốt.

Ngoài ra, có thể pha bột quế với sữa ấm hoặc với trà để uống. Thậm chí, dùng quế làm gia vị cho các món ăn cũng tốt giúp giảm khí thừa trong ruột, bụng dạ dễ chịu hơn.

Giấm táo giúp cải thiện chứng chướng bụng, đầy hơi

Trong giấm táo có thành phần là các acid acetic, protein, enzyme, acid amin, vitamin, bioflavonoid, pectin và nhiều khoáng chất và vi khuẩn cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó, giấm táo có tác dụng kháng khuẩn mạnh, trị táo bón, cảm lạnh… Từ đó giúp làm sạch đường ruột, giảm khí thừa giúp bụng dịu êm, bớt chướng.

Cách sử dụng giấm táo cải thiện chướng bụng đầy hơi như sau:

Pha 1 thìa cà phê giấm táo với nước ấm. Mỗi mỗi ngày, trong 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Uống trước bữa chính để hiệu quả tốt hơn. Không uống tối trước khi đi ngủ.

Cách chữa chướng bụng đầy hơi nhanh bằng tỏi

Trong tỏi có nhiều chất allicin – một kháng sinh tự nhiên. Kháng sinh này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột. Nhờ đó cải thiện tiêu hóa và giúp bụng êm hơn. Cách dùng tỏi khắc phục chứng chướng bụng như sau:

Cách 1: Nướng tỏi bằng giấy bạc đợi nguội bớt rồi đặt lên rốn. Sau đó mát-xa 5-10 phút theo chiều từ dưới lên rồi từ tái qua phải. Việc này giúp giải phóng khí và hơi tích tụ trong bụng.

Cách 2: Lấy 1 thìa nước cốt tỏi pha với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần

Cách 3: Lấy 1 ít tiêu đen, hạt thì là và 2 tép tỏi đun sôi 2-3 phút rồi lọc lấy nước uống như uống trà.

Dùng trà hoa cúc khắc phục chướng bụng đầy hơi

Hoa cúc là loài hoa có nhiều tác dụng với sức khỏe. Theo từ điển Cây thuốc Việt Nam, hoa cúc (nhất là hoa cúc vàng) có vị cay, đắng, tính hơi hàn. Nhờ đó hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, sáng mắt và đầy hơi.

Cách chữa chướng bụng đầy hơi đơn giản nhất là:

Cách 1: Hãm trà hoa cúc (hoa khô) uống nhâm nhi trong ngày.

Cách 2: Ngâm cành, lá hoa cúc với rượu làm thuốc uống.

Sữa chua luôn là lựa chọn đầu tiên cho các vấn đề về đường ruột. Sữa chua cung cấp những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những lợi khuẩn này giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế sự tích tụ khí thừa tại dạ dày. Chính vì vậy, ăn sữa chua mỗi ngày là cách cực kì đơn giản cho chứng chướng bụng. Bạn nên lựa chọn loại sữa chua hoặc nước uống có chứa lợi khuẩn Bacillus hoặc những lợi khuẩn có khả năng hình thành bào tử. Đó là những lợi khuẩn tốt nhất cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn.

Bí quyết chữa đầy hơi tại nhà bằng lá ổi

Trong lá ổi có hoạt chất tanin giúp niêm mạc ruột se lại, ngăn dịch nhầy tiết nhiều. Hơn nữa, chất này còn giúp ức chế các vi khuẩn có hại trong ruột sinh khí thừa. Cách dùng lá ổi khắc phục chướng bụng, đầy hơi như sau:

Bước 1: Chọn 7 – 10 lá ổi non, rửa thật sạch rối ngâm với nước muối loãng

Bước 2: Xay nhuyễn lá ổi với 100 – 200ml nước

Bước 3: Lọc lấy bỏ bã lá ổi, giữ lại nước cốt.

Bước 4: Uống 2 lần trong ngày. Nếu có hơi ngăm đắng, bạn có thể thêm 1 thìa mật ong để giảm vị đắng.

Mẹo chữa đầy hơi bằng bạc hà

Lá bạc hà giúp các co bóp trong ruột được thư giãn. Từ đó giúp giảm thời gian khí và chất cặn bã di chuyển. Nhờ đó, bụng nhẹ và êm hơn, không còn cảm giác nặng và chướng.

Cách 1: Dùng lá bạc hà hãm nước uống mỗi ngày.

Cách 2: Nhai sống 3-5 lá bạc hà đồng thời uống 1 chén rượu táo mèo nhỏ.

Cách 3: Khi chế biến món ăn hoặc làm nước ép sinh tố, nhớ thêm lá bạc hà để thêm vị và tốt cho đường ruột.

Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.

Điều Trị Chó Bị Ghẻ Rụng Lông Bằng Phương Thuốc Dân Gian

Bệnh ghẻ là một bệnh phổ biến ở nhiều loài vật nuôi, chó cũng là một nạn nhân phổ biến của loại ký sinh trùng này. Bệnh ghẻ có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng của chó, nhưng bệnh ghẻ sẽ khiến chất lượng cuộc sống của chú chó cưng của bạn giảm đi rất nhiều, chó bị ghẻ rụng lông gây mất thẩm mỹ, hơn thế nữa khi chó cưng của bạn bị ghẻ có thể làm lây nhiễm cho người và các loài động vật khác.

Triệu chứng kèm theo khi chó bị ghẻ rụng lông bao gồm:

Chó cảm thấy ngứa dữ dội thường diễn biến nặng hơn và chiều tối và đêm

Trên da xuất hiện nốt đỏ giống phát ban

Chó gãi, cào cấu trên da, cảm thấy bồn chồn, bực tức, mệt mỏi

Da bị kích ứng, có thể xuất hiện những mụn nước, u nhọt nhỏ li ti trên da, lông rụng, sau đó da hóa sừng, đóng vảy, ngứa ngáy.

+ Hướng dẫn cách trị ve chó Poodle chính xác và hiệu quả

+ Nhận biết chó bị viêm da rụng lông do ghẻ lở

1. Tinh dầu bạc hà

Có hai cách sử dụng tinh dầu bạc hà để điều trị khi chó bị ghẻ rụng lông.

Tắm cho chó bằng tinh dầu bạc hà:

Bạn có thể cho khoảng 5 giọt tinh dầu bạc hà, hòa vào lần nước tắm cuối cùng mỗi khi tắm cho chó. Tinh dầu bạc hà không chỉ giúp xua đuổi các loại ký sinh trùng trên da mà còn giúp da hồi phục nhanh chóng những tổn thương do ghẻ gây ra.

Dùng tinh dầu bạc hà đậm đặc bôi lên da chó, tại các vị trí chó cảm thấy ngứa ngáy hay nghi có ghẻ cái sinh sống. Ngày bôi 3 lần đều đặn, kiên trì khoảng 1 tuần sẽ giúp chó thuyên giảm rất nhiều.

2. Tắm cho chó bằng lá đào, lá xà cừ, lá trầu không

Các loại lá này lành tính, có tác trụng trị thương và sát trùng tốt, mùi hương từ chúng cũng giúp xua đuổi ký sinh trùng rất tốt. Tuy nhiên không được dùng khi chó còn nhỏ và liều lượng quá nhiều vì chú chó của bạn có thể bị say những thành phần mùi hương này đấy.

Cách làm: cho lá đào, lá xà cừ hoặc lá trầu không vào nước đun sôi lâm râm khoảng 15 phút, sau đó lấy nước lá tắm cho chó. 1 tuần hãy tắm 2 lần bằng một trong những nước lá này. Sau một lần tắm, chó đã loại bỏ được khá nhiều ký sinh trùng, sau khoảng 3 lần tắm là hết sạch ghẻ trên cơ thể.

Lá đào là loại lá có tác dụng sát trùng và xua đuổi ký sinh trùng rất tốt.

Hỗn hợp này thường ít được ưa chuộng hơn vì gây là mùi không mấy dễ chịu, đồng thời quá trình giữ cho chó của bạn nằm yên khi ủ thuốc cũng rất khó.

Cách làm: giã dập tỏi, cho vào 1 chút giấm và đắp lên vùng da bị ghẻ, chỉ cần 1 đến 2 lần áp dụng phương pháp này là có thể loại bỏ được ghẻ trên cơ thể chó cưng.

+ Chó bị ghẻ rụng hết lông điều trị thế nào?

+ Chó bị rụng lông và ghẻ, triệu chứng và điều trị

Thực Tế Có Bài Thuốc Dân Gian Chữa Chó Dại Cắn Hay Không?

Bị chó cắn là một rủi ro rất lớn vì không biết rằng khả năng chó đó có dại hay không. Tuy nhiên hiện nay người dân vẫn chưa có đủ kiến thức để xử lý những trường hợp bị chó dại cắn. Vẫn còn nhiều người khá chần chừ trong việc tiêm dại, và tìm đến những bài thuốc dân gian để chữa trị. Vậy có bài thuốc dân gian chữa chó dại cắn hay không?

Theo tiến sĩ Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân rằng “Tuyệt đối không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều thông qua vết cắn, vết cào của động vật mắc bệnh dại…

Cho đến nay, bệnh dại do chó dại cắn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được”.

Khi bị chó dại cắn bạn cần phải xử lý vết thương ngay bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%, sau đó phải sát khuẩn vết thương bị cắn bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc loại bỏ vết thương nhưng không nên khâu ngay mà chỉ khâu những vết thương đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm tối đa lượng virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể người bị chó dại cắn.

Theo thống kê từ WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 50 nghìn người tử vong do bệnh dại và có hơn 10 triệu người tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Trường hợp tử vong do bệnh dại vì không đi tiêm phòng vắc xin thường gặp chủ yếu ở vùng nông thôn. Đây là khu vực có nhiều chó thả rông, không được tiêm phòng vắc xin đàn chó và là nơi không được cung cấp nhiều kiến thức về phòng chống bệnh dại.

Cần khuyến cáo nên 6 tháng một lần tiêm phòng vắc xin cho nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus và kiểm tra hiệu giá kháng thể. Những người có nguy cơ cao như các nhân viên thú y, công nhân lâm nghiệp, chăn nuôi, các nhân viên y tế làm việc tại các khoa lây…và tất cả mọi người muốn an tâm nên áp dụng việc tiêm ngừa này.

Khi tiến hành tiêm phòng dại bạn cần thật chú ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất, đúng kỹ thuật, liều lượng và đặc biệt vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8 độ C. Phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

Tổng kết lại bạn không tin vào các bài thuốc nam hay bài thuốc dân gian chữa chó dại cắn, sẽ rất đáng tiếc nếu như có những hậu quả không đáng tiếc. Bạn hãy đi tiêm vắc xin ngay nếu như nghi ngờ bị chó dại cắn.