Ngoài bệnh lý viêm da, chó bị ghẻ cũng là một trong những căn bệnh da liễu rất phổ biến ở vật nuôi. Bệnh ghẻ ở chó hiện có nhiều chủng loại khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh . Cách điều trị bệnh lý vì vậy cũng có sự khác biệt nhất định. Ngay sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tận gốc bệnh ghẻ của chó.
Chó bị ghẻ là tình trạng viêm da do ký sinh trùng gây ra trên làn da của thú cưng. Loài ký sinh trùng này thường là những con ve chó chuyên hút máu vật nuôi và sống trên cơ thể vật chủ.
Dù bệnh lý không nguy hiểm nhưng khiến cho chú chó cảm thấy khó chịu. Đồng thời dẫn đến nhiều bất tiện, khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Vì vậy, bạn cần phát hiện ra căn bệnh da liễu từ sớm và điều trị nhanh chóng. Chỉ có như vậy, sức khỏe vật nuôi mới được bảo vệ và không bị bệnh tật hành hạ.
Hiện tại, bệnh ghẻ ở chó có nhiều chủng loại khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó bao gồm:
Chó bị ghẻ máu Demodex là do sự phát triển mạnh mẽ của loài ghẻ Demodex Canis. Một trong những loài ký sinh trùng chuyên đào hang và đẻ trứng ngay trên làn da của vật nuôi.
Ngoài Demodex Canis, ghẻ ngứa ở chó còn có nguyên nhân bắt nguồn từ loại ghẻ Sarcoptes. Ký sinh trùng có cơ chế hoạt động trên làn da vật nuôi tương tự như loài ghẻ phát triển trên làn da con người.
Bệnh lý chó bị ghẻ Cheyletiella thường bắt gặp ở các vật nuôi chuyên sống trong những chiếc lồng cũi và ổ rơm. Căn bệnh này gây ra do loài ký sinh trùng Cheyletiella hay loài ve bét lớn.
Những con ký sinh trùng Cheyletiella thường có cơ thể dẹp, màu trắng sữa và có khả năng lây nhiễm cao.
Một số dấu hiệu nhận biết chó bị ghẻ thường gặp nhất là:
Tình trạng rụng lông ở chó vốn được xem là một điều rất bình thường. Nhưng khi chó bị ghẻ, lông của chúng sẽ rụng nhiều hơn và thậm chí là rụng thành từng mảng.
Bởi vì lũ ký sinh trùng đào hang trên da thú khiến cho lỗ chân lông bị tác động mạnh mẽ và rụng đi hàng loạt.
Một khi ký sinh trùng bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, chúng sẽ để lại những vảy gàu trên da chó.
Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều các mảng gàu bằng mắt thường. Nếu không được điều trị kịp thời, mảng cầu sẽ khô lại và tạo ra lớp sừng dày trên làn da vật nuôi.
Trường hợp chó nhà gãi ngứa liên tục, lớp sừng này sẽ chảy máu và rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Gãi là một hoạt động yêu thích của các chú cún cưng. Nhưng nếu vật nuôi gãi liên tục và gãi nhiều hơn bình thường thì đó lại là dấu hiệu của bệnh ghẻ.
Do gãi quá nhiều nên da chó dễ bị chảy máu, nhiễm trùng và để lại rất nhiều di chứng sau này.
Khi một chú chó bị ghẻ, dù bạn có tắm rửa sạch sẽ thì vẫn phát ra mùi hôi. Cơ thể chúng luôn bốc mùi khó ngửi và không thể nào tan đi dù bạn làm mọi cách.
4. Cách chữa chó bị ghẻ hiệu quả bằng phương pháp dân gian
Có thể thấy, bệnh ghẻ ở chó gây ra rất nhiều phiền toái cho vật nuôi. Vì vậy, ngay khi phát hiện chó bị ghẻ, bạn nên áp dụng các phương pháp dân gian sau đây để điều trị hiệu quả:
Lá trầu không có chứa thành phần sát khuẩn và khử trùng mạnh mẽ. Loại lá này được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh ghẻ ở người và cả chó.
Điều trị chó bị ghẻ bằng dầu luyn cũng là một cách khá hay. Theo đó, bạn chỉ cần sử dụng lượng dầu luyn vừa phải bôi lên vùng da bị ghẻ và lở loét của vật nuôi.
Dầu luyn sẽ tạo ra lớp màng bao bọc toàn bộ vùng da viêm nhiễm khiến cho ký sinh trùng không thở được và chết đi hàng loạt.
Ngoài hai cách làm trên, bạn cũng có thể sử dụng nước điếu để trị ghẻ cho vật nuôi. Sử dụng bông tăm nhỏ thấm vào nước điếu và bôi trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm.
Liên tục áp dụng 1 lần/ngày, duy trì trong khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả
Bên cạnh lá trầu, lá ổi cũng được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chuyên trị ghẻ ở người và cả chó.
Đảm bảo lũ ký sinh trùng sẽ chết sạch và bệnh ghẻ ở vật nuôi cũng biến mất nhanh chóng.
Lá trà xanh cũng có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn mạnh không kém gì lá trầu. Với đặc tính này, bạn có thể để nấu nước lá trà để ngâm rửa cho thú cưng.
Lấy cả nước và bã trà xanh đắp lên vùng da chó bị ghẻ rồi dùng băng gạt cố định lại.
Tinh dầu bạc hà hỗ trợ sát khuẩn và chữa lành vết thương khá tốt. Nếu thú cưng bị ghẻ, bạn hãy dùng tinh dầu bạc hà bôi lên da từ 2 đến 3 lần trong vòng 20 ngày.
Nếu bạn muốn điều trị bệnh ghẻ cho chó nhanh nhất, giải pháp lý tưởng là sử dụng các loại thuốc tây đặc trị.
Những loại thuốc trị ghẻ cho chó được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc bôi mỡ ngoài da, dung dịch Sulfur và Bezylbenzoate.
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này tại tiệm thuốc thú y trên toàn quốc. Trước khi dùng cho vật nuôi, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn. Bởi vì mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau.
Bôi thuốc đúng liều và không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
5. Cách phòng ngừa chó bị ghẻ hiệu quả tại nhà
Những chú chó bị ghẻ khi được điều trị thành công vẫn sẽ để lại rất nhiều di chứng.
Do đó, để phòng ngừa chó bị ghẻ, bạn nên tắm rửa cho vật nuôi khoảng 2 đến 3 lần/tuần.
Sử dụng loại xà phòng chuyên dụng dành cho các ông boss để tăng hiệu quả sát khuẩn.
Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ khu vực ăn ngủ của cún tại nhà.
Tất cả các máng ăn, chăn đệm và đồ chơi của chúng nên được làm sạch đều đặn mỗi tuần một lần.
Bạn nên đặt lồng cún tại những nơi khô ráo, thông thoáng và tránh xa các khu vực ẩm ướt.
Khi chó bị ghẻ, bạn nên bổ sung đầy chế độ dinh dưỡng cho chúng để nuôi dưỡng bộ lông phát triển.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh cho thú cưng ăn các loại thức ăn như: tôm, cua, mực, cá, bơ, trứng, nấm hương, măng và những loại thức ăn có hàm lượng đạm hoặc protein quá nhiều.
Thêm một khuyến cáo dành cho bạn là tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh ghẻ Demodex, bệnh dại, bệnh lý Care và Parvo. Đây là công việc bắt buộc trước khi nuôi bất kỳ chú chó nào
Trường hợp một chú cún cưng ở nhà đang bị ghẻ ngứa thì bạn nên cách ly với những vật nuôi còn lại.
Đến đây có lẽ bạn đã nắm được tất cả các nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị chó bị ghẻ hiệu quả. Bạn có thể căn cứ vào đó để nhận biết bệnh lý nhanh chóng và áp dụng phương pháp trị bệnh theo đúng hướng dẫn. Đảm bảo ghẻ ngứa sẽ không còn là vấn đề quá lớn.