Cách Chăm Sóc Chó Cảnh Mới Sinh / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh

Những chú cún con vừa mới ra đời trông rất non nớt và yếu ớt, cũng như trẻ sơ sinh mới đẻ cần đảm bảo phải có chế độ chăm sóc tốt nhất thì đối với cún con cũng vậy, đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng khoa học. Để đảm bảo rằng lứa chó mới đẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc chó mới sinh để chăm nom tốt cho đàn chó của mình.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Đàn cún con vừa mới sinh ra chưa có đề kháng mạnh, vì vậy ngay từ lúc cún được sinh ra cần phải cho chúng bú sữa chó mẹ. Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng, hàm lượng acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao giúp cún con hình thành nên hệ miễn dịch tốt, do đó trong thời gian 4 ngày đầu tiên chó con cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh đầu vú của chó mẹ.

Khi cún con được 5 ngày tuổi trở đi sẽ bắt đầu cho cún con uống thêm sữa ấm. Nếu cún còn non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng cún, khi cung được trên 10 ngày tuổi thì có thể cho cún bú bình hoặc rót sữa ra đĩa để cún tự liếm. Cho cún uống sữa mẹ và kết hợp uống sữa ấm mỗi ngày từ 100 – 200ml, liên tục trong vòng 1 tháng tuổi.

Khi cún bắt đầu đến tuần tuổi thứ 3 thì bắt đầu tập cho cún ăn dặm, có thể ăn cháo loãng + thịt băm heo nhỏ, mỗi ngày cho cún ăn 1 – 2 bữa nhỏ.

Cún được 1 tháng tuổi bạn có thể tăng chế độ ăn uống của cún lên và bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào thức ăn của cún.

Cún con được 4 tháng tuổi, bạn điều chỉnh chế độ ăn của cún mỗi ngày ăn 4 – 6 bữa nhỏ. Chú ý thức ăn cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi cần phải nấu chín và loãng như cháo, tránh để chó ăn đồ ăn khô sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của cún.

Cún con từ 6 tháng tuổi trở lên chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 2 – 3 bữa và lượng thức ăn tăng dần theo mức độ phát triển cơ thể của chó con. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho chó con ăn quá no trong 1 bữa ăn.

Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên cún con chỉ ngủ và bú mẹ, các cơ quan chức năng chưa được phát triển, cún chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu, lúc này chó mẹ cũng góp phần hỗ trợ cún vận động, trở mình bằng cách liếm láp vào cơ thể chó con và liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và làm sạch vùng sau cho cún.

Khi cún được 1 tuần tuổi thì các khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 2 tuần tuổi thì cún bắt đầu mở mắt, lúc này thị giác và thính giác của cúng bắt đầu hoạt động bình thường.

Chó con được 3 – 4 tuần tuổi thì răng sữa bắt đầu mọc. Khi cún được 8 tuần tuổi thì bộ răng của chó con cơ bản được hoàn chỉnh. Nếu chó con mọc răng chậm, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cún. Cơ thể và các cơ quan chức năng của chó con bắt đầu phát triển dần cho đến khi chó được 6 tháng tuổi là giai đoạn chó đã trưởng thành.

Cún con được 2 tuần tuổi cần phải được tẩy giun sáng, tiếp tục tẩy giun vào tuần thứ 4, tuần thứ 6 và tuần thứ 8. Sau đó sẽ tẩy giun theo định kỳ cho chó con 1 lần/ 1 tháng cho đến khi cúng được 4 tháng tuổi. Khi cún được 4 tháng tuổi cần được uống thuốc phòng bệnh giun tim.

Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi cần được tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh như bệnh dại, bệnh Parvovirus, Carre, parainfluenza và các bệnh truyền nhiễm khác.

Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi bạn cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên đàn chó. Bạn nên để ý đến đàn chó cách khoảng 3 – 4 tiếng thăm 1 lần.

Cần phải đảm bảo nơi ở cho chó mẹ và chó con phải được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và ấm. Không nên lót quá nhiều vải ở chỗ nằm của đàn chó tránh tình trạng cún con bị mắc kẹt dưới vải, nên cho đàn chó nằm ở góc tường, để chó mẹ nằm sát tựa vào tường tránh việc chó mẹ đè lên cún con. Cần làm vệ sinh và thay lớp vải lót cho đàn chó một cách thường xuyên.

Chú ý nếu đàn chó con nằm tản đều, ngủ tốt thì chứng tỏ nhiệt độ nơi ở hợp lý, còn nếu chúng nằm phân tán nhiều nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, nếu chúng nằm chụm vào nhau thì chỗ nằm quá lạnh.

Chó con sau khi được 3 – 4 ngày cần phải cắt các ngón thừa ở bàn chân, đến khi 1 tuần tuổi bạn cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con đề phòng chúng cào rách vú mẹ.

Trong 2 tuần tuổi đầu tiên không được cho cún tắm, chỉ cần dùng một miếng vải ướt nhẹ nhàng vệ sinh cún và lau lại bằng khăn bông khô.

Khi chó con được hơn 1 tháng tuổi bạn bắt đầu dạy chó cách đi vệ sinh, nếu không được chỉ dạy từ nhỏ thì cún nhất định sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất phiền phức, vì vậy nên tập thói quen đi vệ sinh cho cún khi càng nhỏ càng tốt. Bạn dạy cho cún đi vệ sinh bằng cách sau khi cún ăn xong khoảng 10 – 15 phút thì đưa cún đến nơi được phép đi vệ sinh, lưu ý bạn cần phải chỉ định 1 chỗ duy nhất trong không được thay đổi thường xuyên, đợi cún đi vệ sinh. Cứ tạo thói quen mỗi ngày như vậy cho cún sẽ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể đặt 1 ít phân hoặc nước tiểu của cún tại nơi đi vệ sinh để cún đánh hơi thấy mùi và đến đó để đi vệ sinh.

Cách Chăm Sóc Chó Mẹ Và Chó Con Mới Sinh

Chú chó của bạn đang bước vào thời kì sinh đẻ và bạn đang muốn tìm hiểu kiến thức để có thể chăm sóc cho nó cùng với những chú chó con một cách tốt nhất. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Bài viết này cung cấp đến bạn những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc cho mẹ và chó con mới sinh. Hãy cùng đến với bài viết ngay bây giờ nào.

Chăm sóc chó mẹ trong thời kì mang thai

Sau khi giao phối được một tháng, có thể sử dụng con chó cái vào việc tập luyện và các công việc thuộc về nghiệp vụ giống như thời gian trước khi giao phối.

Ở tháng đầu, thai của con chó cái chưa rõ, chỉ từ tháng thứ hai trở đi thì mới xuất hiện các đặc điểm như: trước hết là trọng lượng của con chó cái tăng lên rất nhanh, thân hình cũng to ra.

Thời gian mang thai của con chó cái kéo dài trung bình từ 62 – 63 ngày (cũng có thể trơng thời gian từ 58 – 65 ngày).

Từ tháng thứ hai trở đi, phải thay đổi cách nuôi dưỡng chó cái, cụ thể là phải giải phóng nó khỏi mọi công việc, nhưng lại phải cho nó đi dạo ít nhất 2 tiếng một ngày và chia làm 2 hoặc 3 lần, phải giữ cho nó tránh mọi sự chuyển động hoặc xoay mình mạnh mẽ.

Việc cho chó cái ăn đúng và đầy đủ có ý nghĩa rất lớn. Ở thời gian đầu mang thai, nên cho chó cái ăn 3 lần 1 ngày, ở nửa thứ hai của thời kỳ mang thai cho chó ăn 4 lần 1 ngày, mỗi suất ăn không quá nhiều và khoảng cách giữa các bữa ăn phải đều nhau.

Con chó cái đang có chửa phải thường xuyên được uống nước trong và mát, bởi vì nhu cầu về nước tăng lên một cách rõ rệt trong mối tương quan với sự tăng cường quá trình trao đổi chất và sự hình thành thai nhi.

Phải nuôi chó cái có chửa trong nhà khô ráo, sạch sẽ và sáng sủa.

Đối với con chó cái đang có thai làm nhiệm vụ chăn gia súc, chẳng hạn chăn cừu, thì cần phải làm cho nó cái lều hoặc hang để tránh nắng và tránh những lúc thời tiết xuấu.

Tốt nhất là phải làm cái chòi (lều) thật rộng rãi. Không được xích chó.

Chăm sóc chó mẹ trong thời kì đẻ con

Đến cuối tháng thứ hai, chó cái béo lên trong thấy. Sự tăng cân càng thể hiện rõ ở những ngày cuối cùng trước khi đẻ.

Từ nửa tháng thứ hai của thời kỳ mang thai, các tuyến sữa bắt đầu tăng lên về số lượng một cách rõ rệt.

Trước khi đẻ từ 2 – 3 ngày, nếu bóp núm vú của chó thì đã thấy sữa non chảy ra. Trước khi đẻ một ngày, chó kém ăn hẳn đi, thậm chí chẳng ăn gì cả, nhiệt độ cơ thể của nó cũng giảm xuống từ 1 độ rưỡi đến 2 độ.

Chó chuẩn bị đẻ có thể nhận biết qua hành động của nó, tức là nó vơ vét rơm lại thành ổ, nằm vào đó, sau đó nó thường đứng lên rồi nằm xuống, thở nặng nhọc và miệng rên rỉ thì bụng chuyển dạ.

Sau đó, cơn đau chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và chó đau đớn hơn thì chất nhầy từ cơ quan sinh dục thoát ra rất nhiều.

Khi cơn đau đẻ đạt đến mức căng thẳng nhất thì từ sinh dục con chó cái xuất hiện cái đầu của con chó con, Sau đó là cả cơ thể của chó con.

Con chó nằm trong túi ối, sau đó chó mẹ dùng răng cắn rách túi ra. Đôi khi túi có thể tự rách khi chó con đi qua các đường sinh sản. Chó con vừa mới sinh ra vẫn được nối với mẹ bởi cuống nhau.

Chó mẹ cắn đứt cuống nhau này và nuối cùng với túi ối rồi sau đó liếm lông của chó con. Tiếp đó chó mẹ lại bắt đầu chuyển dạ và đẻ ra con chó tiếp theo.

Thông thường khoảng cách giữa các lần chuyển dạ và đẻ là từ 20 phút đến 1 tiếng rưỡi hoặc 2 tiếng. Trong lúc chó đẻ, không cần thiết phải vỗ về nó, nhưng lại rất cần phải quan sát, theo dõi nó xem nó đẻ có đúng không.

Thời gian đẻ của chó kéo dài thường là từ 8 đến 10 tiếng. Điều này còn phụ thuộc vào cơ thể của chó mẹ, vào số lượng chó con và phụ thuộc vào các lần đẻ diễn ra như thế nào theo tính toán.

Thời gian của những lần đẻ đầu tiên thường rất dài. Thời gian đẻ con bị kéo dài thường lại rơi vào những con chó ít vận động hoặc bị nuôi dưỡng kém.

Trong lúc chó đẻ phải đặt cạnh nó 1 liễn nước sạch (hoặc cái để đựng nước nói chung).

Nếu như trong trường hợp chó mẹ đau bụng chuyển dạ lâu mà vẫn chưa đẻ được hoặc trong trường hợp sự sinh đẻ của chó diễn ra không đúng, thì cần nhanh chóng gọi bác sỹ thú y đến để giúp chó đẻ.

Khi chó đẻ xong cần cho nó nghỉ và không được quấy rầy nó trong khoảng 6 đến 8 tiếng, sau đó cho chó mẹ ăn cháo sữa loãng hoặc cháo lòng hầm nhừ. Chế độ ăn như vậy chỉ kéo dài trong 1 ngày đêm.

Những ngày sau, nếu chó mẹ khoẻ mạnh thì cho chó ăn 3 đến 4 lần một ngày với liều lượng lỏng lớn. Sau lần cho ăn thứ nhất cần thay đệm cho chó.

Trong thời gian từ 12 đến 18 ngày sau khi đẻ, từ các cơ quan sinh dục của chó mẹ thải ra các chất có lẫn máu, sau đó các chất này trở thành màu sáng, lúc đầu nhiều, sau ít dần đi. Đệm cho chó mẹ và chó con cần phải sạch sẽ và phải được thay hàng ngày.

Sau khi cai sữa cho chó con được 2 đến 3 tuần thì có thể sử dụng chó mẹ vào công việc nghiệp vụ.

Nuôi dưỡng chó con mới sinh

Việc nuôi dưỡng và giáo dục chó con phải được thực hiện theo một hệ thống cơ sở khoa học nghiêm khắc và phải hướng tới mục đích.

Nuôi dưỡng được 1 con chó nghiệp vụ tốt, tức là ở nó người ta phát triển được các đặc điểm như: sức chịu đựng dẻo dai của cơ thể, biết cảnh giác với người lạ, khứu giác và thính giác nhậy, hung dữ, theo đuổi đối tượng đến cùng; người ta rèn luyện cho nó có các kỹ xảo vâng lời nói chung.

Tất cả những đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tập luyện chó sau này.

Để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chó con có chất lượng tốt, phải tiến hành một loạt các biện pháp sau: đảm bảo tốt chế độ sinh hoạt (dạo chơi, nghỉ ngơi, vui chơi …)

Đảm bảo việc cho ăn đủ chất đủ lượng, bảo đảm việc sử dụng các hiện tượng thiên nhiên sẵn có một cách thích hợp và có hệ thống như: không khí, nước, ánh sáng, đảm bảo việc tập luyện có giáo dục đối với chó con.

Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào tuổi của chó con và những đặc điểm riêng biệt của nó, trên cơ sở của thời gian biểu ngày đã được vạch ra từ trước và trên cơ sở của một hệ thống khoa học cơ bản trong việc luyện tập giáo dục hàng ngày.

Cần nhớ rằng, việc nuôi dưỡng chó con được bắt đầu ngay từ khi chó con ra khỏi bụng mẹ.

Sức khoẻ và sự phát triển bình thường trong cơ thể chó con sẽ phụ thuộc vào việc cho ăn đúng, vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó mẹ khi đang có chửa.

Chó con ra đời, thân thể toàn vẹ và bị bao phủ bởi lớp lông ngắn, thích nghi rất ít với điều kiện sống mới.

Điều này đòi hỏi các chuyên gia phục vụ chó và những người thích nuôi chó phải giành sự quan tâm để đảm bảo cuộc sống của chó con.

Chó con sinh ra có 2 khe mắt mở (mí mắt), không có răng, lỗ hở của khe tai đóng lại và chúng chuyển động rất khó khăn (bò khó khăn).

Hoạt động của chó con lúc này chủ yếu chỉ là hoạt động ăn theo bản năng và nhờ vào sự hoạt động theo bản năng đó mà chó con tìm được vú mẹ và mút sữa.

Trong việc mút sữa của chó con chỉ có chó mẹ giúp đỡ được chúng mà thôi, đó cũng chính là phản xạ của chó mẹ. Nếu chó mẹ ít phát triển bản năng làm mẹ thì đòi hỏi con người phải chăm sóc chó con hết sức cẩn thận.

Trước tiên, người có nhiệm vụ chăm sóc chó phải đặt chó con trước núm vú của chó mẹ và theo dõi hành vi ăn của nó.

Sau khi chó con ra đời được 1 ngày, cần xem chúng phát triển có bình thường hay không, đồng thời phải kiểm tra sự có mặt của các ngón chân bên (thừa).

Thường thì đối với 1 con chó cái chỉ đẻ không quá 4 đến 6 con, có cân nhắc đến khả năng cho sữa và tình trạng sức khoẻ của chó mẹ.

Ở ngày thứ 3 và thứ 4 sau khi ra đời, đối với những con chó con thuộc giống béc giê ở Đông Âu, người ta cắt đi những ngón chân bàn ở 2 chân sau.

Ở tuổi này việc giải phẫu như thế diễn ra nhẹ nhàng và vết thương mau lành. Ở ngày thứ 8 và thứ 10 sau khi ra đời, phải cắt đi phần móng chân nhọn của 2 chân trước để chó con sẽ không làm rách vú và núm vú của chó mẹ.

Đến ngày thứ 20 lại phải cắt móng chân cho chó con lần thứ hai.

Xuất phát từ các yêu cầu về chuẩn mực giống đối với những con chó béc giê con vùng Trung Á và vùng cápca và những con chó của giống chó nghiệp vụ lấy từ chó săn, người ta đem cắt đuôi và tai của chúng đi.

Việc này thường được tiến hành vào cuối tuần thứ nhất kể từ khi chó con ra đời, riêng đối với chó nghiệp vụ lấy từ giống chó săn, người ta cắt tai của chúng vào lúc chúng được 3 – 4 tháng tuổi.

Tạm thời chó con được nuôi bằng sữa mẹ. Chó mẹ rất chăm chỉ săn sóc đến mặt vệ sinh sạch sẽ cho các con, nó liếm và thu dọn tất cả phân và nước tiểu của chó con.

Chăm sóc chó cái đang nuôi con là phải cho ăn đúng, giữ vệ sinh cho nó và cho nó luôn được dạo mát. Phải nuôi chó mẹ và đàn chó con ở nơi sạch sẽ, khô ráo và sáng sủa.

Phải thay đệm (ổ) cho chúng hàng ngày. Nhà ở của chúng và các dụng cụ chăm sóc chúng phải thường xuyên được sát trùng, ít nhất là mỗi tháng 1 lần.

Khi chó mẹ đã hồi phục sức khoẻ sau khi sinh đẻ thì phải tắm cho nó hàng ngày, trong trường hợp đầu vú và vú bị bẩn thì phải tẩm bằng dung dịch thuốc tím (KMn04) ấm pha loãng hoặc bằng dung dịch a xít boric, khăn tắm phải được giặt sạch sẽ và phơi khô.

Hàng ngày, cần phải cho chó mẹ đi dạo từ 2 – 3 lần. Ở những ngày đầu chỉ cho chó mẹ đi dạo mỗi lần độ 5 – 10 phút, bởi vì nó sẽ rất nhớ con (ham con).

Ở những lần đi dạo tiếp theo thì tăng thời gian lên đến 30 – 50 phút. Khi chó con vừa mới bắt đầu đi được thì cho chúng đi dạo cùng với chó mẹ.

Khi chăn nuôi và chăm sóc chó con, việc cho chúng ăn có một ý nghĩa rất to lớn. Các tiêu chuẩn và các nguyên tắc cho ăn đối với chó mẹ và chó con đã được trình bày ở chương 3 của cuốn sách này.

Các đặc điểm về sự lớn bình thường và về sự phát triển của chó con được thể hiện như sau: từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 ở chó con khe tai mới mở ra, thính giác bắt đầu phát triển.

Từ ngày thứ 14 – 16 sau khi ra đời, thính giác của chó con trở lên bình thường.

Từ 10 – 15 ngày sau khi ra đời, các khe mắt bắt đầu mở ra; từ 20 – 25 ngày sau khi đẻ chó con bắt đầu mọc răng sữa (trong khoảng 8 – 10 ngày) thì mọc xong răng của răng nanh, khi chó con đã được 2 tháng thì mọc xong răng hàm sữa.

Nếu răng mọc chậm thì chứng tỏ sự lớn và sự phát triển của chó con là kém. Cùng với bằng chứng khách quan nêu trên, về tình trạng sức khoẻ chung của chó con và sự lớn của chúng, có thể được đánh giá bằng cân nặng.

Trong 10 ngày đầu kể từ khi ra đời, chó con cần được cân hàng ngày, sau đó khi chó được gần 1 tháng tuổi thì cứ cách 1 ngày cân 1 lần, tiếp theo là cách 5 ngày thì cân 1 lần.

Kết quả sau mỗi lần cân phải được ghi ché p lại. Căn cứ vào bản ghi chép này, ta có thể đánh giá được sự trưởng thành của mỗi con chó con.

Đúng như quy tắc, sau khi ra đời được 8 ngày (đến ngày thứ 9) thể trọng của chó con tăng lên gấp đôi là đúng tiêu chuẩn; đến ngày thứ 18 thì thể trọng của chó con tăng lên gấp 3,5 – 4 lần; đến ngày thứ 25 tăng gấp 5 – 6 lần; đến ngày thứ 30 thì tăng gấp 6 – 7 lần và đến ngày thứ 45 thì tăng gấp 10 -11 lần.

Được 1 tháng tuổi, chó béc giê vùng Đông Âu cân nặng trung bình là 4kg, nhưng nếu cho ăn đầy đủ hoặc cho ăn sam sớm thì một số chó con có thể cân nặng 5kg.

Những con chó béc giê con cùng cápca đến ngày thứ 30 sau khi ra đời, số cân trung bình đạt đết 4,5kg; chó con của giống chó Erdẹerera (giống chó săn chuyên sống trong hang) nặng 3kg; chó con của giống chó Doperman-puntrera (là loại chó nghiệp vụ lấy từ một giống chó săn) nặng 3,2kg; chó con của giống chó Bu-lơ-đo (chó Đức, một giống chó rất khoẻ, lông ngắn, mõm không nhọn) nặng 3,5kg.

Tứ chi của chó con tăng rất nhanh về chiều dài khi chúng được 4 tuần tuổi, còn tai thì bắt đầu dỏng lên ở tuần tuổi thứ 7 (đối với chó béc giê con vùng Đông Âu).

Sự lớn và sự phát triển của chó có thể chia nhỏ ra làm một vài giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có tốc độ lớn khác nhau và có nhiều đặc điểm khác nhau.

Đối với chó con còn bú mẹ, theo số liệu của nhiều tác giả, thì tốc độ lớn nhanh.

Trong thời gian từ 2 – 6 tháng, độ dài của tứ chi chó con tăng lên từ 2,5 – 3 lần và thực tế cũng cho thấy ở thời kỳ này sự phát triển của các xương ống ở tứ chi chó con cũng kết thúc, đồng thời sự phát triển của lồng ngực ở mức độ lớn cũng diễn ra trước khi chó con được 6 tháng tuổi.

Độ dày của phần khối đốt ngón chân đến chiều cao vây (bướu vai) thể hiện độ dày của xương và cũng ổn định trong thời kỳ chó con được từ 4 – 6 tháng tuổi.

Như vậy là sức lớn mãnh liệt nhất của chó con chỉ diễn ra trước khi nó được 6 tháng tuổi.

Chiều cao vây từ khi chó được sinh ra cho đến lúc 4 tháng tăng từ 87,5 đến 108%, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 tăng từ 3,5 – 7%, từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi tăng từ 7,1 – 8,3%.

Từ 6 tháng đến 10 – 12 tháng, sự lớn của chó – theo chỉ số chính – về cơ bản là dừng lại, mặc dù quá trình phát triển và trưởng thành về ngoại hình của chó vẫn tiếp tục kéo dài đến lúc chó được khoảng 2 hoặc 2 năm rưỡi.

Nắm được các quy luật cơ bản về sự lớn của chó, cần thiết phải cho chó ăn đúng, chế độ nuôi dưỡng chó con trước 6 tháng tuổi là sự quyết định đối với việc chăn nuôi chó, nhằm thu được đầy đủ các giá trị của chúng.

Chó càng non thì tốc độ lớn càng nhanh, do vậy việc cho chó con ăn đầy đủ về lượng và chất có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nắm được tầm quan trọng của việc cho chó ăn và chế độ ăn đối với chó con, cần phải luôn luôn theo dõi sự phát triển đúng đắn và sự lớn của chó con, từ đó mà có biện pháp cải tiến việc cho ăn và chăm sóc chó con.

Chăm sóc chó con ở thời kỳ cai sữa

Việc cai sữa mẹ cho chó con được thực hiện khi chó con được từ 30 – 45 ngày tuổi. Lượng sữa của chó mẹ ở thời gian này trở lên ít đi.

Một số con chó mẹ còn trẻ mà ít sữa thì phải thôi cho con bú sớm hơn nữa. Việc cai sữa mẹ cho chó con phải được tiến hành dần dần trong vòng từ 5 – 6 ngày.

Hai ngày đầu, ta tách chó mẹ xa đàn con khoảng vài tiếng, tiếp theo ta tách chó mẹ xa đàn con nửa ngày và cuối cùng là cả ngày, chỉ cho chó mẹ sống với đàn con vào buổi tối.

Cho chó con ăn theo các giờ nhất định và cho chúng ăn loại thức ăn mà chúng phải làm quen trong thời gian này. Sau khi cai sữa cho chó con thì nuôi chúng thành các nhóm (theo lứa).

Việc nuôi dưỡng chó con sau khi chúng bị cai sữa là một việc đầy trách nhiệm, đòi hỏi người chỉ đạo hay những người yêu thích việc nuôi chó phải hết sức quan tâm chăm sóc và có tình yêu lớn lao đối với chó.

Chăm sóc và cho chó con ăn phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo thời gian biểu hàng ngày và đã được vạch ra.

Trong mức độ lớn và phát triển của chó con, chế độ nuôi dưỡng chúng cần dần dần phải gần với chế độ nuôi dưỡng những con hcó đã lớn.

Vào những ngày thời tiết u ám, buổi tối cho chó ngủ trong nhà sạch sẽ và khô ráo, còn cả ngày thì vẫn nuôi chúng trong chuồng thú.

Đặc biệt của việc nuôi dưỡng chó con là phải nhận định và xem xét thật cụ thể các mùa trong năm và điều kiện khí hậu của địa phương.

Những con chó sau này sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc gia súc thì người ta thường chăn nuôi chúng cùng với đàn cừu hoặc cùng với đàn gia súc.

Ở các trại chăn nuôi thuộc cơ quan nhà nước, hoặc đối với những người thích nuôi chó ở những trường hợp cá thể, nên thực hiện phương pháp chăn nuôi “lạnh” đối với chó non.

Bản chất của phương pháp này được thể hiện ở việc chăn nuôi chó thường xuyên trong không khí tươi mát (trong chuồng thú). Khi thời tiết xấu (mưa…) phải nuôi chó con trong nhà ở (buồng nhỏ).

Từ tháng tuổi thứ 3, người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 2 đến 3 con và cũng ở mỗi nhóm đó nên chọn những con chó tương đương nhau về tình trạng thể lực.

Các nhóm này được phân vào các chuồng thú đặc biệt, riêng lẻ và rộng rãi. Từ tháng tuổi thứ 5 đến thứ 6, người ta nuôi chó con riêng ra từng con một và đối với mỗi con có những dụng cụ chăm sóc và nuôi dưỡng riêng.

Mỗi ngày dọn chuồng sạch sẽ cho chó con hai lần và mỗi tháng tắm cho chúng ít nhất là 2 lần. Hàng ngày cho chó con đi dạo vòng trong từ 3 đến 4 tiếng theo thời gian biểu của ngày, đây là điều bắt buộc.

Phải chú ý đặc biệt đến việc đảm bảo cho chó con ăn đầy đủ cả về chất và lượng.

Để phòng ngừa các bệnh thuộc về dạ dày và ruột, đồng thời để cơ thể chó con phát triển tốt nhất, nên cho chó con uống thuốc kháng sinh có lợi cho sức khỏe của chó con và uống vào thời gian chó con được từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Cần phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con. Thức ăn cho chó con phải tươi và phong phú về loại thức ăn. Nước uống dùng cho chó con phải là nước sạch.

Khi chó con được 3 tháng tuổi thì mỗi con chó phải có chậu ăn riêng khi ăn. Nếu cho chó con ăn không đủ chất (trong thành phần thức ăn thiếu phốt phát can xi (CaPO) và vitamin D) thì chó con sẽ bị còi xương.

Cần phải kiểm tra sự lớn và sự phát triển của chó con, tuân thủ đồ thị đo lường (việc cân nặng cho chó cũng vậy): từ tháng thứ nhất đến trước 2 tháng tuổi, cứ 5 ngày kiểm tra và cân nặng một lần; từ 2 tháng đến 6 tháng – 10 ngày kiểm tra và cân nặng 1 lần; sau đó cứ 1 tháng 1 lần kiểm tra và cân nặng.

Chỉ cần đo lường các phần cơ bản sau: chiều cao, độ dài ché o của thân mình, bề ngang của lồng ngực và độ dày của khối đốt ngón chân.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Không Có Mẹ

Trải nghiệm những cảm xúc khó quên khi chăm sóc chó con mới sinh không có mẹ

Nếu như việc chăm sóc một chú chó con đã đòi hỏi bạn phải bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức thì việc chăm sóc chó con mới sinh không có mẹ lại càng là một việc không đơn giản. Bởi lúc ấy những chú chó con cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa và đòi hỏi sự kiên nhẫn, cẩn thận trong lúc chăm sóc hơn nữa.

Đồng thời đối với những người chủ nuôi thì khi được tận tay chăm sóc những chú chó con mới sinh không có mẹ bạn sẽ được trải nghiệm những cảm xúc vô cùng khó quên, bởi nó rất chân thực, sinh động.

Để chăm sóc những chú chó con mới sinh không có mẹ những người chủ nuôi phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề, trong đó có một số vấn đề chính có thể kể đến như:

Do chó con đã bị mất mẹ nên không được bú sũa mẹ sau khi sinh nên bạn cần phải pha sữa dành riêng cho chó rồi đưa vào bình và cho chó con uống ngay trong vòng 24h. Điều này sẽ giúp cho chó con có được sức đề kháng tốt nhất và cung cấp được dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chúng.

Nhu cầu dinh dưỡng của chó con tăng theo tuần tuổi nên bạn cần phải lưu ý để đáp ứng được đủ lượng dinh dưỡng này. Đến khi chó con được 3 tuần tuổi, trở nên cứng cáp hơn thì bạn có thể bắt đầu cho chó con tập ăn dặm bằng cách nấu cháo xay nhuyễn, ăn xen kẽ với sữa.

Nếu còn chó mẹ thì chó mẹ sẽ thực hiện việc liếm vào hậu môn để kích thích cho con đi vệ sinh theo bản năng. Nhưng do đã mất mẹ nên công việc này đòi hỏi người chủ nuôi phải thực hiện đều đặn hàng ngày, nhất là sau mỗi lần cho chó con ăn xong. Bạn cần lấy khăn ướt mềm chà nhẹ vào vùng hậu môn của chó con từ 1 – 2 phút. Bạn cần phải kiên trì thực hiện việc này mỗi ngày cho đến khi chó con được 21 ngày tuổi và đã tự biết đi vệ sinh.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Đầy Đủ Nhất

Chế độ ăn uống

Cún con khi mới sinh ra cần được bú sữa chó mẹ. Bởi trong sữa mẹ sẽ có hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp chó con tăng sức đề kháng. Đặc biệt trong 4 ngày đầu tiên, cún con nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Khi cún con từ 5 ngày tuổi trở đi, nên cho chó con uống thêm sữa ấm. Bạn có thể dùng bơm kim tiêm để bơm sữa và miệng cún. Từ ngày thứ 10 trở đi có thể cho chó con bú bình. Ở thời điểm này đến khi 1 tháng tuổi, bạn vừa cho chó con uống sữa ấm kết hợp với uống sữa mẹ để cún con được cứng cáp hơn.

Bắt đầu đến tuần thứ 3, thứ 4 bạn có thể cho cún ăn dặm bằng cháo loãng nấu với thịt, mỗi ngày ăn 1-2 bữa. Vì ngoài ăn dặm cún vẫn còn uống sữa nên bạn không cần lo chúng có bị đói hay không.

Cún con từ 4 tháng tuổi bạn nên cho ăn 4-6 bữa, thức ăn nấu chín trước khi cho cún ăn và hạn chế cho chúng ăn đồ ăn khô bởi có thể làm khó tiêu hóa.

Từ 6 tháng tuổi trở nên, mỗi ngày bạn chỉ cần cho chúng ăn 2-3 bữa. Lúc này cún con đã trưởng thành nên lượng thức ăn bạn cũng cần tăng lên. Nên cho ăn vừa đủ và vệ sinh khay sạch sẽ để tránh thức ăn bị ôi thiu.

Các giai đoạn phát triển của cún con

2 ngày đầu tiên, cún con chỉ biết ngủ với bú mẹ, các cơ quan chức năng chưa phát triển hết nên cún chỉ có thể duỗi, đạp chân. Lúc này chó mẹ sẽ hỗ trợ 1 phần hoạt động của cún con.

Khi được 1 tuần tuổi, các khe tai của cún bắt đầu mở. Đến 2 tuần tuổi thì cún bắt đầu mở mắt, thị giác và thính giác cũng bắt đầu hoạt động bình thường.

Từ tuần thứ 3-4 thì răng sữa của cún con bắt đầu mọc. Đến tuần thứ 8 thì toàn bộ răng của chó con về cơ bản được hoàn chỉnh.

Tiêm chủng cho chó con

Khi cún con được 2 tuần tuổi bạn nên tẩy giun sán cho chúng. Sau đó tiếp tục tẩy giun vào tuần thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Thời điểm sau đó, mỗi tháng bạn tẩy định kỳ 1 lần. Khi cún được 4 tháng tuổi chỉ cần được uống thuốc phòng bệnh giun.

Chó con thời điểm 3 tháng tuổi cần được tiêm phòng vacxin phòng bệnh dại, bệnh Parvovirus, Carre, parainfluenza và các bệnh truyền nhiễm khác.

Những lưu ý khi chăm sóc chó con

Đảm bảo nơi ở cho chó mẹ và chó con phải sạch sẽ, thoáng, đủ ấm. Không lót quá nhiều quần áo, vải ở ổ. Đặt đàn ở nơi góc tường, không nhiều người qua lại.

Nếu chó con nằm tản đều, ngủ tốt thì chứng tỏ nhiệt độ nơi ở hợp lý. Nếu chúng nằm phân tán nhiều nơi do nóng hoặc chúm chụm một chỗ cho lạnh là nơi ở không tốt cho sức khỏe của cún.

Với 2 tuần đầu tiên khi cún được sinh, bạn không nên tắm cho chúng mà chỉ dùng vải ướt ấm nhẹ nhàng vệ sinh rồi lấy khăn sạch lau khô.

Khi cún được 1 tháng tuổi, bạn bắt đầu dạy chúng cách đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ. Cách dạy là sau khi cún ăn xong chừng 15 phút bạn đưa cún đến vơi được phép đi vệ sinh. Nơi để cún đi vệ sinh phải cố định 1 chỗ để cún nhớ và thực hiện. Cứ như vậy vào lần cún sẽ quen.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh, Sinh Non, Bị Mất Mẹ Hiệu Quả

Chó con mới sinh cũng cần có cách chăm sóc khoa học

Cách nuôi chó con mới đẻ những ngày đầu tiên

Đầu tiên là không cắt dây rốn trên chó con: Cắt dây rốn của chó con trước khi vách đàn hồi là nơi chứa các mạch máu co ngót lại có thể gây xuất huyết. Hãy để nguyên dây rốn, nó sẽ sớm khô lại, co ngót và rụng đi.

Thứ hai là không đụng đến rốn của chó con: Chúng ta không cần thiết phải bôi các loại thuốc chống nhiễm trùng vào gốc nhau thai và rốn chó con. Ổ đẻ được giữ vệ sinh tốt thì rốn của cho con sẽ không bị nhiễm trùng.

Thứ ba là thay khăn tắm và giấy báo trong ổ đẻ: Phải giữ ổ đẻ sạch sẽ sau khi chó con ra đời, nhưng phải cẩn thận để tránh làm phiền chó mẹ. Vứt bỏ giấy báo bẩn và thay thế bằng giấy mới ngay khi cho mẹ ra ngoài.

Thứ tư là để chó mẹ và các chó con tạo sự gắn kết trong 4 – 5 ngày đầu tiên: đây là thời gian quan trọng để tạo sự gắn kết giữ chó con với mẹ. Vì thế hãy cố gắng không động đến chúng trong những ngày đầu tiên này.

Thứ năm là hạn chế di chuyển chó con trong thời gian đầu: Chỉ di chuyển chó con khi bạn cần vệ sinh hộp, thường từ ngày thứ 3 trở về sau.

Thứ sáu là thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ ổ nuôi: Chó con mới sinh không thể tự điều hòa thân nhiệt nên chúng dễ bị lạnh. Nếu không có chó mẹ ở đó bạn cần cung cấp nguồn nhiệt cho chúng, để chó con có thể

Thứ bảy là cân chó con hằng ngày: Sử dụng cân điện tử cầm tay để cân chó con hằng ngày trong 3 tuần đầu tiên. Ghi lại khối lượng từng con để đảm bảo chúng khỏe mạnh và nhận đủ chất dinh dưỡng. Trước khi cân nên sử dụng chất tiệt trùng gia dụng để vệ sinh mặt cân, sau đó lau khô.

Hạn chế di chuyển chó con trong thời gian đầu

Thứ tám là không để khách mang mầm bệnh đến: Khách đến xem chó con thường là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Giày và tay của họ có thể mang vi khuẩn hoặc virus.

Thứ chín là không để động vật khác trong nhà lại gần chó con: Các con vật khác có thể mang mềm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho chó con mới sinh. Chó mẹ mới đẻ cũng rất dễ nhiễm bệnh, từ đó có thể lây cho chó con. Vì vậy bạn không được để các động vật không phải thú nuôi trong nhà mình lại gần trong vài tuần đầu tiên sau khi chó đẻ.

Chăm sóc chó con mới đẻ bằng nguồn sữa mẹ

– Chó con mới đẻ uống sữa gì? Chó con sinh ra phải nằm cạnh mẹ, nên phải ăn sữa mẹ nhất thiết phải được bú sữa đầu, đó là sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó chống đỡ bệnh tật. Khi cho con mới sinh chưa có răng, lỗ tai đóng lại, chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động di chuyển rất khó khăn nên sẽ tự vú mẹ và bú.

– Nếu một lứa sinh quá nhiều, chú chó ra đời cuối cùng thường có cơ thể yếu ớt nhất, nên bạn ưu tiên cho cún bú mẹ trước. Nếu chó mẹ vụng không giúp con, thì chủ nhân có thể giúp đưa con đến sát miệng chó vào đầu vú mẹ để chúng ăn dễ dàng hơn.

– Vì sữa non có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và protein, magie, enzym, hormone cao nên hãy để chó sơ sinh bú đủ sữa non, giúp chó con chống oxi hóa, nhuận tràng, thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa, và miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con mới đẻ.

– Nếu trước 1 tháng mang thai chó mẹ được tiêm vacxin, thì kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi.

Chó con nên ăn sữa mẹ hoàn toàn trong năm ngày đầu tiên

Bổ sung chất dinh dưỡng và tiêm phòng để chăm sóc chó con tốt nhất 1. Chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ sau sinh

Sau sinh, không chỉ chăm sóc chó con mà chó mẹ cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng với chế độ ăn điều độ hơn. Bổ sung khẩu phần ăn chất lượng tăng số bữa ăn để chó mẹ đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú.

Trong 5 ngày đầu đời, chó con có thể chỉ bú sữa mẹ, sau thời gian đó có thể chuyển sang bú bình bằng sữa đã hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy, dần dần chó con phát triển có thể cho chúng tự ăn.

2. Chế độ ăn cho chó con mới sinh

Đến khoảng 15 ngày tuổi, có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo nấu với thịt và rau xanh thật nhuyễn 1 bữa và ống clorua canxi trộn vào sữa mỗi ngày.

Từ 20 ngày tuổi, tăng thêm phần ăn dặm lên 2 bữa/ngày và thêm vài giọt trivit vào sữa cho chó con uống, bạn cũng cần thường xuyên cân trọng lượng của chó con để kiểm tra được quá trình phát triển của chó con.

3. Tiêm phòng và tẩy giun cho chó con

Tiêm phòng và tẩy giun là những việc quan trọng khi chăm sóc chó con mới sinh. Chó con dưới 2 tháng tuổi rất dễ chết vì các loại bệnh, hai bệnh nguy hiểm nhất vè dễ mắc bệnh pravo và care, nếu mắc các bệnh này thì 60% không thể qua khỏi.

Hai bệnh này có thể phòng bằng cách tiêm vacxin, vì thế cần tiêm cho chó con từ sớm, khoảng 3 tuần tuổi tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tuổi cần tiêm mũi thứ 2, 9 tuần mũi thứ 3 và khi cho con được 7-8 tháng thì tiên phòng dại.

Không nguy hiểm như khi nhiễm các bệnh trên, nhưng nhiễm giun cũng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển và sức ảnh hưởng của chó con. Nếu bạn cần tẩy giun cho chó con. Có thể tham khảo liệu trình sau:

Khi chó con được 15 ngày tuổi, cho chó con tẩy vào tuần 4, 6 và 8 tuần tuổi

Sau 8 tuần, cứ 1 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi đàn chó được 6 tháng.

Từ 6 tháng, cứ 3 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 năm tuổi

Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ bị mất mẹ

Một số lưu ý cách chăm sóc chó con mới sinh

Nhớ một số lưu ý để chăm sóc chó con khỏe mạnh

Chó con sẽ không thở hoặc không kêu lúc mới sinh, lúc đó sẽ xảy ra hiện tưởng chết giả, khi đó bạn hãy hướng đầu chó con xuống dưới, đung đưa cơ thể nhẹ nhàng.

Khi mới đẻ, chó con chưa thích nghi với điều kiện sống mới, chủ nhân phải quan tâm đầy đủ tới chúng về tất cả mọi mặt.

Khu ở của chó con cần lót sạch, khô, đảm bảo nhiệt độ ấm thường xuyên, nên lắp đèn sưởi ấm, giấc ngủ cũng sẽ ngon hơn. Phải đặc biệt chú ý khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường.

Cách chăm sóc chó con mới sinh không có mẹ cũng có thể áp dụng tương tự. Tuy nhiên là cần ghép đàn hoặc tìm nguồn sữa cho chó con sơ sinh trong vài tháng đầu.

Những chú chó con mới ra đời cũng rất mong manh và yếu ớt vì thế hãy cố gắng chăm sóc chúng tỉ mỉ cẩn thận để đàn chó của gia đình luôn khỏe mạnh.

XEM THÊM: