Khi Bị Chó Dại Cắn Có Biểu Hiện Gì

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh dại và trên thế giới cũng chỉ có vài ca được cứu sống khi phát bệnh dại. Việc bị chó cắn rất thường xuyên xảy ra và mọi người đều không thể chắc chắn con vật cắn mình có bị dại hay không. Cùng tìm hiểu những biểu hiện khi bị chó dại cắn để bảo vệ mình và người thân trước căn bệnh dại.

Biểu hiện người bị chó dại cắn

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm lây truyền do virus dại từ cơ thể động vật theo nước bọt từ vết cắn, liếm, truyền vào cơ thể người. Virus dại xâm nhập vào vết thương và nhân lên sau đó khiến người bị bệnh dại lên cơn dại và chết. Những biểu hiện của người khi bị chó dại cắn bao gồm:

– Thời kỳ đầu ủ bệnh nạn nhân sẽ cảm thấy vết cắn đau nhức và sưng tấy, sau một thời gian thì các dấu hiệu này lan theo hệ thần kinh. Kèm theo đó là triệu chứng đau đầu, bồn chồn, thổn thức, chán nản vô cớ.

Biểu hiện người bị chó dại cắn xuất hiện sau thời kỳ ủ bệnh

– Sau thời gian ủ bệnh là thời kỳ toàn phát, khi bước vào thời kỳ này thì người bệnh sẽ đón nhận cái chết gần như chắc chắn. Những biểu hiện khi bị chó dại cắn thời kỳ này thường chia làm 3 thể lâm sàng: thể co thắt, thể liệt và thể cuồng. Biểu hiện đặc trưng của giai đoạn này là tình trạng co thắt, run và co thắt hô hấp, thanh quản gây tình trạng khó thở. Bệnh nhân cũng bị sùi bọt mép, có biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.

Khi bị chó dại cắn, biện pháp duy nhất có thể cứu tính mạng người bệnh là tiêm vaccine phòng dại, việc tiêm vaccine hiện nay không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Nếu không tiêm phòng dại mà để bệnh tiến triển đến giai đoạn lên cơn dại thì không thể cứu chữa được và dẫn đến những cái chết đầy đau đớn.

Nên đi tiêm phòng dại khi nào?

Thông thường người bị bệnh dại là do chủ quan không đi tiêm phòng ngay sau khi bị chó dại cắn vì chó dại thường cắn người ở giai đoạn chưa có biểu hiện bệnh. Những người bị chó cắn cần đến các trung tâm y tế dự phòng để được tiêm vaccine phòng dại, tốt nhất là 24 giờ đầu sau khi bị cắn, các trường hợp sau thì cần phải tiêm sớm nhất có thể:

Chó cắn trẻ em

Vì chó là động vật thân thiện và chúng thường không bao giờ tấn công trẻ em nên nếu chó cắn trẻ em là con chó có biểu hiện bất thường.

Chó cắn chủ nhân

Tiêm phòng dại là biện pháp hữu hiệu khi bị chó dại cắn

Chủ nhân là người nuôi dưỡng chó và chó là loài vật trung thành vì thế trường hợp chó tấn công chủ là cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ là con vật mắc bệnh dại.

Chó cắn vào tay, mặt, cổ, cơ quan sinh dục

Những vùng này rất gần với hệ thần kinh trung ương và vì thế nếu có virus dại chúng có thể xâm nhập nhanh hơn rất nhiều vì thế nạn nhân cần được tiêm vaccine sớm nhất có thể.

Chó hoang, chó không rõ nguồn gốc cắn người

Những con chó này không được tiêm chủng và rất có thể chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi khác nguy hiểm.

Chó là loài vật nuôi phổ biến nhưng cũng là nguyên nhân lây truyền bệnh dại hàng đầu. Để phòng tránh bệnh dại khi bị chó dại cắn, tốt nhất là không nên để chó cắn, liếm kể cả những con chó đã được tiêm phòng. Nếu bị chó dại cắn thì nạn nhân cần được xử trí và tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt để tránh những biểu hiện khi bị chó dại cắn và bảo toàn tính mạng.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Biểu Hiện Chó Sắp Đẻ

Giai đoạn chó mang bầu cần được chăm sóc đặc biệt. Phần lớn thì chó mẹ có thể tự sinh sản theo bản năng nhưng vẫn cần sự chăm sóc của người nuôi để chó có thể vượt cạn an toàn cún con khỏe mạnh. Qua bài viết này, HappyVet sẽ chia sẻ các biểu hiện chó sắp đẻ – sanh cùng với cách đỡ đẻ đũng kỹ thuật giúp chó mẹ tròn, con vuông, phát triển khỏe mạnh sau thai kỳ.

Những biểu hiện chó sắp đẻ người nuôi cần biết

Dấu hiệu chó sắp đẻ được thể hiện qua 3 giai đoạn chính: dạo ổ, đau đẻ và đẻ. Mỗi giai đoạn có các biểu hiện khác nhau, do đó người nuôi cần phải quan sát để chó “lâm bồn” thành công.

1. Giai đoạn dạo ổ

Giai đoạn dạo ổ là khoảng thời gian 24 tiếng trước khi sinh, lúc này chó mẹ sẽ có các biểu hiện như sau:

Bầu vú của chó mẹ bị căng phồng, núm vụ sưng to và xuất hiện sữa màu trắng đặc trưng. Trong trường hợp sữa có màu vàng đục thì chứng tỏ chó con đang yếu hoặc có vận để.

Trước khi sinh từ 1 – 2 ngày chó mẹ sẽ có dấu hiệu chán ăn, ăn ít, thậm chí bỏ ăn hoàn toàn. Nhiều chó mẹ do ăn quá no trước đó dẫn đến nôn mửa do dạ con bị ép vào tử cung.

Chó mẹ đi tiểu nhiều lần trong ngày do dạ con ép vào bàng quang.

Quan sát bụng có hiện tượng sụt chùng xuống đất, nguyên nhân là do cơ bụng giãn mềm.

Đặc biệt, cách nhận biết chó sắp đẻ trong khoảng 12 – 2 tiếng trước khi chó đẻ sẽ thể hiện qua các bộ phận sinh dục và nhiệt độ cơ thể:

Lúc này các cơ tử cung co bóp sẽ khiến bộ phận sinh dục của chó mẹ dãn nở và to ra.

Thân nhiệt của chó giảm vài độ tử 38.3 – 39.20C giảm xuống còn 36.7 – 37.50C.

Chó mẹ đi lại luẩn quẩn, đứng ngồi không yên và có phản xạ cào bới đi tìm ổ đẻ.

2. Giai đoạn đau đẻ

Trong các biểu hiện chó sắp đẻ thì đây là giai đoạn mà chó mẹ đau đớn nhất, chúng bắt đầu kêu rên và phải chịu những cơn đau co thắt tử cung từng đợt trên bụng và xuất hiện các dấu hiệu:

Chó mẹ sẽ rên rỉ và phát ra âm thanh “ư ử”, thở mạnh, tim đập nhanh, hơi thở dốc.

Chó mẹ có các hoạt động hấp tấp, cuống quýt, đẩu ngoảnh lại phía sau để liếm bộ phận sinh dục.

Cơn co thắt càng thường xuyên và rõ rệt thì chứng tỏ thời điểm sinh nở đã tới gần kề.

Hình ảnh chó mệt mỏi đau đẻ

3. Giai đoạn đẻ

Lúc này, người nuôi có thể quan sát thấy một chiếc bọc ối lòi ra khỏi âm hộ. Chó mẹ bắt đầu lấy sức rặn liên tục, âm hộ phình to và căng cứng, bọc ối có thể vỡ và chảy nước ối ra ngoài và cùng với đó là các chú cún trong bụng chui ra ngoài.

Cách đỡ đẻ cho chó đúng cách

Sau khi nhận biết được các biểu hiện chó sắp đẻ người nuôi cần làm ổ, chuẩn bị bao tay, khăn lau để sẵn sàng đỡ đẻ cho chó. Thông thường, nhiều giống chó có thể tự sinh nở thuận tự nhiên, nhưng có một số loài chó có xương chậu hẹp, nhỏ hoặc chó con có hộp sọ to thì cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người nuôi. Tuy nhiên, với cách đỡ đẻ cho chó thì chỉ được thực hiện khi người nuôi có kinh nghiệm và có đôi bàn tay khéo léo. Nếu bạn không đủ kinh nghiệm thì có thể nhờ đến bác sỹ thú y.

Chó mẹ mỗi lần đẻ sẽ rặn ra một bọc ối, mỗi bọc ối sẽ chứa 1 con chó con. Lúc này chó mẹ sẽ dùng miệng xé bọc ối, nhai dây dốn và liếm sạch chất nhày trên người cún con. Mỗi lần mang thai chó mẹ có thể đẻ được từ 1 – trên 10 chó con và cứ khoảng 10 – 30 phút thì một chú chó con sẽ ra đời.

Cách đỡ đẻ cho cho được áp dụng trong một số trường hợp như sau:

1. Chó mẹ ngừng rặn được 1/2 bọc ối ra ngoài

Trong trường hợp chó mẹ rặn được 1/2 bọc ối ra ngoài thì chúng ta cần thực hiện quan sát khoảng vài phút. Nếu chó mẹ mệt quá và ngừng rặn thì người nuôi cần đeo bao tay và lôi bọc ối ra một cách nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Sau đó bạn tiến hành xé bọc ối và vệ sinh miệng chó con cho tới khi cho kêu thành tiếng “ư ử” và thở bình thường thì dừng lại.

2. Chó mẹ không xé bọc ối có chó con

Nếu trường hợp chó mẹ rặn được bọc ối ra bên ngoài nhưng không còn sức hoặc không biêt cách xé bọc ối, lúc này cần có sự can thiệp của người nuôi. Bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng xé bọc ối để chó con không bị chết ngạt. Dùng khăn lau sạch các chất dịch bám xung quanh lông chó đồng thời kích thích hô hấp bằng việc xoa lưng, bụng và đầu chó con cho đến khi chó kêu “ư ử” và hô hấp bình thường thì dừng lại.

3. Chó con không kêu sau khi ra khỏi bọc ối

Trong trường hợp chú chó con bất động và không có phản ứng gì bạn cần phải bế chú cho trong tay theo hướng quay xuống mật đất, đung đưa cơ thể nhẹ nhàng. Sau đó, tiến hành hút sạch dịch có trong mũi cún con, lấy khăn lau sạch cơ thể, dùng tay ấn nhẹ vào thành ngực.

Trong quá trình thực hiện cách đỡ đẻ cho chó có thể gặp phải những tai nạn như bị vỡ ối, chó chết ngạt, tử cung nhỏ gây khó đẻ nên chó mẹ cần chỗ dựa tinh thân. Việc đỡ đẻ không cần tay nghề quá cao nhưng cần phải có những kiến thức cơ bản và bàn tay khéo léo.

Cách chăm chó đẻ sau sinh

Sau khi sinh đẻ, chó mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để hồi phục sức khỏe và có sữa nuôi chó con.

1. Cách chăm sóc chó mẹ

Đã từng có nhiều trường hợp chó mẹ sau khi sinh sẽ chết yểu do quá yếu không muốn ăn uống gì. Do đó chó mẹ sau khi đẻ cần được chăm sóc chu đáo, cho chúng uống sữa, ăn những loại thức ăn nhanh liền vết thương.

Giữ cho chó mẹ không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, làm phiền

Ổ chó đẻ cần sạch sẽ, không nên để nắng hay gió tác động trực tiếp vào

Bổ sung cho chó mẹ những thực phẩm giàu chất đạm như nước hầm xương, cháo thịt bâm để cung cấp đủ đảm giúp chó mẹ có nhiều sữa cho con bú.

Định kỳ từ 2 – 3 ngày thay vãi trong ổ đẻ để giữ gìn vệ sinh nơi ở cho cả chó mẹ và chó con.

Người nuôi nên thường xuyên vuốt ve đầu chó mẹ để nó nhận được tình cảm

2. Chăm sóc chó con sau khi đẻ

Chó con ngay sau khi sinh cần được bú mẹ ngay vì đây là những giọt sữa đầu giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ chết yểu của chó con. Sữa của chó mẹ mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ cho khoảng 2 – 10 chú chó con.

Trong trường hợp chó mẹ không có đủ sữa cho con bú thì người nuôi có thể pha các loại sữa khác có bán trên thị trường như sữa đặc ông thọ, sữa tươi, sữa bột có bán trên thị trường cho chó con bú. Những loại sữa này có mức giá giao động từ vài chục đến vài trăm nghìn.

Những lưu ý trước biểu hiện chó sắp đẻ

Trước những dấu hiệu sắp sinh của chó thì đã có rất nhiều người đặt ra những thắc mắc như:

1. Chó sắp đẻ cho ăn gì?

Trong thời gian mang thai, việc chúng ta cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chó cưng là hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến sức khỏe, sự phát triển của cả chó mẹ và chó con sau này.

Trong giai đoạn 6 tuần đầu khi mang thai, cho chó ăn với chế độ dinh dưỡng như bình thường. Sau giai đoạn 6 tuần đầu tiên là tới giai đoạn phát triển của cho con nên người nuôi cần đặc biệt chú ý. Nên cho chó ăn thành nhiều bữa nhỏ, không gia tăng số lượng thức ăn mà thay vào đó là bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đạm có trong thức ăn cho chó.

2. Kỹ thuật cắt rốn chó sơ sinh

Chúng ta có thể can thiệp để cắt rốn cho chó con nếu đủ kinh nghiệm. Không nên dùng kéo để cắt, thắt chỉ tại vị trí cách da bụng từ 1 – 2cm tùy thuộc vào kích thước của chó con. Lưu ý phải đảm bảo tốt khâu sát trùng bằng cồn 70 độ hặc cồn I-ốt 5%. Sau khi cắt rốn, dùng vải mềm lau khô người chó con rồi cho bú mẹ và sưởi ấm.

3. Các thắc mắc khác

Chó vỡ ối bao lâu thì đẻ – Chó vỡ ối khoảng 2 – 3 phút sẽ đẻ, có nhiều trường hợp khó đẻ cần sự can thiệp của bác sĩ.

Chó mang thai bao lâu thì đẻ – Đối với chó, bào thai bắt đầy hình thành và làm tổ trong tử cung khoảng 58 – 68 ngày thì đẻ. Tuy nhiên, ở một số dòng chó Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua thì thời gian mang thai của chúng có thể là 3 tháng.

Chó đẻ cách nhau bao lâu – Chó thương đẻ trung bình từ 10 – 30 phút một con.

Dấu hiệu chó xảy thai – Bộ phận sinh dục có máu chảy ra bát thường, nhiều trường hợp thai chết lưu cũng sẽ đi ra cùng với máu. Lúc này chó mẹ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn.

Chó mang thai bị chảy máu nhiều – Dấu hiệu của việc sảy thai.

Các Biểu Hiện Và Triệu Chứng Đầy Hơi Ở Chó

Những con vật mắc đầy hơi có thể bị ốm rất nặng hoặc chết trong vòng vài giờ nếu không được chữa trị.

Thường không tìm ra nguyên nhân gây nên đầy hơi, nhưng các triệu chứng và biểu hiện thì lại rất dễ phát hiện. Nhận biết được chúng sẽ giúp bạn bảo vệ được tính mạng cho con vật.

Đầy hơi là gì? và tại sao lại bị đầy hơi?

Đầy hơi cũng được biết đến như là chứng xoắn dạ dày chướng hơi ,hoặc GDV, đến nay bác sỹ thú y vẫn chưa biết đầy đủ về căn bệnh này.

GDV là tình trạng dạ dày bị vặn xoắn và sau đó đầy hơi. Hoặc có thể xảy ra ngược lại- chưa rõ liệu tình trạng này là việc dạ dày đầy hơi sau đó bị xoắn hay xoắn trước rồi sau đó đầy hơi.

Bỏ qua trình tự mà nó diễn ra thì xoắn dạ dày chướng hơi rõ ràng rất xấu đối với chó. Thậm chí dạ dày con vật bị chướng đầy hơi và tạo áp lực lên cơ hoành, đây có thể là nguyên nhân làm cho con vật khó thở. Ngoài ra, theo Stobnicki thì áp lực này làm ngắt dòng máu chảy về tim. Áp lực cực lớn trong dạ dày có thể là nguyên nhân gây nên các mô bị chết dẫn đến vỡ dạ dày, và đôi khi lá lách bị xoắn với dạ dày, dẫn đến tổn hại mô lá lách.

Mặc dù các chuyên gia y tế đã có rất nhiều hiểu biết về tình trạng đầy hơi, tuy nhiên tại sao chứng đầy hơi xảy ra thì vẫn là một ẩn số.

” Có vài học thuyết chỉ ra tại sao lại xuất hiện tình trạng đầy hơi, nhưng cuối cùng nguyên nhân gây ra tình trạng trên có rất nhiều”. Quammen nói. ‘ Phổ biến nhất là ở những giống chó lớn, thường xuất hiện ở chó đực hơn là ở chó cái, và ở độ trung tuổi. Rất nhiều con chó có tiền sử uống hoặc ăn khối lượng lớn thức ăn, sau đó là hoạt động quá mức”

Stobnicki nói rằng giống chó great danes, giống chó săn lớn, Saint Bernards, và standard poodles (chó poodle thuần chủng) dường như dễ mắc chứng đầy hơi hơn các giống chó khác.

Triệu chứng và biểu hiện của chứng đầy hơi ở chó là gì?

Bởi vì khó để nói chính xác tại sao chó lại bị đầy hơi, nên điều quan trọng là bạn cần nhận biết được các biểu hiện và triệu chứng của tình trạng

Quammnen nói rằng, xét bề ngoài, đầy hơi có thể giống tình trạng dạ dày sưng phồng lên, con vật chảy nhiều nước dãi, đau và đứng ngồi không yên. Cô cũng nói thêm rằng, một số con khác sẽ rên rỉ để bạn biết rằng chúng đang bị đau

Ngoài những dấu hiệu nhận thấy trực quan đó, bạn cũng nên để ý nếu chú chó của mình đang cố nôn nhưng không được” con vật sẽ giống như đang cố để nôn, nhưng không nôn được gì”, Foster nói.

Nếu chú chó của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu kể trên, bạn cần phải mang nó đến gặp bác sỹ thú y ngay lập tức.

Bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ chú chó của mình bị đầy hơi?

Nếu bạn nghi ngờ chú chó của mình mắc tình trạng đầy hơi, thì điều duy nhất bạn có thể làm là mang nó đến gặp bác sỹ thú y càng sớm càng tốt. Thật không may là bạn không thể tự giải quyết tình trạng này tại nhà được.

Stobnicki nói rằng” nếu chủ nuôi nghi ngờ chú chó của mình bị mắc chứng đầy hơi, họ nên ngay lập tức mang đó đến phòng khám càng sớm càng tốt”. ” Đây là tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng con vật và không thể chờ đến tận sáng hôm sau mới mang nó đến phòng khám. Nếu chủ nuôi không chắc liệu chú chó của mình có phải bị mắc tình trạng GDV không, họ có thể gọi cho phòng khám và hỏi xem liệu các triệu chứng đó có phải là của tình trạng đầy hơi không”.

Quammen nói rằng, sau các bước quan trọng như chụp X quang và xét nghiệm máu và con vật được chẩn đoán là bị đầy hơi, thì phẫu thuật là biện pháp điều trị duy nhất.

” Cách duy nhất để điều trị là đi vào trong ổ bụng phẫu thuật và tháo xoắn tại dạ dày. Sau đó dạ dày được khâu vào thành cơ thể để ngăn ngừa tình trạng xoắn trở lại. Đây được gọi là thủ thuật cố định dạ dày”. Stobnick nói rằng cần phải lưu ý rằng có thể có cả các vấn đề về lá lách cần được giải quyết cũng như có thể cắt bỏ một phần dạ dày nếu tình trạng xoắn đủ nghiêm trọng.

Thật không may là đôi khi con vật cũng bị tử vong thậm chí sau khi đã được điều trị. Có đến 1/3 trường hợp con vật bị chết mặc dù đã được phẫu thuật, Stobnicki nói.

“Tình trạng càng kéo dài thì tiên lượng càng kém, do vậy chủ nuôi không nên trì hoãn việc điều trị”, cô nói rằng, ” nói chung, con vật thường ổn nếu ra viện sau phẫu thuật”.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật?

Giống như bất kỳ cuộc đại phẫu thuật nào, sau phẫu thuật con vật sẽ cần phụ thuộc vào bạn nhiều hơn. Nó sẽ cần được bạn hướng dẫn để có thể giữ bình tĩnh, ít hoạt động vận động để tránh là rách vùng phẫu thuật. Bạn sẽ cần phải chia thuốc thành từng loại như giảm đau và kháng sinh.

“Sau khi ra viện, chủ nuôi cần hạn chế cho con vật hoạt động trong vòng vài tuần, cũng với việc uống thuốc thường xuyên (thường 2 đến 3 lần/ ngày), thay đổi chế độ ăn và đeo loa chống liếm cho con vật”. Quanmmen nói rằng” sau khi đã hoàn toàn bình phục, chỉ khâu đã được loại bỏ và nhiều con vật có thể trở lại cuộc sống bình thường”

Có thể phòng ngừa chứng đầy hơi không”

“Một số bác sỹ thú y khuyến cáo bạn làm thủ thuật cố định dạ dày dự phòng cho những giống chó có nguy cơ mắc chứng này”, Quammen nói. “Phẫu thuật này được tiến hành ở những con vật khỏe mạnh để làm giảm khả năng bị mắc GDV.”

Stobnicki nói rằng quy trình phòng ngừa này được tiến hành tại cơ sở y tế của cô.” Tôi không đồng ý với việc cần thiết phải tiến hành phẫu thuật bằng gây mê cho mọi con vật để ngăn ngừa điều gì đó có thể hoặc không thể xảy ra, nhưng trong vài trường hợp, tôi nghĩ điều này là cần thiết”, cô nói. ” ví dụ, nếu tôi có một con chó great Dane, tôi sẽ đồng ý làm điều này với con chó của mình”

Nếu một con chó thuộc giống có nguy cơ cao bị mắc chứng đầy hơi và nó đang cần được tiến hành phẫu thuật vùng bụng vì một lý do nào khác, ví dụ như triệt sản, thì hai thủ thuật này có thể được kết hợp trong một lần phẫu thuật.

Với quan niệm rằng chứng đầy hơi rất đáng sợ ở chó và đặc biệt là bởi nó có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu con vật của mình hiện tại có thể bị mắc chứng này không, hãy gọi cho bác sỹ thú y ngay để xin tư vấn và chuẩn bị để cho nó được chăm sóc y tế ngay nếu bác sỹ thú y yêu cầu.

Nếu bạn nghi ngờ con vật của mình có nguy cơ bị đầy hơi và muốn tìm ra biên pháp phòng ngừa, hãy trao đổi với bác sỹ thú y về điều này. Phẫu thuật phòng ngừa không phải là phẫu thuật chính; biện pháp tiếp cận ít xâm lấn hơn có thể tốt cho bạn và chú chó của bạn. Mặc dù nghiên cứu chưa xác định được rõ ràng về những khuyến cáo này, biện pháp phòng ngừa không cần dùng đến phẫu thuật thường tập trung vào việc:

Chia nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày cho con vật

Tránh không cho con vật ăn thức ăn khô dạng hạt

Luôn để nước cho con vật uống

Cố gắng giảm áp lực cho con vật, đặc biệt là quanh giờ ăn

Bạn có biết nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi ở chó không? Hãy tìm hiểu thêm những ý kiến khác nhau đến từ những chủ nuôi khác.

Biểu Hiện Và Cách Chữa Dị Ứng Ở Chó

24-05-2023, 3:14 pm

0

28466

Dị ứng là một chứng bệnh khó chẩn đoán và điều trị vì có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ở chó. Nắm vững các nguy cơ dị ứng cho chó, đề phòng và có hướng điều trị phù hợp không chỉ là việc của các bác sỹ thú y mà cần có sự chăm sóc, phát hiện của chủ nuôi chó.

Dị ứng là gì ?

Là phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể đáp ứng lại các tác nhân ” lạ” gây dị ứng ( dị ứng nguyên ), cơ thể tăng tiết Histamine chống lại chất “lạ”.

Dị ứng nguyên có thể từ thức ăn, môi trường sống: cây cỏ, phấn hoa, bụi bẩn… hóa chất, thuốc, rắn độc cắn, côn trùng chích đốt: ve rận, mòng, ong… ký sinh trùng : ghẻ, nấm…

Dị ứng thường xảy ra nhanh, bất ngờ với nhiều dấu hiệu khác thường : ngứa ngáy, mẩn đỏ da, sốt, thở gấp, tiêu chảy và nhiều rối loạn toàn thân khác. Cũng có thể kéo dài mạn tính do nhiễm ghẻ, nấm, ve rận lâu ngày.

Chó bị dị ứng qua đường nào ?

– Hô hấp : do hít thở không khí có chất “lạ” như : phấn hoa, mùi hóa chất, thậm chí một số nước hoa, mỹ phẩm của người.

– Tiêu hóa : Ăn phải các thức ăn lạ, thức ăn có nấm mốc…

– Da : do tiếp xúc với hóa chất, tiêm, bôi thuốc điều trị, thậm chí do tiêm vaccine phòng bệnh. Bị rắn độc cắn, côn trùng chích đốt.

Các triệu chứng dị ứng ở chó?

* Chảy nước mắt, nước mũi.

* Sưng tịt vùng mặt, các ngón chân.

* Cắn xé liên tục vào ngón chân, cẳng chân.

* Da mẩn tịt, ửng đỏ, ngứa dữ dội, có rớm máu do các vết gãi, chà xát. Lâu ngày da thâm tím, bong vảy khô.

* Thở gấp, khò khè, khó thở.

* Ho khạc, hắt hơi, khụt khịt.

* Tiêu chảy cấp.

* Nôn ói.

* Không an tâm, cuống quýt, run rẩy, thậm chí chạy nhẩy kêu rít vô thức.

* Trầm trọng hơn có thể : Bỏ ăn, không uống nước, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

4. Chẩn đoán và điều trị ra sao?

Khi có triệu chứng nghi dị ứng, điều quan trọng nhất là tìm ra tác nhân gây dị ứng (Dị ứng nguyên) để trừ bỏ căn nguyên mới điều trị hiệu quả.

* Dùng Thuốc kháng Histamine: Promethazine (các biệt dược là: Phenergan, Pipolphen) liều tiêm 0,2- 0,4 mg/kg thể trọng. Liều tối đa 1mg. kg thể trọng.

* Thuốc bổ trợ: Vitamine C + Canci chlorua ( tiêm chậm vào tính mạch ).

* Điều trị tiêu hóa: chống nôn, tiêu chảy.

* Kháng sinh: khi có viêm da bội nhiễm, viêm ruột , viêm hô hấp.

* Loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên): thuốc, thức ăn, phấn hoa.., diệt ve, rận, ghẻ. Giải độc khi bị ong, kiến, côn trùng châm đốt, rắn cắn.

* Chăm sóc chu đáo, để nơi thoáng, mát, khô ráo, ăn thức ăn dễ tiêu.

Chó Bị Rụng Lông Và Hôi Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?

Đối với những người có sở thích nuôi chó thì không quá xa lạ với một số căn bệnh ngoài da khiến cho chó bị rụng lông. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nếu chó vừa bị rụng lông vừa đi kèm với mùi hôi thì đó là biểu hiện trực tiếp việc chó đã bị mắc một trong số những căn bệnh sau:

Căn bệnh này còn được gọi là bệnh sài, nấm hay vảy nến. Đó là bệnh do một loại chủng nấm phát triển ở các vùng mô da ở đầu, tai và chân chó gây nên. Loại nấm này sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng ở vùng da khiến chó bị rụng lông, ngứa ngáy, da bị lở loét, sần sùi và có mùi hôi.

Đây là căn bệnh do một số loại vi khuẩn nguy hại gây nên. Khi bị mắc căn bệnh này thì chó sẽ bị ngứa ngáy ở một số vùng da trên cơ thể khiến cho chúng tự cào cấu, cắn gây tổn thương chính mình. Bên cạnh đó thì lông cũng sẽ bị rụng nhiều hơn, da bị dày lên, ửng đỏ, có mủ kèm theo mùi hôi rất khó chịu.

Gợi ý một số cách điều trị khi chó bị rụng lông và hôi

Khử trùng toàn bộ chuồng chó, các vật dụng đựng đồ ăn của chó bằng thuốc diệt khuẩn, nhằm ngăn chặn sự phát triển của các vi trùng, vi khuẩn, nấm gây hại

Sử dụng loại sữa tắm, dầu gội chuyên dụng có khả năng điều trị được bệnh nấm ngoài da dành cho chó

Sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc bôi chuyên điều trị bệnh ngoài da để bôi ở phía bên ngoài của chỗ chó bị rụng lông, vết thương hở do chó cào xước

Bạn có thể cạo hết phần lông chó ở vùng đang bị mẩn đỏ, sưng tấy và viêm nhiễm rồi bôi thuốc sát trùng, làm sạch vùng da đó để tránh việc bị lan ra rộng hơn. Tuy nhiên khi làm điều này bạn nên lưu ý đeo găng tay và sử dụng khẩu trang để tránh việc lây nhiễm

Nếu trong trường hợp vùng da bị tổn thương ngày càng lan rộng, lông bị rụng nhiều hơn và mùi hôi ngày càng khó chịu hơn thì bạn cần lập tức đưa chú chó nhà mình đến các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời